"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phưong (Úc Châu)

Trong những ngày chuẩn bi khai mạc Hội Nghị Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC), CSVN đã tung ra nhiều trò "ngoạn muc", nó tựa như một vở kịch, không ngoài mục đích cố tạo ra một bộ mặt khang trang của thành phố và tiện thể lừa bịp quốc tế với một hình thức xã hội phồn vinh, ổn định. Trong vở kịch lừa bịp này, CSVN phải sơn phết lại những loang lở của thành phố, chuẩn bị xe cộ, khác sạn, để phục vụ phái đoàn các nước thành viên APEC. Ngoài hình ảnh "giăng đèn kết hoa" và những biểu ngữ đón chào APEC ngay tại khu vực tổ chức hội nghị và chung quanh một số khách sạn, nơi các phái đoàn cư ngụ, người ta không thấy những cảnh tượng giới trẻ đổ ra đường với những khuôn mặt hân hoan, phấn khởi, để đón vị nguyên thủ một cường quốc như đón Tổng Thống Clinton ngày xưa. Tuy nhiên, người ta nhận thấy chỉ có lực lượng an ninh thì tỏ ra rất tấp nập như ngày hội lớn dành riêng cho họ Còn lại những nơi khác thì sinh hoạt cũng có vẻ không được bình thường, và dường như có một cái gì đó căng thẳng, ngôt ngạt.

Nòi Cộng Phỉ, vốn dĩ loài ma đạo
Tạo bình phong, che khuất những ươn hèn
Trên hình thức lập loè mầu xanh đỏ
Nhưng nội hàm, chỉ là đống bùn đen


Nói riêng về lãnh vực an ninh cho hội nghi APEC, nhiều nguồn tin cho biết không khí xã hội Việt Nam được mô tả là rất căng thẳng. Rất nhiều công an chìm, nổi, được rải ra như một mạng lưói đầy đặc chung quanh khách sạn, nơi các phái đoàn tạm cư ngụ trong trời gian hội nghị. Tất cả các nơi thờ phượng của tôn giáo, đều được nhà nước quan tâm đặïc biệt với sự "bảo vệ" của công an rất kỹ lưỡng , nhất là các lãnh tụ tôn giáo không thuộc "hệ phái quốc doanh". Các nhân vật được gọi là "nhà đấu tranh dân chủ" cũng không ngoại lệ, họ cũng được công an "bảo vệ" cẩn mật từng sinh hoạt của họ, cả ngày lẫn đêm.

Trong sinh hoạt quần chúng, nhà nước CSVN cũng chỉ thị cho các cơ quan hạ tầng, hướng dẫn các tổ dân phố , tổ chức những phiên họp thường xuyên, với lý do "học tập", triển khai một số đường lối chính sách mới và giải thích về hội nghị APEC. Các phương tiện di chuyển công cộng như, xe đò, xe lửa, thuyền bè, cũng được hạn chế tối đa và được kiểm soát rất gắt gao. Tựu chung, tất cả những gì đảng và nhà nước CSVN thực hiên nêu trên, cũng không ngoài mục đích cố gắng ngăn chặn tình trạng người dân các nơi có thể đổ về Hànội, biểu tình khiếu kiện, kêu oan, hay vận động đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Xoay quanh không khí hôi nghhị APEC tại Việt Nam, một cơ quan tổ chức nhân quyền tại Mỹ cho biết, trẻ em nghèo trên đường phố cũng đã bị nhà nước CSVN càn quét và tập trung. Theo tin từ BBC, VOA, cho biết, một báo cáo của Human Rights Watch xác nhận, các em đã được đưa nhốt ở những nơi được mệnh danh là "trung tâm xã hội" với lý do để được nhà nước chăm sóc. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng từ một số cơ quan nhân quyền và bảo vệ trẻ em đã cho thấy, tất cả chỉ là sự tuyên truyền láo khoét. Thực sự các em đã bị ngược đãi một cách rất dã man. Nhà nước CSVN đã nhốt các em chung với một số tù hình sự, thiếu ăn, thiếu cả luôn phần vệ sinh và y tế, mỗi ngày chỉ được một giờ ra ngoài hít thở không khí, 23 tiếng còn lại được nằm trong những nhà giam kín, cũng có nhiều em đã bị cán bộ quản giáo dùng dùi cui đánh đập rất tàn nhẫn.

