"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Sự kiện Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng CSVN) xin bệ kiến Đức Giáo Hoàng Benedict 16 vào ngày 25-01-2007 vừa qua, được đánh gía như là “một khúc quanh lịch sử của CSVN từ xưa đến nay”. Từ đó trong dư luận cũng có nhiều quan tâm và một số câu hỏi được đặt ra. Một số người cho rằng, vì tình hình bắt buộc, Dũng phải xin bệ kiến Đức Giáo Hoàng để mong giảm thiểu tối đa sự căng thẳng từ những làn sóng đấu tranh đang dâng cao của người Việt trong cũng như ngoài nước.

Một số khác lại ngây thơ cho rằng CSVN đang thực sự muốn thay đổi, đang nỗ lực đi tìm cơ hội để thay đổi một chính sách mới, quay về với tâm linh, nới rộng kìm kẹp tôn giáo tại Việt Nam, hầu dùng đó làm nhịp cầu tiến đến dân chủ hoá đất nước một cách an toàn trong danh dự.

Một sự kiện, biết bao điều bí ẩn
Bọn vong nô, thay đổi cả tâm hồn?
Hay ngặt nghèo nước đã ngập đến trôn?
Trong thủ đoạn, cố đi tìm cứu cánh?


Nhận định về sự kiện này, Giám Mục Mai Thanh Lương (Địa phận Orange County-Cali) cho biết, dù sao chăng nữa “Đối thoại bao giờ cũng có lợi hơn có hại. Trước đây Toà Thánh cũng đã từng mở cửa đón tiếp Fidel Castro (Cuba), mặc dù có rất nhiều ý kiến phản đối, sau đó Đức Thánh Cha cũng đến thăm Cuba và từ đó tình hình tôn giáo tại Cu Ba đã được cởi mở hơn”. GM Lương cũng hy vọng hai bên có thể đi đến những thoả hiệp nào đó, để có thể thiết lập bang giao, và lúc đó sẽ có nhiều ảnh hưởng tốt, đối với xã hội Việt Nam. Một số người đồng quan điểm với GM Lương cũng hy vọng, sau cuộc bệ kiến Đức Giáo Hoàng của Dũng, Vatican sẽ đặt nền tảng ngoại giao tại Việt Nam. Như vậy, giáo hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam sẽ có cơ hội đòi lại những tài sản đã bị nhà nước CSVN cưỡng đoạt lúc trước, và sẽ được tự do hoạt động trong độc lập như tại các nước tự do trên thế giới.

Bàn về sự kiện này, trong một cuộc hội luận trên Paltalk, một câu hỏi được đặt ra với LM Nguyễn Văn Lý “Sự kiện Dũng đi Vatican, thực sự ai cần ai, và sẽ có lợi gì trong công cuộc đấu tranh hiện nay?” Trả lời câu hỏi, LM Nguyễn Văn Lý cho biết, không phải là ai cần ai, mà cả hai bên cần lẫn nhau vì đôi bên đều có những mục đích riêng. LM Nguyễn Văn Lý nhận định, về phiá Vatican, chắc chắn cũng muốn được thêm quyền tự do truyền giáo tại VN. Mong ước của Vatican không phải chỉ muốn tự do truyền giáo mà còn quan tâm đến vấn đề nhân quyền đang bị ngược đãi một cách thậm tệ tại Việt Nam. LM Nguyễn Văn Lý cũng sáng suốt khẳng định, không thể có tự do truyền giáo trên một đất nước mà tất cả những quyền căn bản của con người bị hạn chế như tại VN dưới chế độ CS. LM Nguyễn Văn Lý cũng cho biết, CSVN đang đi tìm một vị trí thuận lợi trên bình diện Quốc Tế, mong muốn có những tiếng nói tích cực hơn trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc cũng như trên những diễn đàn quan trọng khác. Như vậy, sự kiện Dũng đến Vatican lần này có thể sẽ có nhiều thay đổi trong lãnh vực chính trị và tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhận định chung, sự thay đổi có thể sẽ xảy ra, nhưng tốt hay xấu như thế nào, mức độ ra sao, còn tuỳ thuộc vào tình hình VN, và mối quan hệ giữa Vatican và CSVN.

