"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Trong những ngày gần đây, sự kiện biển đông đã trở nên sôi nổi trong dư luận khắp thế giới, mặc dù những chuyện xẩy ra không phải là điều mới lạ, mà từng xẩy ra trong nhiều năm qua. Riêng với cái nhìn của người dân Việt Nam, bỗng nhiên đã trở nên nghiêm trọng như một hiện tượng rất lạ, phải chăng đây là hiện tượng báo hiệu một sự “tức nước, vỡ bờ” khi sức chịu đựng của con người đã vượt qúa mức giới hạn. Tuy nhiên theo dư luận chung, tất cả những phản ứng vẫn còn rất hạn chế và khiêm nhường, dường như đang chờ nơi thái độ ứng xử của đảng và nhà nước CSVN. Trong sự chờ đợi này, một số người hy vọng CSVN sẽ giác ngộ quay về cùng dân tộc, dùng sức mạnh dân tộc làm tiềm năng đối ngoại bảo vệ giang sơn. Ngược lại, đa số lại tỏ ra thất vọng, và sự thất vọng có vẻ đã lên đến một đỉnh cao, vì họ cho rằng hèn nhược đối với Trung cộng là một bản chất cố hữu bất khả di của đảng và nhà nước CSVN.

Nhận định về thái độ ứng xử của đảng và nhà nước CSVN, một số cho rằng đảng và nhà nước CSVN không hèn, nhưng vì không đủ lực đối đầu với Trung cộng, nên đành phải “Nín thở qua sông”, nếu tỏ thái độ cứng rắn trực diện đối đầu để bảo vệ chủ quyền, e rằng sẽ làm mất lòng quan thầy và tạo ra chiến tranh, xương lại rơi, máu lại đổ, tất cả thiệt thòi, cuối cùng chỉ có người dân Việt Nam là thành phần phải gánh chịu toàn thể hậu quả. Với nhận định này đã được đa số cho là một sự phỉ báng tinh thần dân tộc của người dân Việt, trong khi tinh thần yêu nước và truyền thống bất khuất của dòng lịch sử hơn bốn ngàn năm vẫn còn đó, người dân Việt không bao giờ có thể bình tĩnh cúi đầu nhìn giang sơn đang mất dần trong tay ngoại bang một cách nhục nhã giống như đảng và nhà nước CSVN. Người dân Việt luôn sẵn sàng bảo vệ tổ quốc khi lâm nguy. Hơn nữa, đây là thời điểm của thế khỷ 21, không phải thời tiền sử hay trung cổ mà có thể ỷ thế mạnh hiếp yếu một cách trắng trợn như xưa. Sự không đủ lực của Việt Nam thì ai cũng biết, nhưng còn công luận, công pháp quốc tế ở đâu,  sao không thấy đảng và nhà nước CSVN thực hiện.

Nói về khả năng cuộc chiến có thể xảy ra hay không, theo một số phân tích và nhận định, dù CSVN có tỏ ra cứng rắn, dứt khoát chăng nữa, một cuộc chiến đẫm máu cũng khó có cơ hội xẩy ra. Sự ngang ngược cuả Trung cộng đối với Việt Nam chỉ là sự “nắn gân”, nếu mềm thì “nằn tiếp”, nếu rắn thì buông. Bởi lẽ một khi Trung cộng khai diễn cuộc chiến cũng rất nhiêu khê và phức tạp, tất nhiên không chỉ với Việt Nam, mà họ phải đối đấu với nhiều quốc gia trong vùng, nhất là những quốc gia trong vùng tranh chấp đã từng bất mãn nhiều năm. Đồng thời với những phong trào nổi dậy đòi độc lập hay tự trị trong nội địa Trung cộng cũng sẵn sàng bùng nổ mạnh khi có chiến tranh xảy ra. Hơn nữa vì quyền lợi chung, tất nhiên một số cường quốc Âu Mỹ cũng sẽ phải quan tâm, can thiệp. Như vậy, Trung cộng sẽ bị cô lập về đối ngoại, xáo trộn trong đối nội, làm sao cò thể kiện toàn. Đây cũng là yếu tố quan trọng khiến cuộc chiến khó xẩy ra và cũng là một mối ưu tư lớn của Trung cộng trong hiện tại. Chính vì thế mà Bộ ngoại giao Trung cộng đã tuyên bố sẽ “không giải quyết những tranh chấp trên biển Đông bằng vũ lực”, và kêu gọi “các nước trong vùng liên quan nên tự chế để có thể giải quyết thỏa đáng trong ôn hoà qua đàm phán ngoại giao”. Như vậy, luận điểm chỉ vì lực yếu mà chịu nhục, không dám dứt khoát bày tỏ quan điểm, lập trường về chủ quyền đất nước bằng những hành động cụ thể, chắc chắn không thể thuyết phục được ai. Bằng chứng, trong tranh chấp vùng biển đông không chỉ có Tầu cộng và CSVN mà còn nhiều quốc gia khác trong vùng, trong đó có Philippines. Riêng Philippines là một quốc gia nhỏ hơn và có tiềm năng quân sự yếu hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên họ vẫn có thái độ cứng rắn trong lập trường bảo vệ chủ quyền của họ. Bằng chứng, sau những bức thư ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc để phản đối sự khoanh vùng lưỡi bò của Trung cộng, họ cũng đang chuẩn bị gởi lên LHQ một bản phúc trình về những hành động bá quyền của Trung cộng trên vùng biển thuộc quần đảo Trường sa. Philippines cũng đưa một số tầu chiến đến biển Đông để sẵn sàng đối phó với những sự ngang ngược của Trung cộng. Ngoài ra, Philippines còn nhổ những cọc lạ trên ba bãi đá ở vùng biển đang tranh chấp . Như vậy, lý do không đủ sức mạnh quân sự mà phải cúi đầu chịu nhục hoàn toàn sai trái. Đó chỉ là những lời ngụy biện của những kẻ yếu hèn, mang bản chất nô lệ.
Cũng trong vấn đề này, Lê Đức Anh, một cựu Chủ tịch nước của CSVN cũng nhìn nhận “Muốn bảo vệ chủ quyền ờ biển Đông, phải giữ thái độ không sợ... Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân”. Nhận định này rất chính xác và sáng suốt, nhưng rất tiếc Lê Đức Anh chỉ dám nhận định khi đã hết quyền lực. Còn lúc đương thời thì cũng “Cá mè một lứa”, cũng kính cẩn tung hô khẩu hiệu 4 tốt và 16 chữ vàng như  đảng và nhà nước hiện tại, chẳng có gì khác biệt.

Nhận định về sự “sáng suốt” và chính xác của Lê Đức Anh, đi ngược dòng lịch sử để thấy được mặc dù ngày xưa dân trí còn thấp kém, chưa có sự bang giao quốc tế, chưa có công pháp quốc tế như ngày nay. Hơn nữa, các triều đại chống Tàu trong suốt cả nghìn năm, cũng chẳng có triều đại nào có sức mạnh ngang hàng với Tầu, thế nhưng tại sao tổ tiên vẫn có những chiến thắng lừng lẫy. Điều này thiết nghĩ có lẽ ai cũng biết, tổ tiên giữ vững và phát triển được giang sơn là nhờ vào sự khôn khéo biết nhu, cương đúng lúc. Ngoài ra yếu tố quan trọng nhất chính là sự đồng thuận với toàn dân, tất cả các triều đại chiến thắng Tầu đều nhờ vào niềm tin và sự đồng thuận của toàn dân, triều đình và toàn dân xiết chặt bàn tay, cùng chung một ý chí, một tâm huyết trong tình yêu nước. Ngược lại, ngày nay CSVN chỉ biết nịnh bợ ôm chân Tầu cộng, đàn áp và khống chế người dân, thậm chí tình yêu nước của dân tộc cũng bị bóp nghẹt. Người dân Việt Nam đã không có một tí niềm tin nào vào đảng và nhà nước. Đảng và nhà nước CSVN luôn coi dân như nô lệ dùng để bóc lột và hành hạ. Một nhà nước mà chỉ biết dùng vũ lực khống chế dân như CSVN thì chuyện làm tay sai cho ngoại bang để củng có địa vị cũng không phải là một chuyện lạ... Để chứng minh cho điều này, không cần nghiên cứu xa xôi, chỉ cần nhìn vào những cuộc biểu tình chống Tầu tại quốc nội trong mất ngày qua sẽ rõ. Người dân phẫn uất vì sự ngang ngược của Tầu cộng, nói lên tiếng nói của họ bằng những bàn chân gầy guộc niềm tin, mặc dù yếu ớt và lác đác, nhưng đảng và nhà nước vẫn cố gắng ngăn cấm, đàn áp. Như vậy, thử hỏi đảng và nhà nước CSVN đang làm việc cho ai? Cho dân Việt, nước Việt hay cho Tầu cộng. Đây là một câu hỏi lớn mà hầu như đại đa số đã có câu trả lời.
Xoay quanh vấn đề tại biển Đông, một số nhận định cho rằng đây là lúc đảng và nhà nước CSVN tỏ ra lo lắng và sợ hãi nhất trong suốt dòng lịch sử đảng của họ. Nỗi sợ hãi xuất phát từ sự mất niềm tin, đảng và nhà nước CSVN không tin dân và ngược lại dân cũng không tin đảng và nhà nước. Tuy nhiên, trong lúc nguy cấp, sôi động này, nếu nhà nước CSVN dám vận động dân, cho dù chỉ là vận động ngầm, chắc chắn những cuộc xuống đường biểu tình lên án sự xâm lăng ngang ngược cuả Tầu cộng sẽ quy mô, có thể lên đến con số hàng triệu người, và đó là điều thể hiện sức mạnh của dân tộc. Từ đó, đảng và nhà nước CSVN có thể dựa vào để hiên ngang đối diện sự việc, đồng thời cũng là một tiếng vang mãnh liệt để quốc tế phải quan tâm tích cực hơn. Điều này, thiết nghĩ đảng và nhà nước CSVN cũng đã biết, cho dù có ngu độn không nhìn ra, nhưng chắc chắn đã có nhiều người dạy cho biết, thế nhưng rất tiếc vì bản chất gian tham cố hữu, tham quyền cố vị, đảng và nhà nước CSVN lại sợ hãi không dám thực hiện, họ sợ nếu để cho dân tự do bày tỏ lòng yêu nước thì lại e rằng sẽ tạo ra một tiền lệ khó dẹp bỏ sau này, hoặc rất có thể người dân vừa chống Trung cộng xâm lăng vừa lên án chống đảng và nhà nước về tội buôn dân bán nước, cướp của, giết người mà người dân bị dồn nén từ nhiều thập niên qua. Ngược lại, nếu đảng và nhà nước CSVN tiếp tục nhu nhược, hèn hạ ôm chân Tầu cộng thì cũng không ổn, đất nước cũng sẽ mất, cùng lắm đảng CSVN được trở thành những tên Thái thú tay sai, và lúc đó trong cái thế “tức nước vỡ bờ”, người dân cũng không thể tiếp tục im lặng hay nhẹ nhàng, mà ngược lại những trận cuồng phong sẽ xuất hiện, quét sạch chế độ, nhận chìm trong hố sâu của lịch sử.

Tóm lại trong cái thế “Tấn, thối lưỡng nan” này, thiết nghĩ CSVN chỉ có một con đường duy nhất là phải trở về với chính nghĩa dân tộc, trả lại quyền tự quyết cho dân tộc, trả lại tự do và nhân quyền, cùng xiết chắt tay với toàn dân để vực dậy sức mạnh dân tộc mà chính CSVN đã kiềm chế từ gần một thế kỷ qua. Chỉ có thế mới có thể giữ vững được chủ quyền đất nước và đoái công chuộc tội với dân tộc và tổ quốc. Bằng ngược lại, cứ tiếp tục ôm chân Trung cộng, khống chế lòng yêu nước của dân tộc, có lẽ kết quả đảng và nhà nước sẽ nhận được là một hoàn cảnh tang thương khó lường. Đây là một khúc quanh của lịch sử để đảng và nhà nước lựa chọn, và cũng là lúc vận nước bắt đầu phải xoay chuyển, nhanh hay chậm còn tùy vào sự cương quyết và ý chỉ của toàn dân.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

-Phạm Thanh Phương (Úc Châu)-

Khác với những lần bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp những lần trước, lần này trong dịp bầu cử quốc hội khóa 13, nhà nước CSVN và khối truyền thông trong nuớc đã tạo ra một không khí ồn ào hơn. Với những nhận định, quan tâm, phỏng vấn cử tri và phỏng vấn ứng viên rất sôi nổi. Ngoài ra, cũng có những đóng góp ý kiến đóng góp từ những đại biểu quốc hội đương nhiệm và tiền nhiệm với những kinh nghiệm, nhằm hướng dẫn các ứng viên mới về cách vận động, chức năng và bổn phận của một đại biểu khi ứng cử và khi đắc cử một cách rõ ràng. Tuy vậy, đại đa số người dân vẫn cho rằng tất cả chỉ là bánh vẽ, có nói gì chăng nữa cũng chỉ là những giọt rượu cũ được trút sang một chiếc bình mới, chẳng có gì đặc biệt đáng qua tâm.

