"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong tiến trình đấu tranh đòi Tư Do Dân Chủ cho Việt Nam trong hiện tại, đảng Thăng Tiến Việt Nam (TTVN) được coi như một đảng chính trị “duy nhất và tiên phong” trực diện đối lập với nhà cầm quyền CSVN. Theo dõi từ gần hai tháng qua, người ta phải ngạc nhiên khi thấy được sự lớn mạnh của đảng TTVN mang tính đặc biệt chưa từng xẩy ra trong lịch sử từ đông sang tây. Với sự lớn mạnh này, đảng TTVN cũng đã đưa đến cho đa số những người quan tâm đến tình hình đấu tranh và chính trị một số ưu tư , thắc mắc , vui, buồn lẫn lộn.

Đường dân chủ, trận trăm hoa đua nở
Thế gian buồn lẫn lộn ánh vàng thau
Biết ra sao, phân biệt được sắc, mầu
Trải tâm thức, trao niềm tin trọn vẹn


Theo những cuộc phỏng vấn và tuyên bố sau khi chính thức ra mắt đảng TTVN, hầu như những người quan tâm trong đấu tranh đều biết, đảng TTVN được thành lập dựa trên nền tảng của khối 8406, với một chủ trương rất trong sáng, thể hiện những khao khát, trăn trở của toàn dân Việt Nam dưới chế độ độc tài đảng trị CS. Hơn nữa, trong phần cuối của tuyên ngôn xác định rõ "Khối 8406, các đảng phái dân chủ chân chính và toàn Dân VN phải kiên trì tẩy chay bất cứ cuộc bầu cử dân chủ giả hiệu nào dù độc đảng hay đa đảng", nếu nhà cầm quyền CSVN không thi hành đầy đủ 10 điều như tuyên ngôn đã ghi.

Tuy nhiên, trong một cuộc hội luận với cô Lê Thị Công Nhân (Phát ngôn viên chính thức đảng TTVN) trên diễn đàn Paltalk trong đầu tháng 10 vừa qua, một câu hỏi đưa ra từ một Chatter trẻ,


Theo tinh thần 8406 và cha Lý, hoàn toàn tẩy chay cuộc bầu cử mỵ dân của quốc hội CSVN 2007, trong khi đó cô lại tuyên bố đảng TTVN sẽ tham gia cuộc bầu cử này, như vậy là thế nào, xin cho biết”.

Để giải thích điều này, cô Công Nhân cho biết,

“theo lời nói của cha Lý, phải hiểu rằng, 8406 chỉ tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội CSVN 2007, nếu cuộc bầu cử này không trong sáng, vẫn tiếp tục đi theo chính sách mỵ dân, đảng cử, dân bầu, nhưng không tuyệt đối tẩy chay”.

Cô Công Nhân cũng tái xác định,

“đảng TTVN sẽ tham gia cuộc bầu cử quốc hội CSVN 2007, coi như một cuộc tập dợt để thăm dò”


Ngoài ra, cô cũng cho biết,

“Nếu không tham gia, sẽ mất cơ hội thông tin quảng bá cho đảng TTVN” ....


Sau khi biết được sự phản đối của đại đa số chatters trên nhiều diễn đàn Paltalk, cô Công Nhân đã gởi một Email đi khắp nơi, đính chính và phủ nhận quan điểm “tham gia cuộc bầu cử quốc hội 2007” như đã xác định hai hôm trước.

Mới đây, trong cuộc phỏng vấn mới nhất của Vietnamese Exodus (15-10-2006), cô Lê Thi Công Nhân lại cho biết, mặc dù không thể phủ nhận đảng TTVN được thành lập dựa trên nền tảng của tuyên ngôn 8406, nhưng vẫn hoàn toàn độc lâp. Cô Công Nhân cũng cho biết,

“Đảng TTVN là một đảng chính trị, ngoài những mục tiêu hoàn toàn trùng khớp với mục tiêu của khối 8406, đảng TTVN vẫn có mục tiêu riêng của mình là tham gia bầu cử, tham gia cầm quyền lãnh đạo đất nước, không nhiều thì ít nhất cũng chiếm đến đại đa số...” .


Chữ “đại đa số” ở đây có thể hiểu là con số tối đa trong guồng máy nhà nước hay quốc hội. Nói như thế có nghĩa là đảng TTVN chắc chắn tham gia cuộc bầu cử quốc hội 2007 , để tạo cơ hội tìm “đa số”... Như vậy , cô Lê Thị Công Nhân, đã mặc nhiên “phủ nhận” sự đính chính của cô trước đây và vô tình đã làm nổi bật sự thiếu thống nhất của đảng TTVN.

