"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm thanh Phương (Úc Châu)

Ngày 10-12-2008, trong khi khắp thế giới rầm rộ kỷ niệm 60 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, thì tại Việt Nam vẫn còn biết bao nhiêu người đang nằm trong ngục tối cũng chỉ vì muốn đòi lại cái quyền làm người cho dân tộc. Trải qua hơn nửa thế kỷ, các nước tự do trên thế giới đã thực thi và vun đắp cho hai chữ Nhân quyền mỗi ngày thêm tươi đẹp. Ngược lại dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN thì hai chữ này không thể có chỗ đứng dù là một chỗ bấp bênh nghiêng ngả.

Nhìn vào tực tế, Nhân quyền là hai chữ thân thương nhất của tất cả mọi người trên trái đất, nhưng nó lại rất mờ ảo và xa xăm đối với dân Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua với miền Bắc và hơn 30 năm qua với miền Nam, mặc dù ý nghĩa của nó rất đơn giản và bình dị, hai chữ này chỉ nói lên quyền sinh sống của một con người, và được vo tròn trong một số điều kiện căn bản như quyền tự do đi lại, quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do suy tư và tự do tín ngưỡng,v,v. Nói chung là tất cả sự tự do mà con người được quyền hưởng thụ như đã quy định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền 1948...

Nhìn vào những quốc gia tiến bộ như Anh, Mỹ, Nhật,v,v, chúng ta thấy người dân của họ đã được hưởng trọn hai chữ nhân quyền một cách chính xác, đúng nghĩa và được pháp luật bảo vệ một cách trân trọng. Họ có quyền tự do đi lại, buôn bán, ngôn luận và chính trị ,v,v, họ có quyền nói lên những gì họ thích hay không thích kể cả chỉ trích hay phản đối dù hữu lý hay vô lý đối với chính quyền của họ. Chính quyền luôn luôn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ để nghiên cứu, phân tích và giải bày, những gì có hay không thể thi hành trong thái độ tương kính và hài hòa. Từ đó người dân mới có được đời sống thoải mái mà yên tâm an cư lạc nghiệp cũng như tự tin để học hỏi và cống hiến tài năng phát triển quốc gia mỗi ngày một tươi sáng hơn. Ngược lại, chúng ta cũng có thể nhìn thấy được những nơi như Việt Nam, thì đời sống nhân dân như thế nào, đất nước có phát triển được hay không?... Hiện tại, chắc chắn ai cũng biết Việt Nam là một nơi đầy ắp những khủng bố, gian manh, lừa lọc. Đời sống người dân lúc nào cũng lo âu sợ sệt, bị áp bức, bóc lột cũng không dám lên tiếng, cuộc sống có thể nói là còn tệ hơn cảnh nô lệ dưới thời thực dân khi xưa.

Nói đến nhân quyền, tất nhiên không thể thiếu lãnh vực đạo đức và tâm linh. Nhưng rất tiếc nơi có thể gây dựng, phát triển đạo đức tâm linh là tôn giáo cũng đang phải ngậm ngùi khốn khổ trong tủi nhục. Bởi lẽ CS và Tôn giáo lúc nào cũng là hai thái cực nghịch chiều, tôn giáo mang nhiệm vụ dạy con người yêu mến và trân qúy nhân quyền qua sự bình đẳng, bác ái và phải tôn trọng triệt để sự bình đẳng và bác ái này. Thí dụ như Phật giáo thường nói trong con người ai cũng có Phật tánh và biết tu sẽ thành Phật, đó là sự bình đẳng trong xã hội loài người và con người được quyền tự do lựa chọn thành Phật hay không tùy theo lối sống của chính mình. Thiên Chúa giáo cũng dạy rằng, con người vốn dĩ là một thực thể tự do, con người có cũng quyền lựa chọn hướng đi của mình. Theo thánh kinh, với quyền năng của Thiên Chúa, ngài có thể khiến tất cả loài người đều trở nên tốt đẹp và khỏi phải bận tâm dạy dỗ... Nhưng nếu làm như vậy thì sự tự do của nhân quyền sẽ không còn nữa. Vì thế, ngài tôn trọng sự tự do ấy nhưng ngài vẫn muốn con người được toàn thiện cho nên ngài đã phải sai những sứ thần xuống gian trần hướng dẫn và dạy dỗ con người đi tìm “Chân, thiện, mỹ” của cuộc đời, như trong kinh thánh có nói “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”. Với câu kinh thánh n ày, Thiên Chúa đã không cưỡng bách con người trở thành thợ gặt mà chỉ khuyên răn dạy dỗ con người nên cố gắng tu thân, dưỡng tính để thành những người thợ gặt trên cánh đồng tràn đầy những bông lúa hạnh phúc của nhân gian. Ngược lại, CS không muốn cho con người được tự do, họ đã tước đi tất cả những quyền căn bản của con người, khống chế con người trở thành một thứ nô lệ bằng bạo lực. Do đó tại sao Tôn giáo lại là khắc tinh của CS mà họ luôn luôn muốn tiêu diệt bằng mọi cách.

Tuy nhiên, với bao nhiêu cố gắng trong việc xử dụng bạo lực, nhưng CS chỉ có thể kiểm soát và khống chế con người về mặt vật chất một cách tương đối và vẫn thất bại trong mặt tinh thần cũng như tư tưởng. Điều này được thể hiện qua những cá nhân cũng như tổ chức đã và đang trang đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong nước hiện nay.

Tóm lại, Thượng Đế tạo ra loài người là một sinh vật thông minh trên vạn vật và hoàn toàn tự do, tốt, xấu, thiện, ác, xướng, khổ là do chính con người tự tạo. Như vậy trong quan niệm hữu thần có thể nói “Mưu sự tại thiên, thành sự tại nhân” và với CS vô thần thì “ Mưu sự tại đảng và thành sự tại dân”. Chính vì vậy, hai chữ nhân quyền không thể cầu xin ở thượng đế hay được ban phát từ bất cứ một thế lực nào. Thượng Đế có thể soi sáng phần tâm linh và tạo điều kiện hay cơ hội, nhưng muốn có nhân quyền hay hạnh phúc thực sự thì phải chính con người tranh đấu tìm về cho mình....

Trước năm 1975, tuy dưới một chế độ Cộng Hoà non trẻ mang tính cách phôi thai, cộng với tình hình an ninh bất ổn do Cộng quân ngày đêm quấy nhiễu, Tuy vậy, hai chữ nhân quyền vẫn được tôn trọng một cách đúng đắn. Do đó người dân miền Nam ít ai nhắc nhở đến hai chữ này, họ không quan tâm lắm bởi vì tất cả họ đã có và đang được hưởng cái quyền làm người một cách trân qúy. Để chứng minh cho điều này, trong tác phẩm “Tù binh và Hòa bình“ của nhà văn Phan Nhật Nam cũng có nhắc đến hình ảnh hai thái cực của hai chế độ VNCH và CSBV, để thể hiện rõ nét hai chữ Nhân quyền qua tâm trạng tù binh của hai bên khi trao đổi vào năm 1973. Phía quân đội Quốc Gia bị bắt làm tù binh của CS thì lo sợ không có tên trong danh sách trao đổi, còn ngược lại cán binh CS bị bắt làm tù binh tại miền Nam thì lại rất sợ có tên trong danh sách trao đổi. Vì những cán binh CS này thừa biết rằng nếu họ được trao đổi để phải trở lại kiếp sống tệ hơn trâu bò mà họ đã được CS ban bố trong những năm dài đen tối trước khi bị bắt làm tù binh trong chế độ miền Nam tự do. Họ muốn ở lại miền Nam dù là một tù binh nhưng họ vẫn được hưởng đầy đủ no ấm và ý nghĩa của hai chữ nhân quyền theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong cục diện hiện tại, CSVN đang bước vào thế lúng túng kể cả đối nội cũng như đối ngoại. Vì thế để giảm thiểu sức mạnh đấu tranh của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, CSVN đang cố gắng dùng một số tay sai len lỏi lũng đoạn trong các cơ chế sinh hoạt đấu tranh, tạo ra những phi lý, nghịch lý làm mất niềm tin của người dân. Đồng thời tung ra những trận khói mù nhằm tập trung dư luận vào những tranh cãi vô bổ, hầu ru ngủ lực lượng người Việt lưu vong tại hải ngoại trên mọi ngõ ngách. Do đó, đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất của chúng ta. Chúng ta cần xiết chặt tay nhau trong sáng suốt để đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho đến khi chế độ CS phải biến mất trên Quê hương, trả lại quyền làm người thự sự cho dân tộc như các quốc gia tự do trên thế giới.

* Phạm thanh Phương (Úc Châu)

-Phạm Thanh Phương (Úc Châu)-


Trong những năm gần đây, sức ép đòi dân chủ từ mọi phía, mọi tầng lớp, đã tạo nên một làn sóng khá mạnh, khiến chế độ độc tài toàn trị CSVN cũng phải bập bềnh giao động. Từ đó không còn cách gì hơn, đảng và nhà nước bắt buộc phải quanh co, tìm cách bịp bợm để mong chế độ được tồn tại một cách hợp lý, dù chỉ là những ngụy biện cưỡng từ đoạt lý. Song song với thủ đoạn bỉ ổi này, CSVN tung một số con rối tuyên truyền chủ trương của đảng tại hải ngoại là “muốn có dân chủ cần phải nâng cao dân trí trước", cần phải hợp tác với đảng để “canh tân” đất nước trong mọi lãnh vực, từ đó dân chủ mới có thể xuất hiện, phát triển và tồn tại”. Họ cho rằng “dân chủ chỉ có thể phát triển và tồn tại ở những quốc gia có một nền dân trí cao”.

Chính với những lý luận bịp bợm này, tất cả những tiếng nói đòi hỏi dân chủ đã bị CSVN dập tắt bằng những hành xử thô bạo, rừng rú như trường hợp Lm Nguyễn Văn Lý, Bs Nguyễn Đan Quế, Hoà Thượng Thích Quảng Độ,v,v. và còn rất nhiều những tiếng nói khác đã và đang bị đè bẹp hàng ngày trên khắc nẻo đường đất nước. CSVN cho rằng chưa đén lúc có thể có dân chủ , nên tất cả những người đòi hỏi dân chủ đều mangcái tội tính “nhiễu loạn, âm mưu lật đổ chế độ” và hàng loạt những tội danh khác. Trong khi đó, tại hải ngoại một số tay sai lại kêu gọi “canh tân” đất nước, làn từ thiện “cứu đói giản nghèo” hay giúp những khốn cùng, bệnh hoạn trong xã hội mà đáng lẽ CSVN có nhiệm vụ phải giải quyết.

Vấn đề được đặt ra ở đây, thế nào là đúng lúc để dân chủ phát triển khi toàn dân cứ phải lầm lũi đi “dưới tấm bảng chỉ đường XHCN” từ áp lực của những họng súng, những đe dọa, khủng bố, bắt bớ? Một xã hội mà toàn dân bị ép trong cái cảnh “cá chậu, chim lồng” thì làm sao có thể bung ra đại dương hay tung cánh trên bầu trời để tiếp cận, học hỏi và tìm hiểu để dân trí được nâng cao. Ngược lại, với sự bưng bít, khống chế, khủng bố như hiện tại thì chắc chắn chỉ làm cho dân trí mỗi ngày một tàn lụi theo thời gian, và một lúc nào đó con người trở nên ngu ngơ, đần độn trước ánh sáng văn minh của nhân loại. Như vậy, lối lý luận cưỡng từ đoạt lý của CSVN và đám “Việt gian tân thời” này có đúng không? Hay chỉ là sự bịp bợm một cách ấu trĩ ngu xuẩn, hầu có thể “canh tân” quyền lực cho chế độ độc tài khát máu CSVN thêm vững chắc, đưa đất nước lùi dần thêm vào tối tăm, lạc hậu.

Nhìn vào hoàn cảnh đất nước hiên tại, tham nhũng cửa quyền được bao che và phát triển như sóng dậy, triều dâng, tài sản của người dân bị cướp bóc đến cùng cực, “dân oan” khiếu kiện khắp nơi. Hệ thống truyền thông chỉ là một công cụ tuyên truyền bịp bợm cho đảng, tất cả những nguồn thông tin khác đều bị ngăn cấm. Như thế thì thử hỏi, bao giờ dân trí mới được khai thông để phát triển.

Ngược dòng lịch sử thế giới, tất cả các quốc gia văn minh tiến bộ hiện nay với một nền dân trí cao, đều là những quốc gia có một nền dân chủ vững chắc. Chính nền dân chủ của họ đã có trước, từ đó dân trí mới có cơ hội được nâng cao, phát triển để trở thành những cường quốc trên thế giới hôm nay.

