"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Đã từ lâu, đại đa số người dân Việt Nam đã hiểu rõ được Hiếp Pháp và Luật Pháp dưới chế độ CSVN chỉ là những mảnh giấy vô nghĩa, nó không hề mang ý nguyện của toàn dân và cũng chưa bao giờ được tập đoàn thống trị CS tôn trọng trong bất cứ tình huống nào. Tuy nhiên, Sau khi Nguyễn Minh Triết giả vờ tuyên bố cái tử huyệt “bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát” thì tự nhiên một số “trí giả” hay nhà “đấu tranh dân chủ” nào đó đã hăng say xin được đối thoại, hầu mong van xin CSVN hãy “tự sát” để cùng bắt tay đi tìm “sinh lộ cho dân tộc”. Sự van xin này dù vô tình hay cố ý cũng đã gắn cho cái đống giấy lộn kia một giá trị đặc biệt mang tính hợp hiến và hợp pháp như tất cả hiến pháp trên của các nước thế giới.

Một câu bịp, động tâm bao “thức giả”
Chen chúc nhau tìm”sinh lộ” dân mình
Xin cúi đầu, được đối thoại “quang minh”
Hợp thức hoá, chuyển vô sang thành hữu.

Tuy nhiên, theo bản tin RFA ngày 11-10-2007 mới đây cho biết: Trong phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phó chủ nhiệm Quốc hội Uông Chu Lưu tuyên bố:
Sửa Hiến pháp là điều hệ trọng, cần chờ Đại hội Đảng Tòan Quốc sửa đổi Cương lĩnh..”.
Hơn nữa ông Lưu cũng nhấn mạnh thêm:
"bây giờ nếu Quốc Hội sửa đổi Hiến pháp, rồi sau khi Đảng sửa Cương lĩnh, lại phải đặt vấn đề sửa Hiến pháp cho hợp Cương lĩnh của Đảng thì rất phức tạp". (RFA, 11/10/07)
Với những lời tuyên bố trên của ông Lưu đã cho thấy như một sự tái xác nhận, cái gọi là hiến pháp của CSVN thực chất nó chỉ mang tính chất đảng quy, được dùng như là một bình phong lừa bịp thế gian là đảng và nhà nước ta cũng biết dùng hiến pháp trong việc điều hành một đất nước như những các nước trên thế giới. Chính vì thế, cái quốc hội mà CSVN vẫn oang oang tuyên bố là một cơ quan đại diện cho dân, và là nơi quyền lực tối cao nhất của chế độ, cũng chẳng có quyền làm bất cứ điều gì nếu không được lệnh của đảng.

Đi ngược dòng lịch sử từ khi nhân loại biết sống tập đoàn thành hệ thống quốc gia, biết tôn trọng nhân bản, thì đã có những quy định cho cả guồng máy điều hành phải thể hiện qua lòng dân, do dân, vì dân và phục vụ cho người dân. Những quy định này được gọi là hiến pháp, và cũng phải được do chính những người đại diện cho dân làm ra. Nó không thể bị bất cứ một đảng phái hay phe nhóm nào khống chế hay tạo ảnh hưởng chi phối. Tất cả những đảng phái chính trị hay đoàn thể trong một đất nước đều phải nằm trong quy định của hiến pháp và phải chấp hành một cách triệt để.

Ngược lại, trong chế độ CSVN, cái mà họ đang bịp bợm là hiến pháp không mang tính cách thể hiện lòng dân, do dân, vì dân và cũng không phải do đại diện dân làm ra, mà chỉ là những quy định của đảng thành lập, áp đặt, khống chế toàn bộ đất nước và củng cố quyền lực của một phe nhóm thiểu số đảng CSVN. Do đó, tập đoàn lãnh đạo và điều hành đất nước Việt Nam trong hiện tại cũng chỉ là một đám quân phiệt độc tài toàn trị, tất cả chỉ là những hình thức để tự đưa nhau lên, còn lại người dân thì vẫn lầm lũi chấp nhận như một định mệnh an bài.