Bên cạnh sự thiếu thống nhất như đã nêu trên, một sự kiện thiếu thống nhất khác cũng đã khiến dư luận hoang mang không kém, dó là nội dung của hai bản thông báo được đảng TTVN công bố ngày 8-10-2006 và 11-10-2006. Trong bản thống báo ngày 8-10, đảng TTVN xác nhận đã có 13 văn phòng đại diện tại hải ngoại. Riêng tại Úc Châu, cũng được hân hạnh có hai nhân vật đại diện là ông Joe Bùi và ông Võ Minh Cương ( Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu). Khi thấy tên ông Võ Minh Cương, một khuôn mặt quen thuộc đã từng làm Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên bang Úc Châu, nhiều người tỏ ra rất phấn khởi vì họ cho rằng, với uy tín của ông Cương, hy vọng đảng TTVN sẽ phát triển tại Úc một cách lớn mạnh và nhanh chóng, hầu có thể đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung một cách hữu hiệu.

Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau, ngày 11-10-2006, đảng TTVN lại đưa ra Thông Báo, "điều chỉnh về một địa chỉ Văn Phòng ở Hoa Kỳ và phủ nhận một Văn Phòng ở Australia". Hơn nữa, trong lần điều chỉnh này, vai trò đại diện của ông Võ Minh Cương được biến mất một cách âm thầm, không một lời giải thích, ngoài dòng chữ “phủ nhận một Văn Phòng ở Australia”. Sự kiện này cũng làm cho dư luận tại Úc tỏ ra rất thất vọng buồn bực, nếu không muốn nói là bất mãn. Họ thất vọng vì không hiểu tại sao đảng TTVN lại dùng hai chữ “phủ nhận” vai trò của ông Cương một cách nghịch lý như vậy. Một khi dùng hai chữ “phủ nhận” in đậm ngay ở dòng thứ 5 trên thông báo, điều này mặc nhiên đảng TTVN đã coi ông Cương như một kẻ tiếm danh bừa bãi theo cái kiểu “Thấy sang, bắt quàng làm họ”, nên khi phát giác, phải ra thông báo phủ nhận, để bảo vệ uy tín đảng. Trong khi đó, ai cũng biết, chính đảng TTVN đã đưa tên tuổi ông Cương vào vai trò đại diện trong thông báo 8-10-2006. Như vậy, vấn đề được đặït ra ở đây, là tại sao đảng TTVN lại có những hành xử “Tiền hậu bất nhất” này, đây là sự vô tình bởi khiếm khuyết về ngôn ngữ hay cố ý làm mất uy tín của đảng TTVN và cả ông Võ Minh Cương.

Với hành xử nêu trên, dù vô tình hay cố ý, đã cho người Việt hải ngoại thấy được, đảng TTVN xử dụng ông Võ Minh Cương như một “con rối” của đảng hoặc nói cách khác, họ dùng ông Cương như một “trái banh” muốn đá sao tùy hứng....Dư luận cũng cho rằng, dù sao chăng nữa, ông Võ Minh Cương cũng là một cựu Chủ Tịch Liên Bang Úc Châu, một nhân vật uy tín trong công đồng với nhiều thành tích, tích cực đấu tranh trong suốt ba thâp niên qua.... Sự kiện này không những đã coi thường cá nhân ông Cương nói riêng mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của cộng đồng người Việt tại Úc Châu đối với đảng TTVN nói chung. Đây cũng là một điều đáng buồn trên con đường kết hợp đấu tranh, trong cái cảnh “lẫn lộn vàng thau”.

Đường kết hợp cũng gian nan ngập lối
Bởi lòng người còn vương vấn bất minh
Biết tìm đâu giá trị, chữ chân tình
Để tận hiến, tô đậm trang lịch sử


Tóm lại, tất cả những gì xẩy ra, cũng đã xẩy ra, có còn lại chăng chỉ là một kinh nghiệm đáng buồn trong chiến cuộc hôm nay. Do đó, dựa trên kinh nghiệm này, mong rằng các hội đoàn đoàn thể, đảng phái hay cá nhân những vị chức sắc uy tín, cũng nên thận trọng. Sự kết hợp hay tham gia của quý vị không những chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến tập thể như tổ chức, đảng phái của qúy vị, và còn có thể ảnh hưởng chung đến niềm tin cho cả cộng đồng chúng ta.


Bể Dâu...