Một điều cần nhấn mạnh ở đay, dân chủ chỉ là một thể chế, một chính sách được quy định trong hiến pháp của một quốc gia, với mục đích tạo sự tự do để con người phát triển, một khi con người được làm chủ lấy chính mình, không bị o ép, khống chế bởi thế lực cầm quyền, người dân được tự do ngôn luận, tự do thông tin và tiếp cận các nguồn thông tin từ nhiều khía cạnh, tất nhiên sự học hỏi sẽ được trải rộng để nâng cao trình độ hiểu biết và nhân thức, đó chính là dân trí. Ngược lại, một khi những điều căn bản này bị bạo lực tước đoạt như tại Việt Nam dưới chế độ CS, thì mãi mãi dân trí chỉ là một vùng lầy đen tối dầy đặc. Do đó, phải có dân chủ thì mới có thể phát triển dân trí và dân sinh.

Tại Việt Nam hiện nay, dưới chế độ độc tài, khát máu, phi nhân CSVN, dân chủ chính là một đề tài cấm kỵ, ẩn tàng đầy máu và nước mắt mà dân tộc đang phải gánh chịu. Nhìn lại “Lộ Trình Chín Điểm” của Bs Nguyễn Đan Quế; Bản “Tuyên Ngôn 8406” của Lm Nguyễn Văn Lý hay những bài viết “Thế Nào Là Dân Chủ” của Bs Phạm Hồng Sơn, đều là những tiếng nói hữu ích để nâng cao dân trí, giúp người dân có thể ý thức được những điều căn bản của nhân bản mà thế giới đã và đang phát triển. Từ đó người dân có thể mạnh dạn cống hiến tâm huyết cùng tài năng trong công việc phát triển và giữ gìn đất nước. Nhưng rất tiếc, chỉ vì đất nước không có dân chủ nên những tiếng nói lương tri đầy nhiệt huyết với quê hương, dân tộc này đã bị đè bẹp và triệt tiêu một cách tức tưởi trong thô bạo. Những tư tưởng ấy có chăng chỉ được phổ biến trên một số Website tại hải ngoại, còn lại người dân quốc nội chỉ lác đác một số người đọc được, nhưng chỉ đọc cho biết, không thể trải rộng trong toàn dân.

Riêng tại hải ngoại, mặc dù đang sống trong những quốc gia có một nền tảng dân chủ có thể gọi là tuyệt đỉnh, tất cả mọi quyền tự do căn bản đều được tôn trọng tới mức tối đa, nhưng rất tiếc vẫn còn một số người chưa thể thấu triệt được ý nghĩa căn bản của dân chủ trong hành xử. Những người này chưa biết lắng nghe những ý kiến, tư duy từ nhiều chiều hướng khác nhau, khi gặp những ý kiến khác biệt họ không thể chấp nhận để trao đổi, nới rộng, hầu cùng nhau đi đến cái chiết chung, tìm cho nhau một mẫu số chung của vấn đề. Ngược lại, họ chỉ biết hùng hục chụp cho đối phương một bộ “nón cối và đôi dép râu”, không cần chứng minh với những bằng chứng khả dĩ, dù chỉ để có thể thuyết phục phần nào của sự việc. Ngoài ra, sự kiện “tôn sùng lãnh tụ” một cách mù quáng vẫn còn tồn tại, không cần dùng lý trí để xét đoán đúng, sai, dù chỉ đối với một chủ tịch một Hội Đoàn, một Cộng Đồng hay một chức sắc của quá khứ. Họ không muốn chấp nhận sự thật, cố gắng tìm mọi cách ngụy biện che đậy, khi quá rõ ràng không còn cách nào khác thì lại dùng câu tục ngữ “đừng vạch áo cho người xem lưng” mà phải đóng góp ý kiến theo tính cách “đóng cửa bảo nhau”, như thế thì lam sao có thể nâng cao dân trí. Sự kiện này đã và đang xẩy ra nhan nhản hàng ngày trong mọi sinh hoạt, mọi lãnh vực, từ những diễn đàn điện tử, sinh hoạt bên ngoài cộng đồng và nhiều nhất là trên các diễn đàn Paltalk. Điều này chẳng những rất bất lợi cho công cuộc đấu tranh đi tìm một nền tự do dân chủ cho toàn dân mà còn tạo ra bằng chứng cho CSVN và đám tay sai xuyên tạc sự đấu tranh dân chủ của người Việt hải ngoại, đồng nghĩa với tố cộng cực đoan. Điều đáng buồn là dù đang sống trong một thế giới văn minh, nhưng không hiểu sao não trạng của số người này vẫn bị sơ cứng một cách quái đản như tập đoàn CSVN, nó chẳng khác nào Hồ Chí Minh trong hang Pắc Pó với câu thơ lục bát đã được lưu truyền trong dân gian:

“Trong hang Ở trong Pắc Pó chui ra....
Ngó qua, ngó lại, rồi ta chui vào...”


Đây cũng là một nan đề khó giải quyết, nếu sự kiện này không được chính đốn lại từ ý thức của mỗi cá nhân, thì làm sao có thể thuyết phục được người dân trong nước, vốn dĩ đã bị CSVN kềm kẹp, nhồi nhét từ hơn nửa thế kỷ qua, để cùng nhau đòi hỏi thực thi dân chủ và phát triển một nền dân chủ cho nước nhà....

Tóm lại, muốn có một nền dân trí cao để có thể hội nhập vào thế giới văn minh tiến bộ hôm nay và xây dựng đất nước giầu mạnh và có thể giữ gìn giang sơn bờ cõi. Điều tiên quyết là đòi hỏi phải thực thi được một nền dân chủ đích thực. Người dân phải có tự do thông tin và tự do ngôn luận. Tự do thông tin để học hỏi, nới rộng tư duy và kiến thức. Tự do ngôn luận để có thể mạnh dạn cống hiến ý thức và tài năng xây dựng quốc gia. Từ đó dân trí sẽ tự động phát triển và sẽ vực dậy được sức mạnh của toàn dân để bảo vệ giang sơn bờ cõi.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

-Phạm Thanh Phương (Úc Châu)-


Theo tin RFA, Ngày 18-11- 2008, [1] CSVN một lần nữa lại lên tiếng kêu gọi sự hợp tác của “Trí Thức Việt Kiều” về nước cùng nhà nước xây dựng đất nước. Sự kiện này thực ra cũng không có gì gọi là sáng kiến mới lạ, nói chỉ là một “Bổn cũ soạn lại” trong một tình huống mới đã cho tay sai lũng đoạn, tuyên truyền, và hy vọng lần này có thể thực hiện được những mong muốn đã thất bại trong nhiều năm qua.

Ngược dòng thời gian, biết bao nhiêu nghị quyết, quyết định với những lời lẽ rất nồng nàn, kêu gọi khối người Việt hải ngoại "khép lại quá khứ, xóa bỏ hân thù" để bắt tay với Đảng và nhà nước qua chiêu bài “giữ gìn bản sắc văn hóa và cải tiến dân sinh”. Đảng cũng thành lập những “Hội Thân Nhân Việt Kiều” tại quốc nội, nhằm ”khuyến khích” những người có thân nhân tại nước ngoài, cố gắng khuyên nhủ thân nhân mình về du lịch, làm thương mại, đóng góp tài năng hay từ thiện để phát triển đất nước, nhưng kết quả “cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ”, chẳng có gì thay đổi.

Cũng trong những năm gần đây, vào ngày 14 tháng 3 năm 2005, Tạ Nguyên Ngọc, vụ trưởng Vụ quan hệ kinh tế khoa học và công nghệ, Ủy Ban Về Người Việt ở nước ngoài đã cho biết:

"Tôi cho rằng vận động người VN ở nước ngoài là cuộc vận động quần chúng đặc biệt, trí vận lại càng đặc biệt hơn. Chính vì thế nếu không có hình thức tổ chức, cách tiếp cận phù hợp thì không thể tạo dựng được quan hệ và huy động sự đóng góp của trí thức kiều bào cho công cuộc xây dựng đất nước"...[2]

Ngược lại, cũng trong thời điểm ấy, trong nghị quyết nhân quyền cho VN, Quốc Hội Âu Châu đã xác định:

"VN Không thể phát triển bất cứ lãnh vực nào khi không có dân chủ". [3]

Họ đòi hỏi CSVN phải thực sự có dân chủ, phải có đa đảng, phải trả lại quyền "Tự Do cho Tôn giáo và Báo Chí,v,v,....”. Trước nhận định quan trọng và chính xác của Quốc hội Âu Châu, CSVN vẫn tảng lờ coi như không có gì xẩy ra, tiếp tục tung một số tay sai tại hải ngoại tuyên truyền bịp bợm “Với một hoàn cảnh đói khổ khó khăn, dân trí thấp, chưa thể có dân chủ, có đưa dân chủ đến, cũng không có lợi mà chỉ tạo thêm rối loạn. Dân chủ chỉ có thể tồn tại ở những nơi dân trí đã cao”. Vì vậy trước mắt chúng ta hãy “khép lại qúa khứ, đầu tư và làm từ thiện thật nhiều, trí thức hải ngoại nên trở về cộng tác tiếp tay với nhà nước CSVN, cùng cải tiến dân sinh, nâng cao dân trí. Một khi dân sinh được nâng cao, dân trí sẽ phát triển và đó chính là lúc hạt giống dân chủ nẩy mầm và lớn mạnh để đi đến một cuộc đại cách mạng, thay đổi bộ mặt chính trị và quang phục quê hương”.

Với những lý luận trên, mới nghe rất êm tai và hữu lý. Tuy nhiên nếu suy nghĩ thêm một tí, chắc chắn ai cũng sẽ nhận ra đây chỉ là những ngụy biện, bịp bợm. Một khi đất nước chưa có dân chủ, người dân chưa có tự do thông tin, tự do ngôn luận, thì làm sao có cơ hội tự do tìm hiểu để phát triển dân trí. Như vậy, nếu lực lượng trí thức đổ về “phục vụ quê hương” trong lúc này, chẳng khác nào tiếp tay, củng cố cho chế độ độc tài toàn trị CSVN thêm sức mạnh để tiếp tục khống chế, bóc lột, buôn dân bán nước, còn lại người dân dù có đủ miếng ăn một ít, nhưng kiếp người nô lệ cũng chẳng hề thay đổi. Chính vì thế trước lời kêu gọi này của CSVN, một trí thức tại Canada nhận định

"Tôi nhận thấy rằng lúc này chưa phải là lúc mà ngừơi Việt trí thức hải ngọai có thể về Việt Nam để mà đóng góp, bởi vì Việt Nam hiện giờ vẫn chưa có sự an toàn trong vấn đề tự do, chưa có những quyền tự do căn bản để quyết định; hoặc là được tự do làm việc theo sáng kiến."

Trong khi đó Tiến sĩ điện tử Phùng Thanh Sơn ở Mỹ cũng cho biết:

"Chính quyền Việt Nam cần phải thực sự muốn thay đổi, chứ đừng lợi dụng trí thức Việt kiều.... Chính quyền Việt Nam có sẵn sàng cho trí thức Việt kiều có tiếng nói trong việc xây dựng đất nước hay không?... “.

Cũng trong vấn đề này, Gs Vũ Quốc Thúc tại Pháp nhận định:

"Tôi thấy điều căn bản là phải có tự do đã. Tự do thông tin, tự do tìm hiểu, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do viết báo chí, tự do hội họp."

Đúng như lời nhận định của Gs Vũ Quốc Thúc, một đất nước không có tự do, nhất là phần tự do báo chí và tự do ngôn luận như Việt Nam hiện tại, thì dù các trí thức hải ngoại có đổ tâm huyết, tài năng về cống hiến cho đất nước cũng chỉ là làm cái công việc của “Dã Tràng xe cát” và vô tình lại trở thành tai sai của tập đoàn tài, khát máu, bán nước hại dân CSVN.

Nhìn lại trong những năm vừa qua, có lẽ ai cũng biết, hết Nghị Quyết 114, Quỹ Yểm Trợ Cộng Đồng, Hội Thân Nhân Việt Kiều, rồi lại đến Nghị Quyết 36,v,v... Trong những chiến dịch này, CSVN cũng đã chiêu dụ được một số cá nhân, phe nhóm, đảng phái “thối rữa lương tri” đã uốn lưng làm tay sai trong công tác thâm nhập, lũng loạn và khuynh loát trong một số cơ cấu tổ chức, sinh hoạt trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, và cũng có một số "chuyên gia trí thức" đánh trống, khua chiêng về "giúp nước" theo kiểu cò mồi. Nhưng kết quả vẫn không có gì gọi là khả quan như nhận định của CSVN đã đưa ra:

“Tính đến năm 2008, số lượng chuyên gia về nước làm việc hàng năm chỉ khoảng 100 người, trong khi tổng số chuyên gia Việt kiều ở nước ngoài hiện giờ lên đến khỏang gần 400 ngàn”.

Với một con số khiêm nhường này, CSVN vẫn chưa dám nói sự thật là sau khi một số về làm việc, họ đã thất vọng và ra đi, chỉ còn lại số cò mồi dùng làm bình phong bịp bợm cho chê độ.