Trong lúc nhiều người đang hy vọng, bàn tán một cách tích cực, một bản tin từ RFA cho biết sự kiện đòi đất tại Dòng Thánh Giuse Nha Trang vẫn đang sôi nổi, dù đã kéo dài từ nhiều năm đến nay. Hơn nữa, theo bản tin của Catholic News Service cho biết, trong buổi gỡ tại Vatican, Dũng cũng xác định “Việt Nam vẫn tiếp tục yêu cầu giành quyền chuẩn thuận những ứng cử viên giám mục do Vatican đưa ra trước khi sự đề cử được công bố cho công chúng.” Ngoài ra, “Việt Nam vẫn giành quyền đặt ra con số giới hạn các chủng sinh được tuyển hàng năm.” Như vậy, thử hỏi cộng sản VN với cái gọi là “thiện chí tôn trọng hay nới rộng tự do cho khối Thiên Chúa Giáo” thực sự ra sao? Đó là chưa nói đến việc các tôn giáo khác vẫn đang tiếp tục bị CSVN đàn áp, trù dập như phái Tin Lành Menonite, Phật Giáo Hoà Hảo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài...

Với cái nhìn chung, người ta cho rằng sự kiện Dũng bệ kiến Đức Giáo Hoàng không phải là một thiện chí thay đổi tư duy của CSVN, hầu có thể đưa đến tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền tại VN. Ngược lại, CSVN sẽ thương lượng, nhượng bộ một số lãnh vực nào đó đối với Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam, và dùng đó làm bình phong lừa bịp, để tìm một vị trí thuận lợi trên bình diện Quốc Tế, đúng như LM Nguyễn Văn Lý đã nhận định. Ngoài ra, đối với các tôn giáo khác sẽ không có gì thay đổi.

Bản chất Vẹm, muôn đời mang khuất lấp
Nhổ bên này, rồi liếm lại bên kia
Đừng vội tin lời hứa hẹn, nguyện thề
Trong thực chất toàn những điều lừa bịp


Tóm lại, sự kiện Nguyễn Tấn Dũng bệ kiến Đức Giáo Hoàng chỉ là dấu hiệu khởi điểm mang tính biểu kiến, nhằm che giấu những âm mưu mới, thâm độc hơn, nguy hiểm hơn của CSVN. Nếu chỉ nhìn một cách hời hợt vào dấu hiệu khởi điểm đầy tính biểu kiến đó, rồi có ảo tưởng, hoặc ngây thơ, để vội vàng cho rằng, CSVN sẽ chuyển từ vô thần sang hữu thần, sẽ tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền, thì điều đó quả thực vô cùng tai hại cho cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Sự kiện Dũng bệ kiến Đức Giáo Hoàng mà chúng ta vừa thấy, chỉ là BỀ NGOÀI nhằm che giấu dã tâm chính trị hoá tôn giáo của CSVN. Ngược lại, việc đàn áp, bách hại các tôn giáo khác một cách dã man, tàn nhẫn, thì rõ ràng đó là những THỰC TẾ hiển nhiên, đã diễn ra trong suốt thời gian hơn 70 năm qua, kể từ khi bóng ma CS xuất hiện trên quê hươngViệt Nam. Những THỰC TẾ và BẢN CHẤT dã man tàn nhẫn của CSVN đối với tôn giáo hoàn toàn phù hợp với học thuyết Tam Vô của CS ( vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc) mà CSVN đã cuồng tín, ngu xuẩn đuổi. Xin đừng vội vàng, mới thấy cái BỀ NGOÀI MỚI LẠ của hiện tượng mà vội vàng quên đi cái BẢN CHẤT THỰC TẾ DÃ MAN , TÀN NHẪN của CSVN đối với tôn giáo từ SUỐT 70 NĂM qua.

Trong hoàn cảnh hiện tại, điều quan trọng là chúng ta nên bình tĩnh và sáng suốt để nhận rõ được chân gía trị của sự việc và BẢN CHẤT VÔ THẦN BẤT BIẾN của CS. Để có thể cảnh giác hơn, thận trọng hơn, và kiên quyết hơn, trong công cuộc đấu tranh chung của toàn dân.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm thanh Phương (Úc Châu)

Nếu nhìn kỹ vào cục diện hiện nay, chúng ta sẽ thấy rất nhiều mặt trận đấu tranh đang nỗ lực hoạt động đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, trong khi đó cũng không thiếu những trận hoả mù từ CSVN và đám tay sai tung ra khắp nơi.

Song song với những hoả mù ấy, một bài phỏng vấn trên Web Việt Weekly ngày 7 tháng 12 năm 2006 với tựa đề “Ba nhà báo Việt Weekly gặp nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt” nhân chuyến đi Việt Nam làm tin về Hội nghị APEC. Khi đọc bài phỏng vấn, người ta thấy được chiêu bài cũ rích “Hoà Hợp-Hòa Giải” mà đại đa số người dân VN đã qúa nhàm chán từ nhiều năm qua, nay nó lại được khơi dậy thêm một lần nữa, như một điệp khúc của anh chàng “Sơn Đông Mãi Võ” trong buổi chợ chiều...

