"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Hơn nửa thế kỷ dưới chế độ tàn bạo, phi nhân CSVN, Truyền Thông, Báo Chí, chưa bao giờ được thực thi đúng chức năng của họ, cho dù là một phần rất nhỏ. Ngược lại, họ chỉ được xử dụng như một phương tiện tuyên truyền cho đảng và nhà nước. Chỉ khi nào được đảng và nhà nước CS "bật đèn xanh" về một lãnh vực cần thiết nào đó, cho phép đăng tải một số hiện tượng tiêu cực nhỏ trong cơ chế lãnh đạo đảng, nhằm lừa bịp dư luận, lúc đó báo chí mới có thể nương theo, phóng bút "hơi xa" một chút, nhằm giải quyết một ít ẩn ức của nghề nghiệp. Nhưng đến khi bị đảng và nhà nước phát giác, họ cũng không thoát khỏi những phiền toái, nhiêu khê. Sau đó, bắt buộc lại phải trở về trung thành với thân phận "ký nô, văn nô" đúng nghĩa, mà đảng và nhà nước đã quy định.

Dưới chế độ tham tàn phi nhân bản
Tìn đâu ra sự phóng khoáng tư duy
Tim với óc , cuộn tròn trong quy định
Ngòi bút buồn lầm lũi bước chân đi


Mới đây, sau đại hội 10 của đảng CSVN, trước khi về vườn, Phan Văn Khải đã để lại nghị định 56, nhằm bịt miệng, trói não, giới Truyền Thông Báo Chí một cách trơ trẽn, bỉ ổi, mang tính cách hành chánh rất mơ hồ. Lúc ấy, rất nhiều người bình luận cho rằng, đây chỉ là sự chuẩn bị, nhằm đánh bóng cho vai trò tân thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng với một nội các mới, trong chiều hướng "đổi mới" cho phù hợp với chủ trương "dân chủ hoá toàn cầu" mà thế giới đang kêu gọi. Họ cũng tin tưởng rằng, chắc chắn Dũng sẽ thực hiện một số thiện chí bằng cách sẽ ký một vài nghị định mới để vô hiệu hóa nghị định 56, hầu nới rộng phần nào trong lãnh vực Truyền Thông Báo Chí. Điều này sẽ được coi như một món quà "thiện chí" trước nhãn quan Quốc Tế nhân dịp gia nhập WTO. Hơn nữa, đa số cũng tin tưởng rằng, những vị Nguyên Thủ Quốc Gia của các nước tiền tiến như Mỹ, Úc, Canada,v,v, sẽ đặt vấn đề nhân quyền ngay trong hội nghị APEC, và Dũng có thể nương theo đó như một cơ hội để thực hiện sự đổi mới tư duy, tôn trọng một số quy định về nhân quyền trong thế giới văn minh hiện nay, trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, đã được thế giới quy định là một quyền căn bản tối thiêng liêng của nhân loại.

Tuy nhiên, sau APEC, người ta đã thấy được kết quả không hề có một chút khả quan như đã mong đợi. Ngược lại, ngày 29-11-2006, Nguyễn Tấn Dũng đã ký Chỉ Thị số 37/2006/CT-TT, nhằm bổ túc cho Thông báo số 41-TB/TW của Bộ Chính trị, với một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, do Trương Tấn Sang ký ngày 11-10 -2006. Trong chỉ thị 37 và thông báo 41 quy định "Phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, làm tốt công tác động viên, khen thưởng để phát huy tốt vai trò của báo chí; đồng thời, chỉ đạo uốn nắn kịp thời và xử lý đúng pháp luật các sai phạm của báo chí. Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước". Đọc đoạn văn trên, người ta nhận thấy nó cũng chẳng khác gì nghị định 56 của Phan Văn Khải đã công bố trước khi ra đi. Nó cũng vẫn mang những ngôn từ mập mờ, mông lung, đầy cạm bẫy.

Nhìn vào tất cả những quy định của CSVN qua lãnh vực truyền thông báo chí, người ta nhận thấy, quanh đi , quẩn lại, vẫn một luận điệu, rên rỉ như cuốn băng nhựa lâu ngày đã nhão nhoẹt, với một điệp khúc mang đầy tích chất khủng bố, hoang mang: "Không được kích động Nhân dân chống Nhà nước XHCN...Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định. Báo chí có nhiệm vụ Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước... xây dựng chủ nghĩa xã hội..."