Cũng trong cuối Tháng Sáu 2008 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã đưa ra một chỉ thị mang số 19, [4] nội dung "sẽ khen thưởng kịp thời đối với kiều bào có thành tích đóng góp cho đất nước" và "phát huy tiềm năng tri thức và kinh tế" của người Việt hải ngoại. Ngoài ra trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 10-7-2008, Bộ Ngoại Giao CSVN cũng cho biết,

"Sẽ tổ chức một hội nghị của người Việt ở nước ngoài trên toàn thế giới vào năm 2009 để "gắn kết" Việt kiều với nhau và với đất nước".

Tuy những lời “tha thiết” này đã được lập đi lập lại nhiều năm, nhưng trên thực tế kết qủa vẫn như một tiếng chuông ngân dài trên sa mạc, không kết qủa phản hồi.

Nhìn vào thực tế, có lẽ không ai có thể phủ nhận, đối với một người Việt Nam yêu nước, thương dân, khi được đem tài năng ra phục vụ trên quê hương mình có lẽ là một điều hạnh phúc nhất, dù có phải hy sinh ít quyền lợi bản thân. Vấn đề được đặc biệt quan tâm ở đây là sự hy sinh của họ có đem lại được hạnh phúc thực sự cho người dân hay không, khi một khi chế độ dã man, thối nát CSVN vẫn còn tồn tại.

Tục ngữ Việt Nam có câu "Quốc gia hưng, vong, thất phu hữu trách", vì thế cái mục tiêu chính yếu của một trí thức chân chính là làm sao tạo được sự tự do, tự tại, ấm no hạnh phúc cho dân tộc để phát triển đất nước một cách đích thực, không phải chỉ là những hình thức bịp bợm. Như vậy, thiết nghĩ chỉ khi nào CSVN biết ý thức, trả lại quyền tự quyết cho toàn dân, để có được một nền tự do dân chủ thực sự, lúc ấy có lẽ không cần ai kêu gọi, chiêu dụ, chắc chắn các chuyên gia trí thức cũng sẽ tự động xin về phục vụ trên quê hương. Ngược lại, một khi đất nước còn đang đau khổ, người dân còn lầm than, đói rách bởi chế độ phi nhân, bạo ngược, thì CSVN có dùng mọi thủ đoạn lừa bịp gì chăng nữa, cũng chỉ làm cái công việc "Dã tràng se cát" mà thôi.

Cũng trong vấn đề này, có nhiều người cho rằng, chương trình chiêu dụ "thu hút tài năng" của CSVN không phải thực sự muốn phát triển đất nước như lời kêu gọi, mà đây chỉ là một vở tuồng chính trị với nhiều mục đích khác nhau. Nếu chẳng may vì một lý do nào đó, một số trí thức "thiêu thân" bay về với đảng, tất nhiên đảng sẽ lợi dụng sự kiện, tuyên truyền tạo dựng một tiếng vang trước nhãn quan quốc tế là nhà nước CSVN đã có một chính sách đứng đắn, nhiệt tâm vì quê hương đất nước và đang trong sạch hóa xã hội, "tiến nhanh, tiến mạnh" trên con đường "dân chủ hóa" đất nước. Từ đó, CSVN cho đám đảng phái tay sai gia tăng đánh phá tại hải ngoại, để các thế lực đấu tranh càng ngày càng yếu và đi đến triệt tiêu, bởi lòng người mỗi ngày một chán ngán và mất hẳn niềm tin trong đấu tranh. Ngoài ra, những "trí thức" này sẽ đóng một vai trò không kém quan trọng hậu thuẫn trong lãnh vực bang giao, bởi họ chính là những người mang quốc tịch sở tại nơi họ đang sống. Đến khi mọi việc đã ổn định đi vào "quỹ đạo" vững trãi, có thể những "trí thức" này sẽ là những nạn nhân thê thảm nhất trong chính sách "vắt chanh bỏ vỏ" sở trường của CSVN như đã xẫy ra rất nhiều trên dòng lịch sử gần nửa thế kỷ qua.

Tóm lại, muốn phát triển dân sinh, nâng cao dân trí cho dân tộc, có lẽ không còn con đường nào khác hơn là chế độ thối nát, tàn bạo CSVN phải ra đi. Ngược lại, khi CSVN còn thống trị trên quê hương thì có giúp gì đi chăng nữa cũng chẳng khác nào công việc của Dã Tràng. Theo tình hình hiện tại, trước sức ép của Quốc Tế, các cuộc phản kháng của người dân trong nước. Chúng ta cần sáng suốt hơn trong đoàn kết đấu tranh của từng cá nhân., chứ không phải là con đường từ thiện và đầu tư như CSVN và những tên tay sai rêu rao.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Tài liệu tham khảo:

[1] Nhã Trân, 18-11-2008, RFA Trí thức Việt kiều nghĩ gì về việc đóng góp xây dựng đất nước?, phóng viên RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Viet-overseas-intellectuals-opinions-on-Vietnamese-Govert-call-on-their-contribution-to-motherland-THoai-11182008145820.html?searchterm=None

[2]Tạ Nguyên Ngọc , 2005, Đóng góp của trí thức kiều bào: Có thể nhân lên gấp bội!, Sở Ngoại vụ - Thành phố Hải Phòng
http://haiphongdofa.gov.vn/vn/index.asp?menuid=499&parent_menuid=428&fuseaction=3&articleid=1555

[3] COMMITTEE ON INTERNATIONAL RELATIONS, 2005, HUMAN RIGHTS IN VIETNAM, GlobalSecurity.org

http://www.globalsecurity.org/military/library/congress/2005_hr/050620-transcript.pdf

[4] Chỉ thị 19/2008/CT-TTg ngày 06/06/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài, Tạp Chí Que Hương Online

http://www.quehuong.org.vn/vi/nr041215095635/nr050111144245/ns080723174221/newsitem_print_preview

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong mấy ngày gần đây, một người trẻ Tây phương với cái tên Việt Nam là Cô TIM, người đã từng làm công việc từ thiện “âm thầm” tại Việt Nam trong nhiều năm, nay chính thức xuất hiện tại hải ngoại, kêu gọi, vận động cộng đồng người Việt tị nạn ủng hộ, tiếp tay cùng cô trong việc giúp một số trẻ em mồ côi, tật nguyền tại Việt Nam. Trong sự kiện này, không hiểu vì cố ý hay vô tình, hành xử của cô TIM đã tạo ra cho dư luận một làn sóng tranh cãi rất xôn xao, để đi đến một số bất hoà, phân hóa ngay trong những người cùng quan điểm lập trường, đang chung sức đấu tranh tìm đường giải thoát quê hương ra khỏi sự đói rách, lạc hậu, khốn khổ dưới ách thống trị tàn bạo, dã man của CSVN.

Thể theo lời vận động của cô TIM, vào ngày 25-10-2008, Cộng Đồng người Việt tỵ nạn tại Fernando Valley, California đã tổ chức một buổi gây qũy từ thiện, giúp cô TIM có thêm kinh phí, hầu có thể duy trì công việc từ thiện của cô một cách tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, theo tin nhận được từ Cali, trong khi mọi người nghiêm chỉnh làm lễ chào Quốc Kỳ, thì cô TIM đã giận dữ bỏ đi ra ngoài. Sau khi nghi thức chào cờ hoàn tất, cô trở lại và tuyên bố:
“ Trong các chương trình có tôi đến hiện diện, tôi không muốn không muôn quý vị treo cờ và chào cờ, vì việc làm của tôi là việc làm từ thiện, tôi chủ trương phi chính trị. Trong các buổi sinh hoạt trong nước và ngay tại Trung Tâm Chấp Cánh, tôi đều không treo bất cứ lá cờ nào”
. Qua hành xử và câu nói này của cô TIM, có lẽ không ai có thể phủ nhận đây là một thái độ hỗn xược vô văn hoá dù dựa trên nên tảng Đông phương hay Tây phương. Cũng vì thế đa số nhận định, nhìn vào ngôn ngữ và hành xử của cô TIM, không ai có thể ngờ được lại xẩy ra nơi một người có đầy “lòng từ tâm” , đã từng bương trải gây qũy nhiều nơi. Có chăng nó chỉ có thể thấy được ở những con người CS, hay đã bị nhiễm trùng CS, trong mục đích tạo một tiền lệ, mong hủy bỏ sự hiện diện lá cờ Vàng thân yêu của người Việt tỵ nạn CS như chiêu bài “Vượt thử thách, xóa ngăn cách”, nối kết, hoà hợp trước đây đã từng xẩy ra. Hơn nữa trong Nghi quyết 36 của CSVN đã ghi rõ:
“Đổi mới và đa dạng hóa các phương thức vận động, các hình thức tập hợp với mục đích đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm giúp đỡ (từ thiện) hướng về Tổ quốc. Nhất là của thế hệ trẻ trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán nước sở tại”
. Như vậy, hành xử và lời tuyên bố của cô TIM là một sự sắp đặt trước, hay ngẫu nhiên trùng hợp, có lẽ trong mỗi người trong chúng ta tự sẽ tìm thấy câu trả lời.

Cũng theo cô TIM cho biết, hiện nay cô đang gặp rất nhiều khó khăn trong tài chính và áp lực từ phía CSVN, hơn nữa cô tuyên bố việc làm của cô “phi chính trị”, bởi thế cô đã mạnh dạn xác định:
“Trong các buổi sinh hoạt trong nước và ngay tại Trung Tâm Chấp Cánh , tôi đều không treo bất cứ lá cờ nào”
. Tuy nhiên rất may, chúng tôi đã hân hạnh được xem một số Video Chip nói về hoạt động của cô trong nước do “Hãng Phim Truyền Hình Thành Phố HCM” thực hiện, trong đó tất cả các sinh hoạt của cô đều không bao giờ thiếu lá cờ máu CSVN và đôi khi còn có cả cờ cuả một vài quốc gia khác. Ngoài ra, cũng theo đoạn phim cho biết, nhà nước CSVN cũng rất ư ái, nhiều lần tuyên dương “công đức” của cô, và hệ thống truyền thông trong nước cũng đã quảng bá hoạt động và con người của cô đến quảng đại quân chúng một cách rất “tích cực”. Vì thế hiện nay cô TIM được coi như là một “ngôi sao sáng” của tình người mà cả nước đều biết. Cũng theo một số người trong nước cho biết, những sinh hoạt của cô TIM cũng đã từng được nhà nước CSVN ca tụng trên đài truyền hình thành phố Saigon nhiều lần trước đây. Vì vậy, cô TIM là một hình ảnh rất thân thương và phổ quát tại Việt Nam hiện nay.

Một câu hỏi được đặt ra ở đây, là tại sao một người có lòng “từ tâm” như cô TIM, lại phải nói dối và cô TIM đã có ý đồ gì bên trong cái vỏ bọc “từ thiện” này? Bởi lẽ ai cũng biết, sự nói dối chỉ xẩy ra khi người ta cần che đậy một sự thật nào đó không trong sáng, hầu đánh lừa người khác trong một mục đích nào đó không thể nói ra.

Trở về thái độ trịch thượng và hỗn xược cuả cô TIM, một số người ngụy biện cho rằng cô Tim không phải là một người Việt nam, do đó cô không hiểu giá trị lá cờ Vàng đối với người Việt tỵ nạn như thế nào, và cô cũng không hiểu thế nào là “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục” của văn hoá Việt Nam, vì thế mới xẩy ra sự việc đang tiếc này. Tuy nhiên, những người này đã quên hay giả vờ quên rằng, điều xã giao căn bản này không có sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Do đó, trong văn hóa Tây phương cũng đã có một câu tương tự "When in Rome, do as the Romans do". Hơn nữa, một người đã từng hoạt động nhiều năm tại Việt Nam, tất nhiên phải hiểu tại sao có cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, từ đó cũng sẽ hiểu rõ sự quan trọng lá cờ Vàng đối với họ như thế nào. Như vậy hành xử của cô Tim mang ý nghĩa gì, và cô là ai ? Có lẽ trong thâm tâm mỗi người đều có câu trả lời chính đáng. Một điều đáng trách và đáng buồn hơn nữa, là một số người mang danh tỵ nạn CS, cũng đã từng trải qua những khốn khổ “thập tử, nhất sinh”, nhưng vẫn cố gắng che khuất lương tri, để ủng hộ hành động xấc xược, gian dối của cô TIM mới là một sự kiện ngược đời, trái khoáy. Không hiểu họ là ai, có phải tỵ nạn CS thật hay không?

Trở về vấn đề từ thiện, thực ra từ thiện là hai chữ thân thương và rất cao qúy, nó thể hiện tình yêu nhân bản trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay nó lại trở thành một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và mang tính phức tạp trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, đôi khi trở thành một nguyên do gây ra sự phân hóa trầm trọng, chỉ vì những thủ đoạn lưu manh của CSVN và đám tay sai.