Thế hoà giải, trò bịp lừa cũ rích
Kiệt khơi ra, tạo thế trận hỏa mù
Nghe nghẹ nhàng, êm ái tựa lời ru
Nhưng thực chất, đòn lọc lừa , tháu cáy


Có lẽ ai cũng thấy, lần này sự xuất hiện của Kiệt rất nhẹ nhàng êm ái, hòa nhập cùng “dòng thác” lượn lẹo, đã và đang xâm nhập trong công cuộc đấu tranh tại nhiều nơi hiện nay. Kiệt cho rằng, quan hệ giữa công đồng người Việt hải ngoại và nhà nước CSVN đã lạnh nhạt từ hàng chục năm qua. Do đó, sự “Khép lại quá khứ , xoá bỏ hận thù” , ngồi lại bắt tay với nhà nước CSVN để cùng nhau xây dựng đất nước là một chuyện cần thiết. Một khi sự ngăn cách giữa khối người Việt hải ngoại và nhà nước CSVN không còn nữa, tất nhiên đất nước sẽ phát triển, và một nền dân chủ sẽ hình thành tốt đẹp, cho dù CSVN vẫn tiếp tục điều hành đất nước.

Để làm sáng tỏ vấn đề, một lần nữa những câu hỏi được đặt ra ở đây là “Hòa giải như thế nào? Ai hòa giải với ai?” ... Khi người ta dùng hai chữ hòa giải có nghĩa là thế lực gây lầm lỗi phải tỏ lòng chân thành biết lỗi với nạn nhân bằng những hành động cụ thể, trong những điều kiện thỏa đáng. Nó cũng giống như cuộc hòa giải giữa người da trắng tại Úc với người Thổ dân cách đây vài năm. Để chứng tỏ thiện chí hoà giải, chính phủ Úc đã bày tỏ tất cả sự hối tiếc của những hành động gây phương hại đến người Thổ dân trong quá khứ, không những bằng lời nói mà bằng cả hành động như dành ưu tiên nâng đỡ phát triển đời sống văn hóa, chính trị và tâm linh của họ hoàn toàn trong tự do, dân chủ,v,v... Đây mới là thực tâm trong “Hòa Giải”. Nó không phải chiêu bài “Hoà Giải” trái khoáy như những gì Võ Văn Kiệt đã đưa ra.

Nhìn lại giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua, những tội ác dã man như “Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Tết Mậu Thân,Hè Đỏ Lửa.v.v..”, tất cả không ai có thế phủ nhận là hậu qủa từ những thú tính và bản chất tay sai của tên tội đồ Hồ Chính Minh và tập đoàn CSVN. Tuy nhiên, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ, nhưng những tội ác ấy chưa được chấm dứt mà vẫn còn kéo lê thê cho đến hôm nay, để đất nước phải trở thành một “nhà tù vĩ đại” không cửa sổ. Tất cả những lọc lừa, khủng bố, đàn áp, bóc lột, vẫn tiếp tục xẩy ra hàng ngày trên khắp các nẻo đường đất nước. Xã hội băng hoại, đạo đức, giáo dục suy đồi, phụ nữ trẻ em được xuất cảng đi làm nộ lệ tình dục trên khắp thế giới, niền tin và tôn giáo cũng không thoát khỏi sự khủng bố trù dập,v,v.... Như vậy thử hỏi nhà nước CSVN có thực sự muốn hoà giải hay không???

Dân tộc Việt Nam vốn hiếu hòa, trong cuộc sống lúc nào họ cũng không quên lời dạy của tổ tiên “Dĩ hòa vi qúy” . Tuy nhiên hiếu hòa không có nghĩa là đần độn. mà xử dụng sự hiếu hòa đúng chỗ và đúng nghĩa. Người Việt Nam không ngu muội, để hoà giải với đám ăn cướp một cách vô điều kiện. Hành động ấy không khác nào nối giáo cho giặc, khuyến khích chúng thêm tác oai, tác quái, muốn làm gì thì làm, còn lại nạn nhân cứ ôm đầu chịu đựng những tủi nhục, đau thương.

Đối với CSVN, người dân Việt Nam có quá nhiều kinh nghiệm, họ không còn ngây thơ bị lừa thêm nữa. Những kinh nghiệm xương máu đã cho họ những bài học để đời. Họ không còn tin vào bất cứ lời nói nào khi không có hành động cụ thể. Nếu thực sự muốn hoà giải, ít nhất nhà nước CSVN phải biết công khai nhận lãnh trách nhiệm, cúi đầu xin lỗi trước quốc dân về tội ác đã gây ra cho người Việt Tỵ Nạn nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung, phải trả lại quyền tự do, dân chủ cho toàn dân đã từng bị CSVN tước đoạt, phải phóng thích và thành khẩn xin lỗi tất cả những tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, vì những người này không có tội, họ chỉ đứng lên đòi hỏi những quyền căn bản của một con người mà đáng lẽ đồng bào họ phải có như tất cả mọi người khác trên thế giới. CSVN phải trả lại tự do cho các tôn giáo và tài sản của toàn dân , đó là chưa kể những nạn nhân đã vĩnh viễn ra đi dưới lưỡi đao của chủ nghĩa CS, mà Hồ Chí Minh đã đưa vào áp đãt trên Quê Hương. .

