"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Cuộc biểu tình khiếu kiện tại Sàigòn đã trôi qua một cách tương đối có thể gọi là êm ả, sau gần cả tháng trời ồn ào sôi động. Sự sôi động ồn ào ấy hầu như chỉ có tại hải ngoại, và đã được bùng lên như một làn sóng mới, trải dài khắp nơi và cũng đã tạo nên nhiều điều thuận lợi cho công cuộc đấu tranh chung trong hiện tại. Còn lại trong nước thì vẫn ở đâu biết đấy, và cũng không mấy người quan tâm mặc dù cuộc biểu tình khiếu kiện rầm rộ đã xẩy ra tại giữa trung tâm thành phố Sàigòn. Với sự kiện này, nhiều người đã tò ra rất băn khoăn và dư luận hải ngoại cũng có nhiều chiều hướng đi tìm sự thật trong uẩn khúc.

Khi ngọn lửa đấu tranh vừa bùng cháy
Nỗi cô đơn lại bao phủ lạnh lùng
Ôi! lòng người chưa xác định thù chung
Vẫn cục bộ, nên cõi lòng lạnh lẽo


Nhìn vào diễn tiến cuộc biểu tình khiếu kiện tại Sàigòn vừa qua, người ta không thấy được một sự yểm trợ, ủng hộ nào từ các phong trào, mặt trận “đấu tranh dân chủ”, ngoài phái đoàn của Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã đến thăm. Đa số cũng hy vọng rằng, khi cuộc biểu tình được xẩy ra tại thủ đô của miền Nam, tất nhiên sẽ được ủng hộ và cũng sẽ có nhiều người nhập cuộc. Nhưng tất cả đã hoàn toàn thất vọng. Tại sao?

Đi tìm hiểu nguyên nhân, đa số dư luận cho rằng sự cô đơn này là do chính đoàn biểu tình khiếu kiện tạo nên. Bởi khi nhìn vào đoàn biểu tình, người ta nhận thấy đa số đều là những người có công với chế độ CS với những “Huân chương, văn bằng gia đình liệt sĩ” và nhưng khẩu hiện van xin, cầu cứu với Chủ Tịch nước, Thủ Tướng và đảng....Và cũng chính cái hình thức này đã cho người dân Sàigòn nghĩ rằng đây chỉ là một sự thất sủng nội bộ của đảng, không thự sự thuộc về nỗi oan khiên của người dân... Một số khác cũng cho rằng, chính những người đang kêu oan tại trụ sở Quốc Hội II CSVN là những người đã đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng chế độ phi nhân CSVN và cũng là một thành phần không nhỏ đã góp phần tạo ra những oan khiên cho miền Nam VN trong suốt hơn 30 năm qua. Như vậy, làm sao có thể tìm được sự hậu thuẫn, nhập cuộc của người dân miền Nam cho được. Do đó, sự cô đơn của đoàn biểu tình khiếu là một chuyện tất yếu, không thể tránh.

Cũng chính vì sự hiện diện của những thành phần có công với CS trong đoàn người khiếu kiện, nên dư luận cũng nghi ngờ cho rằng đây cũng có thể CSVN đang đạo diễn một màn dân chủ hình thức trước nhãn quan quốc tế. Bởi lẽ họ cho rằng, nếu cuộc biểu này do người dân Sàigòn thực hiện thì rất khó ngăn chặn, nhưng cả ngàn người kéo nhau từ miền Tây đi lên thì quá dễ dàng ngăn chặn... Đặt trường hợp, nếu CSVN không muốn cuộc biểu tình này xẩy ra, họ có thể cho công an địa phương ngăn chặn, hù dọa, khủng bố ngay tại các bến xe, thì chắc chắn cuộc biểu tình không xẩy ra. Nếu có, cũng chỉ độ vài chục người chứ không thể lên được con số hàng ngàn rầm rộ như vậy được. Ngoài ra, người ta còn suy diễn, rất có thể các nhà “Đấu tranh dân chủ” cũng hiểu được điều này nên họ không muốn tham gia cũng nên.

Ngoài ra một số người cũng cho rằng, cuộc biểu tình này có rất nhiều điểm mập mờ, tạo ra nhiều lợi điểm cho bọn CS khai thác. Ở đây chỉ xin đơn cử một vài khía cạnh như sau:

Thứ nhất, CSVN sẽ lừa được quốc tế với một hình thức dân chủ giả hiệu.