Trong trường hợp, nếu hai chữ từ thiện được đặt ra trước một thiên tai hay một cảnh khốn cùng nào đó của một cá nhân hay tập thể trong một hoàn cảnh bình thường, thì chắc chắn sẽ được nhiệt liệt ủng hộ và thăng hoa. Ngược lại, một khi hai chữ từ thiện đã bị những cá nhân hay tập đoàn nào đó lợi dụng kinh tế hóa hay chính trị hoá, thì nó lại trở thành một điều úy kỵ như đã và đang xẩy ra với những người còn ý thức, trăn trở với hoàn cảnh đất nước dưới chế độ tàn bạo, phi nhân CSVN.
Không cần dẫn chứng dài dòng có lẽ ai cũng biết, hàng năm biết bao nhiêu viện trợ nhân đạo từ khắp trên thế giới đã đổ vào Việt Nam, nhưng tất cả chỉ để đong đầy cho cái túi tham không đáy của tầng lớp đảng viên đảng CSVN từ trên xuống dưới, còn lại người dân vẫn phải chịu đói rách bần cùng. Nếu chịu khó suy nghĩ để nhìn vào thực tế, có lẽ khó ai có thể phủ nhận trong chế độ CSVN, lúc nào họ cũng muốn “nuôi dưỡng” sự đói rách bần cùng của người dân, dùng làm mồi câu lòng từ tâm của thế giới nói chung và cộng đồng người Việt tỵ nạn nói riêng. Do đó, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi Hoà Thượng Quảng Độ đi cứu trợ thiên tai miền Tây hay một số tổ chức giúp đỡ Thương Phế Binh VNCH đã bị khó đễ ngăn cấm. Trong khi đó những nhân vật làm “từ thiện” như Đỗ Vẫn Trọn, Huỳnh Tiểu Hương thì lại được tuyên dương rầm rộ, và họ là ai, giờ này chúng ta đã biết rõ.

Nói về nhân vật cô Tim một cách khách quan, thì rất có thể công việc của cô hoàn toàn xuất phát từ lòng nhân đạo của một con người. Nhưng dù muốn hay không cô cũng đã và đang bị CSVN lợi dụng để tạo một nhịp cầu cho cái gọi là nghị quyết 36. Vì vậy cô mới có thể thực hiện “công tác từ thiện” một cách “thuận buồm, xuôi gió” trong suốt một thời gian dài từ năm 1992 đến nay. Đây là một trường hợp không thể xẩy ra cho những người bình thường kể cả những tổ chức Tôn giáo.

Ngạn ngữ có câu “Nhân sinh phi thảo mộc, bất khả bất tri tình”, hơn nữa là một người Việt Nam, không ai có thể làm ngơ trước những đau khổ đầy máu và nước mắt của đồng bào mình. Tuy nhiên, chữ tình ấy phải dùng đúng chỗ để có thể trở thành những viên thuốc hồi sinh cho một cơ thể èo uột suy nhược, nếu không nó sẽ trở thành viên thuốc độc, dùng kéo dài thêm thời gian đau đớn quằn quại. Vì vậy, khi xử dụng chữ tình cũng cần nên suy xét sao cho thích hợp, dúng nơi và đúng ý nghĩa của nó mới là điều đáng quan tâm.

Cũng trong vấn đề từ thiện tại Việt Nam, theo thống kê của các cơ quan nghiên cứu thế giới thì hiện thời tại Việt Nam có khoảng hai mươi triệu trẻ em đang sống trong cảnh lầm than, khốn cùng. Trong đó có chừng hai triệu em thiếu ăn, bị căn mắc phải că n bệnh suy dinh dưỡng, đang chờ chết dần mòn theo thời gian. Số còn lại thất học phải sống bương trải nơi những đống rác trên khắp nẻo đường đất nước, chứ không phải chỉ có vài trăn em mồ côi, tật nguyền trong “căn nhà may mắn” của cô TIM. Như vậy, làm sao để có thể tái tạo cho các em bé Việt Nam trên khắp nẻo đường đất nước được những nụ cười tròn trịa, hồn nhiên của tuổi thơ như tất cả các trẻ em khác trên thế giới mới là điều trăn trở, quan tâm và nỗ lực của những người Việt tỵ nạn CS chân chính trong suốt hơn ba mươi năm qua.

Người ta thường nói, muốn chữa lành một kẻ bị bứu độc ung thư, để tìm lại một đời sống khỏe mạnh an vui, không phải chỉ dùng chút dầu cù là thoa sơ bên ngoài là yên tâm, mà cần phải làm sao cắt bỏ nó ra ngoài cơ thể. Đất nước Việt Nam đang bị cái bứu ung thư CSVN hoành hành. Do đó, thiết nghĩ chỉ khi nào CSVN biến mất trên quê hương, lúc đó không những các em lấy lại được nụ cười hồn nhiên thực sự của tuổi thơ, mà toàn dân Việt Nam cũng sẽ hưởng được trọn vẹn những mùa xuân thực sự mà họ đã bị tước đoạt từ khi CSVN xuất hiện trên đất nước. Đây mới chính là cộng việc từ thiện đúng nghĩa nhất mà cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại cần miệt mài rong ruổi.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

*- Đoạn phim tài liệu sinh hoạt của cô TIM trong nước, do “Hãng Phim Truyền Hình Thành Phố HCM” thực hiện: http://au.youtube.com/watch?v=NinqRnWtkjA

-Phạm thanh Phương-

Trước kết qủa nước Mỹ đã chính thức có một vị Nguyên Thủ Quốc Gia da đen, mà tiền thân là một sắc dân nô lệ đến từ Phi Châu. Điều này đã khiến cho dư luận gần xa bàn tán rất sôi nổi, với những vui buồn lẫn lộn của một tương lai đầy khó khăn trong nhiều mặt tại một cường quốc đang đứng đầu của thế giới hôm nay. Tuy nhiên, dù muốn hay không, vui hay buồn, kết qủa cũng đã an bài và tất cả phải tôn trọng sự chọn lựa của người dân Mỹ. Thế giới cũng hoan hỷ chúc mừng cho một sự thay đổi đạc biệt mang tính lịch sử của nước Mỹ với hơn hai trăm năm lập quốc.

Nhìn vào kết quả cuộc bầu cử, có lẽ không ai có thể phủ nhận chiến thắng vinh quang của ông Obama đã đạt được từ chính niềm tin của đa số người dân Mỹ, không do bất cứ một áp lực nào hay bị khống chế, áp đặt theo cái kiểu CSVN. Điều này chứng tỏ người dân Mỹ đã có một ý thức nhân bản vượt bực, nhận thức được giá trị bình đẳng giữa con người và con người để đánh tan đi được những vị kỷ thấp hèn của sự kỳ thị chủng tộc, điều mà rất nhiều quốc gia trên thế giới chưa thể thực hiện. Cũng trong hoàn cảnh đặc biệt này, vị tân Tổng thống da đen Obama chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong trách vụ của những ngày sắp tới, và cũng có thể nguy hiểm đến cả tính mạng của ông từ một số thành phần cực đoan thủ cựu.

Đi vào dư luận, một thiểu số cho rằng, sự đắc cử vinh quang của ông Obama sẽ là một đại họa cho nước Mỹ và sẽ có những ảnh hưởng xấu đến toàn cầu, chỉ vì ông là một người da đen, có một sự liên hệ nào đó với Hồi giáo trước đây. Hơn nữa những nhóm này cho rằng ông là một người có chiều hướng khuynh tả, thấm nhuần tư tưởng CS, và rất có thể ông sẽ đưa nước Mỹ trở về chính sách nghèo nàn và độc tài. Theo hãng Thông Tấn AFP đã cho biết, có những nhóm chống đối ông Obama “Impeach Obama” đã xuất hiện, và cho rằng
“Có rất nhiều người Mỹ không hiểu gì về Chủ Nghĩa Xã Hội hay Chủ Nghĩa Cộng Sản nên họ đã bầu cho ông Obama trở thành Tổng Thống”
. Tuy nhiên, những sự kiện chống đối vô căn cứ như thế này cũng không có gì mới lạ, nó không dành riêng cho ông Obama, mà cũng đã từng xẩy ra với Tổng thống George Bush khi xưa. Do đó, những lý luận chống đối này cũng không thể ảnh hưởng đến vị thế và công việc của ông. Trong khi đó, đại đa số cho rằng những gì thuộc về lý lịch cá nhân hay những suy đoán vô căn cứ đối với ông Obama không phải là một điều quan trọng để lạm bàn, cái quan trọng cần quan tâm là vị tân Tổng thống có đưa được nước Mỹ qua cơn khủng hoảng kinh tế hiện tại hay không. Hơn nữa trong một thể chế đân chủ như Mỹ, một mình ông Obama cũng không thể khuynh đảo để đưa nước Mỹ vào một đại họa như một số người đã suy diễn. Do đó, tất cả bình luận, suy diễn theo cảm tính trong lúc này đều không đáng lưu tâm và cũng chẳng thuyết phục được ai. Tất cả phải chờ sau khi nhậm chức, tân nội các hoạt động một thời gian mới có thể nhận định rõ đúng, sai, hay, dở.

Nhìn lại bất cứ một cuộc tranh cử nào trên thế giới, các ứng cử viên đều rất sôi nổi và hứa hẹn rất nhiều khi tranh cử, và trong một đất nước dân chủ, cái quyền của người dân thực sự tôn trọng như tại Mỹ thì những lời hứa ấy lại cái dây thòng lọng đe dọa khi đắc cử. Chính vì thế, ngay sau khi biết kết qủa thắng cử với một tỷ số vinh quang, ông Obama cũng đã nhận thức được tầm mức quan trọng khó khăn đến với ông trong những ngày sắp tới. Trong đêm Thứ Ba vừa qua, khi mừng chiến thắng tại Chicago, ông Obama đã tuyên bố
“Con dốc chúng ta sẽ phải vượt qua quá cao, công việc chúng ta làm có thể không đi đến đích trong thời hạn 1 năm hay một nhiệm kỳ…”,
và với một giọng đầy tự tin ông nhân mạnh
“Nhưng chưa bao giờ tôi lại hy vọng cho bằng tối hôm nay vì biết chắc chắn chúng ta sẽ đến được mục tiêu chúng ta muốn đến”
. Cũng trong đêm mừng chiến thắng, thái độ sôi nổi, mạnh dạn hứa hẹn của ông Obama cũng đã biến mất, thay vào đó là một thái độ ưu tư ông phát biểu
“Dù đón mừng đêm nay, nhưng chúng ta đều hiểu rằng mai đây sẽ phải đương đầu với những thách đố lớn nhất trong đời, đó là hai cuộc chiến tranh, những hiểm họa chung cho toàn thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất từ một thế kỷ".
Với câu nói này có lễ ai cũng hiểu ông sẽ phải đương đầu với hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, nơi mà chính phủ tiền nhiềm đã đổ quá nhiều xương máu và tiền bạc, mà đây cũng là một trong những nguyên do đã tạo nên sự khủng hoảng về kinh tế của Mỹ. Cái gánh nặng mà chính phủ Obama phải cưu mang và giải quyết chính là sự suy thoái kinh tế, lý do đã đưa đến sự xáo trộn đời sống xã hội của người dân Mỹ hiện nay. Hơn nữa với mầu da của ông, có lẽ ông phải cố gắng tận dụng hết khả năng để giải quyết vấn đề, vì đây là cơ hội duy nhất để ông tạo nên lịch sử, tôn vinh sự bình đảng của nhân loại và thăng hoa nhân bản. Đồng thời chính bản thân ông Obama cũng phải có nhiệm vụ làm cho sự kiện này trở thành một điểm son sáng chói trên dòng lịch sử nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Do đó, lập luận cho rằng ông Obama là một tai họa cho nước Mỹ chỉ là những võ đoán theo cảm tính của một thiểu số thiếu tinh thần tôn trọng dân chủ và nhân bản.