Nhìn vào lịch sử đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua với miền Bắc và hơn 30 năm với miền Nam, để thấy được hiến pháp thì đã vậy, còn lại luật pháp cũng chưa bao giờ có được một hệ thống nghiêm chỉnh và công bằng để bảo vệ kỷ cương trong xã hội, bảo vệ đời sống của dân và phát triển đất nước. Sự kiện này cũng đã được ông Luật sư Trần Lâm, Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Hải Phòng xác nhận hội thoại cùng Luật sư Trần Thanh Hiệp qua làn sóng RFA vào ngày 6-10-2007 vừa qua. Theo Ls Lâm nhận định:
“Hiện nay ở Việt Nam quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp thì bị tập trung trong tay một đảng thôi. Ngay ở địa phương, một cấp uỷ đảng còn can thiệp vào các vụ án - không phải can thiệp vào việc xây dựng pháp luật- mà họ can thiệp vào cái việc "thằng này xử nặng hay xử nhẹ", bản chất là thế mà”. (RFA, 6-10-2007 )
Ngoài ra Ls Lâm còn cho biết:
“chính sách cai trị theo sự tùy tiện cuả từng cá nhân, luật pháp và hiến pháp chỉ là tấm bình phong để cho có lệ”. (RFA, 6-10-2007 )
Như vậy, trong chế độ CSVN thựïc sự chưa bao giờ có một bản hiến pháp đúng nghĩa, cái mà CSVN đang gọi là hiến pháp thực ra nó chỉ là cái đảng quy nới rộng, dùng khống chế toàn bộ đất nước theo cái gọi là “định hướng XHCN” của đảng đề ra.

Tưởng nước lụt, biết bao người đan đó
Đơm ngọn tre tìm cá sống qua ngày
Có ai ngờ, ngộ nhận bởi áng mây
Cá chẳng thấy, nắng mưa làm đó mục

Tóm lại, dựa trên những lời tuyên bố của Phó chủ nhiệm Quốc hội Uông Chu Lưu và Ls Trần Lâm, Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Hải Phòng nêu trên, chúng ta có thể kết luận guồng máy nhà nước CSVN chỉ là một đám phường chèo được sự đạo diễn của đảng cướp CSVN. Muốn đi tìm một “sinh lộ” thực sự cho dân tộc, chắc chắn đám phường chèo này phải giả tán và vĩnh viễn ra đi. Bằng ngược lại khi đám phường chèo CSVN còn tồn tại ngày nào trên quê hương, thì ngày đó xã hội mỗi ngày thêm bát nháo, và đau khổ, điếm nhục mãi tăng trưởng triền miên trên khắp nẻo đường đất nước. Như vậy, muốn có một hiến pháp thực sự để đi đến dân chủ pháp trị, bảo quốc an dân, thăng hoa đất nước. Tất nhiên phải có một hiến pháp đúng nghĩa theo đúng nguyên vọng của dân, vì dân, do dân tạo ra qua những vị đại diện dân cử. Như thế công việc các vị “thức giả” xin đối thoại với CSVN để đòi bỏ điều này điều nọ chẳng khác nào đang vô tình làm cái công việc “đơm đó ngọn tre”, trang trí thêm mầu sắc cho gánh phường chèo CSVN mà thôi.


Dòng đời...
(Nhắn những ai quên đời tỵ nạn, luồn lọt giao nghĩa, kết minh tìm
lợi danh trên nỗi đau dân tộc)


Thương đời quạnh quẽ, bóng hoàng hôn
Non nước đầy vơi, huyết lệ buồn
Khắc khoải đau lòng con lạch cạn
U hoài, thương cảm, nước hồ tuôn
Quốc nhục, trường ca người Tỵ Nạn
Hư danh, đoản khúc kẻ quên nguồn
Uẩn khúc, ai người thiên hạ sự
Xin đừng bức tử nghĩa Quê Hương


Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Với chính sách hà khắc, dã man của tập đoàn Quân Phiệt Miến Điện từ nhiều năm qua đã biến một đất nước nhiều tài nguyên, giầu có, trở thành một đất nước nghèo hèn, lạc hậu một cách thảm hại và biến người dân Miến trở thành một thứ nô lệ giống như người dân Viện Nam trong chế độ CS hiện tại. Tuy nhiên trong cái thế “tức nước vỡ bờ”, người dân Miến đã được một số đông Tăng Ni hướng dẫn và kết hợp, mạnh dạn bày tỏ sự phẫn uất bằng một biến cố mang tính lịch sử trong mấy tuần lễ vừa qua. Biến cố này cũng đã thức ngộ được lương tâm nhân loại phần nào, nên họ đã được sự ủng hộ từ quốc tế và làm cho chế độ Quân Phiệt phải lúng túng đến rạn nứt, mặc dù tình hình an ninh tạm thời đã lắng đọng. Cũng trong biến cố này, dư luận cộng đồng người Việt hải ngoại bàn tán rất xôn xao và cũng có một số người đã đưa ra những so sánh rất khập khễnh, có thể tác hại đến công cuộc đấu tranh chung của dân Việt trong cục diện hiện tại.