Xuôi vân nước, bập bềnh, tìm nghĩa khí
Ánh lửa thiêng, ẩn hiện giữa sa mù
Tấm chân tình, xiêu vẹo, dưới trăng thu
Nhân thế hỡi, niềm tin, hoài ngóng đợi

Chữ hạnh phúc, còn xa xăm diệu vợi
Tháng năm dài, vò võ đắm trong mơ
Trách ông xanh, gieo lắm cảnh vật vờ
Mất định hướng, khó tìm ra bến đậu

Nhìn thế cuộc, tựa cung đàn hoà tấu
Khi "nhạc công", thân uốn éo nhịp nhàng
Chiếc "đũa thần, lúc quay dọc, bắt ngang
Gã "nhạc trưởng", ru hồn vào giai điệu

Khung trời ấy, những linh hồn thất thểu
Mây xám buồn, mang đậm nét ưu tư
Ôi! Việt Nam, giăng mắc khói hận thù
Toàn dân tộc, sống oan khiên, lạnh, tẻ

Tình khuất lấp, nên đời nhiều ngã rẽ
Bả hư danh , bao kẻ cạn chén sầu
Sân khấu buồn, vắng khách đã từ lâu
Ngoảnh mặt lại, biết còn ai không nhỉ

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

(Tặng tất cả những kẻ đang “đấu tranh dân theo định hướng XHCN” )

Trên triền sóng, đấu tranh đòi dân chủ
Lắm tuồng hề, thừa nước đục thả câu
Đời hoang mang, biết định hướng về đâu
Thế loạïn sắc, lập lòe xanh hóa đỏ

Cảnh sáng, tối, bọn đầu cơ lấp ló
Nhẩy loi choi, theo đóm hưởng chút tàn
Bộ mặt đời thêm hương sắc lở loang
Gây phân hóa, trên niềm đau nỗi nhục

Giận cho kẻ, tâm hồn hoài vẩn đục
Thế gian gầy, chưa một phút bình yên
Vân nước đen, ai oán cảnh nhãn tiền
Sao chẳng thấy, cứ thừa cơ múa bậy

Thôi đi nhé, những kiếp hèn, lau, sậy
Đừng ngả nghiêng, theo chiều gió vật vờ
Nỗi đau buồn, dân tộc úa niềm mơ
Bao uất nhục non sông hoài tức tưởi

Soi gương nhé, nhìn tấm thân “chùm gởi”
Để cùng nhau vun quén một lối về
Tẩy ươn hèn, quét sạch những nhiêu khê
Gom sức mạnh, xây lâu đài hạnh phúc


Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong lịch sử chiến tranh trên thế giới, “Văn Hoá Vận” lúc nào cũng là một loại vũ khí rất quan trọng. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, người ta sẽ không thấy sự dã man, tàn nhẫn, đầy mau lửa như bom đạn. nhưng tác hại của nó có thể tiêu hủy một tổ chức, đảng phái, hay đưa cả một chế độ đi đến diệt vong. Ngược dòng lịch sử Trung Hoa, trong trận chiến Hán-Sở tranh hùng, nhà Hán (Lưu Bang) đã xử dụng vũ khí “Văn hóa vận” để làm sụp đổ Sở Quốc (Hạng Võ), (một lực lượng binh hùng , tướng mạnh), cũng chỉ những bằng lời ca, tiếng nhạc.

Văn Hoá vận, trận “Thu Phong Lạc diệp”
Coi nhẹ nhàng, nhưng tác hại vô biên
Liều thuốc ngủ, ru hồn trong bạc nhược
Lịch Sử ghi, bao sự thật nhãn tiền


Trong những năm gần đây, làn sóng đấu tranh của người Việt Tỵ Nạn mỗi ngày một dâng cao, sự kiện này là một sức mạnh đáng kể, khiến chế độ VC phải kiêng nể, sợ sẹt. Với sự đấu tranh bền bỉ, cộng đồng người Việt hải ngoại đã phá vỡ được bức tường bưng bít thông tin, bạch hóa tất cả những dã man, hèn mọn của VC trước nhãn quan Quốc Tế. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho VC trong lãnh vực bang giao, và nhất là trên con đường xin gia nhập khối mậu dịch quốc tế (WTO). Hơn nữa, sự đấu tranh của cộng đồng người Việt hải ngoại, cũng là một sức ép rất mạnh, yểm trợ một cách hữu hiệu đối với các cao trào đấu tranh trong nước. Do đó, bằng mọi gía VC phải cố gắng tìm mọi cách triệt thoái cho bằng được.