Duyệt qua một số điều căn bản trong nghị định 56 và chỉ thị 37 nêu trên, người ta không thể tìm thấy được một sự cụ thể nào khả dĩ có thể xác định được điều gì nên và điều gì không nên, hầu có thể giúp cho giới Truyền Thông, Báo Chí, có thể xác định vị trí và chức năng của họ. Do đó, cũng có nhiều người đặït vấn đề, phải chăng sự thiếu minh bạch này là nguyên nhân khiếm khuyết của ngôn ngữ, tượng trưng cho "đỉnh cao trí tuệ" của đám lãnh đạo CSVN, hay xuất phát từ bản chất lươn lẹo, lừa lọc cố hữu của cộng sản??? Tuy nhiên, nếu ai đã hiểu CS, tất nhiên sẽ biết, đây không phải là sự khiếm khuyết trong ngôn ngữ , mà ngược lại chính là những thủ đoạn rất xảo quyệt, sở trường của CS. Bởi chỉ có sự mập mờ mới là vũ khí tối ưu trong lừa bịp và khủng bố. CSVN đã dùng sự mập mờ này để có thể chụp lên đầu người dân nói chung và giới Truyền Thông, Báo Chí nói riêng, trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, với bất cứ tội danh nào một cách rất tự nhiên, bất khả tranh luận.

Đừng tin tưởng nơi con người Cộng Sản
Dù trẻ, già, đồng não trạng như nhau
Cùng chất lượng, muôn đời không thể đổi
Chỉ khi nào chúng chết, hết bể dâu


Tóm lại, những sự kiện trên đã cho chúng ta một câu trả lời chính xác là đừng bao giờ kỳ vọng vào sự giác ngộ của CSVN, vì đây là một điều không tưởng. Ngoại trừ một “sự kỳ vọng”, mang theo một ý đồ thiếu trong sáng. Hơn nữa, trong công cuộc đấu tranh hiện tại, chúng ta cũng đừng bao giờ đặt niềm tin quá cao vào sự can thiệp của quốc tế trong lãnh vực tìm lại tự do dân chủ cho Quê Hương, để rồi phải thất vọng não nề như kết qủa vừa xẩy ra. Một điều cuối cùng quan trọng cần ghi nhớ là CS muôn đời là CS, dù trẻ hay già, và câu nói "CS không thể thay đổi, mà chỉ có thể thay thế" luôn luôn là một chân lý mang tính phi không gian và thời gian.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trải qua hơn 30 năm đấu tranh miệt mài, có lẽ ai cũng đã nhìn thấy những tia sáng có thể gọi là khả quan với những cao trào đấu tranh đòi dân chủ, đang nở rộ trong cũng như ngoài nước. Tuy nhiên, trong những tia sáng ấy cũng rất nhiêu khê, bập bùng, giả , chân, lẫn lộn., khó có thể phân biệt được thực hư, chỉ vì có một số cá nhân, đoàn thể, đảng phái, đang mặc chiếc áo đấu tranh dân chủ, nhưng hành xử lại thiếu hẳn ý thức cơ bản của dân chủ, điều này đã khiến niềm tin nơi quần chúng bị suy giảm, để nhiều người phải thở dài với “Nỗi buồn dân chủ”.

Tình dân chủ, Ôi ! nhiều mầu , lắm sắc
Sáng bập dùng, lẫn lộn ánh vàng thau
Thế nhân buồn, định hướng biết về đâu
Để giao gởi, niền tin yêu trọn vẹn


Trên thực tế, điều căn bản để tạo nên dân chủ, chính là sự khác biệt trong xã hội và sự lắng nghe những khác biệt ấy trong một sự chân thành. Một khi biết lắng nghe những sự khác biệt, người ta mới có thể sàng lọc, để thấy được những thiếu sót, lệch lạc, hay chính đáng của tất cả mọi nguồn, và từ đó mới có thể bổ khuyết cho nhau, để cùng tìm đến cái chiết chung của mọi vấn đề, trong mọi lãnh vực. Đây cũng chính là nguyên lý của đa nguyên, một điều căn bản của dân chủ, mà đại đa số dân Việt Nam đang mơ ước và đi tìm. Hơn nữa, đa số những người quan tâm đến đấu tranh , có lẽ đều biết, chỉ có đa nguyên mới tạo ra sự minh bạch, để mọi người hay mọi khuynh hướng có thể đến gần nhau, hiểu nhau và cùng nhau phát triển mọi mặt một cách hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu không chấp nhận được sự khác biệt để lắng nghe tiếng nói của nhau, tất nhiên sẽ vô tình đi vào lối mòn độc tài toàn trị của tập đoàn CSVN, và không bao giờ có thể đi tìm đươc một nền dân chủ thực sự đúng nghĩa của nó.