Cũng liên quan đến vấn đề trẻ em Viêt Nam bị ngược đãi, qua làn sóng RFA, Bà Sophie Richardson (phó giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch) đã lên tiếng cảnh báo, "Hà Nội cũng công bố trên giấy tờ rõ ràng về dự án, công trình, chính sách nhằm nâng cao sinh hoạt của trẻ em. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là lý thuyết, chứ thực tế thì trái ngược hẵn với những gì Hà Nội tuyên truyền" ......

Ngoài vấn đề căng thẳng của xã hội như đã nêu trên, một sự kiện đáng chú ý hơn nữa là, trước khi khai mạc APEC, Cố Vấn Trung Cộng (Tang Jiaxuan) đã đến Hànội để tham dự phiên họp đầu tiên của Ủy Ban Điều Hành Hợp Tác Việt-Trung. Trong buổi họp, Phó Thủ Tướng CSVN Phạm Gia Khiêm và Tang Jiaxuan đồng ngồi ghế chủ tọa. Buổi họp được mộ tả nhằm mục đích soạn thảo kế hoạch thực hiện những thỏa thuận giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào trong hội nghị ở Bắc Kinh hôm 22-8-2006 vừa qua về vấn đề gia tăng mậu dịch, hợp tác an ninh và vấn đề biên giới. Tuy nhiên, đa số dư luận cho rằng đây chỉ là một cái cớ, Trung Cộng đã chọn thời điểm này để thực hiện phiên họp, cũng không ngoài mục đích biểu dương sức mạnh, nó tựa như một sự khuyến cáo ngầm cho quốc tế rằng, không nên hy vọng sẽ gây được ảnh hưởng gì với CSVN, nếu không có sự đồng thuận của Trung Cộng. Hơn nữa, tiện thể cũng cho thế giới thấy được, thực chất CSVN chỉ là một bọn "Thái Thú" trung thành của họ, không có chủ quyền và cũng không có quyền độc lập của một quốc gia như thế giới đã lầm tưởng.

Một bản chất vong nô và xảo quyệt
Được gì đây, cho đất nước sau này
Hay chỉ bán tài nguyên cùng dân tộc
Giang sơn buồn, oan khuất tiếp tục vây


Tóm lại, trước những sự kiện nêu trên, đa số dư luận đều đồng thuận rằng, cho dù CSVN đã vào WTO và hội nghi APEC có thành công tốt đẹp, nhưng với bản chất hèn nhược của lũ tội đồ CSVN, thì đời sống của đại đa số người dân sẽ cũng không thể thay đổi gì khá hơn. Có chăng, đây chỉ là cơ hội cho tập đoàn CSVN tiếp tục vơ vét và mất thêm tài nguyên quốc gia, ngoại trừ trường hợp cái cơ chế và những con người CS đốn mạt ấy được biến mất trên quê hương.

Phạm Thanh Phưong (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong các lãnh vực đấu tranh trong nước hiện nay, một vấn nổi bật và rầm rộ, mang tính tác động thực tiễn nhất, đã khiến nhà nước CSVN phải chao đảo, đó chính là hiện tượng “dân oan khiếu kiện” đang rầm rộ hiện nay. Trong cái thế không còn có thể bưng bít được nữa, nhà nước CSVN, đã chỉ thị để Quốc Hội được phép diễn một "một vở tuồng dân chủ", hầu mong tạo một bình phong lừa bịp nhằm giảm thiểu những giận dữ của thành phần dân oan và xoa dịu dư luận trong cũng như ngoài nước, nhưng cuối cùng "mười voi chẳng được một bát nước sáo", như những vở tuồng "chống tham nhũng" mà CS đã từng nhẩy múa trình diễn trong nhiều năm qua.

Cực chẳng đã phải lập thành phiên họp
Đặt vấn đề, xoa dịu lửa đấu tranh
Ai lầm đâu, những thủ đoạn gian manh
Từ bản chất, của loài phi nhân tính


Trong phiên họp ngày 1-11-2006 cuả Quốc Hội bù nhìn CSVN, một số đại biểu đã được phép lên tiếng bày tỏ một số quan ngại về lãnh vực "Dân oan khiếu kiện". Họ cho rằng, đây là một vấn nạn cần phải được giải quyết, nhưng cuối cùng cũng chẳng thấy ai đưa ra được một giải pháp cụ thể nào.