Sự so sánh so le, ôi! kệch cỡm
Là hành vi của kẻ thiếu lương tâm
Lịch sử ghi, đâu phải dễ bị lầm
Sao nhắm mắt, để đánh đồng sự kiện.


Một số người cho rằng, cuộc nổi dậy của Tăng Ni và dân Miến cũng giống như cuộc nổi dậy của Phật Giáo tại Việt Nam năm 1963. Nh?ng ?đ?i đa số cho rằng sự so sánh này mang tính lệch lạc, đánh đồng sự kiện một cách khập khễnh, khó có thể chấp nhận. Đi ngược dòng thời gian để có thể thấy rõ nền Đệ Nhất Cộng Hòa của Việt Nam lúc bất giờ là một chế độ có đầy đủ những quyền tự do, dân chủ căn bản, phù hợp với tính chất nhân bản của thế giới. Khác hẳn với chế độ Quân Phiệt hà khắc, dã man như Miến Điện và CSVN hiện nay. Cuộc nổi dậy của Phật Giáo lúc ấy không mang mục đích, đấu tranh cho toàn dân mà chỉ mang tính riêng rẽ đòi sự đối xử bình đẳng như các tôn giáo khác. Hơn nữa nếu nghiên cứu lại lịch sử, chắc chắn không ai có thể phủ nhận cuộc đấu tranh của Phật giáo VN lúc ấy đã bị một số thế lực khuynh tả lơi dụng. Vì vậy, sự so sánh này đã cho thấy một một cái gì đó thiếu lương thiện, và dù vô tình hay cố ý, luận điệu này cũng đã bóp méo lịch sử, nhằm bôi nhọ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa nói chung và cá nhân cố Tổng thống Ngô Đình Diệm nói riêng, rất có hại cho công cuộc đấu tranh trong hiện tại.

Song song với những bình luận trên, một số khác lại lạc quan cho rằng, cuộc biểu tình của dân Miến sẽ là một nhân tố quan trọng để tạo nên một biến cố tương tự cho Việt Nam và lớn tiếng kêu gọi, gần như một sự quy trách nhiệm là Phật Giáo Việt Nam cũng phải đóng một vai trò then chốt như các Tăng Ni của Miến để tạo nên một cục diện mới. Tuy nhiên, khi nhìn vào xã hội Miến có lẽ ai cũng biết, tập đoàn Quân Phiệt Miến tuy cũng bóc lột dã man, nhưng chắc chắc không thủ đoạn bỉ ổi, tàn nhẫn như CSVN. Hơn nữa, Phật Giáo tại Miến được coi như quốc giáo, và cũng không bị quốc doanh hóa như VN. Vì thế các Tăng Ni Miến mới có cơ hội khởi xướng, kết hợp, để tạo được biến cố quan trọng vừa qua.