Thứ hai, CSVN đã cho cán bộ xúi dân đi biểu tình với những “Huân chương kháng chiến”“Văn bằng liệt sĩ” để gây phân hóa trong lòng dân tộc.

Thứ ba, CSVN tạo ra một số quyên góp rầm rộ tại hải ngoại, để kết tội một số người nào đó với tội danh “Nhận tiền thế lực phản động tại hải ngoại, tổ chức biểu tình chống phá nhà nước và phá rối trị an”, và sau đó dùng những lý do này đàn áp cuộc biểu tình một cách danh chính ngôn thuận.

Thứ tư, với những kêu gào Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng cứu giúp để chứng tỏ trung ương vẫn trong sạch mà chỉ có địa phương hà hiếp, bóc lột dân lành mà thôi. Trong khi đó, có lẽ ai cũng biết tất cả nỗi oan của người dân là do chính sách đốn mạt liên kết dây chuyền từ thượng tầng đến hạ tầng cơ chế, nó như một mạng lưới rất chặt chẽ bất khả phân ly.

Với bốn mục đích điển hình ấy, CSVN hy vọng sẽ đốt cháy niềm tin trong công cuộc đấu tranh chung của toàn dân đang đòi tự do, dân chủ và nhân quyền hiện nay. Sau đó liên kết với một số đảng phái việt gian tại hải ngoại thực hiện nghi quyết 36 một cách thong dong hơn, trong mục đích “Xoá ngăn cách, vượt thử thách” nối kết, tẩy rửa hết quá khứ, nhắm mắt trước những đốn mạt máu lửa trong hiện tại, núp bóng dưới chiêu bài “Canh tân đất nước” để xây dựng chế độ tham tàn ấy thêm vững chắc, tiếp tục buôn dân bán nước, đầy ải dân lành.

Hãy nhận rõ âm mưu loài Cộng Phỉ
Khơi niềm đau, tạo phân hoá, hận thù
Giết niềm tin, xây chế độ thiên thu
Trên xương trắng, máu đào giòng Lạc việt


Trước tình hình trên, thiết nghĩ dù người dân trong hay ngoài nước chúng ta cũng nên sáng suốt nhận định. Đối với những người “dân oan” khiếu kiện nhà đất hiện tại, dù quá khứ của họ có gì chăng nữa, nhưng hiện tại họ vẫn là nạn nhân của chế độ phi nhân đốn mạt CSVN. Khi xưa họ ngây thơ bị lừa làm tay sai cho CS, bây giờ thì lại bị CS lột tận xương tủy. Như vậy, dù sao chăng nữa, nỗi đau của họ vẫn là một nỗi đau chung của dân tộc, để từ đó toàn dân có được cơ hội nhìn rõ hơn, chính xác hơn về cái bản chất phi nhân của CSVN. Quan trọng hơn nữa, đây cũng là cơ hội để chúng ta cảnh giác hơn đối với những thành phần đón gió trở cờ, thập thò hòa giải. Vì vậy, mong rằng chúng ta cũng nên đâu lưng, sát cánh với họ trong tất cả công cuộc đấu tranh. Một cuộc biểu tình rầm rộ xuất hiện, tất nhiên sẽ là nền tảng cho những cuộc biểu tình khác trong mục đích cao cả hơn và nếu được như vậy, sẽ tạo nên một sự đoàn kết vững mạnh làm vũ khí tiêu diệt chế độ đốn mạt CSVN trong một ngày rất gần.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong những ngày gần đây, dư luận tại hải ngoại khá xôn xao và có những phản ứng tích cực khi nhận thấy tờ báo Việt Weekly đăng tải nhiều bài viết, tin tức và phỏng vấn có nội dung thân cộng một cách lố bịch, tuyên truyền cho CS một cách quá lộ liễu. Với những bằng chứng rõ ràng, cộng đồng người Việt tại Mỹ đã có những phản ứng thích hợp để bày tỏ quan điểm, lập trường của người tị nạn CS một một cách rất tích cực. Một trong những phản ứng mạnh mẽ nhất là cuộc biểu tình với hơn hai ngàn đồng hương đã vào ngày 21-7-2007 vừa qua. Qua những lời tuyên bố của Ban Tổ Chức cuộc biểu tình, người Việt trên toàn thế giới biết được tờ Việt Weekly đã đi ngược lại quan điểm, lập trường của người Việt tị nạn CS và việc làm của họ có tầm tác hại không nhỏ trong công cuộc đấu tranh chung của toàn dân.