Trong thực tế, VC cũng hiểu được cộng đồng người Việt hải ngoại, không phải là một loại vô tình, vô nghĩa, vô thủy, vô chung. Bởi vậy, chúng đã khai thác triệt để mặt tình cảm, đánh mạnh vào tình yêu Quê Hương của người Tỵ Nạn bằng những hình ảnh “Cây Đa bến cũ, con đò năm xưa” qua hình thức văn hóa phẩm. Trong đó, việc đưa văn công ra hải ngoại trình diễn là chủ yếu. Mục đích của VC, là chỉ cần bình thường hóa bộ mặt tại Hải Ngoại dưới mọi hình thức, đồng hoá một cách nhập nhằng, hầu ru ngủ giới trẻ, lũng loạn và giảm thiểu ngọn lửa đấu tranh. Nếu chúng ta lơ là , hoặc vô tình tham dự, VC sẽ có cớ tuyên truyền là "Văn Công nhà nước đi đến đâu cũng được “Việt kiều” hưởng ứng nhiệt tình". Lúc đó, ý chí và niềm tin đồng bào quốc nội sẽ lung lay, chao đảo, và đi đến chán nản buông xuôi...Vì vậy, cộng đồng người Việt hải ngoại lúc nào cũng đề cao cảnh giác, tẩy chay và chống lại tất cả những buổi trình diễn của văn công VC từ trong nước đưa ra dưới mọi hình thức.

Xoay quanh chiến dịch chống văn công VC, mới đây trong cuộc phỏng vấn trên một đài phát thanh tại Úc Châu, anh Đỗ Nam Hải đã dưa ra đề nghị, cộng đồng người Việt hải ngoại hãy cởi mở, đón tiếp những nghệ nhân từ trong nước ra trình diễn một cách thân thương, thay vì biểu tình tẩy chay họ. Anh Hải cũng cho rằng, "những cuộc biểu tình chống văn công sẽ tạo cho người bản xứ nghĩ rằng chúng ta là một cộng đồng cực đoan". Tuy nhiên, anh Hải đã quên, người tỵ nạn chúng ta đang sống tại những nơi có đầy đủ tự do, dân chủ, không phải là chế độ XHCN. Do đó, biểu tình là quyền của người dân, dùng để biểu hiện quan điểm, lập trường, một cách ôn hoà và văn minh. Nó không phải là một sự phạm pháp và cũng chẳng ai có thể chụp mũ, đó là một hành động cực đoan. Ngược lại, dư luận truyền thống, báo chí và ngay cả các chính giới Úc luôn lên tiếng ca ngợi công đồng Ty Nạn chúng ta biết thực thi quyền dân chủ, để chống lại chế độ độc tài phi nhân VC. Hơn nữa, nếu ai quan tâm đến đấu tranh, tất sẽ biết nghị quyết 114 (2001) của VC đã ghi rõ,

“Các nghệ nhân ra Hải Ngoại trình diễn, đều phải được phép của Bộ Văn Hóa Thông Tin hay Bộ Ngoại Giao giới thiệu”.

Riêng nghị quyết 36, cũng có ghi:
“Các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn phục vụ cộng đồng người Việt ở nước ngoài phải được Bộ Văn Hóa Thông Tin hoặc Bộ ngoại Giao giới thiệu, và sẽ được nhà nước tài trợ 50% giá vé máy bay và mọi phí tổn di chuyển.”...

Vì vậy, chúng ta nên xác định rõ, chúng ta không bao giờ chống cá nhân những ca sĩ, chúng ta chỉ chống chính sách văn hoá vân của VC, ca sĩ cũng là nạn nhân, bị VC lợi dụng làm công cụ trong chính sách văn hoá vận. Do đó, họ đành phải chịu sự chống đối bất đắc dĩ này. Mong rằng anh Đỗ Nam Hải sẽ hiểu rỡ hơn, biểu tình là quyền của công dân trong một nước tự do dân chủ, không có gì gọi là bảo thủ hay cực đoan.

Chúng ta hãy nhìn về quê hương một cách thật khách quan và chân thành, để thấy được những khốn cùng đầy máu và nước mắt của dân tộc, mà tự chế lòng mình ...Ủng hộ chính sách văn hóa vận của CSVN, dù vô tình hay cố ý thì chúng ta đang là những kẻ đang nhởn nhơ nhẩy múa trên những vết thương loang lở của đồng bào....Những hình ảnh khủng bố dã man những chiến sỹ dân chủ và tôn giáo trong nước, tệ trạng băng hoại của xã hội, hình ảnh cả trăm ngàn phụ nữ xuất khẩu qua Đài Loan và các nước lân bang, đi làm nô lệ tình dục dưới chiêu bài hôn nhân và đau thương nhất là hơn ba mươi ngàn em bé đang ngụp lặn trong các “ổ nhện” tại Cam Bốt. Như thế, chưa đủ làm cho trái tim chúng ta rung động,để xác định lập trường hay sao. ???