Đối với người trong nước, vì bị bưng bít, nhồi sọ nhiều năm dưới chế độ CSVN, có thể họ không hiểu thấu triệt được ý nghĩa của dân chủ. Nhưng đối với người Việt hải ngoại, là những người đã được sống và tiếp cận với thế giới văn minh tiến bộ trong những quốc gia tự do, dân chủ, nhưng không hiểu sao vẫn có một số cá nhân, đoàn thể, đảng phái,vẫn không thể “tiêu hóa” được cái ý nghĩa căn bản của dân chủ thực sự. Họ không thể bình tĩnh lắng nghe những tiếng nói từ nhiều phía, để dùng làm chất liệu kiện toàn hơn cho hành trang trên con đường tranh đấu. Thực sự, chẳng biết họ không hiểu hay cố tình không hiểu, để cố gắng che giấu một sự thật nào đó khó giải bày... Nhìn vào hành xử của những thành phần này, đa số nhận thấy, hình như cái lối mòn độc tài chuyên chế của bọn côn đồ CSVN vẫn phảng phất che phủ não trạng của họ, họ chỉ muốn áp đặt người khác, nếu ai không thích hay có những đóng góp nghịch ý, tất sẽ tự động trở thành kẻ thù của họ, và nhẹ nhất là một sự chụp mũ , vu khống, hay bôi nhọ, đôi khi còn có những hành xử bỉ ổi, như hù doạ, khủng bố, hành hung..v..v. Đây chính là những hành xử quá ấu trĩ, khó có thể chấp nhận được trong thế giới văn minh, nhân bản hôm nay.

Cũng trong vấn đề đấu tranh tìm dân chủ, tất nhiên sẽ không thiếu những lời kêu gọi đoàn kết, nhưng rất tiếc lại thiếu sự giải thích và hành xử đúng nghĩa của đoàn kết, mà lại thường thấy được sự lợi dụng hai chữ đoàn kết, như một bình phong che đậy cho những khuất lấp hay ý đồ đen tối của một số cá nhân, hội đoàn, đảng phái,v,v.. Có lẽ ai cũng biết sự đoàn sẽ tạo nên sức mạnh. Tuy nhiên, đoàn kết không có nghĩa là mù quáng như những con thiêu thân lao đầu trong đốm lửa một cách ngu xuẩn. Ngược lại, trong đoàn kết vẫn có dân chủ, người ta có thể đoàn kết trong tư tưởng, lập trường và cùng trung thành với một mục tiêu chung. Tất cả mọi người, mọi tổ chức, có thể độc lập trong sinh hoạt, nhưng vẫn có quyền đóng góp ý kiến, bổ khuyết, yểm trợ lẫn nhau, chứ không phải “đoàn kết sau lưng tôi và làm theo ý tôi". Bằng không, sẽ bị cho là “đánh phá”, hoặc tệ hơn nữa là sẽ được “tặng” cho một bộ “nón cối và đôi dép râu” để mong bịt miệng , trói não ‘đối phương”... Như vậy, thử hỏi biết bao giờ có thể tìm được cái đa nguyên thực sự, để tạo dựng được một nền dân chủ cho quốc gia, dân tộc.

Nhìn vào cục diện đấu tranh hiện tại, CSVN đang tung ra rất nhiều thủ đoạn, chiêu thức, nhằm lũng loạn và tiêu diệt sức mạnh của cộng đồng người Việt hải ngoại bằng một mớ tay sai “ăn cơn Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản”. Đám tay sai này đã và đang cố gắng lợi dụng hình thức dân chủ nhập nhằng, len lỏi xâm nhập, hầu gây phân hoá, thù hận, chúng cố tạo ra những hình thức bỉ ổi, lố lăng, để tạo cho lòng người thêm chán ngán, để đi đến buông xuôi, còn lại cái cảnh “một mình, một chợ “, bọn chúng mặc sức tung hoành, lừa bịp, buôn bán niềm tin của người dân như bọn CSVN đã và đang thực hiện.