Đời trái khoáy, sinh lắm trò bất mục
Bước lang thang, trong tâm trí vật vờ
Giữa ban ngày, cố gắng dệt mộng mơ
Hồn vất vưởng, cuốn theo dòng phản trắc


Trước sự phản bội trắng trợn và hiển nhiên của Việt Weekly, không hiểu sao một số người vẫn cố gắng giả vờ không thấy và ngu ngơ cho rằng, "sở dĩ Việt Weekly đăng tải những bài viết mang tính chất tuyên truyền, bịp bợm hay bóp méo lịch sử của CS là nhằm mục đích muốn thực hiện quyền tự do báo chí thông tin hai chiều để mọi người có thể nhìn thấy cả cái tốt lẫn cái bỉ ổi, xấu xa của CSVN từ xưa đến nay". Hơn nữa, họ lại bóp méo chữ nghĩa để cho rằng việc phỏng vấn đám lãnh dạo CSVN là thể hiện sự đối thoại công bằng nhằm tìm hiểu và đi tìm một giải pháp chính trị tốt đẹp trên con đường dẫn đến dân chủ hoá đất nước. Tuy nhiên, khi đưa ra những luận điệu nguỵ biện này thì chính họ đã quên hay cố tình quên đi cái nhiệm vụ của báo chí là phải giải thích và hướng dẫn dư luận. Vì vậy, nếu đăng tải bài viết mang tính cách tuyên truyền bịp bợm hay phỏng vấn những nhân vật lãnh đạo CS tất nhiên phải có bài bình luận đi kèm để xác định lập trường quan điểm và vạch rõ những bịp bợm, bỉ ổi của CS, để tránh sự ngộ nhận cho độc giả. Ngược lại, nếu chỉ đăng nguyên vẹn những bài viết phản động của CS, hay phỏng vấn các trùm sỏ CS với tính cách tung hứng, mà không có sự bình luận nào, hoặc bình luận một cách vu vơ kiểu đài phát thanh Chân Trời Mới, thì ai ai cũng biết, đó chính là quan điểm và lập trường của tờ báo, của đài phát thanh.

Trở lại trường hợp Việt Weekly đã đăng tải những bài viết bịp bợm, bóp méo lịch sử của CSVN như tung hô Hồ Chính Minh tựa các bậc hiền tài Nghiêu, Thuấn hoặc tạo diễn đàn cho Nguyễn Minh Triết bịp bợm mà không có sự bình luận nào, là một điều không thể chấp nhận trong cộng đồng tị nạn CS tại hải ngoại của chúng ta. Như vậy, phản ứng của cộng đồng người Việt tị nạn qua cuộc biểu tình là một sự hợp lý cần phải có. Còn nếu nói rằng Việt Weekly đang muốn bắc một nhịp cầu giao lưu để đối thoại trực tiếp với CS thì lại càng vô lý. Bởi lẽ cộng đồng người Việt tị nạn CS không có nhu cầu cần đối thoại với bọn người CSVN, nhất là đám lãnh đạo CS. Đối tượng đang cần đám lãnh đạo CSVN phải đối thoại một cách nghiêm túc, công bằng, chính là 85 triệu dân VN trong nước, và nhất là những người đang đấu tranh đòi tự do tôn giáo, nhân quyền cho đất nước như LM Nguyễn Văn Lý, Bs Nguyễõn Đan Quế, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Ms Nguyễn Hồng Quang, Ms Nguyễn Công Chính,v,v...

Một sự phi lý nữa là nếu muốn đối thoại thì cần có người nghe, CSVN có dám cho khai thông sự bưng bít truyền thông để người dân trong nước có quyền tự do tìm hiểu tất cả nhưng tin tức trên toàn thế giới hay không? Chỉ khi nào người dân trong nước có được quyền tự do phát biểu và thông tin thì lúc ấy mới có thể có một sự đối thoại công bằng. Ngược lại, một khi quyền tự do ngôn luận và truyền thông của người dân chưa được thể hiện nghiêm chỉnh, thì có nói gì chăng nữa cũng chỉ là bịp bợm, nguỵ biện tuyên truyền một chiều như Việt Weekly đã làm. Như vậy, lập trường, quan điểm của Việt Weekly như thế nào, chắc chúng ta đã rõ. Một điểm then chốt của báo chí là phải nói thay cho người dân những gì họ không thể nói và những gì người dân không thể hiểu từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó không phải là một sự quảng bá cho những sự lừa bịp cưỡng từ đoạt lý, tung hoả mù, nhiễu loạn nhân tâm như Việt Weekly đã thực hiện trong những tháng năm vừa qua.