Bao điếm nhục, non sông hoài trăn trở
Có gì vui, xem lũ Vẹm múa may
Liều thuốc độc bọc đường mầu xanh, đỏ
Diệt trí, nhân, tạo u uất thêm dầy


Tóm lại, trước mắt, VC liên kết với bọn Việt Gian để đưa một số ca sĩ sang Úc, thực hiện hai chương trình ca nhạc tại hai thành phố Sydney và Melbourne trong hai ngày 28 và 29 tháng 10 này. Chúng ta hãy tích cực tẩy chay chính sách văn hóa vận đốn mạt này bằng cách, không mua vé tham dự và hưởng ứng các cuộc biểu tình do các Ban Chấp Hành Cộng Đồng tổ chức. Chúng ta hãy cùng nhau bày tỏ tấm lòng tha thiết với quê hương, dân tộc và nâng cao chính nghĩa của người Tỵ Nạn. Hành động chống văn công CS này cũng là những đóng góp tích cực để tiếp sức với anh em Quốc nội trong công cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân.

Phạm thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương Úc Châu

Trong bối cảnh đấu tranh dân chủ hiện tại, rất nhiều cá nhân, đoàn thể , đảng phái xuất hiện một cách rầm rộ, như một chiên dịch “trăm hoa đua nở” khắp nơi, trong cũng như ngoài nước. Trước sự kiện này, đa số cho rằng, đây là một khúc quanh lịch sử trong đấu tranh, tốt hay xấu cũng còn tùy theo nhiều yếu tố. Nhưng một điều chắc chắn rằng, với bản chất thủ đoạn của CSVN, chúng sẽ len lỏi vào các tổ chức , đảng phái, nhằm tạo những hỏa mù, hư hư , thực thực , gây hoang mang, phận hóa, trong ngộ nhận. Ngoài ra, CSVN còn tạo ra những hình ảnh đấu tranh đòi dân chủ hoặc yểm trợ đấu tranh dân chủ rất tích cực, nhưng bên trong là cả một sự khuất lấp với những nghịch lý, tạo ra những hình ảnh hoen ố một cách khéo léo cho từng cá nhân ,tổ chức hay đảng phái tâm huyết. Với những hiện tượng khuất lấp này, dư luận mệnh danh họ là những nhà “Đấu tranh dân chủ theo định hướng XHCN”.

Đường dân chủ đã đến hồi mở rộng
Cho toàn dân đòi hỏi thế đa nguyên
Dùng tự do ngôn luận giải ưu phiền
Hãy cảnh giác “Đấu tranh theo định hướng


Duyệt lại diễn tiến cao trào đấu tranh dân chủ trong những ngày qua, người ta cũng nhìn ra được một số hiện tượng không vui đã xẩy ra, trên diễn đàn Paltalk và cả những sinh hoạt bên ngoài xã hội. Những hiện tượng bất chấp lời yêu cầu của Lm Lý, một vài nhóm đã lợi dụng danh nghĩa 8406, tạo ra những xáo trộn qua những quyên góp rầm rộ, sau đó họ lại đưa lên diễn đàn tố giác nhau công khai, với những lý do như chia chác tiền bạc không đều, hoặc bán tin tức 8406 ra ngoài kiếm lợi,v,v...

Cũng xoay quanh vấn đề này, có những cuộc phỏng vấn một vài nhân vật “đấu tranh dân chủ” trong nước, mang danh nghĩa thành viên 8406, nhưng lại mang tính cách tuyên truyền cho CSVN. Họï cho rằng, luật pháp nhà nước đang kiện toàn, vì vậy đấu tranh là để kiện toàn thêm, hầu tiến đến dân chủ hoá đất nước. Tất cả những hiện tượng người dân bị công an CS đánh đập hay trù dập, là do không nắm vững luật pháp của XHCN, nếu hiểu biết luật, tất nhiên người dân có thể lý luận cho ra lẽ, và công an chắc chắn phải tôn trọng lẽ phải. Hơn nữa, những nhân vật này cũng cho biết, sự sai sót, áp bức , trù dập, đa số là do những người thi hành pháp luật nơi hạ tầng, không nắm vững kiến thức về luật pháp...

Nếu cứ như những lý luận trên, chứng tỏ luật pháp nhà nước CSVN vẫn anh minh, tất cả những vi phạm nơi của hạ tầng, chỉ là sai trái nhỏ, có thể sửa chữa nhẹ nhàng, đâu có gì đến nỗi CSVN phải nằm trong danh sách CPC của Mỹ, và người dân đâu cần đấu tranh quyết liệt, để phải hy sinh xương máu hoặc chôn vùi cuộc đời trong những nhà tù dã man như đã và đang xảy ra.