Nhìn vào hình thức cuộc bầu cử khoá 13 sắp tới đây, người ta có thể thấy được một sự cải tiến khá hấp dẫn như lời khuyến cáo của ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ Nhiệm văn phòng quốc hội CSVN. Theo kinh nghiệm, ông Dũng cho biết
“khi tiếp xúc với cử tri, nếu các ứng viên trình bày đường lối, chủ trương hành động của mình theo kiểu học thuộc bài, cử tọa có thể vỗ tay, hoan nghênh, nhưng chưa chắc cử tri sẽ dồn phiếu cho những người ăn nói lưu loát, hấp dẫn người nghe, vì lý thuyết và thực hành khác xa nhau rất nhiều”. [1]
Điều này không sai, nhưng trên thực tế chính ông Dũng cũng đang nói toàn lý thuyết, bởi lẽ ai cũng biết cử tri dưới chế độ CS chưa bao giờ quan tâm việc phải dồn phiếu cho ai, vì họ thừa biết lá phiếu của họ chỉ là một sự trang trí cho chế độ, thực chất danh sách ứng viên đắc cử đã có sẵn, không thể thay đổi trong chính sách “Đảng cử, dân bầu”, trong suốt dòng lịch sử CSVN. Hơn nữa, dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN chưa bao giờ có được thế “Tam quyền phân lập”, mà chỉ là “Tam quyền phân công”. Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp đều là những cơ quan được dùng để thi hành chỉ thị của đảng, họ không thể lên tiếng và hành động theo lẽ phải, hay đáp ứng nguyện vọng của người dân. Như vậy, các ứng viên có hay, có giỏi hay có khôn khéo mấy chăng nữa trong vận động, cũng chỉ nói cho vui, giống như một diễn viên trong vở kịch, khi sân khấu đã khéo màn thì “cốt khỉ lại hoàn cốt khỉ”. Do đó, tại sao những ứng viên chỉ cần học thuộc bài, khỏi cần phải quan tâm đến trình độ cử tri, cũng chẳng cần quan tâm đến việc phải thực hiện đúng những gì đã “trả bài” trước cử tri.

Cũng trong những nhận định về vai trò đại biểu quốc hội hay “hội đồng nhân dân” các cấp, đa số dư luận cho rằng những người thực sự có tài, có tâm huyết với đất nước, muốn lo cho dân được một cuộc sống ấm no, muốn nhân quyền và nhân phẩm của người dân được tôn trọng thì họ lại không dám đệ đơn xin ứng cử với một số lý do điển hình như không đủ điều kiện để được đề bạt, dù có vận động để được đề bạt cũng khó lòng mà đắc cử. Hơn nữa, dù những người này có khôn khéo luồn lách để đi qua được hai cửa aỉ đề bạt và đắc cử chăng nữa thì chắc chắn họ sẽ trở thành một “ông phỗng” nơi nghị trường, nếu họ không muốn trở thành tội nhân của chế độ với những tội danh điển hình như "âm mưu lật đổ chế độ" hay "tiết lộ bí mật nhà nước",v,v...

Nhìn vào hoàn cảnh đất nước dưới chế độ độc tài, toàn trị CSVN từ hơn 60 năm qua với miền Bắc và 36 năm qua với miền Nam, chắc chắn không ai có thể ngộ nhận CSVN là một tập đoàn cai trị có thể có ý thức và giác ngộ để đưa đất nước và con người hướng thượng, mà chỉ toàn thấy đưa cả một đất nước và dân tộc hướng hạ đến tận cùng.

Nếu một người nào đó cho rằng những đại biểu quốc hội hay các hội đồng nhân dân các cấp được quyền nói lên tiếng nói trung thực từ những tư duy của họ để tranh đấu quyền lợi cho dân, thì thử hỏi tại sao những bất công vẫn tràn lan, càng ngày càng tăng, chưa bao giờ thấy giảm. Và nếu nói rằng các đại biểu không phải là một công cụ để đảng CSVN xử dụng như con rối, thì chẳng lẽ tất cả đã bị mù hết sao mà họ không thấy những bất công, băng hoại của xã hội. Biết bao nhiêu oan khiên đã và đang ngự trị trên từng nẻo đường đất nước, quốc hội và các đại biểu đã thấy gì và làm gì? Đây là một câu hỏi lớn và không có câu trả lời từ nhiều thập niên qua, từ khi các đại biểu xuất hiện. Cũng chính vì thế người dân đã mất hết niềm tin nơi hệ thống cầm quyền, có nói gì chăng nữa cũng chẳng ai thèm quan tâm.

Nhìn lại thập niên vừa qua, từ những việc dâng đất, biển cho Trung cộng qua hai hiệp định “Phận định lãnh thổ và lãnh hải” do Lê Công Phụng Ký trong hai năm 1999 và 2000; Hiện tượng mất Hoàng Sa và việc cho Trung cộng “thuê dài hạn” 300 ngàn Hecta đất thuộc 10 tỉnh biên giới phiá bắc, thậm chí ngư dân Việt Nam bị Trung cộng bắt giữ, hành hạ và sát hại, quốc hội cũng có làm được gì ? Đó là đối ngoại, còn lại đối nội thì lại quá nhiêu khê, người dân phải ngụp lặn trong một xã hội rối beng như một đống rác, ai là người quan tâm và giải quyết? Lãnh vực y tế thì lạc hậu, bất công. Giáo dục suy đồi, bằng cấp đem rao bán như mớ rau, ký cá, xã hội đầy rẫy tệ đoan, tôn giáo bị trù dập, bắt bớ, cầm tù bừa bãi, tùy tiện... Một vấn đề đặc biệt đã trở thành một câu chuyện dài nhiều tập với tự đề “Dân oan” vẫn tiếp diễn suốt mấy chục năm qua, quốc hội và đại biểu các cấp có thấy không? Nếu thấy thì họ đã làm được gì để giúp đỡ cho những người dân khốn cùng đang lang thang “khiếu kiện” vì nhà, đất, ruộng vườn của họ đã bị cướp đi một cách trắng trợn chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Thực ra, nếu nói rằng quốc hội CSVN hoàn toàn chỉ biết im lặng cúi đầu “nín thở qua sông” thì không đúng hẳn, họ cũng có lên tiếng, lên tiếng một cách lác đác như những những chiếc lá thu cuối mùa. Hơn nữa sự lên tiếng của họ cũng phải được chỉ thị từ đảng để tạo ra một bình phong dân chủ che mắt thế gian, giống như cảnh “:cỡi ngựa xem hoa” cho vui, cuối cùng cũng chẳng có gì ảnh hưởng đến ai. Điều này có lẽ ai cũng nhìn thấy qua hiện tượng ồn ào như họp hành khuyến cáo nhà nước ngưng thực hiện dự án cho nước ngoài khai thác Bauxite, ngưng các hợp đồng cho nước ngoài thuê rừng dài hạn, làm ảnh hưởng đến an ninh lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, tác hại đến môi trường,v,v.. Tất cả, rộ lên như một trái bóng rồi lại xẹp lép để đi vào quên lãng một cách rất ư là tự nhiên.

Tóm lại, dưới chế độ độc tài, toàn trị CSVN, đại biểu quốc hội hay đại biểu hội đồng nhân dân các cấp chẳng khác nào những con rối cuả đảng, đảng giựt dây nhảy muá cho vui, đồng thời dùng làm bình phong ra chuyện dưới chế độ CSVN vẫn có dân chủ, người dân vẫn được chọn người đại diện để bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi của họ. Điều này chỉ có thể bịp được quốc tế, tạo điều kiện để một số nước có lý do chính đáng để bang giao qua quyền lợi, nhưng đối với người dân Việt thì không thể. Chính vì vậy, tại sao suốt mất chục năm qua dưới chế độ CSVN, người dân không quan tâm đến sự bầu chọn “người dại diện”, mặc dù đảng và nhà nước cố tạo sự sổi nổi để gây chú ý, nhưng tất cả vô hiệu. Một điều bất khả chối từ như một chân lý mà ai cũng biết là dưới một chế độ lạc hậu, độc tài, toàn trị như CSVN thì muôn đời chẳng bao giờ có thể giác ngộ thay đổi để thăng hoa đất nước và dân sinh. Dù có tạo sự kiện ồn ào ra sao chăng nữa, thì cũng không ra ngoài câu tục ngữ “Mười voi không được một bát mước xáo”. Muốn người dân quan tâm, hăng hái tham gia sự lựa chọn người đại diên cho họ, chỉ khi nào quyền làm người của họ thực sự được tôn trọng, lúc đó sự lựa chọn của họ mới có giá trị và những đại diện họ đã tin bầu ra cũng sẽ được quyền tự do bảo vệ họ. Muốn được như thế, đảng và nhà nước CSVN phải ra đi, trả lại tự do, dân chủ cho toàn dân. Ngược lại, một ngày CSVN còn tồn tại, ngày đó người dân vẫn phải lầm lũi đi trong bóng tối của nhân loại và cũng chẳng thèm quan tâm đế hệ thống cai tri, ngoài sự cảnh giác và sợ sệt cho bản thân.
Tài Liệu Tham Khảo
[1]
Đỗ Hiếu, 2011, Cử tri sẽ bầu người đại diện xứng đáng, RFA
http://rfavietnam.wordpress.com/2011/05/10/c%E1%BB%AD-tri-s%E1%BA%BD-b%E1%BA%A7u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%E1%BA%A1i-di%E1%BB%87n-x%E1%BB%A9ng-dang/

-Phạm Thanh Phương (Úc Châu)-

Trong những ngày gần đây, dư luận quan tâm và bàn tán rất nhiều về vụ án buôn người xẩy ra tại Texas Hoa Kỳ, một vụ án liên quan mật thiết đến nhà cầm quyền CSVN. Một vụ án mà đa số người Mỹ cho là một việc quái đản, khó có thể chấp nhận trong xã hội văn minh tiến bộ của thế kỷ 21 này. Tuy thế, nhưng đối với Việt Nam, những sự kiện này cũng không có gì được gọi là mới lạ, để lấy làm ngạc nhiên, mà chỉ là một câu chuyện dài nhiều tập, đã xuất hiện từ khi chế độ CS hình thành trên đất nước Việt Nam.

Những sự kiện buôn người tại Việt Nam dưới chế độ CS đã được thực hiện qua rất nhiều hình thức từ sự cấu kết giữa tập đoàn cai trị và băng đảng xã hội đen, hoặc chính thức qua các công ty môi giới, mà nạn nhân cũng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần. Điều dã man và tang thương nhất là hàng trăm ngàn trẻ em tuổi từ 5 đến 14 đã được “xuất khẩu” làm nô lệ tình dục tại các nước lân bang, những phụ nữ bị buôn bán qua hình thức hôn nhân và hàng loạt thanh niên được buôn bán qua chiêu bài “xuất khẩu lao động” như đã xẩy ra tại Hoa Kỳ hiện nay.

Riêng lãnh vực “Xuất khẩu lao động”, tất cả những lừa đảo của các công ty mối giới liên thủ với nhà nước đã tạo ra biết bao nhiêu cảnh thương tâm từ hàng thập niên qua như tại Mã Lai, Đài Loan, Đại Hàn,v,v... Từ những hợp đồng dối trá và sự ngược đãi nơi làm việc đã khiến những công nhân “xuất khẩu” trở thành nạn nhân của chính sách buôn bán nô lê mới, thậm chí có nhiều nữ công nhân đã bị hành hạ và trở thành nô lệ tình dục, hoặc trong đời sống kiệt quệ nơi xứ người, một số nữ công nhân phải tự nguyện hành nghề mãi dâm để tìm lộ phí trở về gia đình, trong khi nhà nước CSVN không hề quan tâm giải quyết, thậm chí còn ép buộc những nạn nhân không được bỏ trốn, nếu bỏ trốn về nước sẽ mất luôn khoản tiền thế chân và sẽ bị phạt “cải tạo lao động” từ sáu tháng đến ba năm. Tuy nhiên “đi đêm mãi rồi cũng có ngày gặp ma”, bởi quen thói lừa đảo, bóc lột nên CSVN đã quên Mỹ là một nơi tôn trọng nhân quyền và Mỹ cũng là nơi cộng đồng người Việt tỵ nạn đông nhất, thành công nhất trên thế giới. Vì thế với tình nhân loại và nghĩa đồng bào, vụ việc lừa đảo buôn người cuả CSVN đã được phơi một cách rõ rệt và trở thành một sự kiện làm chấn động lương tâm đối với Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung.

Theo dõi tin tức, hai công ty Interserco và Vinamotors, có trụ sở tại Hà Nội, đã bị 13 trong số 50 công nhân đến từ Việt Nam đứng đơn khởi kiện tại Texas [1]. Theo các nguyên đơn tố cáo, họ đã bị lừa bởi các quảng cáo hoa mỹ trên đài truyền hình VN, họ đã phải trả một số tiền lớn đến hàng ngàn Dollars để được sang Texas làm thợ hàn trong xưởng đóng tầu Houston Ship Channel với hợp đồng là 30 tháng, trong những điều kiện sinh hoạt khá tiện nghi và số lương khá hấp dẫn. Nhưng rất tiếc khi đến đặt chân đến Mỹ, tất cả đã hoàn toàn trái ngược với những quảng cáo và điều kiện đã ký kết, những công nhân này đã phải làm việc và sinh hoạt trong một hoàn cảnh rất tồi tệ như những tù nhân nô lệ, họ bị hiếp đáp đủ điều và còn bị khấu trừ mỗi tháng 2000 dollars. Tuy thế, nhưng mới làm được 8 tháng họ lại bị sa thải chơ vơ nơi xứ người.