Ngược lại, nhìn vào hoàn cảnh VN hiện tại, Phật Giáo Việt Nam vốn dĩ không phải là quốc giáo, lực lượng “Phật Giáo Quốc Doanh” do CSVN tạo ra lại quấy phá rất mạnh và khối Phật Giáo VN Thống Nhất cũng đang bị CSVN bao vây, cô lập và trù dập một cách rất bỉ ổi, thì thử hỏi làm sao có thể tạo được những biến động như Miến Điện bây giờ, ngoại trừ có một sự kết hợp của nhiều lực lượng tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, sự hiểu biết về biến cố lịch sử của Miến vừa qua đối với người dân VN rất mù mờ, bàng bạc. Đã thế, họ còn bị những văn nô, ký nô và những tên cò mồi Việt Gian xuyên tạc, bóp méo sự thật. Có chăng chỉ một số người được mệnh danh là “nhà đấu tranh dân chủ” mới có thể có được những tin tức tương đối chính xác để lên tiếng ủng hộ chính nghĩa cuộc nổi dậy của Tăng Ni và người dân Miến bằng một số tuyên ngôn, tuyên cáo rất hạn hẹp. Họ không có phương tiện nào có thể truyền đạt sự thật đến toàn dân, hầu có thể vực dậy sự ý thức và sức mạnh của dân tộc đã bị tập đoàn CSVN đè ém trong nhiều thập niên qua. Do đó, nếu lạc quan cho rằng biến cố của Miến là nhân tố tại nên một cuộc nổi dậy tại VN và đặt Phật Giáo VN vào vị trí lãnh đạo then chốt là một điều bất khả thi, ít nhất ở trong giai đoạn này. Sự bình luận và so sánh khập khiễng này không có lợi và có thể sẽ tạo thêm khó khăn cho khối Phật Giáo VN Thống Nhất nói riêng và công cuộc tránh đấu của người dân trong nước nói chung.

Ôi! sự thật, phơi giữa vừng nhật nguyệt
Nhưng tại sao, lắm kẻ giả bộ lầm
Tung trái mù, nhân thế lạc cõi âm?
Giúp Cộng Sản, dễ bề thêm thao tác

Tóm lại, với những điểm nếu trên, thiết nghĩ chúng ta nên bình tĩnh, nhìn vào những sự kiện lịch sử một cách trung thực hơn và sâu xa hơn, để có thể tránh được sự so sánh khập khiễng, kệch cỡm, có hại cho công cuộc đấu tranh chung trong và cả ngoài nước. Hơn nữa, sự nhận định chính xác sẽ giúp cho chúng ta tránh được âm mưu bỉ ổi của CSVN trong mọi chiến dịch và tạo niềm tin trong toàn dân để vực dậy được sức mạnh thực sự của dân tộc, một sức mạnh vô biên dùng làm vũ khí tiêu diệt tập đoàn tham tàn bạo ngược CSVN, lấy tại tất cả tự do, hạnh phúc cho toàn dân trong một ngày thật gần. Một điều cần ghi nhớ “Dân là nước, chế độ là thuyền. Nước có thể đưa thuyền và cũng có thể lật thuyền” như di ngôn của anh Hùng Nguyễn Trãi đã để lại. Vấn đề còn lại là chúng ta sẽ khai dụng được sức “nước” như thế nào mới là then chốt của cục diện đấu tranh hôm nay.

Nhắn Người Lạc Bước

Nhìn thế cuộc nhấp nhô đầy trắc trở
Sóng thời gian, khuấy động đáy tâm hồn
Chốn “lưu đầy” lắm kẻ thích luồn trôn
Nay đối thoại, mai kết minh, hòa giải

Ôi! quê hương, mỗi ngày thêm nhợt tái
Từng niềm đau, nỗi nhục kín non sông
Con mất cha, mất mẹ, vợ mất chồng
Cơn đói lạnh, tấm thân gầy khô héo

Sao chẳng thấy, lại diễn trò lươn lẹo
Dùng niềm đau dân tộc để câu mồi
Ôi! nhân tình thế thái bạc tựa vôi
Cao giọng hót, hiến thân cùng yêu đạo

Liêm sỉ mất, bởi mù lòa cơm áo
Quên non sông, quên xương máu bạn bè
Quên tình người, lạc lõng giữa bùa mê
Tâm vất vưởng, đành quên luôn nguồn cội

Thôi đi nhé, tránh xa vùng tội lỗi
Lợi danh kia, cũng chỉ trái hỏa mù
Đã bao người ôm mối hận nghìn thu
Chỉ vì lỡ, cả tin loài quỷ đỏ

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Hôm Chủ Nhật tuần vừa qua, Tổ Chức Phục Hưng VN đã tổ chức một cuộc hội luận trên diễn đàn Paltal với tiêu đề “Nguyễn Minh Triết vs Trần Quốc Bảo và Điều 4 Hiến Pháp”. Với sự quảng cáo nẩy lửa trên báo chí và Internet, đã kích động được sự tò mò của một số người và cũng làm cho rất nhiều người cảm thấy thất vọng chán nản với một tổ chức “đấu tranh” có thể gọi là “tầm cỡ” tại hải ngoại trong nhiều năm qua, nay tự nhiên đột biến, đòi công khai đối thoại với CS.