Nhìn lại sự việc đã qua, những người bị trù dâp khốn khổ như Bs Phạm Hồng Sơn, Bs Nguyễn Đan Quế, nhà báo Nguyễn Vũ Bình,v,v.., chắc chắn là những người cũng am tường luật pháp, thậm chí là một luât sư như Lê Chí Quang cũng không thoát khỏi cái mớ luật rừng hổ lốn XNCH, thì không biết phải nói sao cho ổn ???...

Song song với những dữ kiện trên, lại thấy xuất hiện thêm một vài đảng phái, cá nhân hoặc tổ chức đấu tranh dân chủ, kêu gọi mọi người nên đấu tranh dưới hiến pháp và luật pháp XHCN, để đòi “Đa Nguyên, Đa đảng” trong kỳ bầu cử 2007 của CSVN, và như thế sẽ dẫn đến tự do, dân chủ. Một vấn đề được đa số nêu ra, tất cả những đảng phái đấu tranh, muốn có thực lực, để đối lập hay đối trọng với nhà cầm quyền CSVN, chắc chắn họ phải dựa vào sức mạnh của quần chúng và phải đạp lên mớ luật rừng ấy mà đi. Hơn nữa, khi người dân không được quyền nói lên những tư duy của họ một cách hợp pháp và truyền thông báo chí cũng không được quyền thi hành đúng chức năng của họ, thì làm sao các đảng phái có thể truyền đạt đến người dân, những chủ trương, đường lối chân chính, hầu có thể tìm được sự ủng hộ để tạo thực lực. Một khi người dân không biết họ là ai, thì họ đại diện cho ai, và không khéo lại bị rơi vào cái bẫy “Dân chủ tập Trung hay Tập Trung Dân Chủ” do đảng và nhà nước CSVN đã từng bịp bợm, rêu rao. Trước những sự thật hiển nhiên, bất khả chối từ, nhưng không hiểu sao một số tổ chức, đảng phái vẫn cứ muốn tạo dựng một thế đa đảng dưới hiến pháp và luật pháp cùng với mớ nghị quyết, nghị định rừng rú của CSVN. Họ còn lý luận, chỉ cần CSVN chấp nhận đa đảng, tất sẽ có đa nguyên và tự do dân chủ. Thật là một điều khó hiểu.

Trong khi tình hình đấu tranh đang vươn cao với thập phần khó khăn, người ta lại thấy xuất hiện “giải pháp trung lập cho VN” do nhóm giáo sư Vũ Quốc Thúc đề ra. Hiện tượng này cũng tạo thêm một số hoang mang, băn khoăn, trong dư luận. Đa số cho rằng, nếu trung lập trong măt trận đấu tranh hiện tại, thì cũng chỉ đóng vai trò như “thành phần thứ ba” trong hiệp định Paris (1973), để hợp thức hóa CSVN trở thành một thực thể chính danh trong lòng dân tộc. Còn nếu dùng giải pháp trung lập cho Việt Nam trong thời hậu CS thì lại chỉ là một viễn mộng. Việc thực tiễn nhất, mà toàn dân đang nỗ lực đấu tranh với hiện thực, đòi lại tự do dân chủ và nhân quyền, vẫn còn nhiêu khê, chưa đi đến đâu, thì làm sao tính đến chuyện xa vời. Hơn nữa, trong trường hợp đất nước thực sự có tự do dân chủ, không còn CS, tất nhiên sẽ độc lập, đâu cần phải trung lập, vá víu, ngả nghiêng. Do đó, đa số cho rằng, đây chỉ là một sự võ đoán vô ích như mấy anh thầy bói mù sờ voi cho đỡ buồn, nó không có lợi mà chỉ có hại cho công cuộc đấu tranh trong hiện tại. Như vậy, dù vô tình hay cố ý, sư kiện “Trung Lập” cũng đã bị rơi vào trong quỹ đạo của những nhà “đấu tranh dân chủ theo định hướng XHCN”, trong mục đích tung hỏa mù, nhiễu loạn nhân tâm, đánh lạc hướng đấu tranh.