Nhìn đất nước, triệu con tim rỉ máu
Chớ nản lòng, ta diệt hết cùm gông
Can đảm lên, cùng xẻ núi lấp sông
Để tái tạo một ngày mai tươi sáng


Tóm lại, nếu thực sự đấu tranh vì lý tưởng tươi sáng của dân tộc, chắc chắn chúng ta cần phải có can đảm và tự tin để chịu đựng mọi nghịch cảnh, và bạch hóa tất cả những âm mưu thâm độc của bọn CSVN và đám tay sai. Thiết nghĩ các “nhà đấu tranh dân chủ”, các tổ chức và đảng phái, nên bình tâm, tỉnh trí, lắng nghe và giải thích, để tạo cho nhau một niềm tin chung, thay vì chụp mũ, phỉ báng một cách bừa bãi, đã không có lợi cho bất cứ ai, dù cá nhân, hay tổ chức, và tệ hơn nữa là gây ảnh hưởng xấu đến công việc chung của toàn thể dân tộc đang đeo đuổi, ước mơ.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Theo báo Thanh niên 6-10-2006, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đã tổ chức khai trương một “công trình” khá đăïc biệt, có thể coi như là một khúc quanh lịch sử cuả CSVN, công trình này được mệnh danh là “Phòng Dâng Hương”. “Phòng dâng hương” được tọa lạc ở trên tầng thứ 5, cùng khu nhà có các phòng làm việc của bộ trưởng, các thứ trưởng và một số vụ. Sự kiện “Phòng Dâng Hương”, đã làm cho báo chí và người dân trong nước xôn xao không ít, và ngay cả công nhân viên chức nơi ấy cũng cảm thấy rất khó chịu và bất bình.

Chuyện Cộng Sản, trò cười ra nước mắt
Múa loi choi, như một đám khỉ rừng
Suốt cuộc đời toàn tính chuyện mánh mung
Tuồng lố bịch, vải thưa che mắt thánh

Trước sự kiện xẩy ra quá đột ngột này, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư cũng có giải thích, mục đích của bộ lập “Phòng Dâng Hương” làm công việc thờ cúng, lễ bái, để cán bộ các cấp tiện việc cầu xin thần thánh che chở và phù hộ cho công việc của bộ được “trôi chảy”, nhưng cũng không thấy nói trong đó được thờ cái giống gì.

Trước sự kiện lạ đời này, một số người thắc mắc, phải chăng CSVN bắt đầu thay đổi tư duy, biết hối hận nghĩ lại, từ giã lối mòn hoang dã của vô thần của giống vật, để trở về đời sống thực sự của một con người, có lương tri và tâm linh. Nếu được như vậy thì cũng là một điểm son, báo hiệu cái nhân tính của đảng vẫn còn một chút gì đọng lại và đang có chiều hướng khôi phục. Tuy nhiên, dựa theo bản chất của CS, với những hành xử băng hoại, đốn mạt, trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, mà người dân vẫn thường gọi đám Trung Ương Đảng CSVN là một bầy “Thanh Lâu Bắc Bộ Phủ”. Do đó, dư luận cũng cho rằng, chắc chắn trong đó chỉ thờ đươc có hai nhân vật đặc biệt là tên đồ tể Hồ Chí Minh và Thần Bạch Mi Quản Trọng mà thôi....Bởi lẽ, Quản Trọng là ông thần chuyên phò trợ cho “chị em ta” đắt hàng, lắm mối, còn lại Hồ Chí Minh thì phò trợ cho những tên cướp, chuyên dùng cường lực bóc lột, khủng bố, tạo ra cảnh gió tanh, mưa máu cho nhân gian...

Cũng trong sự kiện này, dư luận trong nước cho biết, nghề làm quan của CS bây giờ cũng bấp bênh, tròng trành, nó không còn vững chắc như ngày trước. Trong cái cơ chế bát nháo CSVN, tham nhũng, bóc lột đã đến cùng cực, tất nhiên sự thanh trừng phe phái vì quyền lợi không thể tránh, nó có thể xẩy đến bất cứ lúc nào và với bất cứ quan chức nào. Vì vậy, bản thân các quan chức đã “ăn” no qúa cũng đâm ra sợ sệt, không biết phải bảo vệ tài sản và bản thân như thế nào cho ổn. Từ đó, tất cả quan chức đều rất hoang mang, nên đã để lộ ra bản chất vong thân, bằng những dị đoan , mê tín đến độ khôi khài, lố bịch, như thế này.