Theo tinh thần phiên họp, Đại Biểu Đà Nẵng, Nguyễn Thị Vân Lan cho biết "vấn đề quá phức tạp vì ít nhiều còn có tình trạng coi thường bức xúc của người dân". Điều này Đại Biểu Vân Lan chỉ nói lên được một phần nhỏ, đáng lẽ ra phải nói là Nhà Nước CSVN đã quá coi thường người dân, từ xưa đến nay họ chỉ coi người dân như là công cụ để bóc lột làm giàu, người dân được coi tựa như những con cừu èo uột, trên đồng khô cỏ cháy, mà nhà nước vẫn hí hởn khai thác lợi nhuận trên những đám lông cằn cỗi ấy.

Nhìn lại đời sống của người dân dưới chế độ CS, dù bất cứ nơi đâu, họ đều phải sống một cuộc sống lầm lũi, oan khiên, tệ hơn loài vật, tất cả đều phải cúi đầu im lặng trước cường lực dã man của tập đoàn thống trị CS, những tiếng nói uất ức, oan khiên của họ, chưa bao giờ được nhà nước CS lắng nghe, tất cả chỉ còn biết xì xào, chia sẻ với nhau, chợt đến, chợt đi, như một cơn gió thoảng, phớt qua trên bầu trời nghiệt ngã của Quê Hương..

Cũng trong phiên họp Quốc Hội này, Đại Biểu Lạng Sơn Nguyễn Minh Thuyết phát biểu "Diễn biến của khiếu nại, tố cáo, chính là hàn thử biểu cho thấy một bộ phận nhân dân đang bất bình". Thực ra sự kiện “kêu oan khiếu kiện” này, chỉ nói lên được một phần nào rất nhỏ trong cái oan khiên đa dạng của dân tộc, và đang được trải dài suốt từ Bắc chí Nam. Không thể nói, chỉ có "một bộ phận nhân dân đang bất bình", mà phải nói đây chỉ là một điển hình của hàng vạn những "bất bình" trong toàn bộ khối dân tộc. Hiện tượng kêu oan rầm rộ hôm nay, cũng là một việc CSVN không thể tránh, đã đến lúc người dân trắng tay, họ chẳng còn gì để lưu luyến, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, đều bị cưỡng đoạt, gia đình ly tán, họ phải sống lay lứt nay đây mai đó, lúc đói , lúc no, vật vờ như những cái xác vô hồn. Trong cái thế "tức nước, vỡ bờ" ấy, bắt buộc họ phải thoát ra cái sợ hãi, vùng lên để sinh tồn.


Nhìn vào thực tế, hiện tượng dân oan tại Việt Nam đã có từ lâu lắm rồi, nhưng trước sự đàn áp dã man của CSVN, người dân không có cơ hội để tập trung, cất cao tiếng nói của họ, và cũng không một ai có thể giúp đỡ họ. Tuy nhiên, tình hình hôm nay đã đổi khác, công cuộc đấu tranh miệt mài của cộng đồng người Việt hải ngoại trong 31 năm qua, với những vận động ủng hộ từ Quốc tế, ít nhiều cũng đã tạo nên một áp lực đáng kể, để cho những nỗi oan khiên của người dân Việt Nam đã từng ấp ủ trong mấy chục năm qua, nay có được cơ hội thuận tiện phơi bày ra trước ánh sáng của nhân loại. Hơn nữa, tiếng nói của những nỗi oan ấy cũng không còn cô đơn như ngày trước, mà đã được yểm trợ một cách tích cực và trân trọng, từ những người trí thức dấn thân hôm nay, như nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy chẳng hạn.... Sự kiện này cũng chính là những tia sáng trong công cuộc đấu tranh chung , đòi tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.