Một điều quan trọng mà người dân Mỹ hiện nay kỳ vọng nơi chính phủ mới, là làm sao có thể tạo ra nhiều việc làm cho người dân, giảm thất nghiệp mà không tăng các sắc thuế. Muốn thực hiện điều này, chắc chắn tân chính phủ phải tiếp tục vay thêm nợ, mới mong có thể điều hoà được nhịp sống xã hội. Một khi người dân bớt khó khăn, số tiền tiêu dùng được gia tăng, từ đó mới có thể kéo theo nhu cầu sản xuất để tạo việc làm và kinh tế mới có thể phục hồi. Tuy nhiên, nếu chính phủ vay nợ nhiều qúa để tăng ngân qũy chi dùng, tất nhiên thị trường tài chánh tư nhân sẽ bị giảm, lãi xuất sẽ lại tăng, gây bất ổn, khó khăn cho giới tiểu thương và tư nhân trong buôn bán và tiêu dùng. Đây mới chính là những nghiêu khê khiến ông Obama không còn sôi nổi hứa hẹn mà trở nên ưu tư.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây, Mỹ là một quốc gia có hệ thống kinh tế và tài chánh vững vàng trên thế giới từ xưa đến nay. Do đó, trước tình trạng suy thoái hiện tại, dù trắng hay đen thì vị tân Tổng thống cũng sẽ phải tập trung trong nhiệm vụ tối thượng của mình để dẫn dắt quốc gia thoát khỏi cơn khủng hoảng này, hầu có thể giữ vững được niềm tin đối với người dân Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài ra, một điểm son trong một đất nước văn minh như Mỹ, hành xử của ngưới dân cũng sẽ văn minh, gạt bỏ được những tiểi tiết cá nhân, tôn trọng sự dân chủ để cùng xây dựng đất nước như lời tuyên bố của ông McCain tại Arizona khi chúc mừng chiến thắng của ông Obama, ông nói: “
Qua lá phiếu, cử tri Hoa Kỳ đã quyết định chọn người lãnh đạo, tôi tôn trọng quyết định của người dân, tôi cũng kêu gọi mọi người cùng giúp vị Tổng thống đắc cử làm tròn trách nhiệm được trao phó” .
Ông nhấn mạnh
"tôi xin dành những lời chúc mừng nồng nhiệt để gửi đến người đã từng là đối thủ chính trị của tôi, và bây giờ là Tổng thống của tôi".
Hơn nữa ông Mc Cain cũng tâm sự:
"Trong giai đoạn khó khăn này của đất nước, tôi cam kết sẽ tận lực cộng tác với ông ta, để giúp ông vượt qua những thách thức mà chúng ta phải đối phó".
Nhìn vào chiến thắng của ông Obama và hành xử của ông McCain qua những câu nói nêu trên. Dù muốn hay không, không ai có thể phủ nhận một nền dân chủ đích thực đã được thể hiện trên nước Mỹ. Sự kiện này cũng chính là một bước đột phá để mở đầu cho một kỷ nguyên mới mang nét đặc thù của nhân bản, chứng tỏ một sự bình đảng đúng mức giữa con người và con người trên quả địa cầu này. Cũng trong sự kiện này, đại đa số dân Việt tỵ nạn phải bùi ngùi cho đất nước mình không biết bao giờ người dân mới có thể thực hiện được một phần nhân bản của nước Mỹ, một khi chế độ thối nát tàn độc CSVN vẫn còn tồn tại trên quê hương. Đồng thời cũng hy vọng, để tôn vinh nhân quyền và bình đảng, Tổng thống Obama sẽ có một thái độ cứng rắn hơn và tích cực hơn trong bang giao với những nước phi nhân quyền như CSVN.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu).

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)


Theo RFA đưa tin, Ngày 26-10-2008 vừa qua, một câu chuyện khôi hài tượng trưng “Đỉnh cao trí tuệ” của CSVN vừa xuất hiện trên ”Tạp chí điện tử Cộng Sản” một bài nhận định với nhan đề "Dân chủ, nhân quyền - chiêu bài đã lỗi thời của các thế lực thù địch với cách mạng VN", do Nguyễn Duy Qúy, một nhân vật có thể nói là rất “trí tuệ” thuộc “Viện Khoa Học Xã Hội CSVN” khổ công biên soạn. Không cần phải đọc hết bài báo, chỉ cần trích dẫn vài câu, cũng đủ cho độc giả bốn phương có một đề tài ra vào đàm tiếu và trăn trở cho một mảnh giang sơn với dòng lịch sử oai hùng, nay đã và đang bị một đám rừng rú phá hoại.

Nói về tính chất lỗi thời của dân chủ và nhân quyền như Nguyễn Duy Qúy đã nhận định, không phải tìm kiếm đâu xa, cứ nhìn thẳng vào thực tế trong thế giới văn minh, nhân bản ngày nay, mặc dù các quốc gia tiền tiến đã thực hiện được những điều gọi là dân chủ và những quyền căn bản của con người đã được tôn trọng tới mức rất khả quan. Tuy nhiên, không vì thế mà nhân loại cho là đã hoàn hảo, để chôn vùi vào quá khứ và cho là đã lỗi thời. Bởi lẽ loài người vốn dĩ hơn loài vật ở chỗ biết suy nghĩ, hướng thượng, nỗ lực tạo cho xã hội mỗi ngày một thăng hoa, hạnh phúc hơn. Hơn nữa, nếu nhân loại không biết trân trọng bốn chữ ”dân chủ, nhân quyền” để cố gắng đấu tranh giữ gìn, bảo vệ. Tất nhiên nó sẽ tự động biến mất và xã hội sẽ trở về đời số nô lệ và lạc hậu giống như hoàn cảnh đất nước Việt Nam dưới chế độ độc tài troàn trị CSVN.

Nhìn vào dòng lịch sử của nhân loại, chúng ta phải hiểu những điều quy định trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ (1776); Tuyên Ngôn Quyền Con Người và Quyền Công Dân của Pháp (1789); Hiến chương Liên Hiệp Quốc (1945) và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền (1948),v,v... Tất cả không phải tự nhiên mà có hay một thế lực nào ban phát. Ngược lại, chính là thành quả của những nỗ lực đấu tranh đầy gian truân của cả một thời gian dài giằng giặc và không ngừng bảo vệ và phát triển.

Trong xã hội ngày nay, với phương tiện kỹ thuật khoa học tiến bộ, nhân loại đã tiến gần nhau hơn, do đó “dân chủ và nhân quyền” càng được nhân loại quan tâm nhiều hơn. Sự quan tâm này không những chỉ để bảo vệ những gì được gọi là “dân chủ và nhân quyền” mà họ đã sẵn có, mà họ còn có nhiệm vụ san sẻ và giúp đỡ dân tộc khác đòi lại những quyền căn bản của một con người, khi bị một thế lực hay tập đoàn phi nhân tước đoạt như trường hợp người dân Việt Nam dưới chế độ phi nhân CSVN. Như vậy, lập luận của Nguyễn Duy Qúy đưa ra chỉ là một sự “cưỡng từ đoạt lý” một cách thô thiển, ấu trĩ, và có lẽ chỉ có thể phát xuất từ “đỉnh cao trí tuệ’ XHCN, hầu mong tạo một trận hỏa mù, mỵ dân. Đồng thời khỏa lấp những tội ác mà tập đoàn CSVN đang thực hiện trên toàn cõi Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua.

Riêng về tính chất thù địch, có lẽ không ai có thể phủ nhận dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào đòi hỏi dân chủ hay nhân quyền đều trở thành “các thế lực thù địch”. Bởi thực sự nếu dân chủ và nhân quyền được thực thi đúng đắn tại Việt Nam, chắc chắn tất cả những khủng bố, trù dập, bóc lột sẽ phải biến mất và đảng CSVN cũng sẽ phải cáo chung. Từ đó, đất nước cũng sẽ được giải thoát khỏi nguy cơ mất dần về tay ngoại bang như đã từng xẩy ra với Bản Giốc, Nam quan, Hoàng sa và Trường sa. Như vậy, nhận định cuả Nguyễn Duy Quý “dân chủ- nhân quyền”chính là “của các thế lực thù địch” qủa là một chân lý đối với những con thú đội lốt người như tập đoàn CSVN.

Cũng trong bài nhận định, một điều khôi hài mang tính chắp vá một cách khập khễnh xuất hiện khi Nguyễn Duy Qúy cho rằng “Chủ quyền cao hơn nhân quyền” và dẫn giải
"Chủ quyền là quyền thiêng liêng của mỗi quốc gia dân tộc. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, người VN hiểu rất rõ giá trị đích thực của chủ quyền dân tộc, độc lập dân tộc và quyền tự do dân tộc".
Thực ra vấn đề chủ quyền của một quốc gia hay dân tộc và nhân quyền của nhân loại là hai lãnh vực khác nhau, cả hai đều mang tầm mức quan trọng và cần thiết như nhau, không thể trộn chung hay so sánh nhập nhằng. Nguyễn Duy Qúy đã đưa ra lập luận khập khễnh, cọc cạch này cũng không ngoài mục đích ngụy biện cho chính sách dã man tàn bạo của tập đoàn CSVN. Tuy nhiên, cũng vì tầm nhận thức quá hẹp hòi được đào tạo trong khuôn khổ XHCN, nên chỉ vì trung thành với đảng một cách triệt để, nên Nguyễn Duy Qúy đã vô tình làm nổi bật cái nét đặc thù ngu xuẩn “cưỡng từ, đoạt lý” của CSVN trước ánh sáng văn minh tiến bộ của thế giới hôm nay.

Một vấn đề được đặt ra ở đây, khi một đất nước phi dân chủ như Việt Nam dưới chế độ CS, những quyền căn bản của con người bị tước đoạt, thì làm sao người dân có thể đóng góp công sức, ý kiến và tài năng để giữ vững chủ quyền. Cũng vì cái suy nghĩ xuẩn độn ấu trĩ này mà ngày nay chủ quyền của Việt Nam tại Bản Giốc, Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa bây giờ đã thuộc về Trung Cộng. Như vậy, theo lập luận của Nguyễn Duy Qúy có đúng không? Hay chỉ là một sự bịp bợm của những kẻ bất trí.

Ngược dòng lịch sử Việt Nam, biết bao nhiêu triều đại đã qua đi, có hưng, có suy, và những chữ dân chủ, nhân quyền của những thời xa xưa ấy rất trừu tượng và bàng bạc, không đi vào hệ thống rõ ràng. Tuy nhiên, những điều ấy vẫn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác như các triều đại đã từng khuyến khích quan, dân dâng sớ đóng góp với triều đình trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Điển hình một điểm rõ nét nhất về dân chủ và nhân quyền là hình ảnh một “Hội Nghị Diên Hồng” trong đời nhà Trần mà người dân Việt Nam thường nhắc nhở. Chính vì vậy, người Việt Nam mới có thể được thừa hưởng một giải giang sơn gấm vóc với đầy đủ văn hóa, đạo đức qua nhiều thế kỷ. Nhưng rất tiếc hôm nay đã bị bọn tội đồ CSVN phá hoại, dâng hiến một phần đất, biển cho ngoại bang và còn có nguy cơ vong quốc trong tương lai, nếu người dân Việt không nỗ lực đấu tranh bảo vệ, để mặc tập đoàn CSVN thao túng.

Trở lại bài viết Nguyễn Duy Qúy nhận định:
"Quan niệm của phương Tây về lợi ích cá nhân và quan niệm của phương Đông về lợi ích của dân tộc, của cộng đồng. Vì sự khác biệt đó nên không thể áp đặt cho nhau”
. Nói như thế chứng tỏ với não trạng vong nô, đặc quánh, Nguyễn Duy Qúy không hiểu gì về dân chủ và nhân quyền. Một điều căn bản quan trọng, mang tính tất yếu là nếu không có những cá nhân thì làm sao có cộng đồng và ngược lại quyền lợi cộng đồng phải được xuất phát từ quyền lợi cá nhân. Khi nói rằng phục vụ lợi ích cộng đồng tức là phục vụ chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng. Nó không có nghĩa là cả một tập thể hơn tám mươi triệu dân phải nai lưng phục vụ cho một thiểu số đảng viên đảng CSVN như tình trạng đất nước Việt Nam trong hiện tại. Từ điều nghịch lý này mà CSVN đã đưa ra những khẩu hiệu “đánh lận con đen”, rêu rao một cách bịp bợm “Yêu nước là yêu đảng” hay “Yêu quê hương là yêu XHCN”. Chính vì thế mà người dân Việt Nam dưới XHCN chỉ là những công cụ cho đảng thao túng, bóc lột, từ đó chủ quyền đất nước cũng bị hao mòn một cách tức tưởi.

Nếu Nguyễn Duy Qúy cho rằng Dân chủ và nhân quyền của Tây phương không thích hợp với phương Đông, thiết nghĩ Nguyễn Duy Qúy nên mở rộng tầm mắt nhìn đến những quốc gia dân chủ như Nhật, Nam Hàn, Mã Lai, Đài Loan, v,v... Với những nền tảng văn hóa đông phương, những quốc gia này rất tôn trọng quyền tư hữu cá nhân, người dân của họ có đầy đủ những quyền căn bản của nhân loại mà đại đa số các nước phương Tây đã áp dụng. Từ đó, đất nước họ phát triển rất mạnh và chủ quyền quốc gia của họ được toàn vẹn. Như vậy khác ở chỗ nào? Phải chăng chỉ khác ở chỗ lãnh đạo của họ không phải là loại vong nô phi nhân tính như tập đoàn CSVN.