Muốn hoà giải Vẹm phải cần minh bạch
Hãy cúi đầu nhận lỗi trước quốc dân
Thức tỉnh đi, tẩy uế chất hèn, đần
Hã trả lại nền tự do, dân chủ


Sau cùng, muốn có sự hoà giải, CSVN phải thật lòng, đừng phét lác mỵ dân nữa, tất cả phải minh bạch, phải vất bỏ cái lý thuyết và chính sách đốn mạt phi nhân bản vào thùng rác của lịch sử, như các nước CS Đông Âu đã thực hiện và phải thật lòng xây dựng xã hội trong tự do dân chủ thực sự. Ngược lại tất cả những ai hô hào hòa giải dù dưới bất cứ hình thức nào, mà không đáp ứng những điều kiện nêu trên, tất nhiên chỉ là những trò lừa bịp, kiếm lợi trên xương máu của đồng bào... Chúng ta cần ghi nhớ, trước vấn nạn của Quê Hương, Tổ quốc, chúng ta sẽ không làm được gì, khi “Chữ trinh còn một chút này, chẳng cầm cho vững lại giày cho tan”.

Hoà Giải

Chữ hòa giải phải dùng cho đúng chỗ
Chớ hàm hồ ôm chính sách mỵ dân
Dân Việt Nam tự sẵn có lòng nhân
Xuôi nước mắt, đớn đau cùng dân tộc
Khi vuốt mặt, kết minh loài rắn độc
Là lúc mình tàn nhẫn với bản thân
Tiếp tay kẻ thù bách hại nhân dân
Tâm hèn, nhược,
Não trạng đen, Hồn băng hoại
Chén đỉnh chung, chuốc say phường vô lại
Trí vật vờ, ăn bả lũ Việt gian
Chữ hư danh, khơi động tấm lòng tham
Kém tài đức, ôm giấc mơ chính khách
Đời lắm kẻ
Trí không thông
Bút không thẳng
Bắt chước già Hồ
Để “Chí “ phải bất “Minh “
Chẳng phải cỏ cây, sao lại bất tri tình
Tâm chẳng động khi Giang Sơn điếm nhục
Hãy nhìn xem nay còn đâu Bản Giốc
Âm vọng đều, nức nở suối Phi Khanh
Vòng tay êm, ôm lũ Vẹm sao đành
Phản dân tộc
Bội vong tình Tổ Quốc
Muốn hoà giải
Vẹm phải thương dân nước
Phóng thích ngay tiếng nói của lương tri
Giải oán thù, lau sạch những lụy bi
Hãy trả lại, nền Tự Do, Dân Chủ
Trên dòng đời, từng vết thương lữ thứ
Cũng sẽ lành bởi ánh sáng Quê Hương
Cùng toàn dân tái tạo bến yêu thương
Chung nhịp thở đắp xây tình đất nước.


Phạm thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Theo tin BBC, Thủ Tưởng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, đã ban hành quyết định số 1568/QD-TTG, và có hiệu lực kể từ ngày ký (27-11-2006). Quyết định này nhằm mục đích dân sự hoá 58 Hecta đất, thuộc Nghĩa Trang Quân Đội Biện Hoà trước năm 1975. Khu đất này đã bị chiếm cứ và thuộc quyền quản lý của Quân Khu 7, Bộ Quốc Phòng CSVN kể từ sau 30-4-1975. Nay CSVN quyết định chuyển sang quyền quản lý thuộc Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Bình Dương. Ngay khi bản tin này được công bố trên BBC, dư luận cộng đồng người Việt Tỵ Nạn đã tỏ ra rất quan tâm và bàn tán xôn xao, theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Quyết định ấy, ai biết lành hay dữ
Sự chuyển giao ẩn náu vạn ý đồ
Kẻ u buồn, người phấn khởi tung hô
Tạo nhiễu loạn, nhân tâm, dòng Tỵ Nạn