Trong những ngày gần đây, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cũng đang cố gắng thành lập một "Hội Dân Oan" để có thể tập trung sức mạnh, hầu xúc tiến công cuộc đấu tranh một cách hiệu quả hơn. Nhưng với sự khống chế truyền thông và những thủ đoạn hèn mạt của CSVN, công việc này cũng gặp rất nhiều khó khăn, chưa được thành tựu một cách khả quan. Trong khi đó, CSVN cũng đang cố gắng tạo ra những loại "dân oan cò mồi" để bôi nhọ và đánh lạc hướng đấu tranh của những người dân oan thực sự. Bằng chứng cho thấy, có một vài người tự nhận là "dân oan" lên Paltalk kêu oan, nhưng rất tiếc không hề thấy họ kêu oan gì cho chính họ, ngược lại, chỉ thấy họ kêu oan cho tên đồ tể Hồ Chí Minh và chế độ đốn mạt CSVN mà thôi. Họ cho rằng, "Bác Hồ" cũng là một người tốt, biết yếu nước thương dân, "Bác" đã từng khóc lóc hối hận về những việc làm sai trái trong qúa khứ , đến nay các "bác" Mạnh, "bác" Khải cũng đang giác ngộ. Rồi họ còn lớn tiếng khuyên đồng bào hải ngoại nên "khép lại quá khứ, xóa bỏ hận thù" để cùng nhau xây dựng đất nước,v,v...Xuyên qua hiện tượng này, cũng đã chứng tỏ được một điều rất quan trọng, là trong bất cứ hoàn cảnh nào CSVN cũng len lỏi, lũng loạn, tạo ra cái cảnh "vàng thau lẫn lộn" để lập lờ bôi nhọ, làm chao đảo những niềm tin và chính nghĩa công cuộc đấu tranh của toàn dân.

Tuy thế trận, cảnh "Vàng, Thau lẫn lộn"
Vẹm gian manh, phá hoại những chân tình
Ta bình tĩnh nâng niu niềm uất nhục
Giúp dân mình, phá vỡ cảnh bất minh


Tóm lại, sự kiện dân oan khiếu kiện hiện nay, là một vấn đề thực tiễn nhất, tuy nhìn bề ngoài chỉ là một vấn nạn của xã hội, nhưng thực chất nó cũng là một yếu tố không kém quan trọng, trong công cuộc đấu tranh chung, đòi tự do, dân chủ và nhân quyền hiện nay. .Do đó, sự kiện “dân oan khiếu kiện” cần phải được quan tâm và yểm trợ một cách tích cực, của từng cá nhân, hội đoàn , đoàn thể cùng các cộng đồng người Việt Tỵ Nạn trên toàn thế giới trong vòng khả năng có thể. Tuy nhiên, với bản chất thủ đoạn của CSVN, chúng ta cùng đừng quên cẩn trọng, trong thế hoả mù của CSVN đã và đang tung ra khắp nơi dưới mọi hình thức.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương

Để trợ giúp những nước không phát triển, Liên Hiệp Quốc đã thành lập một chương trình cải tiến dân sinh kể từ ngày 17-10-1992, và được mệnh danh là ngày “ Ngày Quốc Tế Xóa Đói Giảm Nghèo (International Day for the Eradication of Poverty) “. Chương trình này nhằm trợ giúp một số quốc gia nghèo đói, lạc hậu. Mụïc đích của chương trình là làm sao cải tiến được tình trạng dân sinh, đưa đến một sự quân bình tương đối nào đó trong xã hội, để sự chênh lệch giữa giầu và nghèo không cách xa một cách quá đáng, trong đó có Việt Nam.

Sau mười bốn năm CSVN tham gia chương trình xoá đói, giảm nghèo này, người ta chỉ thấy được sự thay đổi ở nơi một vài thành phố lớn như Saigon, Hà Nội, như bộ mặt thành phố có vẻ sạch sẽ và khang trang hơn, so với những năm trước, một số những công trình xây cất như khách sạn, trung tâm du hí,v,v. Còn lại cái nghèo của đại đa số người dân vẫn thế, nó chỉ thay đổi một cách lẩn quẩn từ cái nghèo này tiến sang cái nghèo khác, và có vẻ thê thảm hơn. Tuy nhiên, với thủ đoạn cố hữu của CSVN, sự che giấu rất tinh vi, quốc tế khó có thể thấy được một cách chính xác và tường tận.