Qua sự kiện này đa số thắc mắc, không biết Nguyễn Minh Triết xin đối thoại với ông Trần Quốc Bảo, hay ông Trần Quốc bảo xin đối thoại với Nguyễn Minh Triết? Tuy nhiên, dù với lý do gì chăng nữa ông Trần Quốc Bảo đăng đàn kêu gọi đồng hương đối thoại hay đối chất với CSVN là một điều trái ngược với lập trường, quan điểm của đại đa số người Việt Tỵ nạn CS tại hải ngoại. Vì vậy, đa số có cảm giác đây như là một hiện tượng hỏa mù “khép lại quá khứ, xoá bỏ hận thù” trong chiến dịch “nối vòng tay lớn”, hầu triệt tiêu ngọn lửa đấu tranh trong cũng như ngoài nước và biến cộng đồng người Việt Tỵ Nạn CS hải ngoại trở thành thần dân của chế độ phi nhân CSVN.

Đường tranh đấu còn nhiêu khê trắc trở
Bởi một loài Cộng Phỉ quá gian manh
Tung hoả mù, nhiễu loạn cuộc đấu tranh
Nay đối chất, mai bắt tay hoà giải


Theo dõi sự kiện, được biết ông Trần Quốc Bảo đã viết một Email như một lời thỉnh cầu, để được phép đối thoại hai chiều với Chủ Tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết, nhưng CS đã không thèm hồi đáp. Tuy vậy, ông Bảo vẫn tiếp tục mở diễn đàn biến cuộc đối thoại trở thành một buổi thuyết giảng về ý nghĩa và chức năng của điều 4 trong bản hiến pháp CSVN năm 1992. Đồng thời kêu gọi sự ý thức của CSVN hãy bỏ điều 4 để cùng ngồi lại, đi tìm sinh lộ cho dân tộc.

Điều đáng nói ở đây là ai cần đối thoại với ai, và đối thoại để làm gì? Trước vấn đề này đại đa số cho rằng, nếu CSVN có ý giác ngộ cởi mở thì đối tượng cần thiết và thực tiễn nhất là 84 triệu dân trong nuớc nói chung và những nhà đấu tranh tôn giáo, đấu tranh dân chủ đang bị quản thúc hay cầm tù như LM Nguyễn Văn Lý, HT Quảng Độ, Bs Nguyễn Đan Quế, Bs Phạm Hồng Sơn..v..v nói riêng. Chính những đối tượng này mới là một thực thể mà đảng và nhà nước CSVN cần phải đối thoại với họ một cách nghiêm chỉnh và chân thành, vì họ là những nạn nhân trực tiếp của chế độ phi nhân CSVN trong hiện tại. CSVN phải có nhiệm vụ đối thoại và lắng nghe tiếng nói trung thực của người dân, hầu có thể nhận biết được thế nào là lẽ phải, đâu là chân lý, để thăng tiến dân sinh và phát triển đất nước. Riêng đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại tuy cũng là nạn nhân trực tiếp của CS của một thời quá khứ, nhưng hiện tại họ đang là một thế lực tượng trưng cho chính nghĩa quốc gia, đối nghịch với CSVN trong cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương, nó tựa như hình ảnh của thiên thần và bầy ác quỷ. Vì thế, cộng đồng người Việt tỵ nạn không bao giờ chấp nhận bắt tay đối thoại với tập đoàn CSVN trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trải qua hơn ba mươi năm CS cưỡng chiếm miền Nam, đất nước được gọi là thống nhất, nhưng thực sự người dân VN chưa từng có được một giây phút thảnh thơi tự do, tự tại. Mà ngược lại chỉ thấy toàn những đau khổ, băng hoại mỗi ngày một chồng chất, do tập đoàn khát máu đốn hèn bán nước hại dân CSVN tạo ra, toàn bộ đất nước đã trở thành một nhà tù vĩ đại không cửa sổ. Từ đó, đại đa số người Việt Tỵ Nạn CS tại hải ngoại đã có một quan điểm, lập trường vững chắc là không bao giờ chấp nhận CSVN là một thực thể hợp hiến, hợp pháp dưới bất cứ hình thức nào, mà chỉ coi đó là một tập đoàn khát máu cướp của, giết người. Vậy thử hỏi làm sao có thể ngồi lại đối thoại hay đối chất với bọn giặc cướp này như lời kêu gọi của ông Trần Quốc Bảo.