Tóm lại, tất cả nhận định của Nguyễn Duy Qúy chỉ là một sự ngụy biện, so sánh một cách so le, khập khễnh, không mảy may có một sức thuyết phục nào. Có chăng chỉ để giúp cho thiên hạ có dịp đàm tiếu cho vui, nó cũng không phải là những luận điểm có thể chạy tội cho tập đoàn CSVN. Ngược lại, còn làm nổi bật nét đặc thù cưỡng từ đoạt lý một cách ấu trĩ và bạch hoá tất cả những dã man, tàn bạo bỉ ổi của một tập đoàn vong nô, hèn nhược này trước nhãn quan nhân loại mà thôi. Cũng trong nhận định của Nguyễn Duy Qúy, đại đa số cho rằng: Có lẽ vì mang tiếng là một “Viện Sĩ” cuả “Viện Khoa Học Xã Hội” CSVN, nên Nguyễn Duy Qúy cũng phải cố gắng đưa ra một chút nhận định để mong mỵ được dân và được lưu danh với đảng, nhưng rất tiếc Nguyễn Duy Qúy cũng chẳng biết viết gì, nên mới bị l âm vào cái cảnh diễn tuồng hề cho thiên hạ mua vui như hôm nay.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Tài liệu tham Khảo:
Nguyễn duy Quý (2008), "Dân chủ, nhân quyền" - Chiêu bài đã lỗi thời,
Tạp chí Cộng San

http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=20954872&news_ID=21555551

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Nhìn vào kết quả cuộc đấu tranh của Tổng Giáo Phận Hà Nội, một số người tỏ ra chán nản, mất niềm tin, họ cho rằng cuộc đấu tranh mang tính cục bộ và yếm thế nên sự cầu nguyện đã đưa đến một kết quả có thể coi là thất bại hoàn toàn. Bởi lẽ, giờ đây CSVN đã và san bằng những khu đất tại Toà Khâm Sứ cũ và Giáo sứ Thái Hà trở thành công viên , đồng thời các linh tượng cững đã được dời đi. Tuy nhiên nếu nhìn sâu vào sự việc, sau bức thư trả lời của Hội đồng Giám Mục Việt Nam gởi UBND Hà Nội và bài Quan Điểm của Hội đồng Giám mục (HĐGM) đã đưa ra, có lẽ khó có thể phủ nhận đây đã là khởi điểm một sự sợ hãi xuất hiện từ phía CSVN. Không phải CSVN sợ HĐGM hay khối Công Giáo VN mà họ sợ một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ sẽ lan tràn và tạo nên những trận cuồng phong, đưa chế độ thối nát dã man ấy đi vào hố sâu tăm tối của lịch sử.

Nhìn vào sự việc đa số nhận định, có lẽ với thái độ ôn hoà của HĐGM- VN trong những năm qua, đã khiến CSVN hiểu lầm các ngài chỉ là những chú “cừu non” đang bị đảng xỏ mũi. Vì thế CSVN đã cố bôi nhọ đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, và yêu cầu HĐGM kỷ luật ngài, hầu triệt hạ lòng tin, ý chí và ảnh hưởng của ngài trong công cuộc đi tìm công lý và công bình của giáo dân nói riêng và toàn dân nói chung. Tuy nhiên, sau khi biết được quan điểm và lập trường của HĐGM, CSVN mới đâm ra ngỡ ngàng, nó tựa như một bát nước lạnh hắt vào mặt, để giờ đây đâm ra bối rối sợ sệt. Chính vì sự bối rối sợ sệt này, vào ngày 15-10-2008, UBND Hà Nội đã phải tổ chức buổi gặp gỡ để thông tin và giải đáp với đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam về căng thẳng đất đai giữa chính quyền với Giáo hội Công giáo.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao CSVN lại phải bày trò “thanh minh” như vậy? Phải chăng cuộc cầu nguyện đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội đã tạo được một ảnh hưởng rất lớn trong toàn dân, trong đó vai trò đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã nghiễm nhiên trở thành sáng chói như một ngọn hải đăng.

Nhìn lại những sự kiện đã xẩy ra quanh sự việc cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ cũ và Thái Hà, có lẽ ai cũng biết CSVN đã dùng rất nhiều thủ đoạn hạ cấp đê hèn nhất để áp lực, đe doạ giáo dân và hàng giáo phẩm như đã xử dụng du đãng đánh dập, hăm dọa giáo dân, điện thoại hoặc gởi thơ nặc danh hăm dọa đòi giết đức Tổng và các Linh mục Khải, Lm Phụng, Lm Phong,v,v... Tuy đã dùng những thủ đoạn đê tiện ấy, nhưng kết quả vẫn không thể tạo ra một sự sợ hãi nào đối với giáo dân cũng như hàng giáo phẩm tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, ngược lại CSVN lại trở nên lúng túng, sợ sệt. Vì thế, trong buổi gặp gỡ đại diện ngoại giao các nuớc, tên Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội đã vu khống một cách trắng trợn là "nguyên nhân của các vụ việc là do một số giáo sỹ đứng đầu là Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, cố tình vi phạm pháp luật". Hơn nữa trong buổi gặp gỡ này tên Thảo cũng cho biết, vì lý do nêu trên nên UBND “sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội”. Đây lại là một hành động trái khoáy và khôi hài, chứng tỏ CSVN đang cố gắng thao túng nội bộ hàng giáo phẩm của Công Giáo VN, đồng thời cũng chứng tỏ một sự sợ hãi đối với ánh sáng của chân lý nơi đức Tổng Ngô Quang Kiệt. Như vậy, cuộc cầu nguyện tại giáo phận Hà Nội vừa qua thành công hay thất bại như thế nào, thiết nghĩ chúng ta cũng có một sự trả lời chính xác.

Trở lại sự thành bại của cuộc cầu nguyện đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội, có lẽ ai cũng thấy được đây chỉ là một khởi điểm cho những cuộc tranh đấu khác có thể dùng làm điểm tựa để đồng hành. Hơn nữa, quan điểm của HĐGM đã quá rõ rằng, không bao giờ chấp nhận những ác tính của CSVN như một số người đã ngộ nhận.

Để làm sáng tỏ thêm vấn đề, xin nhắc lại một số điểm quan trọng trong văn bản quan điểm của HĐGM vừa qua. Ngay trong phần mở đầu bài “Quan Điểm”, HĐGM đã bày tỏ rõ ràng “Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội”. Nói như thế có nghĩa là, Giáo hội không bao giờ tham gia vào những công việc tranh quyền đoạt lợi trong lãnh vực lãnh đạo, điều hành đất nước. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn phải có chức năng và nhiệm vụ đòi hỏi công lý và công bình, hầu “thăng hoa xã hội” mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân trong nhân bản. Từ đó, ở đâu có áp bức, chà đạp hoặc dùng cường lực tước đi những quyền căn bản của người dân như trong Tuyên ngôn Quôc tế Nhân quyền đã quy định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng hay chung với người khác.... Và không ai có thể tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán”, tất nhiên, ở đó sẽ có đấu tranh dưới mọi hình thức và Giáo hội không thể đứng bên lề.

Cũng trong bài “Quan Điểm” HĐGM cũng đã nêu rõ những hiện tượng đang xẩy ra từ bản chất giam manh của CSVN như dùng truyền thông xuyên tạc sự việc và ý nghĩa cuộc đấu tranh bất bạo động qua hình thức cầu nguyện của Giáo phận Hà Nội đã thực hiện và còn đang tiếp diễn.

Ngoài ra, HĐGM cũng lên tiếng cảnh giác CSVN đã có những “hành xử thô bạo từ hành động đến ngôn từ, làm mất đi tương quan hài hoà trong cuộc sống xã hội”. Cũng như Linh Mục Nguyễn Văn Khải đã trả lời trong một cuộc phảng vấn trên Paltalk
“Trong thế giới văn minh hiện nay....Dùng bạo lực với nhau, chứng tỏ mình đang sống trong man rợ”
. Đúng vậy, trong xã hội ngày nay, có lẽ chỉ còn CSVN mới đúng là những kẻ man rợ nhất.

Cũng trong bài “Quan Điểm”, HĐGM đã nhận định:
”Bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa bóng tối và an1nh sáng không ngừng diễn ra...”.
Hơn nữa, HĐGM cũng cho biết:
“Ngày nay, một trong những điều nhức nhối lương tâm trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thất là giao dục học đường”.

Tất cả những gì HĐGM nêu ra trong bản “Quan Điểm” và cuộc tiếp xúc với HĐGM vừa qua, chính Nguyễn Tấn Dũng đã xác nhận đầy đủ, từ việc dùng bạo lực với những giáo dân đang cầu nguyện, việc nuốt lời hứa không giao trả đất Toà Khâm Sứ cũ cho Tổng Giáo Phận Hà Nội cho đến việc gian dối vu khống, xuyên tạc sự việc cũng như chính nghĩa của những cuộc cầu nguyện tìm công lý và hoà bình của giáo dân thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Cũng trong sự việc này đại đa số nhận định, kết quả tạm thời của cuộc cầu nguyện đi tìm chân lý của giáo dân Hà Nội đã lắng dịu, nhưng ít nhất cũng đã là một ánh đuốc soi sáng đến những người còn thơ ơ hay đang bị CSVN bịp bợm. Ngọn đuốc ấy đã soi sáng để tất cả nhân loại đều thấy được cái gian manh tàn ác nhất thế kỷ của CSVN và bè lũ tay sai. Đồng thời cũng sẽ thức ngộ được lương tâm thế giới. Bằng chứng cho thấy, cuộc đấu tranh bất bạo động của các vị tu sĩ và giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội đã được khắp nơi trên thế giới hiệp thông, và một số cơ quan đấu tranh nhân quyền và một số dân biểu, nghị sĩ các quốc gia tự do lên tiếng quan tâm, và từ đó nhân loại có thể thức ngộ được rằng “Sẽ không có công lý đích thực khi nhân quyền bị chà đạp, quyền tự do tín ngưỡng bị tước đoạt, khống chế”.

Tóm lại, với “Quan Điểm” của HĐGM được phổ biến rộng rãi, thiết nghĩ đã quá rõ ràng và là một điều sợ hãi đã đem đến cho tập đoàn khát máu CSVN trong ánh sáng văn minh và nhân bản hiện nay. Tất cả sự lắng đọng hiện tại, chỉ mang tính cách tạm thời để chuẩn bị cho một phương hướng mới, rộng rãi hơn và lớn mạnh hơn trong toàn dân. Công cuộc đấu tranh của Công giáo nói riêng và toàn dân tộc Việt Nam nói chung, chỉ có thể kết thúc khi nào cái thế lực tàn ác CSVN biến mất trên quê hương, lúc đó cái thiện của nhân bản mới có thể phục hồi và ánh sáng của quê hương sẽ trở lại, để mọi con dân Việt Nam chúng ta chung lưng, góp sức xây dựng lại một đất nước tiến bộ theo nhịp sống văn minh của nhân loại, và cái cảm giác nhục nhã khi cầm thông hành (hộ chiếu) ra hải ngoại như hôm nay cũng phải biến mất, trả lại sự hãnh diện dân tộc với dòng lịch sử oai hùng bất khuất tự ngàn xưa.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Theo diễn tiến cuộc cầu nguyện đòi công lý của Tổng giáo phận Hà nội trong mấy ngày vừa qua, dư luận trong và ngoài nước xuất hiện một làn sóng rất xôn xao về một câu nói bất hủ của đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, phát biểu trong phiện họp với UBND thành phố hà Nội ngày 19-9-2008 vừa qua. Ngay tại phiên họp, trước khi dứt lời phát biểu, đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt tâm sự
"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế...”.
Với một câu nói đầy tâm huyết này, đã nói lên tất cả những sự thật phũ phàng của cả một chế độ và đời sống người dân dưới ách cai trị tàn bạo, băng hoại của CSVN. Vì thế ngay sau đó, CSVN đã cho toàn bộ hệ thống truyền thông gia nô đồng loạt cắt xén, xuyên tạc ý nghĩa, tuyên truyền, đánh lừa dư luận, trong mục đích xách động quần chúng phản đối, lên án, hầu tạo ra một làn sóng lấp liếm sự thật cướp đoạt tài sản của Giáo Hội một cách trắng trợn và bỉ ổi như đã xẩy ra.

Theo dõi hệ thống truyền thông gia nô của CSVN, có lẽ không ai không nhìn ra cái gian manh đầy ác ý, khi câu nói bị cắt xén chỉ còn lại một đoạn ngắn
“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam.”
, và họ cũng không quên kèm theo những nhận định vu khống cho rằng, đây là một câu nói đã “xúc phạm dân tộc Việt Nam một cách nghiêm trọng”... Trong những giây phút đầu tiên bị xuyên tạc, cũng có nhiều người chưa kịp suy nghĩ, nên cũng tỏ ra bị giao động, pha chút ra ngỡ ngàng, thắc mắc. Tuy nhiên ngay sau đó, đại đa số đã nhận ra cái trò lưu manh bỉ ổi này, ngoại trừ một số cò mồi và Việt gian đang cố tình xuyên tạc.

Cũng trong câu nói này đại đa số cho rằng, không cần phải là một người thông minh hay có trình độ học vấn cao, chỉ cần một người bình thường, bình tĩnh một chút cũng có thể phân biệt được rằng một cái “hộ chiếu” không bao giờ có thể đại diện hay tượng trưng cho cả một dân tộc. Để chứng minh điều này, thiết nghĩ cũng nên nhìn lại dòng lịch sử năm ngàn năm lập quốc của Việt Nam, trong đó biết bao nhiêu triều đại, có hưng , có suy, có tốt, có xấu và mỗi một triều đại, một chế độ chắc chắn đều có các “hộ chiếu” khác nhau, và tất cả đều đã qua đi theo thời gian, duy nhất chỉ còn lại dân tộc là mãi mãi được trường tồn. Như vậy làm sao có thể cho rằng cái “hộ chiếu” thổ tả của CSVN lại có thể tương trưng cho cả dân tộc Vi ệt Nam một cách cưỡng từ, đoạt lý như thế. Thật là khôi hài, chỉ cần một phút bình tâm nghĩ kỹ, có lẽ khó có ai có thể phủ nhận câu nói của đức TGM Ngô Quang Kiệt không những chỉ chính xác ở nghĩa đen, mà còn chính xác cả nghĩa bóng của nó, câu nói cũng bao hàm những nỗi trăn trở, ưu tư và đánh dấu một giai đoạn đau thương của cả một dân tộc trên dòng lịch sử. Nếu hiểu theo nghĩa đen, sự thật bất cứ ai cầm tấm “hộ chiếu” được cấp từ nhà cầm quyền CSVN ra nước ngoài, họ đều bị các nhân viện hải quan trên thế giới có một cái nhìn soi bói và nghi kỵ. Bởi lẽ đa số những người mang tấm hộ chiếu này, thường mang đến những sự bất ổn trong xã hội yên bình của họ.