Theo một số người nhận định, họ cho đây cũng là một điểm mừng, nó đánh dấu một thay đổi khả quan trong chính sách “khép lại quá khứ, xoá bỏ hận thù”, để cùng chia vui, sẻ buồn trong tình tự dân tộc, tựa như lời kêu gọi của Nguyên Thủ Tướng CSVN ( Võ Văn Kiệt) vừa qua. Như vậy, chắc chắn nơi yên nghỉ của những chiến sỹ VNCH sẽ được trùng tu khang trang, hầu yên ủi phần nào cho người sống cũng như người chết sau hơn 30 năm chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, đa số lại cho rằng đây là điều đáng lo ngại, đáng buồn hơn đáng mừng. Nếu đọc kỹ hết 8 điều khoản của quyết định 1568/QD-TTG, người ta chỉ thấy nói đến "thủ tục chuyển giao, quyền quản lý khu đất, quy định trách nhiệm phải báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 30/7/2007, quyền điều chỉnh, quyền quy hoặch và xử dụng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh Bình Dương,v,v..”. Tuyệt nhiên không hề thấy một chữ nào mang ý nghĩa trùng tu hay tân trang, dù là hiểu lầm. Như vậy, sự “hiểu lầm” CSVN giác ngộ để có ý tân trang, trùng tu , Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa, không biết ở đâu ra?

Đi ngược thời gian, để nhìn kỹ vào bản chất của tập đoàn CSVN qua những hành xử, đối với những người đã “dầy công hãn mã” xây dựng chế độ trong hơn nửa thế kỷ qua, người ta có thể thấy được sự “hiểu lầm” này như thế nào, mức độ khả tín được bao nhiêu. Từ sự “đãi ngộ” với những “khai quốc công thần” của chế độ như Võ Nguyên Giáp, Trần Độ, Hoàng Cầm, cho đến thành phần cựu chiến binh và thương binh của họ đang đói khổ lây lất những kiếp sống dở dang trên khắp nẻo đường đất nước. Ngoài ra, biết bao nhiêu “gia đình liệt sỹ, bà mẹ chiến sỹ” đã từng hy sinh cho “sự nghiệp CS” có khi cả ba đời, nhưng cuối cùng họ đã nhận được những gì nơi chế độ CSVN, hay chỉ còn lại những giọt nước mắt oan khiên cùng cực. Đã đói rách, nhà đất, cũng bị cướp đi, trên tay chỉ còn mảnh giấy chứng nhận “Liệt Sỹ hay ban khen”, dùng làm “lá bùa”lang thang “khiếu kiện kêu oan”, với những thất vọng não nề của kiếp người...Hơn nữa, hãy dặt thêm một câu hỏi, những tấm bia tưởng niệm Thuyền Nhân tại hai đảo Bidong và Galang đã có tội tình gì và có gì nguy hại cho chế độ, vậy tại sao bọn chúng còn tìm cách phá hủy bằng mọi giá....Như vậy, sự “hiểu lầm” CSVN giác ngộ để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, là một điều không tưởng, nếu không muốn nói là mang nhiều ẩn ý.

Cũng vì thế, đại đa số cho rằng , sự kiện CSVN “Dân Sự Hoá” Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa , không ngoài mục đích tạo cơ hội để dễ bề quy hoạch, bán cho ngoại quốc, xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong tiến trình WTO một cách danh chính, ngôn thuận mà thôi. Mặt khác, CSVN cũng biết rằng, đại đa số người Việt Tỵ Nan tại hải ngoại là những người mang nặng tình cảm thủy chung của nền tảng văn hoá dân tộc, việc trùng tu “Nghĩa Trang Quân Đội VNCH” để an ủi thân nhân và ghi ơn những chiến sỹ VNCH là niềm mơ ước của họ. Từ đó, CSVN sẽ cho tay sai và khuyến khích đám hoạt đầu chính trị, vận động, tuyên truyền và đẩy mạnh những tổ chức cuộc lạc quyên rầm rộ qua chiêu bài trùng tu, hầu có thể tập trung dư luận, tạo ra sự phân hoá trong tranh chấp quan điểm, lập trường và nhận định, để giảm thiểu ngọn lửa đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền, đang hừng hực trong hiện tại. Đồng thời, đánh lừa quốc tế qua chiêu bài thiện chí giác ngộ “xóa bỏ hận thù, nối vòng tay lớn” tiến đến “dân chủ hoá đất nước” trong “tiến trình dân chủ hoá toàn cầu”....

Kinh nghiệm sống, đừng ai tin lũ Vẹm
Bản chất kia, là lươn lẹo, lọc lừa
Đám hoạt đầu, sẽ nhẩy, múa, tung hô
Đưa nhân thế chìm sâu vào phân hóa