Bao cố gắng từ nơi Liên Hiệp Quốc
Mong Việt Nam được “Xóa đói , giảm nghèo”
Nhưng lâu quá chẳng có gì thay đổi
Cảnh đói, nghèo, sao mãi vẫn còn theo


Năm nay (2006), nhân kỷ niệm ngày Quốc Tế Xóa đói Giảm nghèo (International Day for the Eradication of Poverty), CSVN đã đưa ra một phúc trình tương đối tốt đẹp, để chứng tỏ với quốc tế về sự thiện chí cải tiến dân sinh, hầu khỏa lấp những số tiền “xóa đói , giảm nghèo” đã nhận từ quốc tế và bị thất thoát trong 14 năm qua. CSVN đã đưa ra những con số như trong khoảng thời gian 2001 - 2003, số người nghèo tại Saigon đã giảm xuống còn 12%. CSVN cũng tiên đoán con số nghèo sẽ bị triệt tiêu vào năm 2010. Nhưng tất cả chỉ là những con số mơ hồ, không chứng minh được bất cứ bằng chứng cụ thể nào....


Tuy vậy, có lẽ cơ quan “Xoá đói, giảm nghèo quốc tế” cũng hiểu được sự việc, cho nên trong ngày kỷ niệm năm nay (17-10-2006), bà Sheikha Haya Rashed Al Khalifa (chủ toạ Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ) cũng kêu gọi thế giới cùng kết hợp để thoát sự nghèo đói " Working Together out of Poverty", thế giới cần cải tiến và phát triển các kế hoạch chống sự đói nghèo. Một câu nói hàm chứa một sự khuyến cáo là CSVN nên thành thật tác hợp tác bằng cách đừng ăn chặn những số tiển viện trợ nữa, hãy thực tâm thực hiện một cách nghiên túc để dân Việt Nam đỡ khổ và có thể giảm thiểu sự nhục nhã cho đất nước như hiện nay.

Nếu nhìn kỷ vào xã hội Việt Nam, có lẽ ai cũng có thể thấy, cách đấy 14 năm, khi chưa tham gia để nhân tiền viện trợ “Xoá đói, Giảm nghèo” từ Liên Hiệp Quốc, thì con số trẻ em suy dinh dưỡng cũng chưa phát triển một cách đáng quan ngại như những phúc trình của cơ quan UNICEF đã đưa ra trong những ngày gần đây. Hơn nữa, theo những tin tức của báo chí trong nước đã đang tải, hiên nay con số trẻ em sống trên những bãi rác và bãi phế thải rất đông, thay vì các em phải được cắp sách đến trường như những trẻ em khác trên thế giới, dù đất nước họ cũng được xếp vào loại kém phát triển. Ngoài ra, sự nghèo đói quá đáng đã đưa đến tình trạng các em bé tuổi khoảng 14, 15, đã phải làm cái nghề “bán trôn , nuối miệng” trên khắp nẻo đường đất nước. Đó là chưa kể đến sự túng quẫn, đã làm cho con người phải tự bóp chết lương tri và nhân phẩm để sinh tồn, thí dụ như những hiện tượng nhục nhã qua hình ảnh những cô gái VN, cam tâm thoát y để bọn khách Đài Loan, Đại Hàn, rờ nắn như súc vật, và nếu “may mắn trúng tuyển” sẽ được “làm vợ” một kẻ tật nguyền hoặc già nua trên đất khách. Và 80% các cô gái này sẽ trở thành những nô lệ tình dục cho một gia đình hay bị bán vào lầu xanh như nhiều bản tin đã loan tải trong vài năm qua.

Nếu chỉ nhìn vào hình thức, người ta sẽ thấy được một nghịch lý rất khó hiểu, tại sao càng có nhiều viện trợ thì cái nghèo tại Việt Nam càng phát triển? Tuy nhiên, nếu hiểu rõ bản chất CSVN, có lẽ không ai có thể phủ nhận dã tâm và thủ đoạn của CSVN đã tạo ra điều nghịch lý này. Trên thực tế, tất cả những viện trợ đổ vào Viêt Nam với bất cứ lý do gì, đều được chui vào túi riêng của tầng lớp cán bộ đảng, từ trung ương đến hạ tầng, và cái nghèo của dân, lại chính là “con gà đẻ trứng vàng” cho chế độ. Từ những cái nghèo đó, cộng thêm những dã tâm từ bản chất CS, nhân quyền cũng bị xâm phạm một cách tồi tệ và xã hội cũng không tránh khỏi sự băng hoại, bát nháo. Nhà nước CSVN chỉ biết dùng cường lực để vơ vét, bóc lột, nên người dân trở thành những công cụ ọp ẹp, lầm lũi làm giàu cho chế độ. Như vậy, làm sao đất nước có thể hết đói, nghèo