Cơn Quốc loạn, lắm trò theo định hướng
Diễn tuồng hề, hầu nhiễu loạn nhân tâm
Lịch sử ghi, bao cảnh khốn, vì lầm
Hãy cảnh giác, trao niềm tin đúng chỗ


Sau cùng, với bản chất thủ đoạn gian manh của CSVN, chúng ta nên thận trọng tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng, trước khi quyết định ủng hộ tích cực hay gởi gắm niềm tin nơi bất cứ một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nào, trong cũng như ngoài nước. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được cái cảnh “lịch sử tái diễn”, như các bậc cha, anh chúng ta đã bị tên tội đồ Hồ Chí Minh lừa bịp trong qua khứ. Ngoài ra, chúng ta còn có nhiện vụ bạch hóa tất cả những cá nhân tổ chức, đảng phái nào mang tính chất “Đấu tranh dân chủ theo định hướng XHCN” để mọi người cùng cảnh giác, tránh được sự kéo dài thêm cái bi kịch của dân tộc

Phạm Thanh Phương Úc Châu

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Được tin Hội đồng Chỉ Đạo Quỹ Tài Trợ RAFTO tại Nauy, quyết định trao giải thưởng nhân quyền 2006 cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Sự kiện này đã tạo ra một cảm giác vui, buồn, lẫn lộn cho đại đa số người Việt Nam nói chung và HT Quảng Độ nói riêng. Một niềm vui, mang theo cả một nỗi trăn trở , ưu tư, tủi nhục, cho cả một dân tộc, chỉ vì thú tính của bọn cuồng đồ CSVN.

Niềm vui ấy cuộn tròn trong huyết lệ
Là tiếng than u uẩn của giống nòi
Niềm giao cảm, trong nhịp tim đồng loại
Từ phương trời xa tắp, gởi niềm vui


Theo nhận định của HT Quảng Độ qua làn sóng RFA, không phải RAFTO trao tặng giải nhân quyền này cho cá nhân Thầy, mà họ chỉ mượn Thầy như một biểu tượng, đại diện cho toàn thể dân Việt Nam, những người đang sống lần than với những nỗi oan khiên dưới chế độ CS, những người đã bị tước đoạt cái quyền căn bản của một con người bình thường nhất trên qủa địa cầu này. Do đó, điều đáng vui là trong sự khốn cùng của dân tộc mình, vẫn có những sự đồng cảm của những người không cùng chủng tộc, chia sẻ tâm tình, từ một khung trời Bắc Âu diệu vợi. Nó như một lời nhắn nhủ, khuyến khích người dân Việt Nam, phải can đảm hơn, kiên trì hơn, trong đấu tranh, để làm sao đòi lại cho bằng được những quyền căn bản ấy và quyền tự quyết của dân tộc. Ngoài ra, Giải Nhân Quyền này cũng mang ý nghĩa như một thông điệp, chứng tỏ cuộc đấu tranh của chúng ta không bao giờ cô đơn và nó cũng còn là một bản cáo trạng, nói lện sự hèn hạ dã man của đảng và nhà nước CSVN trước cộng đồng nhân loại. Cũng theo HT Quảng Độ "Con người sống trên trái đất này, khi không có nhân quyền, không có dân chủ thì sống cũng như chết, không khác gì loài vật". Vì vây, đây không hẳn chỉ là một điều vui, mà nó cũng là một nỗi tủi nhục chung của dân tộc VN.

Nhìn vào thực tế, một đất nước nhỏ bé như Nauy, chỉ có khoảng trên sáu triệu dân, họ không hề vỗ ngực tự xưng "Đỉnh cao trí tuệ" như CSVN, nhưng đất nước họ đã sản xuất ra những thành phần lãnh đạo anh minh, nhân từ, biết tôn trọng và thăng hoa cái quyền làm người. Cái qúy nhất của nhân loại là nhân quyền và hoà bình, tất cả dân Nauy đều có. Chẳng những có, họ còn mơ ước được san sẻ những hạnh phúc ấy với chúng ta qua hình thức một Giải Nhân Quyền. Họ tặng Giải Nhân Quyền cho chúng ta, như một sự nguyện cầu cho dân Việt Nam, sẽ sớm có ngày được sống an vui như họ...

Trong khi đó, Việt Nam là một nước lớn hơn họ rất nhiều, có cả một truyền thống bất khuất và tự hào của lich sử, nhưng ngày nay, chỉ vì một lũ đầu trâu, mặt ngựa, xuẩn độn , lúc nào cũng hãnh diện là "đỉnh cao trí tuệ" mà hành xử lại không khác gì một đám du côn thiếu văn hoá, để dân tộc VN phải khốn khổ, trầm luân, khiến dân tộc Nauy phải bùi ngùi giao cảm, trao tặng Giải Nhân Quyền . Như vậy có phải là một điều buồn tủi hay không ???...