Tóm lại, trước sự kiện nêu trên, đọc kỹ văn bản tất sẽ thấy nhóm chữ "Dân Sự Hoá Nghĩa Trang BH" không có nghĩa là trùng tu để trở thành một di tích lịch sử. Ngược lại, trong diều 1 trong bản quyết định có ghi rõ “chuyển sang dân sự với mục đích phát triển kinh tế và xã hội tỉnh Bình ương”. Trong điều hai của quyết định cũng có ghi “Nghĩa trang này bình thường như những nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật”..Như vậy, những lập luận Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hoà cũ sẽ được CSVN trùng tu khang trang là một viễn tượng võ đoán. Có chăng, sự chuyển qua dân sự này, chỉ để dễ dàng giải toả trong mục đích kinh tế như những nghĩa trang khác từ ba thập niên qua. Do đó, thiết nghĩ người Việt Tỵ Nạn chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt nhìn vào sự việc. Đừng vội vàng kết luận bất cứ một điều gì hoặc tin bất cứ sự tuyên truyền nào khi chưa thấy sự thật như di ngôn của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu “Đừng tin những gì CS nói, hãy nhìn kỹ những gì CS làm”.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong những ngày gần đây, qua một vài cuộc phỏng vấn, một vài nhân vật được coi là "khả kính" trong đấu tranh, đã có những lời tuyên bố xác định rằng, trong đảng CSVN có rất nhiều kẻ yêu nước, chúng ta đừng dị ứng, chống đối, xa lánh, mà hãy đến gần, dùng tình thương để cảm hóa những tên đồ tể CS này, hầu có thể cùng nhau tạo dựng dân chủ, tự do và thăng hoa đất nước. Ngoài ra, cũng có thêm hiện tượng Ngô Văn Tuấn, thuộc "Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam" và là một thành viên trong "Mạng Lưới Nhân Quyền", đã công khai tổ chức "hội thoại" mời một số cán bộ cao cấp CSVN tại Hòa Lan. Tất cả đã tạo nên những xôn xao, hoang mang, nghi ngờ, trong dư luận....

Đời loạn sắc, đắm sâu vùng ảo tưởng
Bả lợi, danh, gây loạn chốn hồng trần
Phỉnh cuộc đời, tự dối chính bản thân
Tìm ảo ảnh, trong giấc mơ đối thoại


Nếu nói đến sự đối thoại, vấn đề được đặt ra ở đây, là ai cần đối thoại với ai, đối thoại như thế nào và với mục đích gì?...Nhìn vào sự thật, có lẽ ai cũng thấy được rằng, những đối tượng cần thiết nhất mà CSVN cần phải đối thoại, chính là khối đại đa số 83 triệu nạn nhân thấp cổ, bé miệng tại VN, trong đó có rất nhiều vấn đề cần phải được giải quyết trong tình tự dân tộc, điển hình như những nạn nhân đói rách, khốn cùng, mất nhà, mất đất; những công nhân đang bị bóc lột từ sức lao động đến nhân phẩm; những tu sĩ và tín đồ các tôn giáo đang bị khủng bố, trù đập; những phụ nữ và trẻ em đã và đang bị bán làm nộ lệ tình dục tại các nước lân, bang, như tại Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai, Cam Bốt.... Ngoài ra, những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đang bị cầm tù, và những người đang nỗ lực lên tiếng đòi tự do, dân chủ, đang bị trù dập, đàn áp, khủng bố một cách tàn nhẫn, phi nhân bản trên khắp các nẻo đường đất nước...

Tất cả những thành phần nêu trên, mới thật sự là những đối tượng cần thiết để nhà nước CSVN phải đối thoại với họ một cách nghiêm túc, minh bạch, trong tương kính và công bằng. Tuy nhiên, những đối tượng này, chưa bao giờ được nhà nước CSVN lưu tâm để đối thoại với họ, nhằm giải quyết những bất công , uất ức của họ. Ngược lại, tập đoàn lãnh đạo CSVN luôn luôn tìm cách khủng bố, bóc lột và bịt miệng, trói não họ bằng hàng loạt những nghị quyết, quyết định, nghị định, trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Như vậy, nghe những lời kêu gào, "Đem tình thương xoá bỏ hận thù để cảm hoá CSVN", chúng ta hãy nhìn vào việc thay đổi nhân sự trong cơ cấu trung ương, và hai Nghị định 38 và 56 do Phan văn Khải để lại trước khi ra đi; cũng như Chỉ thị 37 của Nguyễn Tấn Dũng mới đây, để thấy được CS lúc nào cũng là CS, vẫn nham hiểm xảo quyệt, bất lương, không bao giờ có thể thay đổi. Như vậy, chủ trương "đối thoại với CS" của một số cá nhân hay tổ chức, đảng phái, có thực sự trong sáng, hay chỉ là những khuất lấp, báo hiệu một sự phản bội đối với niềm tin của toàn dân? Và đương nhiện nó cũng mang đến một “nỗi đau của niềm tin” cho những người tâm huyết, quan tâm đến quê hương đất nước, đã từng tin tưởng và kỳ vọng trong đấu tranh...