Muốn xóa đói, giảm nghèo không phải khó
Chỉ cần sao, Cộng Sản phai ra đi
Để dân lành lau sạch những lụy bi
Trong khoảng khắc, đói nghèo cùng tan biến


Tóm lại, Việt Nam muốn xoá đói giảm nghèo thực sự, nhà nước CSVN phải biết nhìn lại, diệt tham những một cách triệt để, thực hiện những chương trình viện trợ quốc tế một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu hy vọng CSVN thực hiện những điều này, cũng chỉ là một điều không tưởng. Do đó, chỉ còn cách cái cơ chế CSVN phải ra đi, trả lại quyền tự quyết cho toàn dân. Lúc đó sẽ có một thể chế mới, đầy đủ tự do, dân chủ và nhân quyền. Tất nhiên xã hội sẽ thăng hoa và cũng không còn đói nghèo để xóa.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Sau mười một năm vất vả, xuôi ngược van xin, đến nay CSVN đã chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa Tổ Chức Thương Mại Quốc tế (WTO). Một điều đáng chú ý là khi CSVN càng tiến sát ngưỡng cửa WTO, thì sự lo lắng lúng túng lại càng gia tăng. Bởi lẽ với một nền kinh tế theo định hướng XHCH, tất cả những sản phẩm được chế tạo đều thiếu chất lượng, chưa bao giờ hội đủ một tiêu chuẩn tối thiểu, khả dĩ có thể cạnh tranh với nước ngoài. Mặc dù, CSVN cũng đã “đổi mới” theo chính sách “kinh tế thị trường”, tư hữu hóa một số lãnh vực, mong giảm đi sự độc quyền trên thị trường sản xuất, nhưng nó vẫn chưa thể thoát ra được cái lối mòn của thời bao cấp.

Ngay những sản phẩm nhỏ nhặt như cây đinh, con ốc giầy dép, may mặc, hoặc thực phẩm, đều không thoát khỏi sự gian dối, tô hồng, có một nói mười, lừa bịp một cách trắng trợn. Một câu hỏi đựơc đặt ra ở đây, tại sao đất nước đã “thống nhất” hơn 30 năm, một thời gian dư sức ổn định, để có được một nền kinh tế phát triển, để có thể sánh vai ngang hàng với các nước trong vùng. Nhưng tại sao CSVN, đã không phát triển được gì, mà chỉ làm cho đất nước mỗi ngày lại một tác tệ.

Nền kinh tế, suốt ngày theo định hướng (XHCN)
Không cạnh tranh, khi một xã hội nghèo
Tính gian dối biết bao giờ tẩy sạch
Bởi lối mòn bao cấp mãi còn theo


Nhìn vào hiện trạng của Việt Nam, đa số nhận thấy, dưới một chế độ độc tài đảng tri, tham nhũng, cửa quyền, đã được coi như quốc sách suốt hơn cả nửa thế kỷ, tất nhiên người dân phải bị lâm vào tình trạng nghèo đói cùng cực, họ không thể trở thành một nguồn tiêu thụ, khả dĩ có thể tạo ra những áp lực, hầu có thể thúc đẩy nâng cao sự cạnh tranh trong sản xuất, để cải tiến sản phẩm mỗi ngày một chất lượng hơn. Do đó, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại từ quốc doanh cho đến tư doanh, vẫn lầm lủi đi theo một lối mòn gian dối cố hữu. Lối mòn cố hữu này này chính là sản phẩm tuyệt tác của chính sách tham nhũng, cửa quyền. Trên thực tế, tất cả các doanh nghiệp sản xuất muốn được dễ dàng làm ăn , tất nhiên, phải chạy chọt, đút lót, từ cửa lớn đến cửa nhỏ. Số tiền đút lót này, sẽ được khấu trừ lên đầu công nhân và sản phẩm. Từ đó, phẩm chất của sản phẩm mỗi ngày một suy giảm, cân, đo, đong, đếm cũng không chính xác, cắt đầu nọ, xén đầu kia, tất cả như một cái vòng lẩn quẩn không thể thoát.