Tất cả những nỗ lực tranh đấu từ hơn ba mươi năm qua của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS, không phải là để đi tìm một sự đối thoại hay đối chất với bọn CSVN, hầu có thể xin xỏ điều này hay điều nọ. Mà ngược lại, tất cả chỉ có một mục đích duy nhất là yểm trợ và nối kết với người dân trong nước, vực dậy sức mạnh của dân tộc, dùng làm vũ khí tẩy trừ chế độ khát máu, hôi tanh ấy ra khỏi quê hương, lấy lại sự yên vui hạnh phúc cho dân tộc.

Qua sự kiện này đại đa số cho rằng, dù vô tình hay cố ý Tổ Chức Phục Hưng VN đã đi ngược với cương lĩnh của họ và ông Trần Quốc Bảo đang làm công việc trái khoáy, gây nhiễu loạn nhân tâm, đánh lạc hướng đấu tranh chung của toàn dân, qua một thỏa hiệp nào đó trong nghị quyết 36 mà CSVN đang nỗ lực phát triển, thi hành.

Trên triền sóng đấu tranh giành dân chủ
Cần quang minh chính đại, tránh lập lờ
Chuyện Sơn Hà, Xã Tắc, chớ nằm mơ
Cần thực tế, đánh tan loài yêu đạo


Tóm lại, theo sự kiện nêu trên, có hai điểm không thể chấp nhận mà Tổ Chức Phục Hưng VN đã thực hiện. Thứ nhất, chỉ gởi một Email không nhận được trả lời mà đám tuyên bố mời gọi, đăng đàn đối thoại với tên trùm CS Nguyễn Minh Triết là một hành xử thiếu lương thiện đối với một tổ chức được mệnh danh là đấu tranh trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn CS. Thứ hai, dù cố ý hay vô tình, sự kiện kêu gọi cộng đồng người Việt Tỵ Nạn ngồi lại đối thoại với CSVN là một hành động nhiễu loạn nhân tâm, sỉ nhục chính nghĩa đấu tranh mà toàn dân đã và đang đeo đuổi từ hơn ba mươi năm qua. Sau cùng cũng mong cộng đồng người Việt hải ngoại nên sớm có thái độ trước việc làm sai trái này của Tổ Chức Phục Hưng và ông Trần Quốc Bảo, hầu có thể giữ vững tay chèo cho con thuyền chính nghĩa đi đúng hướng, về đúng bờ như toàn dân đang mong đợi.

Mâm Bánh Vẽ
(Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết tuyên bố “Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát” và đã được nhiều bậc “trí giả” đồng thuận nhi nhô tung hô là CS can đảm, giác ngộ để cùng đi tìm “sinh lộ” cho dân tộc)

Buồn biết mấy cuộc đời đầy bách vẽ
Biết bao người nhấp nhổm cố giành nhau
Mặc thế nhân, quằn quại chốn bể dâu
Vẫn tơ tưởng, mơ màng, mâm bánh vẽ

Nhìn cuộc thế , tựa cung đàn lướt nhẹ
Ẩn bên trong, đầy máu lửa hận thù
Niềm tin gầy, vàng vọt, lá mùa thu
Trong khốn khổ, oan khiên, tìm định hướng

Tình tha nhân có còn trong tâm tưởng
Hay dập vùi, vòng thế sự bon chen
Nét hân hoan , nơi não trạng ươn hèn
Tạo nước đục, thả câu tìm mối lợi

Đời nham nhở, bỗng nhiên nhiều con rối
Múa lăng nhăng trong trận thế hỏa mù
Ánh lập lòe, kẻ cướp tưởng nhà tu
Trong loạn sắc, buôn niềm tin đồng loại

Đã lâu lắm, Quê Hương mầu nhợt tái
Dân nhọc nhằn, mò mẫm bước chân đi
Bao máu xương, đánh đổi được những gì
Nhìn kỹ lại chỉ là mâm bánh vẽ