Nếu nhìn vào thực tế, cái đám cán bộ ngu xuẩn ấy cũng không biết phải làm gì hơn, thôi thì hối lộ một ít nhang khói cho những vong hồn, uổng tử hay “thần thánh”, nó chẳng đáng bao nhiêu, mà có thể an tâm vơ vét, đồng thời bịt mắt thế gian, ra chuyên cán bộ bắt đầu biết đạo đức, thay đổi tư duy, trở về với nhân bản, gắn bó với duy tâm, duy linh, để phụng sự xã hội...

Cũng xoay quanh sự kiện quái dị trên, một chuyên viên bày tỏ quan điểm “Thật không thể tưởng tượng được. Một bộ lớn như Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư lại có việc như thế này. Trong khi anh em chuyên viên chỗ làm việc rất chật chội thì lại dành ra cả một phòng để làm công việc như thế”. Tuy vậy, người ta cho rằng, có lẽ chỉ là một chuyên viên, không được “sơ, múi” gì, nên cũng không có gì để sợ, và vì vậy chuyên viên này không thể thông cảm được nỗi sợ hãi, lo âu của các cán bộ cấp trên.... Trong khi đó, một chuyên viên khác tâm sự chính xác hơn , “Nếu trong bộ, ai cũng làm việc hết mình, nghiêm túc, thì lẽ gì mà phải hương với khói? Nếu mọi công việc lãnh đạo bộ, các vụ đều làm tốt thì làm gì phải cầu mong ở thần thánh mà mất thời gian thỉnh thoảng lên thắp hương, khấn vái rồi để cho người nước ngoài, người các nơi khác nhìn vào đánh giá không ra làm sao”. Đúng thế, khi con nguòi có một tâm hồn trong sáng, hành xử đúng với lương tâm, thì không chẳng có gì phải sợ hãi đến như vậy. Chỉ có bọn bất lương, đầu trộm đuôi cướp như đám đầu nậu CSVN mới sợ mất đi những của cải phi nhân, phi nghĩa, để có những hành xử quái dị đến khôi hài như vậy mà thôi.

Nếu đi tìm hiểu đời sống loài người trên khắp thế giới, ngưòi ta sẽ thấy được niềm tin trong tâm linh nơi đâu cũng có, nó là những món ăn tinh thần rất cần thiết của nhân loại. Tuy nhiên, những niềm tin đó chỉ dùng để nhắc nhở con người biết ăn ngay ở lành, làm những việc phù hợp với nhân tính, nó không phải là một sức mạnh có thể che chở cho tội ác. Bởi vậy người tạ chỉ đến những nơi thờ phượng riêng của tôn giáo hoặc trong vòng gia đình, không ai ngu xuẩn làm cái trò khôi hài, quái dị giống như đám cán bộ, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư hôm nay.

Cảnh trái khoáy, tấm tuồng hề xã hội
Bọn lưu manh, đâu biết sợ thánh thần
Đám khỉ rừng, đội lốt, dạng hình nhân
Vơ đầy túi, nhờ qủy , ma che chở


Tóm lại, sự kiện quái dị “đem vải thư mà che mắt thánh” của đám cán bộ Bộ Kế Hoặch Đầu Tư, đã không tạo được tí nào niềm tin nơi quần chúng, để có thể chứng tỏ sự đổi mới tư duy của CS. Ngược lại, nó chỉ là một trò hề rẻ tiền và cũng là một sự tự thú trước nhân loại cái tội lỗi của một đám bất tài, vô tướng, lưu manh, ngu xuẩn, trong trạng thái vong thân.