Trong nước, người dân đang đau khổ, khốn cùng bởi chính sách dã man tàn bạo của CSVN, những giọt nước mắt oan khiên của dân tộc đã và đang trải dài khắp nẻo đường đất nước, qua những bóc lột, khủng bố trù dập và gần nhất là những cuộc biểu tình khiếu kiện của dân oan đã bị CS đàn áp. Do đó, thiết nghĩ nếu Việt Weekly là một cơ quan truyền thông chân chính, tôn trọng nhân bản, xin hãy tập trung phân tích, bình luận, bạch hoá tất cả những thủ đoạn và tội ác của CSVN, hầu có thể đóng góp phần nào trong công cuộc đấu tranh chung mà toàn dân đang nỗ lực theo đuổi.

Nhìn thế sự, dòng đời thêm ngao ngán
Trắng thay đen, lấp lửng một ý đồ
Tâm bất chính, lập lờ vờ bịt mắt
Giả ngu ngơ, tung hứng, lũ tội đồ


Sau cùng, Việt Weekly cần hiểu rõ chức năng của một cơ quan truyền thông, là phục vụ độc giả bằng tất cả sự minh bạch, nhất là trong cương vị một cơn quan ngôn luận phục vụ cộng đồng người Việt tị nạn CS. Không thể chui rúc, ẩn nấp dưới bình phong "khách quan vô tư, thông tin hai chiều" để tuyên truyền cho CS. Hơn nữa, đứng trên quan điểm người Việt tị nạn, bắt buộc chúng ta phải tập trung vào một kẻ thù duy nhất là CSVN, bạch hoá những âm mưu đốn mạt bán nước hại dân của chúng, đồng thời yểm trợ tối đa công cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ cho VN, trong khả năng và lương tri của người cầm viết.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương

Chuyến đi Mỹ của Nguyễn Minh Triết đã được rất nhiều người chú ý, không phải chỉ có quốc tế, người Việt hải ngoại mà ngay cả những người dân trong nước cũng không đứng ngoài quỹ đạo. Chính vì tầm mức quan trọng để quan tâm, nên người dân trong nước mới phát giác ra những cái nét đặc thù bất biến của làng báo dưới "môi trường XHCN". Tuy không dám công khai, nhưng trong dư luận, cũng có rất nhiều đề tài đem ra luận bàn, và cũng đã chọn cho một cái tên rất đẹp như tựa đề một pho tiểu thuyết hấp dẫn. Đó là "Những bàn tay ảo thuật". Sự kiện "ảo thuật" này không phải chỉ được lưu truyền trong nước, mà nó đã làn tràn ra tới hải ngoại như một câu chuyện mua vui cho đời.

Gã Phù Thủy, se duyên giấy mực
Biến chiếc thuyền tải đạo nhân gian
Thành hang Hồ, gieo rắc nghiệt oan
Bút nhỏ lệ, nghiên sầu ai óan


Theo dư luận chung cho biết, các báo trong nước đã tường trình chuyến đi của Triết hoàn toàn sai sự thật. Ngay khi chuyển dịch bài phỏng vấn của nhà báo Wolf Blitzer (CNN), họ cũng đã cắt xén, thêm thắt rất nhiều đến độ nếu không nói tên tác giả hay nguồn gốc, người đọc cũng không thể nào nhận ra dù có đọc được cả nguyên bản để so sánh. Chỉ một cái chuyện rất nhỏ như khi đặt câu hỏi về LM Nguyễn Văn Lý, nhà báo Wolf Blitzer dùng danh xưng "Cha" cũng đã bị các nhà báo trong nước "bỏ quên", mà chỉ gọi tên LM Lý một cách trống không hỗn láo, xách mé. Một câu hỏi khác về câu chuyện LM Lý nguyên văn như "Bây giờ tôi sẽ đưa cho ông xem một bức ảnh đã được truyền đi khắp nơi trên thế giới và gây ra quan ngại, nhất là ở Hoa Kỳ. Có lẽ ông biết bức ảnh này", thì lại được các "nhà báo XHCN""biến" trở thành "Tôi không biết trong lúc xử, ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không?"