Trên thực tế , không ai phủ nhận khối người Việt hải ngoại chúng ta cũng là người VN, đã từng là những nạn nhân của chế độ CSVN, nhưng, chúng ta không còn là những
nạn nhân trực tiếp trong hiện tại. Do đó, với chính nghĩa của những người Việt tỵ nạn cộng sản, cùng chung quan điểm và lập trường minh bạch, người Việt hải ngoại chúng ta không có nhu cầu và cũng không thể gục mặt chấp nhận sự nhục nhã, để đối thoại với CSVN trong mọi tình huống. Bổn phận của chúng ta là phải đấu tranh, tiếp tay với những nạn nhân trực tiếp tại quốc nội, diệt trừ cái chế độ CS độc tài, toàn trị, cái cơ chế dã man, đã cướp đi lẽ sống và danh dự của dân tộc trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Xuyên qua những kinh nghiệm xương máu, tất cả những người Việt hải ngoại yêu nước, yêu tự do, dân chủ, tất nhiên đều nhìn ra cái gọi là "thiện chí đòi cảm hóa CSVN" bằng "tiền bạc hay đối hoại" chỉ là một ảo tưởng. Tất cả những "hồ hởi phấn khởi" của một số người muốn đối thoại với CSVN, cũng chỉ là những trò tung hứng, không ngoài mục đích thêu dệt một tấm bình phong thật đẹp, giúp tập đoàn CSVN thêm điều kiện và cơ hội lừa bịp quốc tế, để có thể xin thêm viên trợ, làm giầu cho cán bộ đảng và tiếp tục đàn áp, bóc lột, buôn dân, bán nước một cách tinh vi hơn. Ngoài ra, sư "đổi mới tư duy để đối thoại với cộng sản" còn mang một ý đồ đen tối khác, là muốn biến khối người Việt hải ngoại trở thành "thần dân ngoan ngoãn của chế độ CS", hầu có thể giúp bọn tội đồ CSVN moi thêm tài nguyên từ những "khúc ruột ngàn dặm" kể cả tài chánh và trí tuệ. Đồng thời qua đó, triệt thoái tất cả ý chí và niềm tin của toàn dân trong đấu tranh, đang đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương.

Nếu thiện chí, một lòng thương đất nước
Hãy thật thà, tranh đấu giúp người dân
Mơ làm chi, "đối thoại" lũ vô thần
Tâm bất chính, hiến thân thân làm con rối


Tóm lại, theo dư luận chung, mọi chủ trương "hoà hợp hoà giải" hay đối thoại với bọn tội đồ CSVN để "đem tình thương cảm hóa chúng" đều là những điều không tưởng, có chăng chỉ là những chiêu bài lừa bịp, dù vô tình hoặc cố ý cũng chỉ làm lợi cho bọn CSVN. Do đó, trong giai đoạn phức tạp "vàng thau lẫn lộn" hiện nay, chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt nhận định , phân biệt rõ ràng sự chân, giả, thi phi, của tất cả các sự kiện, hầu giữ vững niềm tin, kiên định lập trường, để có thể yểm trợ tối đa cho các tổ chức đấu tranh chân chính trong cũng như ngoài nước một cách hữu hiệu hơn, trong mục đích đòi lại tự do, dân chủ thực sự cho dân tộc.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong mục tiêu đấu tranh hiện nay, đa số các cá nhân, mặt trận, phong trào đang nỗ lực, tập trung tranh đấu, đòi hỏi Nhân Quyền cho Viêt Nam. Tuy nhiên, trong những lực lượng, tổ chức đấu tranh đó, có một số cho rằng, chỉ tranh đấu cho nhân quyền thuần túy. Họ chối bỏ tính chất chính trị, chỉ chủ trương làm thế nào người dân trong nước có được cái quyền làm người, cơm no áo ấm, trong khi cái thế lực tàn độc, bóc lột những quyền căn bản tối thiểu của con người vẫn còn đang tung hoành, thì không biết người dân sẽ nhận được những gì nơi những cá nhân, tổ chức này.


Không biết vô tình hay cố ý, những cá nhân, tổ chức này không hiểu hay cố tình không hiểu một điều cơ bản là khi tranh đấu dưới chế độ độc tài CSVN, thì cái gì cũng liên quan đến chính trị. Bởi cái chính sách cai trị đốn mạt của CSVN, mới tạo ra hoàn cảnh đói rách và những quyền căn bản của con người mới bị tước đoạt. Nếu muốn người dân được tự do, cơm no áo ấm, tất nhiên phải tận diệt cái cơ chế đốn mạt đã tạo ra đói rách, tang thương cho dân tộc. Bằng ngược lại, có đổ bao nhiêu nỗ lực , mà chỉ mang tính chất nhân đạo thì chẳng khác nào đang làm cái công việc của "Dã Tràng". Chúng ta phải can đảm nhìn vào thực tại, tham nhũng thối nát đã trở thành quốc sách. Du kích làng, xã thì bóc lột từ bát gạo, mớ rau, cấp cao hơn thì nhắm vào những dịch vụ kinh doanh, đĩ điếm, ma cô, ma túy lấy tiền chia chác và đóng "hụi chết" cho Trung ương. Riêng cấp trung ương thì làm chủ tất cả đất nước , điều hành toàn bộ, có quyền buôn dân, bán nước và tạo ra những tệ đoan quy mô, rồi nghiên cứu đường lối lừa đảo quốc tế ...