Mâm Bánh Vẽ

Buồn biết mấy cuộc đời đầy bách vẽ
Biết bao người nhấp nhổm cố giành nhau
Mặc thế nhân, quằn quại chốn bể dâu
Vẫn tơ tưởng, mơ màng, mâm bánh vẽ

Nhìn cuộc thế , tựa cung đàn lướt nhẹ
Ẩn bên trong, đầy máu lửa hận thù
Niềm tin gầy, vàng vọt, lá mùa thu
Trong khốn khổ, oan khiên, tìm định hướng

Tình tha nhân có còn trong tâm tưởng
Hay dập vùi, vòng thế sự bon chen
Nét hân hoan , nơi não trạng ươn hèn
Tạo nước đục, thả câu tìm mối lợi

Đời nham nhở, bỗng nhiên nhiều con rối
Múa lăng nhăng trong trận thế hỏa mù
Ánh lập lòe, kẻ cướp tưởng nhà tu
Trong loạn sắc, buôn niềm tin đồng loại

Đã lâu lắm, Quê Hương mầu nhợt tái
Dân nhọc nhằn, mò mẫm bước chân đi
Bao máu xương, đánh đổi được những gì
Nhìn kỹ lại chỉ là mâm bánh vẽ


Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm thanh Phương (Úc Châu)

Từ khi hay tin CSVN được thoát khỏi danh sách CPC, trong dư luận đã có rất nhiều bàn tán xôn xao từ nhiều khuynh hướng khác nhau. Có một số người cho rằng, dù sao chăng nữa đây cũng là một điều đáng mừng, bởi họ nghĩ rằng CSVN đã có một ít tiến bộ nào đó trong việc cải thiện về nhân quyền và tôn giáo, vì thế Mỹ mới rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC một cách nhẹ nhàng như vậy. Ngược lại, đa số lại cho rằng, sự kiện CSVN được ra khỏi danh sách CPC, không phải do thiện chí giác ngộ hay bất cứ cải thiện nào, từ chính sách thô bạo của CSVN, mà nó chỉ là kết quả của những thương lượng trong lãnh vực kinh tế, chính trị giữa Mỹ và CSVN. Nó không phải là một thực thể mang ý nghĩa cao đẹp mang tính nhân bản như nhiều người lầm tưởng.

Chữ chính trị vốn thiên hình vạn trạng
Cần nhìn xa, để tự lượng sức mình
Đường tranh đấu, còn muôn ngàn trắc trở
Nên bình tâm, nhận rõ, đặt niềm tin


Trở lại thời gian trước đây, nhiều người đã hy vọng CPC là một yếu tố then chốt, hay nói đúng hơn là một tử huyệt của CSVN trên chính trường bang giao, và họ cũng coi đó như là một cứu cánh, để tạo sức ép chính trị, buộc CSVN phải nới rộng tự do tôn giáo, nới rộng nhân quyền, nếu CSVN muốn bước chân vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO)... Một số người đã ngây thơ coi CPC như một cái phao trên dòng sông đấu tranh, bởi họ tin tưởng chính phủ Mỹ luôn tôn trọng những lời hứa, sẽ cố gắng dùng mọi biện pháp áp lực với VN trong chính sách dân chủ hoá toàn cầu. Như vậy, chắc chắn CSVN sẽ bị đẩy lui vào đường cùng, để nhường chỗ cho tự do, dân chủ và nhân bản phát triển.

Tuy nhiên, cùng trong lúc ấy, cũng có nhiều nhà bình luận thời cuộc đã cảnh giác, Họ bình luận CPC chỉ là một lá bài do Mỹ tạo ra trong thời gian gần đây, dùng làm phương tiện trao đổi hay thương lượng trong chính trị và kinh tế giữa Mỹ và CSVN, nó không phải là điều kiện thuần túy mang ý nghĩa nhân bản. Vì vậy, chúng ta không nên quá tin tưởng vào Mỹ và CPC. Ngược lại phải tin vào chính mình, đẩy mạnh công cuộc đấu tranh trong mọi lãnh vực, hầu có thể vực dậy được sức mạnh của dân tộc, chỉ có sức mạnh của dân tộc mới là thế lực mạnh nhất có thể giải toả tất cả những oan khiên do chế độ phi nhân CSVN tạo ra.

Mặc dù đã cố gắng giả thích, và cảnh giác, bằng những dữ kiện lịch sử, nhưng rất tiếc lúc ấy cũng không mấy ai tin. Ngược lại, sự cảnh giác này cũng đã bị một số dư luận phản đối kịch liệt, và cho rằng đó chỉ là những võ đoán đầy nghịch lý, thậm chí còn bị kết tội là đánh phá công cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho VN. Ngoài ra, một số cũng cho rằng, những người phản đối và lên án sự bình luận và lên tiếng cảnh giác, hình như họ đã quên mất bài học Chiến Tranh VN và sự phản bội của chính giới, tài phiệt Mỹ trong những năm tháng cuối cùng của VNCH.