Cũng trong đoạn phỏng vấn, HT Quảng độ đã đặt ra một câu hỏi, "Không biết bọn lãnh đạo CSVN nghĩ sao về Giải Nhân Quyền này ???. Nếu còn một chút lương tri, chắc chắn CSVNï phải cảm thấy nhục nhã, để tự soi gương nhìn lại, giác ngộ mà trả lại nhân quyền và quyền tự quyết cho toàn dân...". Tuy ai ai cũng nghĩ CSVN phải cảm thấy nhục nhã, nhưng thực sự CSVN làm gì còn lương tri, để cảm nhận được cái đau của dân, cái nhục của nước, để nhìn lại mà giác ngộ.

Xoay quanh câu chuyên Giải Nhân Quyền, nhiều người đã chúc mừng HT Quảng Độ với những lời lẽ rất cao đẹp. Nhưng qua những lời tâm sự của Thầy, chúng ta cũng đã hiểu, với một vị chân tu như Thầy, vốn dĩ cuộc đời chỉ là bóng hư không, cái cần thiết và ưu tư nhất của Thầy là sự tự do, dân chủ , hạnh phúc của toàn dân. Dẫu là một nhà tu, nhưng con người của Thầy không thể tách rờì khỏi dân tộc, vì vậy Thầy đã tuyên bố, sẽ không đi Nauy nhân Giải Nhân Quyền, nếu không có những cam kết khả tín, để bảo đảm, Thầy phải được trở về tiếp tục dấn thân cùng dân tộc.

Qua hình ảnh mộït vị chân tu như HT Quảng Độ, người ta cũng tìm thấy ở Thầy những nét đặc thù của một kẻ sĩ. Cái nét đặc thù ấy là tùy lúc mà sống, tùy việc mà làm, uyển chuyển xuôi theo sự hưng vong và thăng trầm của lịch sử, vượt ra ngoài cái tầm thường của nhân thế và tự đặt mình trong vũ trụ, nhân quần. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể nhìn thấy ở Thầy nhân sinh quan của một nhà tu chân chính, "tôn giáo vốn dĩ phi chính trị, nhưng chắc chắn không thể phi tổ quốc , phi dân tộc., phi đấu tranh cho chân lý và lẽ phải".

Luật tôn giáo, lẽ thường phi chính trị
Khi non sông, nghiêng ngửa dưới bạo quyền
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào cuộn sóng
Mõ, chuông, cùng đứng dậy, nối niềm tin


Xuyên qua những tâm sự của HT Quảng độ, có lẽ không còn ai có thể phủ nhận, hoàn cảnh đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta đang chìm sâu trong màn đêm sâu thẳm dưới bạo quyền CS. Tất cả đang chờ những bàn tay và những khối óc thực sự yêu quê hương, yêu nòi giống như Thầy, ngồi lại gần nhau, xiết tay nhau, tạo thành một tấm lòng chung. Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy những anh hùng như Quang Trung, Lê lợi, Lý thường Kiệt, gần hơn nữa chúng ta có Phan đình Phùng, Hoàng hoa Thám, Nguyễn tri Phương, Nguyễn thái Học ,v,v...chắc chắn, đêm đen sẽ tan biến , và bình minh sẽ trở lại, nếu chúng ta có thể gạt bỏ tất cả những vị kỷ thấp hèn của phe nhóm, đảng phái, để cùng ý thức dấn thân cho đại cuộc.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

(Biệt tặng những thành phần tay sai CS,
đang thực hiện âm mưu phá hoại đấu tranh)


Từ xó tối, âm vang hoài rên rỉ
Nghe gầm gừ như chó bị hàn phong
Rên từng cơn, khi tắc, nghẹn, ngập ngừng
Như quặn thắt, nấc lên từng hơi thở

Thôi đi nhé, đừng tung trò rớm rở
Thế gian này, còn ai dại lầm đâu
Son phấn xưa, hương sắc đã nhạt mầu
Èo uột qúa, ráng hoài niềm bi thảm

Đừng rên nữa, cuộc đời thêm ngao ngán
Tạo nhiễu nhương, cho cuộc thế bầy hầy
Tấm thân hề, tủi nhục với cỏ cây
Hồn xám ngắt, lênh đênh chìm ngõ tối

Đừng vướng vất, những con đường lầy lội
Bả hư danh, phường trốn chúa, lộn chồng
Bám theo hoài, vạn nẻo vẫn là không
Tâm thổn thức, đứng bên bờ hiu quạnh

Giác ngộ nhé, khấn xin cùng thần thánh
Để kiếp sau được đứng thẳng làm người
Thoát phận hèn, nửa khỉ, nửa đười ươi
Lúc nhập thế, tâm hồn thôi bệnh hoạn.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)