Nói về hoàn cảnh cư trú của công nhân, Nguyễn Trí Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty Công ty xuất khẩu lao động thương mại và du lịch trực thuộc Vinamotors ngoan cố lấp liếm, lừa bịp: 
”công nhân lưu trú trong khu gia cư đầy đủ tiện nghi, điều này được kiểm chứng bởi đoàn công tác của liên bộ Ngoại giao, Lao động Thương binh Xã hội trong chuyến viếng thăm Mỹ hồi tháng 5/2010” [1].
Về sự kiện bị sa thải sau 8 tháng làm việc, mặc dù trong hợp đồng đã ký kết là 30 tháng, Nguyễn Trí Dũng giải thích tiếp: 
“Theo thủ tục I-129 của Bộ Lao động Mỹ chỉ có hiệu lực trong vòng 10 tháng sau đó phải xin gia hạn visa tiếp. Nếu không được gia hạn visa thì phải về nước, người lao động trước khi lên đường sang Mỹ đã được cung cấp thông tin chính xác về thời hạn làm việc thực tế và khả năng tiếp nhận có thể được gia hạn giấy phép hoặc không".[1]
Trong khi đó, tại một buổi họp với công ty Luật sư Tammy Trần và các nạn nhân để giúp đỡ những nạn nhân này lo thủ tục xin Visa tại Đại học Luật Khoa South Texas College of Law tại Houston, tiểu bang Texas. Giáo sư Naomi Joyce Jiyoung Bang, một chuyên gia về di trú cho biết những công nhân Việt Nam: 
“Họ đến Mỹ với Visa H2B, loại Visa tạm thời cho công nhân làm việc tại Mỹ, và được công ty môi giới hứa hẹn là Visa sẽ được gia hạn, nhưng chưa bao giờ Visa của những công nhân này được gia hạn cả. Đến ngày mà đáng lẽ Visa của họ được gia hạn thì họ lại được chỉ thị là phải trở về nước trong vòng 24 giờ đồng hồ”. [2]
Như vậy, theo lời giải thích của Nguyễn Trí Dũng có lẽ ai cũng có thể nhìn thấy rõ rệt bản chất của những con người CS, nhất là CSVN. Bởi lẽ khi đã ký hợp đồng 30 tháng, tất nhiên công ty phải chắc chắn công nhân sẽ được lưu trú làm việc tại Mỹ đủ 30 tháng, việc gia hạn Visa là phần trách nhiệm của công ty, không thể nói vì không thể gia hạn Visa để phá vỡ hợp đồng sa thải một cách vô trách nhiệm như thế. Theo lẽ thường, trước khi tuyển công nhân, công ty bắt buộc phải nghiên cứu về luật lệ nước sở tại một cách cẩn trọng để bảo vệ hợp đồng cho công nhân. Điều này không riêng gi các công ty tuyên người, mà chính nhà nước CSVN phải có trách nhiệm kiểm soát để bảo vệ người dân khi “xuất khẩu”. Từ đó đa số nhận định, có lẽ vì bản chất độc quyền, độc đoán, dã man và sự tham lam đưa đến sự ngu xuẩn, nên những con người CS như Nguyễn Trí Dũng đã quên rằng đối với luật pháp tại nước Mỹ, sự lừa đảo mang tính buôn người đã được quan tâm và xem xép rất kỹ, do đó trong vụ kiện buôn người và ngược đãi công nhân lần này cũng được dư luận thế giới chú ý quan tâm. Vì vậy, một số chuyên gia về nhân quyền và di trú nhân định hoàn cảnh của những nguyên đơn đang được sự ủng hộ nồng nhiệt của công luận và họ cũng được bảo vệ tối đa, không sợ bị trục xuất như những lời đe doạ từ phía CSVN. Điều này cũng đã được Giáo sư Naomi Joyce Jiyoung Bang xác định: 
“Chúng tôi rất tin tưởng rằng họ đủ điều kiện để xin T-Visa, là loại Visa cho nạn nhân của sự buôn người. Chúng tôi tin rằng những sự kiện mà họ đã trải qua như phải trả tiền để được qua đây, rồi bị đối xử như những tù nhân mặc dầu phải trả những chi phí cho cuộc sống tại đây ... và họ đã hoàn toàn bị bóc lột, bị lợi dụng. Thật khó mà tưởng tượng được là những sự cố như vậy lại xảy ra ngay tại Hoa Kỳ” [2]
Xoay quanh vụ kiện, tưởng cũng nên nhắc lại một sự kiện đã xẩy ra cách đây vài năm tại đảo Samoa cũng thuộc nước Mỹ, một chủ nhân người Hàn Quốc bị kết án 40 năm tù vì tội ngược đãi hơn 200 công nhân xuất khẩu lao động từ Việt Nam và Trung cộng. Sau phiên tòa, một số lớn công nhân đã được cấp visa làm việc dài hạn ở Hoa Kỳ, trở thành thường trú nhân và được bảo lãnh thân nhân sang đoàn tụ ở Hoa Kỳ.

Tóm lại, dù có già mồm, ngụy biện hay cưỡng từ đoạt lý đến đâu chăng nữa, nhưng đối với luật pháp của một quốc gia văn minh, có dầy đủ Tam Quyền Phân Lập và tôn trọng nhân quyền như Hoa Kỳ, lẽ phải và sự công bằng đã được thể hiện minh bạch với phán quyết của toà án phạt hai công ty môi giới phải bồi thường dân sự cho các nạn nhân 60 triệu dollars. Đồng thời hai công ty Luật sư Tammy Trần và Tony Buzbee tiếp tục đại diện các công nhân Việt Nam chính thức khởi kiện 2 công ty Việt Nam là Interserco và Vinamotors về tội buôn người và vi phạm khế ước tại tòa án liên bang, khu vực Galveston, thuộc tiểu bang Texas.

Nhìn về sự kiện nêu trên đa số nhận định, trên hình thức sự lừa đảo, bóc lột xẩy ra chỉ là những công ty tư nhân, nhưng thực chất là từ chính sách của tập đoàn CSVN. Bởi lẽ ai cũng biết, lừa đảo bóc lột là bản chất cố hữu của CSVN. Nếu không có tập đoàn lãnh đạo CSVN nhúng tay, không công ty nào dám đưa người đi một cách vô trách nhiệm như đã từng xẩy ra tại Mã Lai, Đại Hàn, Đài Loan trong nhiều năm qua, và sự kiện buôn người xẩy ra tại Texas cũng là một bài học để đời cho CSVN. Đồng thời sự kiện cũng nới rộng hơn cái nhìn của nhân loại đối với chế độ phi nhân CSVN và cũng cho một số người còn u mê có thể thức tỉnh, không còn vương vấn với những nhận định mơ hồ cho rằng; 'CSVN đã giác ngộ thay đổi, đang tập trung xây dựng đất nước và con người, đất đã khởi sắc và đang trên đà phát triển mọi mặt, do đó ai còn mang trong người dòng máu Việt Nam, nên nỗ lực đóng góp để cùng “canh tân” đất nước, thay vì chống đối, đấu tranh'. [3]

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)
 Tài Liệu Tham Khảo:

[1] Nam Nguyên, phóng viên RFA, 2011-04-22, Thực hư xuất khẩu lao động và buôn người, Radio Free Asia.Com, lâ'y trên web vào ngày 06 tháng 5, 2011 <http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/react-on-human-trafficking-nn-04222011171504.html>

[2] Hiền Vy, thông tín viên RFA, 2011-04-26,  Khía cạnh pháp lý trong vụ kiện 2 công ty Việt Nam buôn người, Radio Free Asia, lâ'y trên web vào ngày 06 tháng 5, 2011 <http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2-vn-firms-legal-issues-hv-04262011171820.html>

[3] Lý Thái Hùng, 2004, Dân Giàu Nước Mạnh, VietTan,org,  lâ'y trên web vào ngày 06 tháng 5, 2011 <http://viettan.org/spip.php?article226>

 Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Từ hơn tháng qua, truyền thông trên khắp thế giới tập trung, đưa tin và bình luận về những biến động tại Tunisia, Egypt, Libya, Algeria, Syria, Iran một cách rất chi tiết và sôi nổi, và từ đó giới truyền thông Việt Nam cũng được phép tham gia để loan tải đến người dân một số hình ảnh và tin tức khá chính xác. Sự kiện này cũng đã tạo ra một sự ngạc nhiên đến nhiều người, nhất là giới quan tâm theo dõi tình hình chính trị của Việt Nam. Một số người cho rằng, sự kiện truyền thông Việt Nam được phép loan tải những tin tức này là một dấu hiệu đáng mừng, và đó cũng chứng tỏ thiện chí “cởi mở, thông thoáng” của nhà nước CSVN trước làn sóng đòi dân chủ đang bùng lên tại Bắc Phi và Trung Đông. Tuy nhiên đa số lại cho rằng, đây chỉ là một sự kiện bất đắc dĩ trong hoàn cảnh ngăn không được, bịt không xong, nên đành phải “thông thoáng” chút đỉnh, tiện thể lấy tiếng là đảng và nhà nước đã giác ngộ trong ý thức dân chủ, trong xu hướng “Dân chủ hoá toàn cầu” hiện nay.
Theo dõi truyền thông trong nước từ ngay những ngày đầu, khi làn sóng đòi dân chủ bùng nổ tại Tunisia, báo chí Việt Nam đưa tin một cách rất ì ạch và thận trọng, và mãi cho đến nay, mới thấy có vẻ dồn dập, sôi nổi chút đỉnh. Tuy nhiên nếu ai theo dõi sẽ thấy, trong sự dồn dập ấy vẫn chỉ là những bản tin thuần túy, không thấy một sự bình luận rộng rãi nào có thể gây chú ý, tạo sự quan tâm đến người dân, hầu có thể đưa đến một ý thức cách mạng, hay ý niệm dân chủ. Như vậy, sự kiện được một số người định nghĩa là “thiện chí “ cho lãnh vực truyền thông được “thông thoáng” của nhà nước CSVN có thật không, hay chỉ là một việc bất đắc dĩ không thể tránh.
Nói về giới truyền thông trong nước, có lẽ ai cũng biết, họ là những người hành nghề theo khuôn khổ, họ phải “học tập” rất kỹ trước khi hành nghề và luôn luôn được “giám sát” rất chu đáo dưới sự chỉ đạo của đảng CSVN, tất cả phải đi theo định hướng duy nhất, đó là “định hướng XHCN”, họ luôn cảnh giác những gì có thể và không thể đưa tin hay bình luận. Bất cứ sự “phá rào” nào cũng sẽ phải gánh chịu một hậu quả thê thảm có thể nguy hiểm đến sinh mạng và ảnh hưởng rất nặng nề đến với gia đình của họ như đã và đang xẩy ra cho một số ký giả đi hơi leo lề một chút. Vì vậy, sự kiện loan tin dồn dập về những biến động tại Bắc Phi và Trung Đông cũng không nằm ngoài quỹ đạo mà từ xưa đến nay họ phải theo.
Xoay quanh sự kiện, một câu hỏi nhiều người nêu ra, với những thông tin người dân Bắc Phi vùng lên chống độc tài, đòi dân chủ đã thành công, dĩ nhiên đó là những thông tin rất bất lợi cho những thể chế độc tài, toàn trị như CSVN, nhưng tại sao CSVN lại cho phép cho báo chí loan tin dồn dập như vậy? Phải chăng CSVN đang sợ, và từ sự sợ hãi ấy nên đảng và nhà nước đành phải thay đổi, cởi mở để tránh sự phẫn uất từ một Tunisia hay Egypt sẽ tràn đến Việt Nam trong một tương lai rất gần nào đó. Và từ đó, ánh sáng dân chủ tại Việt Nam sẽ trở về mà không cần phải cánh mạng, mà chính từ sự “thiện chí, giác ngộ” chuyển hoá của đảng và nhà nước CSVN? 
Tuy nhiên khi nhìn vào thực tế có lẽ ai cũng hiểu, với hệ thống kỹ thuật thông tin ngày nay, thế giới đã đưa con người đến gần nhau, gần đến độ không thể giấu giếm hay ngăn chặn bất cứ một sự kiện nào, nhất là những sự kiện nổi bật làm chấn động thế giới như tại Tunisia và Egypt vừa qua. Vì thế cực chẳng đã nhà nước CSVN bắt buộc phải “bật đèn xanh” cho giới truyền thông loan tin để hoà nhập cùng dòng thời sự thế gìới, tiện thể chứng tỏ được “thiện chí” của đảng và nhà nước đối với người dân Việt Nam nói riêng và xu thế “Dân chủ hoá” toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, trong sự bất đắc dĩ này vẫn có sự cân nhắc và chỉ đạo kỹ lưỡng, những gì có lợi hay vô hại thì có thể một thổi phồng thành mười, những gì bất lợi thì mười sẽ thu hẹp lại thành một, đại khái là cũng có quan tâm đưa tin, để chứng tỏ CSVN không còn độc tài, bưng bít như xưa. 
Cũng trong sự kiện này, nhiều người quan tâm cho biết, hiện tại báo chí trong nước đang tập trung khai thác những diễn biến bất lợi đang xẩy ra sau lưng hai cuộc cách mạng tại Tunisia và Egypt một cách rất chi tiết, họ khai thác vào những bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội mà người dân hai quốc gia này đang gánh chịu. Điều này rất có lợi cho CSVN, nó có thể tạo cho người dân Việt một suy nghĩ đơn thuần sợ hãi sự xáo trộn, tất nhiên họ sẽ  cố gắng bảo vệ cuộc sống èo uột mà họ đang có, còn hơn là mất tất cả khi có biến động, từ đó họ sẽ tránh xa những ý tưởng vùng lên. Ngoài ra, dựa theo một số suy đoán của giới bình luận trong thế giới tự do cho rằng, rất có thể những cuộc cách mạng ấy sẽ thất bại, có nghĩa là người dân tại Tunisia và Egypt vẫn không tìm được một sự dân chủ đích thực như mong muốn, ngược lại có thể sẽ bị rơi vào hoàn cảnh “Tránh vỏ dưa, lại gặp vỏ dừa”, tránh độc tài thì lại gặp quân phiệt, thì bao nhiêu công lao, xương máu của người dân đã trao ra lại trở thành vô nghĩa “Cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ”... Mặc dù đó chỉ là những suy đoán, nhưng đối với một dân tộc đã bị đầy đọa, bưng bít quá lâu như người dân Việt Nam, tất nhiên sẽ vướng phải những cái nhìn rất gần, điều này sẽ có lợi rất nhiều cho đảng và nhà nước CSVN. Do đó, sự khai thác tin tức nửa vời của báo giới Việt Nam sẽ không tạo được một ảnh hưởng nào bất lợi cho đảng và nhà nước CSVN. Ngược lại, còn là những yếu tố để đám cò mồi được dịp tung hô đảng và nhà nước đã “giác ngộ” tạo sự  “thông thoáng” trong lãnh vực truyền thông...
Trên thực tế có lẽ ai cũng hiểu, chức năng và ảnh hưởng của truyền thông không chỉ đơn thuần là đưa tin, mà điều cần thiết, quan trọng hơn nữa chính là bình luận, phân tích, càng nhiều ngòi bút bình luận, phân tích, độc giả càng có nhiều cơ hội tìm hiểu, so sánh và tổng hợp để tạo cho chính họ một hướng đi. Sự bình luận đa chiều sẽ hấp dẫn được độc giả nhiều mặt và độc giả sẽ quan tâm nhiều hơn. Nếu chỉ đưa tin hạn chế “Theo định hướng XHCN” như báo chí trong nước thì có lẽ cũng chỉ tạo ra một sự ồn ào chút đỉnh với một số người nào đó, rồi đâu cũng vào đấy, nó giống như “nước chảy qua cầu”, không để lại một chút dư âm nào đáng ghi nhớ hay suy nghĩ. Đây chính là nét lưu manh đặc thù của những chế độ CS như CSVN. Như vậy, ngu gì mà CSVN không cho “thông thoáng” một chút trong sự kiện này.
Nếu nói về sự sợ hãi của CSVN, thực sự nó chỉ có thể xảy ra khi nào người dân hiểu được về chân giá trị và nguồn gốc đích thực, cùng nguyên nhân sâu xa của hai cuộc cách mạng tại Tunisia hay Egypt. Đó chính là sự bất mãn, chịu đựng của người dân dưới những chế độ độc tài ấy như thế nào và ý thức cách mạng đã được kết tụ âm ỷ từ lâu, đợi khi có cơ hội và trở thành hành động như hôm nay ra sao. Từ đó người dân mới có thể nhìn lại chính mình và chế độ, hầu có thể vùng lên đòi lại tự do dân chủ mà chế độ CSVN đã cướp đi của họ từ hơn nửa thế kỷ qua. 
Cũng trong sự kiện này, nhiều nhận định cho rằng Internet là một nguyên nhân chính đưa đến cuộc cách mạng, nhờ những lời kêu gọi trên những trang mạng Twitter, Blog hay  Facebook đã tập trung được nhân lực, kết hợp thành những cuộc biểu tình, điều này không sai và báo chí trong nước cũng có đề cập đến, thí dụ như  trang Saigon Tiếp Thị điện tử ngày 12/2 đã đưa tin: “Cuộc cách mạng ở Ai Cập và Tunisia thành công một phần nhờ vai trò của các mạng xã hội như Twitter, Facebook và cả Wikileaks. Facebook và Twitter đã kết nối mọi người lại với nhau, thực hiện thành công các cuộc xuống đường lớn trên cả nước”, nhưng rất tiếc không thấy kèm theo một lời bình luận nào mang tính sâu, rộng để có thể nới rộng hoặc hướng dẫn tư duy đến với người dân, để người dân có thể hiểu được nguyên nhân, bản chất và đường lối dẫn đến những cuộc cách mạng ấy như thế nào. Như vậy, thử hỏi nếu các mạng Twitter, Blog hay Facebook nếu chỉ đuợc dùng làm phương tiện liên lạc, kêu gọi, mà không dùng để tạo ý thức, niềm tin và mục tiêu đến với người dân thì chắc chắn một sự kiện tương tự như  Tunisia hay Egypt sẽ không bao giờ có thể xẩy ra tại Việt Nam.
Tóm lại, nhìn vào làn sóng chống độc tài, đòi dân chủ đã và đang diễn ra tại một số quốc gia Bắc Phi và Trung Đông, một số người cho rằng, với sự “giác ngộ” cuả CSVN để giới truyền thông trong nước được “thông thoáng”, chắc chắn làn sóng này sẽ tràn đến Việt Nam trong một ngày không xa, dân Việt Nam sẽ có những ngày an vui, cùng xiết chặt tay nhau xây dựng đất nước giầu mạnh. Tuy nhiên điều này rất khó xẩy ra, vì những chế độ độc tài ở Egypt và Tunisia khác xa CSVN như lời LM Nguyễn Văn Lý đã nhận định qua làn sóng RFA: “Chế độ độc tài tại Ai Cập và Tunisia còn non kém, khác xa với chế độ độc tài có khoa học của chủ nghĩa Lenine”. Đồng thời LM Lý cũng cho biết “Sự thông hiểu và ý thức về sự kiện tại Ai Cập và Tunisia hiện còn đang nằm trong nhận thức của một số người có theo dõi, chứ chưa liên quan đến từng tế bào, gân, thịt của người dân...” Từ đó, Việt Nam muốn có một sự thay đổi như Egypt hay Tunisia, điều quan trọng, LM Lý cho rằng những “nhà đấu tranh dân chủ” phải nỗ lực hơn và khôn khéo hơn để “Làm sao để người dân Việt Nam thoát khỏi sự sợ hãi và dối trá” đó chính là nền tảng của cách mạng. Thiếu nền tảng này, tất nhiên những hy vọng cách mạng sẽ trở thành ảo vọng. Vì thế, nhận định báo chí Việt Nam đã có một sự “thông thoáng” từ ý thức, giác ngộ hay sợ sệt của đảng và nhà nước CSVN là những điều mơ hồ, nếu không muốn nói là bịp bợm, mỵ dân.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu) 

Trước làn sóng tranh đấu đòi dân chủ tự do từ bắt nguồn từ Tunisia cho đến Egypt đã làm chấn động thế giới, sự kiện bất ngờ này cũng gây chấn động không kém cho thế giới như cuộc cách mạng hàng loạt tại Đông Âu vào đầu thập niên 90. Từ đó, nhiều người hy vọng luồng gió này sẽ thổi đến Á Châu trong một ngày rất gần, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, đại đa số người những người yêu tự do, hoà bình đều tỏ ra vui mừng trong niềm tin và hy vọng một sự giải thoát thực sự sẽ phải đến với những kiếp người lầm than dưới những chế độ độc tài toàn trị như tại Tunisia và Egypt, để cùng nhau chia sẻ ánh sáng hạnh phúc, ấm no cùng nhân loại. 
 
Trước biến cố bất ngờ này, nhìn lại Việt Nam chắc chắn ai cũng hiểu, muốn có một hình ảnh Tunisia tại Việt Nam không phải chỉ vui mừng và hy vọng mà có, nó đòi hỏi nhiều yếu tố mà Việt Nam hiện tại chưa thấy một dấu hiệu nào có thể xẩy ra. Tất cả những tiếng nói đấu tranh hiện tại vẫn là những tiếng nói đơn lẻ của từng cá nhân mang tính thu hẹp, chưa có đủ phương tiện hay cơ hội có thể lan rộng đến toàn thể người dân, hầu có thể gây ý thức và vận động tập hợp sức mạnh. Nhiều người cũng cho rằng, những cuộc nổi dậy ở Tunisia, Algeria, hay ở  Egypt  đều là những cuộc “cách mạng không lãnh tụ” không có tổ chức, mà do sự đột phá của người dân khi không còn chịu đựng được những áp bức, bất công của xã hội do chế độ tạo ra. Dựa trên quan điểm này một số người tỏ ra trách móc người dân Việt Nam không có ý thức đấu tranh
 
”Quá an phận và nhẫn nhục” như lời Ls Lê Thị Công Nhân đã nhận định trong một bài phỏng vấn của RFA mới đây. 
 
Nhìn vào thực trạng của đất nước, Ls Công Nhân nhận định: “Tôi cảm thấy là cho tới giờ phút này, chế độ độc tài toàn trị VN vẫn bưng bít được thông tin, vẫn ngăn chặn được những sự kiện cách mạng dân chủ đang nổ ra tại hàng loạt những xứ Ả Rập như vậy”. Và cũng từ sự bưng bít thông tin cuả CSVN, Ls Lê Thị Công Nhân cho biết: ”Trong dân cư VN, trong cộng đồng mà tôi đang sống giữa thủ đô Hà Nội thì theo cảm nhận của tôi thực sự là những sự kiện ấy không ảnh hưởng đáng kể gì đến dân chúng. Nhiều người tôi thấy họ chẳng biết Tunisia là ở đâu hay Bắc Phi là ở chỗ nào. Một mặt thì khoảng cách địa lý khá xa xôi, mặt khác về văn hóa có một sự khác biệt rất lớn... Nhưng theo tôi, sự khác biệt quan trọng ở đây là hướng tiêu cực nghiên về phía VN. Tức là dân VN chúng ta, phải thẳng thắn mà nói, quá an phận và nhẫn nhục. Cho nên sự thay đổi theo hướng như các nước vừa nói thì có lẽ trong tương lai gần, tôi không nghĩ có ảnh hưởng gì nhiều tới VN”. Nói như thế có nghĩa là đại đa số người dân Việt Nam thiếu thông tin, không hiểu và cũng chẳng biết được những gì đang xẩy ra trên thế giới, con số người biết vẫn là một con số rất hạn hẹp, thậm chí những tin tức nội điạ người dân cũng không được biết rõ ràng, thì đòi hỏi gì ở người dân bây giờ? 
 
Cũng trong biến cố này, Bs Nguyễn Đan Quế nhận định: "Việc đầu tiên cần phải nói là phong trào dân chủ nằm trong xu thế toàn cầu. Chúng tôi nương theo cả một xu thế toàn cầu, nghĩa là có được sự ủng hộ, hoan nghênh của xu thế thời đại. Bây giờ xu thế thời đại đang nằm trong tay của những người hoạt động trong nước này”. 
 
Với nhận định này của Bs Quế đã như một lời xác định, dưới chế độ độc tài, toàn trị bưng bít thông tin như CSVN, nhiệm vụ đưa tin bằng mọi cách là của những người đã biết, nhất là những người được mệnh danh là “nhà đấu tranh dân chủ” . Bởi lẽ “Bây giờ xu thế thời đại đang nằm trong tay của những người hoạt động trong nước này”,  mặc dù BS Quế không nói rõ “những người hoạt động trong nước này” là ai, hoạt động gì, nhưng có lẽ ai cũng hiểu đó là “Những nhà hoạt động đòi dân chủ” của hiện tại. Một khi người dân đã biết, đã hiểu, tất nhiên họ sẽ quan tâm, đặt vấn đề suy nghĩ và có thể tự tìm ra một hướng đi rõ ràng. Bằng ngược lại người dân bị bưng bít, không hiểu biết gì, mà lại trách họ “Quá an phận và nhẫn nhục” thì e rằng không đúng.
 
Nếu đi ngược dòng lịch sử từ cổ chí kim, từ đông sang tây tất nhiên sẽ thấy, khi nói đến một giai đoạn, một biến cố lịch sử của một đất nước, chăc chắc không thiếu sự hiện diện và trách nhiệm của tầng lớp “sĩ phu” với ngày xưa và có thể nói là tầng lớp trí thức ngày nay. Cũng xin nhấn mạnh ở đây, trí thức đúng nghĩa là những người dùng trí để thức ngộ hoàn cảnh đất nước, nhận biết và thấm nhuần cái đau của dân và cái nhục của nước để cùng chia sẻ đến nhân quần, xã hội, hầu tạo một ý thức chung cùng dân tộc. Đồng thời những người này cũng là những người đưa ra phương cách thực hiện những cuộc cách mạng nếu có cơ hội, mặc dù có thể họ không phải là lãnh tụ của bất cứ một tổ chức chính trị hay đảng phái nào. Đó chính là “sĩ phu” của thời đại hôm nay. Do đó, có lẽ không ai có thể phủ nhận một cuộc cách mạng có thể không cần lãnh tụ, nhưng chắc chắn không thể thiếu lãnh đạo. Những người lãnh đạo phong trào có thể không lộ diện, nhưng nếu không có những người hoạch định kế hoạch vận động, hò hẹn thì làm sao người dân nhận biết đươc mục tiêu, ngày giờ, địa điểm để cùng tập trung thực hiện. 
 