Cuối cùng, sự thật vẫn là sự thật, CSVN đã bước ra khỏi danh sách CPC một cách nhẹ nhàng, đây chính là một câu trả lời chính xác nhất, không cần biện minh. Một câu trả lời cay đắng và phũ phàng, khi tất cả những tan hoang đổ nát của đất nước và những nỗi nhục nhằn oan khiên của dân tộc VN, chỉ được xem như những món hàng dùng trong việc trao đổi quyền lợi của Mỹ và CSVN.

Để chứng minh điều này. trong một đoạn phỏng vấn trên đài RFA, Hoà Thượng Quảng Độ cũng đã nhận định "CPC chỉ là một món hàng người Mỹ đặt ra đó để đòi hỏi, để trả giá với nhau, nhưng trước khi Hà Nội chưa trả giá đúng mức thì họ chưa đưa ra, nhưng bây giờ đã đúng mức họ đòi hỏi thì họ đưa ra, chứ đâu phải họ đặt cái CPC vào đó để mà thật tâm giúp các tổ chức tôn giáo đang bị CS đàn áp." Hơn nữa, mới đây, HT Thích Quảng Độ đã tuyên bố TT Bush đã phản bội dân tộc VN, TT Bush đã nói một đằng làm một nẻo....Cũng theo nhận định của Hoà Thượng Quảng Độ, chính sách đàn áp tôn giáo tại VN, không phải chỉ được đánh dấu từ thời điểm 2004, khi CSVN được Mỹ đưa vào danh sách CPC, mà nó đã xẩy ra một cách rất tồi tệ từ hơn 60 năm qua với miền Bắc và hơn 30 năm với miền Nam VN, điều này không phải Mỹ không biết, mà họ còn biết rất tường tận hơn ai hết. Biết, nhưng Mỹ vẫn thản nhiên bỏ rơi Miền Nam vào tháng 4 năm 1975!

Đi ngược dòng thời gian, người ta đã thấy, biết bao nhiêu báo cáo, phúc trình của các cơ quan đấu tranh nhân quyền quốc tế, họ đã đưa ra với nhìều bằng chứng cụ thể, riêng Quốc Hội Liên Âu cũng đã đưa ra nghị quết 1481, giải nhân quyền Rafto tại Na Uy,v,v... Trong khi đó, thì chính giới Hoa Kỳ vẫn cứ tung hứng với CS để tạo ra những "áp lực nhằm hậu thuẫn dân chủ" một cách hình thức mang tính biểu kiến. Tất cả chẳng có ảnh hưởng gì được gọi là cụ thể, tạo áp lực trên con đường dân chủ hóa cho đất nước Việt Nam chúng ta.

Trở lại vấn đề CPC, dư luận cho rằng, chắc chắn CSVN đa phải trả một giá không rẻ, để Mỹ rút tên CSVN ra khỏi danh sách CPC. Như vậy, dù muốn dù không, chúng ta cũng rút ra thêm một bài học kinh nghiệm đáng buồn trong cục diện đấu tranh hôm nay. Nếu nhìn vào vấn đề một cách khách quan và trung thực, chúng ta cũng không thể trách Mỹ, vì chắc chắn họ bắt buộc phải vì quyền lợi của quốc gia và dân tộc họ, hành xử của Mỹ hôm nay với CPC, có lẽ cũng không làm chúng ta ngạc nhiên, vì nó đã từng xẩy ra như bài học lịch sử 30-4-1975.

Thêm bài học lại đi vào lịch sử
Tìm tự tin tự chính bản thân mình
Để sáng suốt trong khối tình dân tộc
Niềm tự hào, trong sáng vững niềm tin


Tóm lại, trong công cuộc đấu tranh chung hiện nay, sự yểm trợ từ ngoại vận rất cần thiết, nhưng không thể đặt trọn niềm tin vào bất cứ thế lực nào, mà nên tạo sự tự tin nơi chính mình. Những vận động của chúng ta đối với các nước sở tại rất cũng bị rất nhiều hạn chế, nó không thể đòi hỏi đi xa hơn ngoài vị trí và khả năng của chúng ta. Vì vậy, bài học CPC đã chứng tỏ câu nói “Vọng ngọi tắc tử” của cụ Phan Bội Châu đã mang một giá trị phi không gian và thời gian, nhất là đối với cục diện đấu tranh trong hiện tại của chúng ta.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)