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Theo bản tin RFA ngày 14-9-2007, báo cáo về tình hình tôn giáo tại Việt Nam, ông John Hanford, Đặc sứ về tôn giáo của Hoa Kỳ, nhận định Khuynh hướng tiến bộ của Việt Nam về tự do tôn giáo vẫn tiếp tục tuy rằng có chậm chạp, và Hoa Kỳ hy vọng Việt Nam sẽ tiến bước nhanh chóng trở lại, ông Hanford cũng cho rằng Một số nhà lãnh đạo tôn giáo bị áp đặt những giới hạn về sinh hoạt thì không bắt nguồn từ những hoạt động tôn giáo của họ...”. Ngoài ra, ông Hanford cũng cho rằng: Chính quyền Việt Nam đã có những quyết định tỉnh táo, thay đổi hẳn chính sách ấy. Họ cho phép người dân được tự do tôn giáo ở mức độ cao hơn nhiều...”.v.v. Trước những lời tuyên bố này của ông Hanford, đại đa số người Việt trong và cả ngoài nước tỏ ra rất thất vọng với Hoa Kỳ trong lãnh vực bảo vệ tự do và nhân quyền như lời Tổng Thống Bush đã từng tuyên bố nhiều lần trong những năm gần đây.

Nhìn thế cuộc với thiên hình vạn trạng
Vì lợi danh, nhân bản cũng ngậm ngùi
Chữ nhân quyền, nhân phẩm úa niềm vui
Nghĩa đạo đức, nhân tâm, chìm thoả hiệp


Trước sự kiện ngỡ ngàng nêu trên, dư luận thắc mắc, không biết ông Đặc sứ này nghĩ thế nào và chính sách Hoa Kỳ ra sao, mà ông lại đưa ra những lời tuyên bố trái ngược với sự thật một cách quái đản như thế này. Không lẽ Hoa Kỳ ngây ngô đến độ không biết gì về CS, hay họ cố tình che khuất lương tri, chạy tội cho bọn quái thú CSVN trong những thoả hiệp nào đó, để nhắm mắt làm ngơ trước những hình ảnh quằn quại trong vùng lầy uất nhục của một dân tộc, và có thể nói trong đó Hoa kỳ cũng có một phần trách nhiệm.

Trả lời với báo chí trong buổi họp báo phổ biến bản báo cáo, của bộ ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình tự do tôn giáo toàn cầu, tại Washington buổi trưa thứ sáu, 14 tháng 9 năm 2007, ông Hanford cho rằng: Trong hai mươi năm ở nhiệm vụ này, ông chưa từng thấy một nước nào trên thế giới chuyển hướng ngược hẳn lại nhanh chóng như vậy về tự do tôn giáo..”. Như vậy ông là ai? ông đang làm nghĩa vụ tranh đấu cho tự do tôn giáo, bảo vệ nhân bản, hay ông đang đồng loã với CSVN để che đậy sự thật phũ phàng của nhân loại. Trong khi đó, cả thế giới đều biết rằng CSVN chính là tác giả của những tội ác khủng khiếp nhất thế giới, và sự khủng bố ngăn cấm tôn giáo tại Việt Nam mỗi ngày một gia tăng thảm hại.

Cũng trong loại “Ngôn Ngữ Ngoại Giao” này, ông Hanford tuyên bố Nhiều tu viện và học viện mới của Công giáo, Tin Lành được mở cửa. Những giáo phái Tin lành trước đây bị coi là bất hợp pháp, nay đã được đăng ký và tái hoạt động...”. Nói như thế, có phải chăng ông Hanford đang nói đến những hoạt động của những cơ sở tôn giáo “quốc doanh” và ông đã cho đó chính là “Tự Do Tôn giáo”. Với những lập luận này, thiết nghĩ ông ông Hanford nói riêng và Hoa Kỳ nói chung, chắc chắn phải hiểu được lãnh vực tôn giáo phải được hoàn toàn tự do và độc lập, một khi đã phải “Đăng Ký” với nhà cầm quyền để được hoạt động tức là tự bản thân nó đã mất hẳn ý nghĩa hai chữ tự do.