Khi lãnh đạo là độc tài, tham nhũng
Chữ nhân quyền chỉ là bóng hư không
Ai dám bảo đấu tranh phi chính trị
Bao giờ đây, dân mới được no lòng


Thông thường, nếu chỉ nói đến vấn đề "no ấm" là áp dụng chung cho tất cả muôn loài, không riêng biệt người hay vật. Tuy nhiên, khi nói đến con người, thì cái cần thiết nhất phải là tự do dân chủ, chỉ có tự do dân chủ mới tạo được cho con người thực sự có nhân quyền để phát triển dân sinh và từ đó, tự nhiên phải có cơm no, áo ấm. Hãy nhìn thẳng vào lý luận và những khẩu hiệu mà CSVN đã tung hô từ suốt gần một thế kỷ sẽ thấy " Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Như vậy ai là chủ ? Có phải chăng, chính đảng CSVN đã tự phong cho cái quyền đại diện cho toàn dân để quyết định mọi việc, còn lại người dân chỉ được coi là những công cụ của đảng và có nhiệm vụ tuân theo lệnh của đảng như một cái máy, và đảng là bộ phận thu nhặt "sản phẩm" từ những chiếc máy đó, hay nói đúng hơn là những chuyên gia gặt hái trên cánh đồng xương máu của toàn dân.... CSVN đã tự tạo cái tự do tuyệt đối của một nhóm nhỏ để thay thế cái tự do của toàn dân. Đảng CSVN đã tự cho mình cái đặc quyền "phán bất khả ngộ", bởi đảng không bị ràng buộc vào bất cứ điều gì, kể cả đạo đức và lương tâm.


Theo “châm ngôn” của Lenin "Đạo đức là những gì tốt cho đảng cộng sản". Vì vậy bọn tín đồ ngu xuẩn CSVN cũng không khác với khẩu hiệu tương tự "Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội". Chính vì thế, mọi quyền tự do căn bản của con người dưới chế độ độc tài CS, là một thứ xa xỉ không thể tồn tại. Đây chính là nguyên do đất nước phải lầm than tủi nhục từ hơn nửa thế kỷ qua...

Chúng ta hãy nhìn vào một nước Tự Do dân chủ, cơm no, áo ấm và văn minh bậc nhất thế giới như Mỹ xem họ quan niệm và hành xử ra sao. Trong văn bản " Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ-1776" xác định rõ : "thượng đế tạo ra con người và ban cho con người những quyền cơ bản, không thể bị tước đoạt, không thể chuyển nhượng và không thể tiêu hao với thời gian" . Và quyền căn bản của con người là những gì họ đều ghi rõ từng chi tiết. Đó là tự do sinh sống , tự do đi lại, không ai có quyền xâm phạm tới cơ thể, gia đình, tài sản của từng cá nhân. Mọi người đều được tự do diễn đạt lập trường chính trị, tự do ngôn luận, tự do thành lập và tham gia các tổ chức, tự do ứng cử vàø bầu cử,v,v.. Tất cả những quyền căn bản này, đã được chính quyền bảo vệ tối đa theo luật pháp. Từ đó người dân mới tự do phát triển và đóng góp cho đất nước của họ tiến bộ như hôm nay....

Lúc đất nước được tự do dân chủ
Khi người dân được đứng thẳng làm người
Nghĩa nhân bản được thăng hoa tột đỉnh
Cánh đồng xanh, bông lúa cũng cười tươi


Tóm lại, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, nếu ai chủ trương tách rời nhân quyền ra khỏi chính trị, chỉ là hiện tượng cưỡng từ, đoạt lý, mang tính cách ngụy biện, bịp bợm. Chúng ta phải hiểu căn bản của Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ (1776); Tuyên Ngôn Quyền Con Người và Quyền Công Dân của Pháp (1789); Hiến chương Liên Hiệp Quốc (1945) và Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948), tất cả đều là thành quả của những nỗ lực đấu tranh chính trị đầy gian truân, chứ không khải thuần túy từ những tấm lòng “nhân đạo”, ôm giấc mộng “ Nam Kha”, trong địa ngục độc tài, đảng trị CSVN.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)