Nhìn vào thực tại, không thể nói đại đa số người dân Việt Nam không hiểu CS, không bất mãn với những gì đã và đang xảy ra, đè nặng lên đời sống xã hội từ chế độ độc tài, toàn trị CSVN. Tuy vậy, người dân cũng không thể tự nhiên chạy ra đường la hét đòi một sự thay đổi, mà họ cần một sự hướng dẫn vận động, làm sao cho họ có được một ý thức sự tương quan con người với xã hội, một niềm tin từ phong trào, mục đích, một niềm tin của một ngày mai tươi sáng. Điều này được đòi hỏi trách nhiệm nơi tầng lớp “sĩ phu”, những người hiểu biết và đảm lược. Tập thể dân tộc có thể ví như là những hoá chất dùng chế tạo thuốc nổ, đang cần những “chuyên gia” kết hợp thành khối thuốc nổ và châm ngòi. Như vậy, không thể đổ lỗi cho người dân thiếu ý thức hay “quá an phận và nhẫn nhục”. Nói như vậy e rằng sẽ là tạo ra một phản ứng ngược, làm người dân mất niềm tin nơi đấu tranh, và sự vận động, gây phong trào sẽ gặp khó khăn hơn trong tương lai.
 
Cũng trong vấn đề này, theo cụ Nguyễn Trãi “Dân là nước, chế độ chỉ là thuyền, nước có thể đưa thuyền và cũng có thể lật thuyền”. Tuy nhiên, dòng nước lúc nào cũng hiền hòa, nhẹ nhàng, muốn có sóng lớn để lật được chiếc thuyền của kẻ cướp, tất nhiên cần những luồng gió mạnh thổi đến, cuộn nước thành sóng. Những luồng gió mạnh đó chính là những “sĩ phu” yêu nước và đảm lược và đó cũng là những người gây dựng và lãnh đạo. Người xưa có câu “Lãng Thủy vô tình, nhân, phong xô diện”, Lãng thủy” lúc nào cũng có sẵn, nhưng còn “Nhân, phong” ở đâu thì chưa thấy xuất hiện tạo sự “xô diện” cho dòng nước để dòng nước có cơ hội bùng lên thành cơn sóng lớn.
 
Xoay quanh sự kiện nổi dậy đòi dân chủ tự quyết của người dân Tunisia và Egypt, Ls Lê Thị Công Nhân tỏ ra lạc quan cho rằng: “Và tôi tin chắc rằng những người lãnh đạo của CSVN nói riêng và cả đảng CS nói chung sẽ quan tâm và suy nghĩ. Vì thực chất họ biết là có những tương đồng với những thế chế bị lật đổ đó, nên họ phải suy nghĩ đến sự đổi thay." Tuy nhiên, theo nhận của những người am tường CSVN lại cho rằng, với làn sóng dân chủ bùng lên tại Tunisia và Egypt, e rằng sẽ làm cho CSVN rút kinh nghiệm thêm, cũng giống như  biến cố CS cáo chung tại Đông Âu trong đầu thập niên 90. CSVN sẽ xiết chặt hơn để ngăn chặn một sự kiện tương tự như Tunisia hay Egypt tại Việt Nam, hầu có thể củng cố địa vị, tiếp tục “sự nghiệp” buôn dân, bán nước đã và đang thực hiện từ hơn nửa thế kỷ qua. Với nhận định này không phải vô lý, nó cũng chẳng khác gì di ngôn của cố Tổng thống nước Nga Boris Yeltsin để lại “CS chỉ thay thế, không thể thay đổi”.
 
Sau cùng, muốn có một cuộc cách mạng xuất phát từ dân như Tunisia hay Egypt, không cần đi tìm lãnh tụ, nhưng vẫn cần tổ chức và  lãnh đạo, dù chỉ là lãnh đạo từng nhóm nhỏ, tổ chức và kết hợp thành một khối, gây ý thức và vận động tạo phong trào trong toàn dân. Điều này cần sự khôn khéo và tích cực từ giới “sĩ phu” đảm lược. Tuy vậy, có lẽ ai cũng biết câu “Tri dị, hành nan”, nhất là dưới chế độ độc tài toàn trị và tàn nhẫn CSVN, tất nhiên không thể công khai bất cứ điều gì. Vì vậy, hy vọng có những bậc “sĩ phu” đã và đang hoạt động ngầm trong lòng dân tộc, và đến một lúc nào đó khi thời cơ chín mùi,  lúc đó chắc chắn sẽ những sự kiện tương tự như Tunisia hay Egypt phải xẩy ra và bình minh chắc chăn sẽ phải ló dạng, sưởi ấm mảnh quê hương đã bị tàn tạ, hoang lạnh gần một thế kỷ qua. “Bây giờ xu thế thời đại đang nằm trong tay của những người hoạt động trong nước này”. Thành hay bại, có hay không, tùy thuộc vào những bàn tay, khối óc, con tim của từng người Việt Nam dù bất cứ nơi đâu trên thế giới
Tài liệu tham khảo:
Thanh Quang, 2011, "Các nhà dân chủ VN nghĩ gì về cuộc cách mạng hoa lài". RFA, ngày 26 tháng 2, 2011

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Theo dõi tình hình chính trị tại Việt Nam trong thời gian gần đây, những tiếng nói đối kháng tại quốc hội CSVN đã được cất lên một cách hùng hồn và sôi động như tại các nước tự do dân chủ trên thế giới, đặc biệt hai nhân vật nổi bật được xem là can đảm thẳng thắn nhất, đã và đang thể hiện được một số nét đặc thù cuả dân chủ là Đại biểu Dương Trung Quốc và Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết. Từ những sự kiện chất vấn Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN qua những sự kiện Vinashin, dự án đường sắt cao tốc, khai thác boxite tại Tây nguyên và một số việc liên quan đến dân chủ và biển đông ,v,v... Một một sự kiện nổi bật nhất mới đây cũng đã tạo nên một làn sóng dư luận khá sôi nổi khi đại biểu Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng kêu gọi Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm vai trò Thủ tướng CSVN của Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả những hiện tượng nêu trên đã được một số cá nhân và tổ chức chính trị, đảng phái trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại cho là một sự tiến bộ, một sự giác ngộ của đảng và nhà nước CSVN trên con đường dân chủ hóa đất nước. Tuy nhiên, đa số lại cho rằng đây chỉ là một vở tuồng dân chủ do CSVN tạo ra dùng làm bình phong mỵ dân và lừa bịp quốc tế, đồng thời dùng che đậy những hành động buôn dân, bán nước và vô hiệu hoá những ngọn lửa đấu tranh đòi tự do, dân chủ của toàn dân trong cũng như ngoài nước.

Nhìn sâu vào sự việc có lẽ ai cũng thấy, song song với những hiện tượng được mô tả là ánh sáng dân chủ tại quốc hội, CSVN cũng đang gia tăng đàn áp, khủng bố những tiếng nói bất đồng chính kiến một cách tàn nhẫn và bỉ ổi đến mức đáng quan ngại như săn lùng, trù dâp, khủng bố giới Bloggers trong hiện tại, kể cả những tiếng nói thể hiện lòng yêu nước trước cái họa xâm lăng từ Trung cộng và theo nguồn tin của AFP, nội trong tháng 10, năm 2010 vừa qua đã có ít nhất 17 nhân vật bất đồng chính kiến và Bloggers bị bắt điều tra hay đã bị ở tù. Như vậy ánh sáng dân chủ đang ở đâu, có thật không hay chỉ là những trận hoả mù, có lẽ ai cũng hiểu.

Nói về sự kiện gia tăng đàn áp khủng bố này, theo một số người nhận định, đó chỉ là một hiện tượng xuất phát từ sự tranh giành ảnh hưởng quyền lực của các phe phái trong nội bộ đảng, mà những người đang bị săn lùng, trù dập hay bị khủng bố hiện tại chỉ là những nạn nhân đang bị lạc trong qũy đạo trong cái thế “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”.

Hiện tượng này luôn xẩy ra trước thềm đại hội đảng CSVN và được tái diễn nhịp nhàng theo chu kỳ năm năm một lần. Tuy nhiên, theo cái nhìn chung thì lập luận này không được chính xác, có chăng nó chỉ là một trong những yếu tố đóng góp thêm vào sự khủng bố, trấn áp các tiếng nói từ mọi khía cạnh của người dân từ xưa đến nay, nó không phải là một điểm chính của vấn đề, mà còn nhiều nguyên do khác quan trọng hơn từ bản chất vong nô, tàn ác của tập đoàn độc tài, độc đoán CSVN.

Nhìn lại riêng những thập niên vừa qua, khi CSVN bắt buộc phải “mở cửa” để sống còn cho đến nay, những tiếng nói nhân bản cũng đã bắt bắt đầu xuất hiện và sự sợ hãi của đảng CSVN cũng gia tăng khi thấy người dân có cơ hội tiếp cận các luồng tư tưởng dân chủ được thổi vào từ nhiều khiá cạnh khác nhau. Tuy vậy, CSVN cũng không thể đàn áp, trù dập hay thủ tiêu một cách qúa lộ liễu như trước, mà phải uyển chuyển lúc chìm, lúc nổi, tuỳ thuộc hoàn cảnh, không gian và thời gian. Do đó, đảng và nhà nước CSVN phải cố tạo cho chế độ một bộ mặt dân chủ giả hiệu bằng cách “nới tay” để có một số tiếng nói đối lập hay bất đồng chính kiến, nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát, thậm chí có thể lên án và nhận định phê bình đảng một cách rất gắt gao và công khai như đã và đang xuất hiện, những tiếng nói này tất nhiên sẽ trở thành những khuôn mặt tiêu biểu cho tia sáng của niềm tin, báo hiệu một nền dân chủ đang thành hình. Có thể những tiếng nói này cũng được trở thành những thần tượng sáng chói, và tạo ra những tranh cãi trong dư luận trên con đường đấu tranh đi tìm một nền tự do, dân chủ cho toàn dân trong và ngoài nước. Ngoài ra những sự kiện “nới tay” này còn là một bình phong trong bang giao, để một số quốc gia dân chủ trên thế giới hay một số nhà chính trị sẽ có cơ hội đưa ra những nhận định tốt đẹp hơn về CSVN.

Tuy nhiên, sau một thời gian nào đó nhận phải triệt tiêu, đảng và nhà nươc CSVN sẽ triển khai chiến dịch giựt sập thần tượng bằng mọi cách, kể cả những thủ đoạn bỉ ổi, trơ trẽn nhất để khủng bố, trù dập, như ghép tội trốn thuế, đả thương người, phát tán tài liệu chống phá nhà nước như những trường hợp đã xẩy ra với Blogger Điếu Cày, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy hay trường hợp mới đây cuả Luật sư Cù Huy Hà Vũ. Riêng trường hợp Ls Cù Huy Hà Vũ đưọc coi là khá nổi bật và cũng khá khôi hài đến độ trơ trẽn như một tuồng hề rẻ tiền hay một màn biểu diễn của một gánh Sơn Đông mãi võ trong buổi chợ chiều. Sự kiện Ls Vũ được nổi bật vì ông là một người duy nhất dám đâm đơn kiện Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng CSVN đến hai lần, mặc dù không đi đến đâu. Ngoài ra Ls Vũ cũng có rất nhiều bài phỏng phấn đòi dân chủ, cổ võ cho đa đảng phê phán, lên án sự độc quyền, độc tôn và những sai trái của đảng và nhà nước CSVN một cách gắt gao nhất từ trước đến nay. Còn lại điểm khôi hài và ấu trĩ là sự kiện Ls Vũ bị bắt với một số lý do rất bỉ ổi và thô thiển, nhưng nhịp nhàng đúng lúc và đúng việc.

Theo như một số nguồn tin chính thức cho biết, ngoài một lý do mơ hồ thường áp dụng trong nhiều trường hợp ghép tội, bắt người là “phát tán tài liệu tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước CSVN”, Ls Vũ còn bị ghép vào tội quan hệ tình dục với gái mãi dâm, sau đó nhận thấy quá phi lý và lộ liễu, CSVN đã đổi lại tội danh là “quan hệ tình dục bất chánh” với bà Hồ Lê Như Quỳnh trong một khách sạn tại quận 6 Sàigòn với bằng chứng đã tìm thấy “bao cao su an toàn” trong thùng rác. Điều này cũng không ngoài mục đính chỉ mong bôi nhọ và đánh sập một hình ảnh có thể nói là đang nổi bật trong những tiếng nói bất đồng chính kiến hay bất mãn chế độ. Và đây cũng là thủ đoạn đã từng áp dụng trong nhiều trường hợp khác trong đó có cả trường hợp của Ls Lê Trần Luật mới đây.

Trở về bản chất của CSVN, đảng và nhà nước có rất nhiều vở kịch khác nhau để xử dụng với những đối tượng khác nhau như cô lập, khủng bố, trù dập, cầm tù hay bôi nhọ cá nhân, kể cả thủ tiêu những tiếng nói mà CSVN cảm thấy bất lợi như trường hợp tại nạn giao thông như trường hợp kịch tác gia Lưu Quang Vũ và gia đình; Khuyến dụ và tạo áp lực nhận tội xin khoan hồng như trường hợp Nguyễn Tiến Trung, Ls Lê Công Định và một vài người khác; Vu khống và khủng bố gây thương tích như trường hợp Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy; Cô lập sinh hoạt, kinh tế như đối với gia đình Blogger Điếu Cày, Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Lê Trần Luật,v,v.... Tất cả những thủ đoạn CSVN tạo ra cho những nạn nhân cũng chỉ mong ngăn chặn làn sóng phát huy tư tưởng tiến tiến bộ của nhân loại tại Việt Nam. Đồng thời bôi nhọ, giựt sập tất cả những hình tượng trong sáng trên con đường đấu tranh đi tìm tự do dân chủ cho đất nước.