Nhìn lại những năm vừa qua, khi người Việt Nam cầm tấm “hộ chiếu” XHCH ra nước ngoài, rất nhiều người tìm cách ở lại, kể cả công nhân viên chức nhà nước. Một số trốn ở lại bất hợp pháp, hoặc gian dối trên mặt hộ tịch để xin được ở lại. Một số cũng tạo ra những tệ đoan phi pháp như buôn lậu bạch phiến, thuốc lắc và kể cả chuyển ngân bất hợp pháp đã từng xẩy ra như trường hợp phi hành đoàn Air Việt Nam đã bị bắt tại Úc, với trên nửa triệu dollars tiền mặt trước đây.

Còn nếu nói về nghĩa bóng của câu nói, có lẽ ai cũng biết, với một chế độ đầy rẫy những bất công băng hoại, xã hội bát nháo, giáo dục suy đồi, niền tin và tư duy bị bóp nghẹt, bóc lột, đàn áp,v,v.... Một đất nước mà người thiếu nữ phải bóp nát nhân phẩm, trần truồng cho ngoại nhân khám xét, rờ nắn, chọn lựa như những con vật, các em bé từ 5 đến 14 tuổi bị bắt làm nô lệ tình dục tại các nước lân bang, và đốn mạt hơn nữa là sự kiện bán nước một cách trắng như sự kiện Nam Quan, Bản Giốc, Trường Sa và Hoàng Sa, đã xẩy ra dưới chế độ CSVN, tất cả những sự thật này cả thế giới đều biết. Như vậy, bất cứ ai cầm cái “hộ chiếu” của CSVN ra ngoài, chắc chắn sẽ mang một tâm trạng nhục nhã, nếu họ còn đầy đủ lương tri của một con người.

Ngược lại, nếu một đất nước thực sự tự do, dân chủ, người dân được an cư lạc nghiệp, nhà cửa không bị cướp một cách trắng trợn để phải màn trời chiếu đất, rong ruổi khiếu kện từ đời này qua đời khác trong vô vọng, một xã hội an lành, tư duy, niềm tin không bị tước đoạt, thì chắc chắn cái “hộ chiếu” ấy rất đáng được hãnh diện như các loại giấy xuất cảnh của các nước tự do trên thế giới và ngay cả giấy xuất cảnh của chế độ miền Nam trước 1975. Do đó, khi nghe câu nói của đức TGM Ngô Quang Kiệt đại đa số nhận định, đây chính là một thông điệp xuất phát từ sự ý thức dân tộc của một người dân và lòng đạo đức và nhân ái của một nhà tu, ngài gởi đến một tập đoàn phi nhân CSVN như một lời nhăc nhở, hãy nhìn vào thực tế để có thể giác ngộ, lột xác đứng thẳng làm một con người đúng nghĩa, đừng cúi gục đầu làm con vật chỉ biết hà hiếp, cấu xé người dân mà lại cúi đầu nhục nhã trước ngoại bang.

Chỉ cần nhìn vào những sự việc lật lọng và hành xử bỉ ổi đã và đang xẩy, có lẽ cả thế giới phải buông tiếng thở dài thương xót cho haòn cảnh dân tộc Việt và chắc chắn họ sẽ cảm thông được nỗi nhục mà toàn dân tộc đang đau khổ gánh chịu chỉ vì không may đất nước bị khống chế bởi một bọn nam di CSVN.

Để minh họa thêm rõ nét cho sự nhục nhã này, một bản thăm dò của Tổ Chức Tư Vấn Các Rủi Ro Kinh Tế và Chính Trị, viết tắt là PERC, đã được công bố vào ngày 21.9.2008 cho biết:
”Việt Nam được xếp đứng kế cuối trong bảng xếp hạng các thể chế tư pháp khu vực Châu Á”
. Ngoài ra, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ cũng vừa công bố một phúc trình nhan đề "Vietnam Policy Focus" nói về những vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, và đã kêu gọi Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC. Cũng trong vấn đề này, Nhân chuyến thăm Việt Nam, trong một bài diễn văn ngày 11-9-2008, ông Jack Straw, Bộ Trưởng Tư Pháp Anh Quốc cho biết “
Hy vọng là trong vòng bốn mươi năm nữa, Việt Nam có thể khẳng định vị trí trên trường quốc tế, trong vai trò một lực đẩy tiến bộ mang lại sự thay đổi xã hội cũng như phát triển kinh tế, dựa trên nền tảng luật pháp và tôn trọng nhân quyền”.
Như vậy vì một lý do nào đó, người dân Việt phải cầm cái hộ chiếu của CSVN ra ngoại quốc có đáng nhục nhã không? Tất cả đã có câu trả lời chính xác.

Trở lại vấn đề, sau nhiều ngày hệ thống truyền thông CSVN cố gắng bôi nhọ và kết tội đức TGM Ngô Quang Kiệt, nhưng đến nay đã thì sự kiện bôi nhọ ấy đã bị một phản ứng ngược rất sôi động trong toàn dân, đặc biệt là giới thanh niên, sinh viên. Theo nhiều nguồn tin và một số cuộc khảo sát cho biết, hiện nay có khoảng trên 80% giới trẻ ủng hộ câu nói của đức TGM Ngô Quang Kiệt, đồng thời họ cũng cho biết mức độ chính xác của câu nói đúng 100% với hoàn cảnh đất nước hiện tại.

Sau cùng, đại đa số cũng nhận định, câu nói của đức TGM Ngô Quang Kiệt không những chỉ mang tính cách một “Dấu ấn lịch sử”, mà còn là những “khuôn vàng thước ngọc” dạy cho tập đoàn khát máu CSVN, để hy vọng chế độ phi nhân ấy có thể thấm nhuần và “tiêu hoá” được những ý nghĩa sâu xa trong câu nói, hầu có thể trở thành những con người thực sự đầy đủ nhân tính. Do đó, thiết nghĩ CSVN nên chấm dứt ngay những trò cắt xén, xuyên tạc bôi nhọ nàyï. Đồng thời phải tỏ ra hân hoan và hân hạnh đón nhận, suy gẫm, tự “cải tạo” bản thân để nỗi nhục nhã mà đức TGM Ngô Quang Kiệt đã nhắn gởi qua hình ảnh ẩn dụ tấm “hộ chiếu” phải biến mất, trả lại Tổ Quốc và người dân Việt Nam cái quyền tự quyết, và toàn thể dân Việt sẽ được tiếp tục kiêu hãnh với dòng lịch sử của tiền nhân vơí tất cả xương máu và tâm huyết của những anh hùng liệt nữ để lại trên quê hương.

Câu Nói Lịch Sử
(Câu nói lịch sử của Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại phiên họp với UBND Hà Nội “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ.... Chúng tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm....Thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”).

Một câu nói đã đi vào lịch sử
Cảnh “ma ruồng, cơn ngặt” của hôm nay
Ôi đau thương, ôi! điếm nhục chua cay
Tấm “hộ chiếu” cưu mang đầy ý nghĩa

Nhìn đất nước, âm u như mộ địa
Tiếng kêu than, rên rỉ nuốt căm hờn
Còn đau buồn, còn nhục nhã nào hơn
Câu nói ấy là muôn ngàn sự thật

Tấm “hộ chiếu” từ tập đoàn khuất tất
Có gì vui để hãnh diện bây giờ
Ôi! cuộc đời lắm kẻ vẫn còn mơ
Hay giấu kín lương tri, rồi chối bỏ

Nhìn cuộc thế cam go, mù giông gió
Câu nói kia dùng thức ngộ nhân tình
Thế gian này còn lắm nỗi điêu linh
Khi Cộng Sản còn tung tăng bay nhảy

Một câu nói là những điều trông thấy
Cho tha nhân thức tỉnh, đớn đau lòng
Chí quật cường, xin gạn đục, khơi trong
Và tẩy uế, tìm yên vui dân tộc.


Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)


Trong lúc sự kiện tại Thái Hà đang đi vào căng thẳng hầu như quyết liệt, CSVN lại nuốt lời cam kết một cách trắng trợn, ra lệnh cho lực lượng an ninh bao vây, san bằng toà Khâm sứ, với hình thức xây dựng một “công viên cây xanh”. Sự kiện này đã được loan tải đi khắp thế giới qua những cơ quan truyền thông, và để lại trong lòng người Việt Nam trên khắp thể giới một cái nhìn chính xác hơn, rõ ràng hơn về bản chất CSVN. Từ đó trong dư luận cũng đưa ra nhiều nhận định và cùng bày tỏ một sự “hiệp thông” với nỗi đau trong cuộc “cầu nguyện” đi tìm công lý và công bằng của tất cả hàng giáo phẩm cùng giáo dân tại Hà Nội nói riêng và Giáo hội Công Giáo VN nói chung.

Trước sự kiện đã xẩy ra, một số người cho rằng CSVN cho san bằng Toà Khâm Sứ là một chiến thuật làm tản lực của giáo dân và dư luận, trong lúc sự việc tại Thái Hà đã qúa căng thẳng, có thể đi vào bế tắc vì sự thật trắng đen đã quá rõ ràng. Nếu ai đã quan tâm theo dõi sự kiện Thái Hà trong những ngày qua, chắc chắn đã cũng thấy được sự lúng túng trong khuất lấp, để CSVN phải đưa ra một số bằng chứng ngụy tạo một cách rất ấu trĩ, dù cho đó là thành phần đảng viên của họ. Vì vậy, trong cái thế “Tấn, thối lưỡng nan” ấy, có lẽ không còn cách nào hơn để có thể hoá giải, lấp liếm, CSVN phải dùng hạ sách biến Toà Khâm Sứ cũ thành một công viên với lý do “phục vụ chung cho nhân dân” hầu khoả lấp những gian dối, lưu manh đã bị bại lộ.
Theo một số nguồn tin cho biết, khu đất Toà Khâm Sứ cũ đã được chia lô để phát mãi và cũng đã nhận một số tiền đặt cọc rất lớn. Giờ đây, trước tình thế căng thẳng, CSVN c ảm thấy nuốt không trôi, nên cực chẳng đã đành “ngậm đắng, nuốt cay” tốn thêm tiền để biến thành công viên. Tuy nhiên với bản chất lưu manh của CSVN, nhiều người cho rằng đây chỉ là một kế hoãn binh, công viên cũng chỉ là một hình thức tạm thời, đợi một vài năm khi tất cả sự việc tranh chấp đã trôi vào quên lãng, họ sẽ tiếp tục kế hoạch âm thầm phát mãi, lúc đó Tổng Giáo Phận Hà Nội sẽ không trở tay.

Nói về khu đất Toà Khâm Sứ cũ, theo tin của Asia News cuối năm 2007 đã loan, dựa theo bản tin Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đưa ra, CSVN quyết định “Để tỏ lòng kính trọng Đức Giáo Hoàng và Toà Thánh Vatican, CSVN cho phép Tổng Giáo Phận Hà Nội được quyền xử dụng Toà Khâm Sứ cũ như một tài sản của giáo hội”. Tuy nhiên, đã hơn tám tháng chờ đợi, sự cam kết này vẫn chưa được thực hiện và đến nay, CSVN lại lật lọng, đơn phương hủy đi những gì đã cam kết, và ngang nhiên phá hủy Toà Khâm Sứ cũ để xây dựng công viên. Như vậy, đây có phải là hành xử của một chính quyền thực sự, hay chỉ là một bọn thảo khấu lật lọng, lừa bịp, chắc chắn đã quá đã sáng tỏ.

Để chứng minh cho điều này, chỉ cần đọc sơ “Chương I” nói về “Chế Độ Chính Trị” trong bản Hiến pháp năm 1992 CHXHCNVN, chắc chắn ai cũng thấy được những hành xử trái khoáy mà CSVN đang phỉ nhổ lên chính bản Hiếp pháp họ. Thí dụ điển hình như điều 3 đã quy định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

Điều 8 cũng quy định: “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”. Như vậy, hành động nuốt lời cam kết, dùng cường lực bao vây Toà Khâm Sứ cũ, san bằng với lý do làm công viên đã cho thấy Luật pháp và Hiến pháp CSVN chỉ là một mớ giấy lộn, chính họ đã ký kết và cũng chính họ đã xé bỏ tất cả, và hành xử của CSVN đối với Giáo xứ Thái Hà có phải là một hành động “thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” hay “tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân” như Hiến pháp quy định không?