Với những sự việc trên, một số người cho rằng các "nhà báo XHCN" quá dốt, đã dốt tai lại bị điếc nên nghe không được rõ và hiểu được câu hỏi, thành ra phải dịch bậy cho qua chuyện. Tuy nhiên đại đa số lại cho rằng, không phải họ dốt hay bị điếc mà họ đang được lệnh thể hiện cái văn hoá lươn lẹo của những người cầm bút "dưới mái nhà XHCN". Có lẽ không cần giải thích, nhưng ai cũng biết, cái "văn hoá XHCN" vốn dĩ là nô dịch, vì thế các nhà báo muốn sống còn đều phải mang bản chất nô dịch, họ chỉ biết viết như cái máy từ những chỉ thị của đảng, thì làm sao có thể đòi hỏi sự trung thực, dù chỉ là chuyển dịch qua loa. Do dó, từ trước đến nay người dân thường gọi họ là loại "văn nô, ký nô" cũng chẳng sai tí nào.

Trở lại vấn đề, người ta chỉ cần so sánh hai bản dịch từ CNN và các báo nhà nước, tất sẽ thấy một sự sai biệt khó có ai có thể chấp nhận được. Điều khôi hài và ấu trĩ nhất của các "văn nô, ký nô" này là vì mải lo "tô cho hồng" nên đã quên kỹ nghệ truyền thông ngày nay đã tiến bộ đến mức siêu đẳng, và khoảng cách giữa người và người cũng không còn diệu vợi như những thế kỷ trước. Các bài phỏng vấn quan trọng đều được dịch ra nhiều ngôn ngữ và lưu lại hàng thế kỷ để người đời sau có cơ hội sưu tầm làm tài liệu, nếu cần. Vì vậy, đại đa số cho rằng, sự kiện nhà nước CSVN "dùng bức tường lửa" ngăn chặn sự thông tin trên Net đã chứng tỏ họ đang sợ những sự thật phũ phàng có thể sẽ làm nổ tan cả chế độ. Tuy nhiên sự lo ngại ấy cũng chỉ là thừa thãi, vì sự thật muôn đời là sự thật không bao giờ có thể bưng bít được mãi trong cái thế giới văn minh tiến bộ hôm nay.

Trở lại chính sách bưng bít cuả CSVN, đại đa số đều biết chỉ vì sợ sự thật nên cái chính sách bưng bít đã ăn sâu trong xương tuỷ của từng cán bộ, vì thế mới xẩy ra cái cảnh "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" bỉ ổi trong phiên tòa LM Lý vừa qua. Xoay quanh sự kiện LM Lý bị bịt miệng tại toà, đại đa số người dân cho rằng đảng và nhà nước CS có lẽ quá bận rộn chuẩn bị mánh mung cho những chuyến đi ăn xin của bộ chính trị, họ đã quên thông báo cho chánh án và công an thực hiện những màn tung hứng, nên mới xẩy ra cớ sự. Thực ra tên công an Tâm cũng chỉ vì quá trung thành với đảng nên đã thực hiện bản chất du côn của đảng CS một cách vô thức, và vô tình phá vỡ kế hoạch bịp bợm “Hình thức dân chủ” của đảng và nhà nước CSVN một cách rất tự nhiên như vậy.

Nhìn vào hiện trạng của đất nước, những sự kiện mang tính quốc tế mà còn bị bẻ cong, xuyên tạc như thế, vậy thử hỏi lời nói và sự kiện của người dân thấp cổ bé miệng còn bị bẻ cong xuyên tạc đến như thế nào. Ngay những cuộc biểu tình, khiếu kiện đang rầm rộ xẩy ra, cả thế giới ai cũng biết, nhưng hơn 600 tờ báo và hơn 50 cơ quan truyền thanh, truyền hình trong nước chẳng thấy ai dám hé môi...

Giận những kẻ, không tròn liêm sỉ
Đem bùn nhơ, vấy nhọ bút nghiên
Đưa nhân gian lạc chốn ưu phiền
Uốn lưng, lưỡi, cúi đầu bất mục


Sau cùng, dù muốn nói gì chăng nữa, người dân cũng đã nhìn ra cái bản chất của những tên ký nô trong làng báo VN khi họ uốn lưỡi, cong lưng phục vụ cho CS, trở thành những "bàn tay phù thủy" một cách qúa nhục nhã như vậy. Bởi lẽ ai cũng biết, chức năng của truyền thông là có quyền bình luận theo tư duy, phải nói thay cho người dân những gì họ không thể nói, đồng thời phải tôn trọng sự thật của sự kiện và nguồn tin. Do đó, người dân chỉ mong mỏi những nhà truyền thông trong nước nên tôn trọng liêm sỉ và lương tri của chính họ để người dân có thể nâng cao được kiến thức và giúp xã hội có một hình ảnh mới tươi đẹp.

Phạm thanh Phương (Úc Châu)