Cũng trong thủ đoạn đánh sập thần tượng để triệt thoái niềm tin trong đấu tranh, tại hải ngoại CSVN đã tung ra một ngân khoản khá lớn, mua chuộc và lũng đoạn một số đảng phái, phe nhóm hoạt động chính trị, tạo ra một số thành tích đấu tranh sáng chói, sau một thời gian, cho xuất hiện những lừa bịp lố lăng, hay tạo ra những vô lý, khôi hài để trộn lẫn chân, giả, thực, hư thành những trận hoả mù, gây phân hóa tranh cãi khắp nơi, để khối người Việt tỵ nạn CS trên khắp thế giới quên đi thực chất của mục tiêu. Từ đó, một số người có khả năng và tâm huyết cảm thấy chán ngán bỏ cuộc, buông xuôi, người dân cũng không thể định được hướng đi của niềm tin, khí thế đấu tranh sẽ từ từ tàn úa dần theo thời gian và CSVN sẽ được thong dong tiếp tục độc tôn, độc quyền trong cái thối nát nô dịch của bản chất, và đất nước sẽ tiếp tục lầm than như đã và đang xảy ra.

Tóm lại, sự khủng bố, trù dập hiện tại đối với những tiếng nói lương tri của hiện tại không thể nhận định đơn thuần là một hiện tượng xuất phát từ sự tranh chấp nội bộ trước thềm đại hội của đảng CSVN, mà đó là một chính sách trường kỳ của bản chất, nó đã hiện diện liên tục trong suốt dòng lịch sử của đảng CSVN, có khác chăng cũng chỉ là mặt hình thức phải thay đổi phụ thuộc vào không gian và thời gian mà thôi. Nhìn vào dòng lịch sử Việt Nam từ khi Hồ Chí Minh đem chủ thuyết CS áp đặt trên đất nước cho đến nay, có lẽ không ai có thể phủ nhận CSVN lúc nào cũng có rất nhiều thủ đoạn để củng cố quyền lực, hầu có thể thực thi sự nghiệp buôn dân, bán nước được “xuôi chèo, mát mái”. Vì vậy, muốn tránh khỏi những thủ đoạn bỉ ổi trơ trẽn của tập đoàn CSVN và giữ vững niềm tin trong đấu tranh, thiết nghĩ người dân Việt cần phải tỉnh táo “Nhìn việc, không nhìn người”. Không vì một sự bôi nhọ, hay một hiện tượng vu khống hay của CSVN để ngộ nhận sự kiện hay con người. Ngược lại, cũng không vì những hào quang của một thời qúa khứ để đặt trọn vẹn niềm tin. Tất cả cần nhìn kỹ từng sự việc trong thực tế, tôn trọng và chấp nhận sự thật, tìm hiểu, nhận định, bổ khuyết, trong tinh thần xây dựng hỗ tương, để cùng hướng về một mục tiêu chung. Có như vậy mới mong loại bỏ được những con vi khuẩn CSVN đang tiềm ẩn khắp nơi. Ngược lại, nếu cứ bảo thủ, che đậy “Không vạch áo cho người xem lưng”, đặt niềm tin một cách mù quang vào những hào quang của quá khứ hay hư danh, tất nhiên những con vi khuẩn CS sẽ có môi trường phát triển, lũng đoạn và một lúc nào đó, cũng sẽ không tránh khỏi những ngỡ ngàng , đánh mất niềm tin và công việc đấu tranh chung tìm tự do, dân chủ và no ấm cho đất nước sẽ bị nhiêu khê hơn hay bị hoá giải đến mức triệt tiêu.

* Phạm Thanh Phương (Úc Châu)


Phạm Thanh Phương (Úc Châu).
 
LTS: Để rộng đường thảo luận, chúng tôi sẵn sàng chạy đăng các phản luận của quý độc giả đối với bài viết này, nếu có, trong tinh thần tìm hiểu và xây dựng
* * *
Được tin từ Hà nội và các hãng thông tấn loan tải, bà Võ Hồng đảng viên đảng Việt Tân vừa được CSVN phóng thích sau mười ngày tạm giữ vì tình nghi “khủng bố, vi phạm điều 84 của bộ luật hình sự CSVN. Trước nguồn tin này, dư luận người Việt tại hải ngoại tỏ ra rất vui mừng, vì it nhất một đồng hương đã thoát khỏi nanh vuốt của bầy dã thú CSVN. Đồng thời trong sự vui mừng ấy, vẫn không tránh khỏi những bàn tán xôn xao với nhiều chiều hướng khác nhau và một số câu hỏi được đặt ra liên quan đến hoạt động cuả đảng Việt Tân trong những năm gần đây. Trong dư luận chung, một số cho rằng đảng Việt Tân rất “mạnh và can đảm”, họ đã gửi đảng viên về hoạt động trực tiếp trong nước nhiều lần, không còn chỉ la hét xuông tại hải ngoại như trước đây. Trong khi đó một số khác lại cho rằng, nếu nhìn kỹ và phối kiểm sự kiện trong vài năm gần đây, tất nhiên có thể thấy được những nét kịch tính đã và đang xuất hiện mỗi ngày một rõ, tựa hồ như một vở kịch được dàn dựng sẵn, không có gì đáng quan tâm, lo âu, hy vọng hay thắc mắc.
Nhìn vào mặt hình thức, với tình hình đấu tranh tại hải ngoại, đa số đều nhận định Việt Tân là một đảng duy nhất đang hoạt động “mạnh”, lúc nổi lúc chìm, họ có mặt hầu như trên khắp thế giới, kể cả trong quốc nội. Tuy nhiên, một điểm lạ mà nhiều người suy nghĩ tìm không ra câu trả lời chính xác là những đảng viên Việt Tân gửi về nước hoạt động trực diện một cách công khai trong những năm gần đây đều là những có thành tích, có tiếng tăm tại hải ngoại như nhóm ông Nguyễn Quốc Quân hay bà Võ Hồng. Nhưng hình như hệ thống an ninh, tình báo của CSVN bị liệt, các toà lãnh sự và đại sứ không hoạt động, bởi thế dù là những nhân vật Việt tân nổi bật, có tiếng tăm, nhưng vẫn được toà đại sứ nơi sở tại cấp Visa nhập cảnh một cách rất “vô tư”. Đợi khi xẩy ra chuyện mới bắt giữ điều tra, rồi thả ra rất nhanh theo kiểu “Bắt cóc bỏ dĩa”. Sự kiện này đã trái ngược với bản chất gian manh của CSVN. Trong khi đó những người hoạt động trong nước, đòi hỏi dân chủ và lên án sự xâm lăng của Trung cộng như  Ls Lê Công Định, ông Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiêm,v,v,  hay bốn nhân vật mới đây đã được Việt Tân công khai xác nhận là người của họ như Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm thì vẫn bì giam giữ hoặc tù đầy chỉ vì lý do có liên quan đến đảng Việt Tân. Đây cũng là một câu chuyện đầy kịch tính trong hành xử của CSVN, chính thức bị lên án là khủng bố thì vô tội, nhưng chỉ liên quan thì lại trở thành nghiêm trọng để ngồi tù. Đúng là một chuyện khó tin, nhưng có thật đã và đang xẩy ra.
Nhân sự kiện bà Võ Hồng bị CSVN bắt giữ, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân đã  cho BBC biết “Chúng tôi không có chủ trương bị bắt, chúng tôi cũng không muốn bị bắt. Nhưng chúng tôi chấp nhận rủi ro đó để làm sao có thể đấu tranh cùng với đồng bào”. Với câu nói này, hầu như tất cả dư luận đều đồng ý với Việt Tân là dưới một chế độ gian ác, dã man như CSVN, thì sự bị bắt bớ là một đại bất hạnh cho cuộc đời, không ai dại gì chủ trương quái đản như thế. Nếu CSVN không dã man, độc ác thì ngày nay cũng chẳng có gần ba triệu người Việt phải lang thang trên khắp thế giới, trong đó có đảng Việt Tân. Vì vậy lời nói này của ông Hoàng Tứ Duy được dư luận đánh giá như là một viễn kiến tuyệt vời, nó như một hàng giậu rào trước, hầu có thể dùng để hóa giải những cái nhìn xuyên suốt những kịch tính của sự việc. Bởi lẽ trong mấy năm gần đây, đảng viên Việt Tân về nước hoạt động rất ”vô tư”, CSVN bắt và thả ra cũng rất “vô tư”, xem ra tựa như có một sự thỏa hiệp nào đó rất khó ai có thể thấu triệt. Từ đó, một số nhận định, những đảng viên Việt Tân từ hải ngoại về hoạt động bị CSVN bắt, chắc chắn không thể cho là sự “rủi ro” như ông Hoàng Tứ Duy đã nói, mà cò lẽ là một chủ trương. Nếu nói rằng chủ trương về để bị bắt trù dập ở tù khốn khổ như  Ls Lê Công Định hay ông Trần Anh Kim thì chắc chắn là không, nhưng nếu biết rõ chỉ bị “tạm giữ điều tra” rồi thả ra một cách “vô tư” kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” để hai bên đều có lợi thì dù có là một chủ trương cũng là điều rất hợp lý, có gì phải thanh minh, rào đón. Trong sự kiện bà Võ Hồng bị bắt giữ và khi thả ra bà Võ Hồng cũng cho BBC biết CSVN đã nói với bà lý do thả ra chỉ vì thiện chí hợp tác cuả bà trong lúc điều tra và chính sách khoan hồng cuả nhà nước CSVN, không phải vì áp lực cộng đồng người Việt hải ngoại hay từ bất cứ thế lực nào kể cả Bộ Ngoại Giao Úc.
Nói về quyền lợi song phương qua sự kiện “Bắt cóc bỏ dĩa” này, theo sự phân tìch của dư luận có hai điểm quan trọng. Thứ nhất, Việt Tân tạo được thành tích hô hoán, đánh bóng lại chiêu bài “yêu nước” một cách danh chính, ngôn thuận rất tự nhiên, chứng minh được sức mạnh và lòng can đảm một cách rất “vô tư”. Thứ hai, CSVN cũng được dịp chứng minh sự minh bạch cuả “Đỉnh Cao Trí Tuệ” một cách cũng rất “vô tư”. Đồng thời chứng minh được dưới chế độ CSVN không có tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm như đại đa số lên án,  những người bị giam giữ hiện nay hoàn toàn thuộc về lãnh vực hình sự như CSVN đã và đang rêu rao trước nhãn quan quốc tế. Còn lại chuyện tình nghi là một việc phải có, nhưng sau khi điều tra, xét thấy không vi phạm hình sự, chỉ là bất đồng chính kiến hoặc đấu tranh bất bạo động đều được nhà nước CSVN “hồ hởi, phấn khởi” chấp nhận, dù những người này thuộc một đảng đã bị lên án là tập đoàn khủng bố.
Để nhìn sự việc một cách rõ ràng hơn, ngược thời gian cách đây vài tháng một nhóm đảng viện Việt Tân từ hải ngoại về phát áo, mũ chống Trung cộng tại Hoàn Kiếm, và khi phóng viên Nguyễn Khanh của RFA hỏi về sự hiện diện của Công an hay An ninh của CSVN tại hiện trường và đã được một đảng viên Việt Tân tại hiện trường cho biết "Dĩ nhiên là có những anh công an khu vực, công an mặc đồng phục (sắc phục) hay họ mặc đồ bình dân. Nhưng mà tôi nghĩ công việc chúng tôi làm rất là trật tự, ôn hòa, không có gì gọi là trái pháp luật Việt Nam. Chúng tôi có nói với những người trật tự ở đây là tại sao chúng tôi làm việc này và với mục đích gì... Thứ hai là chúng tôi tiếp nối công việc làm của các nhà yêu nước khác như là anh Điếu Cày, nhà báo Huy Đức, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Ls Lê Thị Công Nhân và chị Phạm Thanh Nghiêm, v,v...".  Ngược lại, lần này bà Võ Hồng trở về Hànội, cũng làm công việc tương tự thì lại bị bắt và ghép tội theo điều 84 hình sự của CSVN. Như vậy là thế nào, CSVN đã bị điên hay sao? Hay lần trước không bắt một vài người lấy lệ rồi thả ra là một điều thất sách, vô tình đã để lộ tính chất “kịch tính” quá rõ rệt, cho nên lần này bà Võ Hồng mới bị “rủi ro” như ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân đã tuyên bố.
Bàn tán xoay quanh sự kiện, phối kiểm xuyên qua nhiều sự việc nhiều người đã nhận định, đây là lúc đảng Việt Tân đang cố gắng tạo một chút uy tín hầu đánh bóng một chiêu bài dường như đã bị mốc meo từ hàng thập niên qua. Từ những chuyện xa xưa với 10 ngàn tay súng Đông Tiến cho đến chuyện đổi một tháng Tư đen tối nhất cuả lịch sử thành một “tháng tư xanh” đầy hy vọng cho đến “ngày tự do cho VN”. Sau đó là một chuỗi giao lưu văn hoá, loan tải hàng loạt những bài viết của Hà Dương Dực với nội dung phỉ báng chế độ và quân cán chính VNCH công khai trên đài phát thanh Chân Trời Mới..v..v. Với một số sự kiện điển hình nêu trên, đa số nhận thấy niềm tin của cộng đồng người Việt tại hải ngoại đối với Việt Tân rất mỏng manh. Thậm chí còn có chiều hướng đặt nghi vấn Việt Tân đang giữ vai trò ngoại vi của đảng CSVN qua Nghị Quyết 36. Do đó, Việc Việt Tân cố gắng tạo chút thành tích hầu có thể vớt vát một chút uy tín là chuyện rất bình thường. Chỉ tiếc rằng việc làm và lời nói của Việt Tân đã để lộ nhiều khuyết điểm rất thô sơ trong chính trị, nhất là lại dùng chiêu bài “bắt cóc bỏ dĩa” để tạo thành tích thì thật là một điều không nên. Mong rằng Việt Tân sẽ rút đựơc kinh nghiệm khá hơn, hầu có thể tránh được sự “ngộ nhận” là một sự bịp bợm khôi hài và ấu trĩ.
Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (SGT- Úc Châu)