Xuyên qua những hiện tượng, xăng pha acetôn hay dầu hôi, bơm không đủ định lượng, điện kế chạy theo lối “phi mã”, sữa bột pha loãng, ghi là sữa tươi, bánh mì pha bột nổi cao su, nước mắm pha phân Urê để tăng độ đạm, thịt hư, thối, cá ươn, uớp phọc môn hay hàn the để tạo một hình thức cứng và tươi,v,v...Ngay lãnh vực sắt, thép, là một sản phẩm đươc coi như an toàn, nhưng cũng thiếu chất lượng, thậm chí còn lấy những nhãn hiểu nổi tiếng như TISCO, VUC, dán vào để lừa thiên hạ. Như vậy làm sao có thể cạnh tranh được với thế giới, sau khi gia nhập (WTO). Những sự kiện này, chính là một viễn tượng đen tối nhất cho CSVN.

Thực ra, với lề lối sản xuất của XHCN mà đem cạnh tranh với thế giới, thì sự phá sản cũng là một điều đương nhiên khó có thể tránh. Nhưng nếu cải tổ sản xuất, để có thể cạnh tranh trong công bằng thì lại không biết phải cải tổ thế nào cho ổn. Đúng là một hoàn cảnh, “tấn thối lưỡng nan”.

Tất cả những nhiêu khê nêu trên , đều là sản phẩm của những “Đỉnh cao trí tuệ”, với một xã hội bưng bít thông tin, khống chế truyền thông, bóp nghẹt tư duy, giáo dục suy đồi, suốt ngày chỉ biết nhồi nhét, tung hô khẩu hiệu , nô lệ hóa người dân bằng nòng súng, lưỡi lê, còng số 8. Đồng thời, duy trì một hệ thống giáo dục chạy theo thành tích , học sinh có dốt cũng phải lên lớp cho đạt chỉ tiêu, còm thêm cái cảnh học tiền thi hộ, mưa bán bằng cấp. Như vậy thử hỏi, làm sao lực lượng nhân dụng có đủ trình độ khoa học, kỹ thuật, để hội nhập và cạnh tranh với thế giới tiến bọ và thành viên các nước trong WTO?...

Nhiều người cho rằng, CSVN cũng hiểu rõ nan đề “Tấn Thối Lưỡng Nan” này, và các nước thành viên WTO cũng dư biết. Như thế, tại sao CSVN vẫn năn nỉ xin vào WTO cho bằng được ? Hơn nữa, tại sao các nước thành viên vẫn chấp thuận cho CSVN gia nhập? Sự trả lời duy nhất có thể lý giải, hợp lý là: Một khi CSVN vào WTO, các nước đầu tư sẽ có một thị trường nhân dụng khổng lồ và rẻ mạt, cộng thêm một số quền lợi chính trị, chiến lược, nào đó trong vùng Đông Nam Á. Ngoài ra, sự tham những quá độ của CSVN sẽ tạo cơ hội cho họ tha hồ tung hoành bóc lột dân Việt như tình trạng mà công nhân phải đình công hàng loạt trước đây không lâu.

Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, muốn hội nhập cùng thế giới một cách bình đẳng và công bằng, Việt Nam phải có được một chính quyền trong sạch, sáng suốt, biết yêu nước, thương dân, quyền làm người được tộn trọng, để phát triển một nền tự do dân chủ thực sự. Lúc đó, người dân mới có cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ thuật , dân trí, đạo đức, dân sinh, và cái tính gian dối, lừa bịp của xã hội, từng bị tiêm nhiễn từ CSVN, sẽ tan dần vào khộng gian, và đất nước chắc chắn sẽ được khởi sắc.

Chua chát qúa, hỡi “đỉnh cao trí tuệ”
Đã được vui, sao bấn loạn tâm hồn
Là hậu qủa, tháng năm dài lừa bịp
Chợt quay nhìn, nước đã đến gâp trôn


Tóm lại, nếu muốn thay đổi hoàn cảnh , CSVN phải ý thức ra đi, trả lại quyền tự quyết cho dân tộc. Tuy nhiên, nếu hy vọng CSVN ý thức thì chẳng khác nào đang nằm mơ giữa ban ngày. Do dó, trong lúc CSVN đang lo lắng bối rối, cộng thêm những tai mắt quốc tế đang và sẽ tiếp tục hiện diện tại VN sau khi gia nhập WTO, chính là một cơ hội tốt nhất cho tất cả những đảng phái, tổ chức đấu tranh chân chính hoạt động mạnh mẽ hơn, hầu hướng dẫn toàn dân vùng lên đòi lại quyền tự quyết của dân tộc và thăng hoa đất nước.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)