Nhìn lại Hoa kỳ và các nước tự do trên thế giới, có nơi nào tôn giáo phải “đăng ký” mới được được phép hoạt động như dưới chế độ CSVN hay không? Sự thật qúa rõ ràng, nhưng ông Hanford vẫn tiếp tục tuyên bố Với những tổ chức tôn giáo bị cấm đoán, những người lãnh đạo bị quản chế tại gia. Nhưng Hoa Kỳ cho rằng những trường hợp này là do quan điểm chính trị của những nhà lãnh đạo tôn giáo đó, cùng với những chức vụ mà họ đảm nhiệm một cách công khai. Nếu nói như thế thì vấn đề Lm Lý bị xử án một cách thô bỉ, hay những trường hợp Phật giáo Hoà Hảo và Tin Lành Menonite bị khủng bố, Phật giáo Việt NamThống nhất bị quản chế trù dập, có lẽ không phải là vấn đề nhân bản để Hoa Kỳ quan tâm, mà họ chỉ quan tâm vào những lợi nhuận trong những thỏa hiệp nào đó mà “hai bên đều có lợi”.

Trước sự kiện này đại đa số nhận định, sự kiện cha Lý bị bỏ tù một cách thô bỉ cũng có thể đã được CSVN sắp đặt theo một tiến trình từ trước, xuyên qua một vài tay sai xúi dục, thúc đẩy hoăïc cố vấn cho cha Lý trở thành một vai trò quan trọng trong đảng Thăng Tiến, để VC có lý do trù dập, khủng bố ngài một cách danh chính, ngôn thuận như lời tuyên bố của ông Hanford.

Trong một đoạn phỏng vấn khác, Mục sư Nguyễn Công Chính cũng lên tiếng phản đối một cách rất mạnh mẽ về cái “ngôn ngữ ngoại giao” khuất lấp mà ông Hanford đã dùng trong bản phúc trình về tự do tôn giáo tại VN. Do đó dù vô tình hay cố ý, cái “ngôn ngữ ngoại giao” này của ông Hanford đã đồng lõa với tội ác, chà đạp lên nhân bản một cách rất tàn nhẫn trong thế kỷ văn minh hôm nay.

Trò chính trị, lương tri thường cúi mặt
Dùng niềm đau dân Việt để kiếm lời
Biết bao giờ Tổ Quốc mới thảnh thơi
Khi tất cả chưa vo tròn tâm huyết


Tóm lại, những lời tuyên bố của ông Hanford chính là môt bài học qúy giá cho công cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta. Vì thế, bất cứ ai cho rằng Hoa Kỳ sẽ dùng quyền lực đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam là một điều không tưởng. Một điều quan trọng chúng ta cần ghi nhớ, trong chính trị và kinh tế thường không có đúng hay sai, mà chỉ có thắng, bại, lợi, hại, tùy theo mục tiêu và hoàn cảnh. Như vậy, muốn thực sự có tự do và dân chủ và nhân quyền cho đất nước. Vai trò chính yếu vẫn là tâm huyết của những người Việt Nam chúng ta. Sự yểm trợ từ quốc tế tuy rất cần thiết nhưng họ chỉ chỉ có thể yểm trợ một cách giới hạn trong quyền lợi của họ với điều kiện chính chúng ta phải chứng tỏ được sự khao khát qua hành động tích cực trong đấu tranh.

Quái thai

(Theo tin gần đây, có nhiều triệu chứng cho thấy đám tay sai lập lờ bắt đầu lộ diện. Chúng ta cần đề cao cảnh giác)

Nửa kiếp lưu vong, một kiếp sầu
Đường đời vạn nẻo biết về đâu
Sơn hà cơn ngặt, nhiều ma khí
Thiên hạ lao xao, Kẻ lưỡng đầu
Lắm người suy đoán loài ma quái
Dư luận đồn, nghe vẳng tiếng gâu
Thầy mo cứ bảo, đâu còn đấy
Khác hẳn người ta, khác cả trâu
Chẳng lẽ giống trùng, lươn, trạch nhỉï
Bùn dơ chẳng quản, lấm thân, đầu
Tâm địa đốn hèn hơn khuyển mã
Hay phường rắn độc núp hang sâu
Mượn bầu khí nọc phun nòi giống
Ô nhiễm nhân gian, nặng gánh sầu
Thế nhân định rõ mầm yêu nghiệt
Tận diệt cho xong, chớ để lâu


Phạm Thanh Phương (Úc Châu)