Trong những ngày gần đây, CSVN đã gia tăng khủng bố, bắt bớ một cách rất “tích cực” những người “bất đồng chính kiến” trong mọi lãnh vực. Và để hợp thức hoá chính sách khủng bố một cách danh chính, ngôn thuận, một kịch bản cũ rích lại được tái diễn tìm cách gán ghép cho những tiếng nói chân chính ấy với những tội trạng nặng nề thuộc hình sự như “Âm mưu lật đổ nhà nước CSVN” theo điều 79. Vì vậy, Sự kiện bốn nhân vật đã bị bắt như Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm cũng đang là những nạn nhân của kịch bản mà CSVN đang tái diễn. Mặc dù trải qua gần hai tháng, nhưng CSVN cũng chưa có một bằng chứng nào để xác định tội trạng bốn vị này ngoại trừ một lý do rất mơ hồ khi ghép tội họ là những đảng viên thuộc đảng Việt Tân, một đảng đã được CSVN lên án với hai chữ “khủng bố”. Tuy nhiên vào ngày 09-9-2010, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của đảng Việt Tân đã lên tiếng trên làn sóng RFA, xác nhận bốn nhân vật nêu trên là đảng viên của họ. Sự xác nhận này của đảng Việt Tân không biết mang ý nghĩa như thế nào, nhưng nó đã trở thành một sự kiện nóng bỏng đang được bàn cãi trong dư luận.   

Theo nhiều nguồn tin cho biết, công việc làm của bốn nhân vật bọ bắt nêu trên  không mang mầu sắc làm chính trị, mà chỉ mang tính đóng góp vào công việc cố gắng san bằng những bất công mà toàn thể người dân trong nước đã và đang bị đè nặng từ hơn nửa thế kỷ qua. Sự lên tiếng về những bất công ấy cũng không nhân danh bất cứ một tổ chức nào, và khi bị gán tội là đảng viên Việt Tân họ đều không xác nhận. Cũng vì thế, sau khi đảng Việt Tân xác nhận bốn nhân vật  trên là đảng viên của họ, bà Lê thị Kiều Oanh, phu nhân của GS Phạm Minh Hoàng cho biết: ”Chồng tôi có những người bạn rất thân từ thời sinh viên. Đó chỉ là những quan hệ bạn bè. Tôi không hiểu phải chăng có những người bạn trong những tổ chức như thế là có tội hay không”. Điều này chứng tỏ phu nhân GS Phạm Minh Hoàng xác nhận chồng bà không phải là đảng viên Việt Tân, ông chỉ có liên hệ với một vài người bạn cũ, hiện là đảng viên của đảng Việt Tân mà thôi. Sự lên tiếng của Gs Hoàng thuần tuý xuất phát từ tấm lòng một công dân yêu nước, muốn đóng góp tài sức của mình nhằm thăng hoa xã hội và cải tiến dân sinh để người dân Việt Nam có được một đời sống yên bình trong một xã hội thực sự tự do dân chủ, ông không phải là thành viên của một tổ chức đã được CSVN lên án là khủng bố như CSVN gán ghép. 

Riêng trường hợp Mục sư Dương Kim Khải, Chấp sự Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “MS Khải cũng là một Mục sư rồi, tôi nghĩ tâm huyết chính của MS Khải, đời sống của MS Khải thật sự cũng chỉ để hầu Việc Chúa và tất cả để giúp cho Chúa, dâng hiến cuộc đời còn lại của mình cho Chúa”, và Chấp sự Hùng cũng nhận định thêm là tuyên bố vừa nói của phát ngôn viên Việt Tân Hoàng Tứ Duy gây bất lợi không những cho MS Dương Kim Khải, tín hữu Nguyễn Thành Tâm, mà còn cho những người trong Hội Thánh, nói chung, ông nói : " Tôi nghĩ rất là bất lợi. Vì theo tôi biết, CSVN luôn bắt những người tham gia đảng phái như vậy và đem ra xử với những bản án rất nặng. Do đó tôi nghĩ đây cũng là việc bất lợi cho MS Khải, cho tân tín hữu Tâm và cũng bất lợi cho một số Mục sư và anh em trong Hội Thánh của chúng tôi nữa”. 

Cũng liên quan trong sự kiện, Bà Chuyên, phu nhân của Tín hữu Tin Lành Nguyễn Thành Tâm cho biết "Nói liên quan đảng Việt Tân thì tôi không khẳng định là chồng tôi làm việc đó. Tôi đâu có biết chuyện anh ấy gia nhập đảng Việt Tân. Chúng tôi là nông dân ở tỉnh Bến Tre, bức xúc những vụ đất đai... Chính quyền ở VN lấy hết đất đai của người dân, cho tới mồ mả ông bà họ cũng lấy nữa. Họ còn gạt gẫm anh Tâm phải đóng tiền đo đạt. Rồi mới gạt nữa hồi tháng 10 năm 2009 khiến anh ấy bức xúc quá mới lên Saigòn nhờ Mục sư Dương Kim Khải tư vấn giấy tờ”. 

Theo dõi sự kiện với những nhận định và phát biểu nêu trên, hầu như ai cũng thấy tất cả đều phủ nhận tội trạng CSVN đã gán ghép cho bốn nhân vật đã bị bắt là đảng viên Việt Tân. Nhưng không hiểu tại sao ông Hoàng Tứ Duy lại tuyên bố xác nhận họ là đảng viên Việt Tân, đây là một điều khó hiểu mà đại đa số phải quan tâm. Do đó, một câu hỏi lớn mà đại đa số đạt ra, đảng Việt Tân xác nhận như vậy với ý gì, có thật sự bốn nhân vật trên là đảng viên của họ hay không? Hay họ cũng đang bị đảng Việt Tân gán ghép trong một mục đích nào đó, có lợi cả hai bên Việt Tân đáng bóng được chiêu bài và CSVN có đầy đủ lý do gán tội, đồng thời cảnh cáo tất cả những người tâm huyết với quê hương phải cân nhắc kỹ lưỡng khi muốn lên tiếng góp ý, hầu có thể triệt tiêu ngọn lửa đấu tranh đã và đang bùng cháy khắp nơi.

Để tìm hiểu thêm sự việc, theo dõi cuộc phỏng vấn trên RFA, ông Hoàng Tứ Duy cho biết: ”Lý do Đảng Việt Tân chúng tôi lên tiếng là để làm sao vận động dư luận ủng hộ đòi tự do cho 4 anh chị em này vì họ bị bắt một cách âm thầm, gia đình của họ bị khủng bố tinh thần và nhà nước không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào để giải thích tại sao họ bị bắt”. Sau đó ông Hoàng Tứ Duy cũng nói thêm: ”Đảng Việt Tân sẽ đưa vấn đề tại sao những người này gặp khó khăn ra trước công luận trong và ngoài nước để cho mọi người thấy cái bản chất độc tài của chính quyền cộng sản Việt Nam ngày hôm nay”.

Với những lý do trên, nếu nói rằng chỉ vì muốn “đưa vấn đề tại sao những người này gặp khó khăn ra trước công luận trong và ngoài nước để cho mọi người thấy cái bản chất độc tài của chính quyền cộng sản Việt Nam ngày hôm nay” thì việc này đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong suốt nhiều thập niên qua, trong đó gồm có những tiếng nói trung thực can đảm thực tại quốc nội, các cộng đồng người Việt tỵ nạn CS trên toàn thế giới và một số chính giới tại các nước tự do, nó không phải là điều mới lạ đặc biệt đến nỗi đảng Việt Tân phải “hy sinh” hay bán đứng bốn nhân vật nêu trên. Còn lại, nếu chỉ để “vận động dư luận ủng hộ đòi tự do cho 4 anh chị em này” thì có vẻ gượng gạo, khó thuyết phục. Bởi lẽ, nếu họ không phải đảng viên Việt Tân thì không “vận động dư luận ủng hộ đòi tự do” cho họ hay sao?

Thực ra chẳng ai lầm bản chất CSVN là một tập đoàn tàn bạo, dã man, cưỡng từ đoạt lý. Hơn nữa điều luật 79 của CSVN có quy định hai phần, phần trực tiếp là có hành động chống phá lật đổ nhà nước CS và gián tiếp là liên lạc hay gia nhập những phe nhóm, đảng phái có âm mưu lật đổ chế độ. Tất cả đều được ghép vào tội hình sự rất nặng nề. Vì vậy CSVN chỉ cần đưa ra lý do rất đơn giản là bốn người này có hoạt động hay liên hệ đến đảng Việt Tân là một đảng đã bị nhà nước CSVN lên án là khủng bố cũng đã đủ lý do chính đáng để khủng bố, trù dập. Tuy nhiên, dù CSVN đã tận dụng thủ đoạn lưu manh để gán ghép, nhưng tất cả vẫn còn đang trong trạng thái mơ hồ, võ đoán, không có bằng chứng xác thực. Nhưng đến nay, rất tiếc lời xác nhận của Việt Tân đã vô hình trung cho CSVN một bằng chứng xác thực để bỏ tù họ một cách danh chính, ngôn thuận như trường hợp Ls Lê Công Định, ông Trần Anh Kim và một số người khác nữa đã từng xẩy ra trước đây, cũng đã và đang vận động nhưng vô hiệu. Vì nhận ra điều này nên Chấp sự Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận định về lời tuyên bố của Việt Tân: "Tôi nghĩ rất là bất lợi. Vì theo tôi biết, cộng sản VN luôn bắt những người tham gia đảng phái như vậy và đem ra xử với những bản án rất nặng. Do đó tôi nghĩ đây cũng là việc bất lợi cho MS Khải, cho tân tín hữu Tâm và cũng bất lợi cho một số Mục sư và anh em trong Hội Thánh của chúng tôi nữa”. 

Như vậy, nếu nói rằng  lời tuyên bố xác nhận bốn nhân vật Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm của đảng Việt Tân được coi như đã đưa một bằng chứng để giúp CSVN có thể kết án, bỏ tù bốn hân vật này một cách cách nhẹ nhàng, cũng không phải vô lý và thiếu thuyết phục. Hơn nữa, cũng có một số người cho rằng, sự việc lên tiếng này rất cao thâm của đảng Việt Tân, nó chính là chiến thuật “Nhất tiễn hạ song điêu” hay nói cách khác là “Nhất cữ lưỡng tiện” vậy. Nhìn vào thực tế đa số nhận thấy, sự lên tiếng xác nhận của Việt Tân chẳng có tác dụng gì có thể cứu được bốn vị này thoát tội. Ngược lại Việt Tân đã hại họ và hại rất nhiều người tâm huyết sau này. Còn nếu nói rằng có lợi thì có lẽ chỉ có lợi cho đảng Việt Tân, dùng sự kiện này để đánh bóng chiêu bài đấu tranh bằng cách khoe khoang đảng đang hoạt động rất mạnh tại quốc nội, nó cũng không khác con số mười ngàn tay súng của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam tại quốc nổi khi chưa thoát xác thành Việt Tân như ngày nay.

Sau cùng, trong công cuộc đấu tranh chống lại một thế lực độc tài toàn trị đầy lưu manh như CSVN, thiết nghĩ cần sự khôn khéo hơn là phô trương đánh bóng chiêu bài. Hơn nữa, sự đánh bóng này không những đã trả một giá quá đắt mà vô tình thể hiện cả một sự vô tình vô nghĩa, vô thủy, vô chung và vô lại nữa. Việt Tân nên cẩn thận hơn.

•    Phạm Thanh Phương (SGT- Úc Châu)

Để nói lên quan điểm, lập trường của người Việt tỵ nạn CS và ngăn chặn làn sóng lũng đoạn, quấy nhiễu và bình thường hoá bộ mặt CSVN tại hải ngoại qua các buổi trình diễn văn nghệ do văn công CSVN thực hiện, CĐNVTD Úc Châu - NWS đã tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ tại SEYMOUR THEARE Sydney, lúc 18 giờ, đêm 6-8-2010.

Mặc dù buổi trình diễn văn nghệ được tổ chức tại một địa điểm thiếu phương tiện di chuyển công cộng và trong thời tiết lạnh lẽ ngặt nghèo của mùa đông, nhưng với tinh thần không chấp nhận sự hiện diện của chế độ CSVN dưới bất cứ hình thức nào, nên cũng đã có trên 2000 đồng hương, các đại diện tôn giáo, các hội đoàn, đoàn thể và truyền thông Úc-Việt cùng tham dự.

Mở đầu cho cuộc biểu tình, nghi thức chào cờ Úc- Việt và mặc niệm được cử hành long trọng và nghiêm trang để tưởng nhớ về tổ quốc và dân tộc đang đau khổ đắm chìm trong ngục tù CSVN. Sau đó cuộc biểu tình được chính thức khai mạc bằng bài diễn văn hùng hồn, trung thực của ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch CĐNVTD/NSW và cũng là Trưởng ban Tổ chức cuộc biểu tình hôm nay.

Trong diễn văn khai mạc ông Thanh cho biết: “Trong Nghị quyết 36, CSVN ghi rõ chủ trương cho những đoàn nghệ thuật ra nước ngoài trình diễn nhằm ru ngủ giới trẻ và những người nhẹ dạ tin tưởng rằng đảng CSVN đã thay đổi, quay về với chính nghĩa ích quốc lợi dân và tha thiết với khối người Việt tỵ nạn CS như một “Khúc ruột ngàn dặm” như đã tuyên truyền. CSVN dùng văn hóa, nghệ thuật hẩu chiêu dụ sự hợp tác, hò hợp, để ngưòi Việt tỵ nạn quên đi những quá khứ đau buồn và sự khốn cùng của dân tộc cùng sự uất nhục của quê hương trong hiện tại do chính bàn tay khát máu điên cuồng của CSVN đã tạo ra. Đồng thời làm giảm thiểu khí thế đấu tranh tìm dân chủ tự do và nhân quyền cho quê hương... CĐNVTD Úc Châu nhận định, Nghị quyết 36 là một âm mưu thâm độc nhằm tạo sự bình thường hoá bộ mặt CSVN tại hải ngoại để một lúc nào đó thành công sẽ tái diễn một ngày 30-4 như năm 1975... Do đó, tất cả những người còn nghĩ đến quê hương, dân tộc dứt khoát, không giao lưu, hoà hợp với Việt Cộng dưới bất cứ hình thức nào...”

Cũng xin nhấn mạnh ở đây, quan điểm của CĐNVTD Úc Châu không chấp nhận bất cứ một cuộc trình diễn nào có nghệ sĩ từ trong nước, CĐNVTD tại Úc Châu không chống bất cứ cá nhân một nghệ sĩ nào, nhưng một khi những cá nhân nghệ sĩ đó là công cụ trong chính sách văn hoá vận, họ bắt buộc phải chịu sự khinh miệt và tẩy chay của cộng đồng người Việt tỵ nạn CSVN.

Tiếp lời ông Thanh, ông Trương Công Hải, Chủ tịch hội Cựu Quân Nhân QLVNCH NSW chia sẻ:”Trong chính sách Văn Hoá Vận, CSVN dùng những đoàn Văn công như hôm nay nhằm gây một sự xáo trộn trong cộng đồng chúng ta, đồng thời họ muốn chúnh ta quên đi thực tại đau buồn của đất nước và dân tộc, để ủng hộ, tiếp tay với họ trong mưu đồ buôn dân, bán nước mà chúng ta đã thấy trong suốt dòng lịch sử của CSVN.....”. 

Kế tiếp là lời phát biểu của ông Võ Đại Tôn, một chiến sĩ đấu tranh cho lý tưởng tự do, dân chủ cho dân tộc trong suốt cuộc đời chưa một ngày ngưng nghỉ, ông Tôn chia sẻ: “Hôm nay chúng ta tụ tập nơi đây không phải để nghe một vài bài tham luận chính trị hùng hồn, vì tất cả chúng ta đều biết rõ sự tàn bạo vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn của CSVN đang đầy đọa quê hương, dân tộc chúng ta...”. Trong một giọng hùng hồn, Ông Tôn chia sẻ tiếp: “ trong cuộc chiến trước năm 1975, người CS Bắc Việt đã dùng thủ đoạn tuyên truyền xảo quyệt để xâm nhập và lừa đảo và lũng đoạn người dân miền Nam, nhất là những vùng thôn quê hẻo lánh. Và ngày hôm nay cũng với lối tuyên truyền xảo quyệt đó, CSVN lợi dụng văn hóa, văn nghệ và những hình thức khác để xâm nhập và lũng loạn cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng ta... Sau khi tham dự một số sinh hoạt tại Hoa Kỳ cá nhân tôi nhận thấy, tinh thần đấu tranh của CĐVNTD tại hải ngoại mỗi ngày một dân cao và vững chắc hơn, không bao giờ bị ảnh hưởng bởi sự lũng loạn, lừa bịp của CSVN..”. Sau cùng trước khi kết thúc lời phát biểu, ông Tôn nhấn mạnh: “Tất cả đám văn nô cuả CSVN đang trốn chi chốn nhủi kia, nếu thực sự muốn ca hát để nối kết tình tự dân tộc, quê hương như CSVN đã tuyên truyền, thì hãy ra đây hát cho hơn 2000 đồng hương chúng ta nghe, nhưng chăc chắn họ không dám vì chỉ là sự lừa bịp”.

Tiếp lời ông Võ Đại Tôn, Lm Chu Văn Chi, đại diện cộng đồng công giáo NSW nhận định: “Chính sách Văn Hoá Vận cuả CSVN là âm mưu rất thâm độc, CSVN dùng hình thức văn hoá , nghệ thuật để tấn công toàn bộ vào Tôn giáo, các mặt chính trị, xã hội và kinh tế, nhằm ru ngủ giới trẻ, bòn rút tiền bạc và chất xám từ những người nhẹ dạ. Do đó, chúng ta cần cảnh giác và cương quyết không để cho CSVN thực hiện được tham vọng này. Cộng đồng Công giáo luôn luôn giáo huấn và bảo vệ tự do, nhân quyền của con người. Qua Công Đồng Vatican đệ II, Giáo hội Công giáo toàn cầu đã khẳng định bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền của con người, trong đó có quyền tự do Tôn giáo.... Do đó cộng đồng công giáo Việt Nam tại Sydney, theo truyền thống bất khuất , hào hùng của dân tộc và theo tinh thần giáo hội, quyết tâm tranh đấu đòi hòi tự do, nhân quyền cho Việt Nam và cực lực lên án, tẩy chay chính sách Văn Hóa vận CSVN qua các buổi trình diễn nghệ thuật như hôm nay...”

Tiếp theo là lời chia sẻ cuả ông Lê Đức Ái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn & Giám sát CĐNVTD/NSW, ông Ái khẳng định: “Từ nhiều năm qua, cộng đồng chúng ta đã từng xuống đuờng chống lại chính sách Văn Hoà Vận cuả CSVN, từ hiện tượng VTV4, Duyên Dáng Việt Nam, đến chương trình Giao lưu Văn hoá và các buổi triễn lãm, trình diễn nghê thuật cuả văn nô CSVN. Nếu nhìn bên ngoài, nhiều người nhẹ dạ cho rằng, tất cả chỉ là phục vụ nghệ thuật. Tuy nhiên, tất cả đều là những tuyên truyền một cách khéo léo, mà người ta thương gọi là một loại tuyên truyền xám, một loại lập lờ, nhập nhằng làm cho một số người vô tình quên đi ý thức đấu tranh cho quê hương dân tộc, chấp nhận sự hiện diện của CSVN một cách thật bình thường, để một lúc nào đó trở thành thần dân của chế độ bạo ngược buôn dân bán nước CSVN, đây chính là chính sách Văn Hoá Vận... Chúng ta nên nhớ rằng, những đoàn nghệ thuật này đều được hướng dẫn bởi những cán bộ cao cấp, móc nối với những con buôn nhẹ dạ, phản bội lại lý tưởng tự do, dân chủ của toàn dân để tiếp tay với CSVN... Riêng trong buổi trình diễn văn nghệ hôm nay, có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính là cán bộ cuả CSVN, là thành viên đầu não của hội Liên hiệp Thanh niên thành Hồ, họ ra hải ngoại không phải là kiếm tiền mà đang thực hiện công tác theo chỉ thị. Rõ ràng mục tiêu của họ là quảng cáo cho chế độ, đặc biết nhắm vào thế hệ con em chúng ta....”. Trước khi dứt lời ông Ái kêu gọi: ”Chúng ta quyết tâm vạch trần âm mưu Văn Hoá Vận cuả CSVN, đồng thời cho thế giới biết rằng chế động CSVN là một chế độ tàn bạo, một chế độ hèn nhược khủng bố, buôn dân, bán nước. hãy cho thế giới biết rằng chế độ CSVN là một chế độ đốn mạt buôn bán phụ nữ và trẻ em. Hãm hiếp học sinh như tại tỉnh Hà Giang mà tội phạm là cán bộ cao cấp .... Do đó bằng mọi giá, bằng mọi giá phải kiên định lập trường đấu tranh tiêu diệt chế độ tàn bạo này để tìm lại tự do, dâ chủ và nhân quền cho quê hương...”

Tiếp lời ông Ái là hai đại diện tôn giáo ông Nguyễn Văn Bán, đại diện Cao Đài giáo Úc Châu và ông Nguyễn Văn Paul, đại diện Phật giáo Hoà Hảo Úc Châu đồng phát biểu về sự trù dâp tôn giáo tại Việt Nam và lên án chính sách Văn Hoá Vận qua những chương trình ca nhạc có văn công CSVN trình diễn. Kế tiếp là lời phát biểu của cô Vy Vy, đại diện sinh viên NSW, trong lời phát biểu bằng Anh ngữ cô Vy cho biết: “Là thế hệ trẻ, nhưng qua truyền thông, sách vở cũng như những nhân chứng sống còn tồn tại đã cho giới trẻ hiểu được CSVN như thế nào và tại sao chúng ta có mặt nơi đây. Vì vậy, giới trẻ cũng không bao giờ lơ là để bị ru ngủ bởi chính sách Văn Hoá vận này, những ca sĩ ra ngoài trình diễn đều là công cụ của chế độ tàn bạo CSVN, họ nói rằng đi giao lưu văn hoá, nhưng những hành xử và ngôn ngữ của họ rất vô văn hoá... Mặc dù là những người trẻ được sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, nhưng chúng con luôn luôn trau dồi ngôn ngữ mẹ đẻ và giữ gìn văn hoá dân tộc. Vì vậy giới trẻ chúng con cũng biệt được bổn phận và trách nhiệm phải tranh đấu giải phóng dân tộc thoát ra khỏi sự tàn bạo dã man của chế độ CSVN...”. Trước khi dứt lới, bằng một giọng Việt ngữ lưu loát cô Vy bày tỏ cảm tưởng:”Một lời cuối cùng con muốn nói cảm ơn tất cả đồng bào, cô, chú, bác đã hiện diện đông đảo trong một đêm mùa đông quá lạnh như thế này, sự hiện diện này của qúy cô chú bác chính là một sự an ủi và khích lệ cho giới trẻ chúng con. Con mong rằng sự đoàn kết mạnh mẽ này sẽ tiếp tục mãi mãi để trong tương lai chúng ta sẽ cùng nhau chứng kiến sự sụp đổ của chế độ CSVN để sự tự do, no ấm, hạnh phúc trở về trên quê hương chúng ta...”

Sau cùng, cuộc biểu tình được chấm dứt vào lúc 20 giờ 30 cùng ngày trong khí thế hào hùng hứa hện một tương lai tươi sáng cho dân tộc.

Phạm Thanh Phương

“Văn Hóa Vận”
(Biệt tặng những người ủng hộ những cuộc trình diễn văn nghệ do Văn công CS trình diễn tại hải ngoại trong tinh thần Nghị quyết 114 & 36)
Kìa! đất nước bình yên hay máu lửa?
Hãy nhìn đi, rồi xác định lập trường
Đừng bịp lừa theo kế hoạch ẩm ương
Xem Vẹm múa, chỉ đớn đau thêm nhục
Này anh em! thoát mê, về hiện thực
Nghị quyết kia, rặt một lũ đốn hèn
Thấy không nào, phụ nữ với trẻ em
Đang ngụp lặn trong vũng lầy nhân loại
Thị hiếu kia cũng cần suy nghĩ lại
Đừng ươn hèn, giấu kín cả lương tâm
Máu, xương rơi chằng lẽ cứ hiểu lầm
Vui hát xướng tưởng ngang tầm thời đại
Đừng tiếp tay lũ hoạt đầu vô lại
Say niềm vui, trên xương máu dân mình
Nỡ lòng nào xé nát mảnh hồn trinh
Để cúi mặt tiếp tay loài Cộng Phỉ
Hãy hiên ngang với tâm hồn nghĩa khí
Diêt lũ đần, vá lại mảnh Giang Sơn
Xoá tan mau, mầu u oán tủi hờn
Để giành lại đời Tự Do-Dân Chủ
Đừng bắt chước loài “Phi điểu phi thử”
Giấc đông miên đảo lộn đít lên đầu
Thấy gì không, toàn một lũ đầu trâu
Đang bách hại biết bao người vô tội
Nếu còn nghĩ đến Quê Hương Nguồn cội
Kết tin yêu, tranh đấu diệt hung tàn
Nối tình nhà, nghĩa nước vốn dở dang
Trời sẽ đẹp, đời bình yên muôn thủa
Đến lúc ấy từng đoàn người lữ thứ
Dắt nhau về xây dựng lại quê hương
Chia sẻ nhau trong hơi ấm tình thương
Cùng vá lại những mảnh đời dang dở
Nhưng hôm nay Non Sông còn loang lở
Bọn Cáo Hồ bóp nghẹ cả lương dân
Chẳng lẽ ta ăn bả lũ hèn đần
Cười hí hởn trên niềm đau Tổ Quốc.

Phạm Thanh Phương