Trở về riêng vấn đề nhà đất, nếu CSVN nói rằng, tất cả đất đai đều do đảng và nhà nước quản lý, đưa vào công ích xã hội như những lời bịp bợm đã từng rêu rao. Vậy thử hỏi những khu đất của Tôn giáo hay những căn nhà của dân oan bị đảng và nhà nước cướp, đã được xử dụng như thế nào? Có phải đang ra phúc lợi cho người dân không? Hay chỉ phụ vụ cho một thiểu số quyền lực mua đi bán lại làm giầu trên mồ hôi, nước mắt oan khiên của người dân. Ngược lại, nếu thực sự phục vụ quyền lợi chung cho đất nước như CSVN tuyên bố, thì tất nhiên đảng và nhà nước phải hoan hỷ trả lại nhà đất cho dân, nhất là những cơ sở tôn giáo như giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ. Bởi lẽ dân có an cư, mới có thể lạc nghiệp để xây dựng đất nuớc. Hơn nữa, theo dòng lịch sử từ cổ chí kim, từ đông sang tây, các cơ sở Tôn giáo luôn là những nơi phục vụ đời sống tinh thần con người một cách tích cực và mang lại nhiều hiệu quả trong công việc ổn định xã hội, thăng hoa đời sống đạo đức của nhân loại. Tôn giáo không phải là những nơi tồn trữ những lưu manh, lươn lẹo, bịp bợp để phá hoại đời sống tâm linh và lũng loạn xã hội như những cơ chế độc tài toàn trị, trong đó có CSVN. Nếu như CSVN biết nói vì lợi ích chung của xã hội và đất nước, thì tại sao lại cố nuốt đi những cam kết với Tổng Giáo Phận Hà Nội vào cuối năm 2007, để giờ đây dùng bạo lực ăn cướp một cách trắng trợn như đang xẩy ra.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, thế giới ngày nay đã tiến bộ rất xa để thực thi nhân bản một cách tốt đẹp hơn. Nhưng rất tiếc CSVN vẫn không thể thay đổi, hoà nhập với thế giới để trở thành một con người thực sự đầy đủ nhân tính. Sự kiện sự lật lọng những cam kết với Toà Tổng Giáo Phận Hà Nội, dùng bạo lực san bằng Toà Khâm Sứ là một bằng chứng hiển nhiên, bất khả chối từ. Ấy thế mà vẫn còn một số cá nhân, đảng phái vẫn cố tình bưng tai, nhắm mắt, cong lưng, uốn lưỡi, tung hô CSVN là đã “đổi mới, ý thức, giác ngộ” mới là một điều đáng khinh và đáng tởm, vì thực chất CSVN chỉ là một bọn cướp tàn nhẫn, vô sỉ nhất trong các loại cướp trên thế gian.

Trở lại sự kiện Toà Khâm Sứ và Thái Hà, thiết nghĩ giờ đây đã đến lúc không còn niềm tin nào để có thể “đối thoại, tôn trọng sự thật trong tinh thần công bằng và bác ái” nữa. Ngược lại, chỉ còn một cách duy nhất là kiên trì giữ vững lập trường, chấp nhận mọi nghịch cảnh để tìm một sự “đột phá” mới trong công cuộc “rong ruổi” đi tìm chân lý trong công bằng như câu kinh thánh “Người đi trong nước mắt, mang hạt lúa gieo trên cánh đồng. Người về trong vui hát với những bông lúa vàng nặng chĩu trên tay”...

Tóm lại, trước một thế lực sắt máu lưu manh như CSVN, thực sự niềm tin đã chết từ hơn nửa thế kỷ qua, không còn ai có thể hy vọng những con ngưòi CS có thể còn đọng lại một ít lương tri và nhân tính. Do đó, trong công cuộc đấu tranh cam go này, nguyện ơn trên phù hộ cho tất cả hàng giáo phẩm và giáo dân trong Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng và toàn thể giáo dân khắp thế giới nói chung, được đầy ơn trên từ ngôi ba “Thánh Thần” , tiếp tục kiên trì, vững tin vào chính nghĩa để tiếp tục đi hết “đoạn đường thánh giá” hôm nay, cùng nhau gieo những “hạt lúa” công bình, bác ái trên khắp nẻo quê hương. Và chắc chắn sẽ gặt hái được những “bông lúa vàng” nặng chĩu hạnh phúc trong tương lai.

Hiệp Thông
(Được tin CSVN đã nuốt lời cam kết, khởi công sản bằng Toà Khâm Sứ để biến thành công viên. Xin hiệp thông với tinh thần bất khuất cuộc cầu nguyện đi tìm công lý và công bằng tại Toà Khâm Sứ & Thái Hà)

Tiếng uất nghẹn Thái Hà đang réo gọi
Nỗi oan khiên đồng vọng khắp năm châu
Đốt lửa thiêng, tan cuộc thế bể dâu
Mong chia sẽ tình “hiệp thông” chính nghĩa

Nhìn cuộc thế, Ôi! quá nhiều mai mỉa
Thế cầm quyền, toàn một lũ vô tri
Tin làm sao, một chế độ bất nghì
Khi pháp luật được dựa trên bạo lực

Chớ mơ tưởng, quay về nơi hiện thực
Thấy được gì, toàn lươn lẹo gian manh
Lời hứa kia như gió thoảng qua mành
Chỉ còn lại, một nỗi đau bịp bợm

Tin sao được, loài man di hung tợn
Quãng đường dài rong ruổi với chính tâm
Giữa thanh thiên, chẳng lẽ cứ bị lầm
Dẫu ngậm đắng, nuốt cay, cùng tiến bước

Gom tất cả niềm tin trong mộng ước
Sẽ một ngày chân lý được thăng hoa
Kinh tình yêu, nhân ái thắng gian tà
Trong “cầu nguyện”xây lâu đài hạnh phúc.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

-Phạm Thanh Phương-

Trong cục diện đấu tranh hiện nay, sự kiện giáo dân Thái Hà cầu nguyện đòi đất mỗi ngày một lớn mạnh, và đã đi vào căng thẳng từ khi CSVN bắt đầu có những hành động bắt bớ, đàn áp dã man. Sự kiện này đã cho đưa đến cho những người còn quan tâm với đất nước rất nhiều trăn trở, ưu tư. Và đại đa số hy vọng rằng, với sự kiên trì, can đảm, bất khuất của các Linh Mục và giáo dân xứ Thái Hà, chắc chắn sẽ thành công, nếu được sự ủng hộ, yểm trợ từ sự nhập cuộc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và từ đó cuộc đấu tranh sẽ được thêm sức mạnh và lan rộng khắp nơi như một sự khởi động, để bánh xe lịch sử có thể bắt đầu quay, và sẽ quay nhanh dần đều, phục hồi sức mạnh của dân tộc, vùng lên lấy lại quyền tự quyết và xây dựng một đất nước thực sự trong sáng đầy đủ tự do, nhân quyền như những quốc gia tiền tiến trên thế giới hiện nay.

Sau nhiều ngày kiên trì chờ đợi, cho đến nay được biết đã có một số Giám mục thuộc các giáo phận miền Bắc đã nhập cuộc, cùng sát cánh cầu nguyện với xứ Thái Hà trong tinh thần hiệp thông và nêu cao chính nghĩa. Theo tin Thông tấn xã ICN (Independent Catholic News) và AP loan tải, đã có được Giám mục Vũ Văn Thiện, địa phận Hải Phòng; Giám mục Nguyễn Văn Sang, địa phận Thái Bình; Giám Mục Đặng Đức Ngân, địa phận Lạng Sơn; Giám mục Nguyễn Văn Yến, địa phận Phát Diệm cùng một số Linh Mục cùng kéo Thái Hà về tham gia cầu nguyện. Ngoài ra bản tin cũng cho biết, một số giáo dân từ Phát Diệm, Thái Nguyên cũng muốn hiện diện để yểm trợ Thái Hà, nhưng rất tiếc họ đã bị công an CSVN dùng mọi thủ đoạn ngăn chặn. Đây cũng là một tin mừng trong đấu tranh, ít nhất cũng tạo được thêm niềm tin và khí thế đấu tranh của giáo xứ Thái Hà trong hiện tại nói riêng và công cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, một điều đáng buồn và đã tạo ra nhiều ưu tư cho dư luận, khi nhận được một “Lá Thư Mục Tử” [1] với một nội dung rất tiêu cực, được Hồng Y Phạm Minh Mẫn viết từ Sàigòn và gởi đến Thái Hà vào ngày 01-9-2008 vừa qua. Khi đọc kỹ “Lá Thư Mục Tử” của Hồng Y Mẫn, đa số cảm thấy có cái gì đó bất ổn và có cảm tưởng dường như Hồng Y Mẫn rất tin tưởng vào “thiện chí” của CSVN, và đang muốn dẫn đưa sự kiện đấu tranh của Giáo xứ Thái Hà đi vào vết xe đổ của Toà Khâm Sứ trước đây, mặc dù trong thư “ngài” cũng không phủ nhận những đòi hỏi chính đáng của Giáo xứ Thái Hà, và sự lươn lẹo chụp mũ, xuyên tạc cùng với những dàn áp, bắt bớ giáo dân một cách bỉ ổi của CSVN.

Trong “Lá Thư Mục Tử” Hồng Y Mẫn viết:
“Theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nêu rõ, và Đức Bênêđitô XVI nhắc lại, chủ trương của Giáo Hội là đối thoại với các bên liên hệ để giải quyết mọi vấn đề xã hội, đối thoại thẳng thắn với ý thức tôn trọng chân lý, công lý và bác ái. Chân lý là điều phản ánh thực tại cách trung thực..... Việc đối thoại như thế sẽ dẫn đến sự hợp tác với nhau trong việc xây dựng và phát triển đất nước cách vững bền”.
Theo đoạn văn này, Hồng Y Mẫn đã khôn khéo dùng lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II để khuyến cáo các Linh mục và giáo dân Thái Hà nên tạo một sự “hiệp thông” với CSVN trong “đối thoại thẳng thắn với ý thức tôn trọng chân lý, công lý và bác ái”, và mang một ẩn ý khuyên giáo dân không nên tụ tập cầu nguyện hay vọng động. Với những dòng chữ này cũng đã khiến nhiều người tỏ đã ra ưu tư và thắc mắc, không hiểu Hồng Y Mẫn quên hay cố tình giả vờ quên cái bản chất giam manh và dã man của CSVN, để “ngài” có những lời khuyến cáo phi lý như vậy. “Ngài” cũng đã quên rằng, lời nói của Đức Thánh Cha chỉ có thể áp dụng với những con người hay thế lực nào đó, mà trong tâm hồn họ vẫn còn đọng lại một chút lương tri, nó không thể áp dụng với loài quỷ dữ khát máu như bè lũ CSVN. Cũng từ đoạn văn này đa số cho rằng, có thể Hồng Y Mẫn vì một lý do nào đó rất đặc biệt để “ngài” phải quên đi tất cả những bài học xương máu của lịch sử do CSVN tạo ra trên đất nước trong suốt gần một thế kỷ qua, để khuyến cáo giáo dân tin rằng CSVN có thể “đối thoại thẳng thắn với ý thức tôn trọng chân lý, công lý và bác ái”. Hơn nữa, nếu cho rằng giải pháp đối thoại với CSVN “...sẽ dẫn đến sự hợp tác với nhau trong việc xây dựng và phát triển đất nước cách vững bền”, thì thiết nghĩ Hồng Y Mẫn nên sáng suốt nhìn lại sự thật của dòng lịch sử cận đại, để có thể thấy được CSVN có bao giờ biết tôn trọng “chân lý, công lý và bác ái” không? Hay CSVN chỉ là một loài bất nhân với đầy đủ tính chất dã man, tàn bạo và lật lọng. Biết bao nhiêu lời hứa, biết bao nhiêu hiệp định đã ký kết mang tính quốc tế, nhưng CSVN đã thi hành được điều nào không? Hay tất cả chỉ là những sự phản bội trơ trẽ và trắng trợn.

Lịch sử cũng đã chứng minh, hợp tác với CS, dù vô tình hay cố ý cũng sẽ trở thành công cụ giúp đỡ chế độ thêm vững bền, tiếp tục phát triển ác tính, buôn dân bán nước, hoặc sẽ bị triệt tiêu như các đảng phái quốc gia đã từng hợp tác với gian tặc Hồ Chí Minh qua cái gọi là “Chính Phủ Liên Hiệp” năm 1945. Điều này quá hiển nhiên, đã từng xẩy ra rất nhiều trong suốt dòng lịch sử cân đại từ khi CSVN xuất hiện trên quê hương, nhưng tại sao Hồng Y Mẫn không biết? Đây mới là điều khó hiểu.

Song song với “Lá Thư Mục Tử” của Hồng Y Mẫn, qua làn sóng RFA ngày 04-9-2008 Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã đưa ra một số quan điểm [2] khiến nhiều người tỏ ra thất vọng, xót xa cho sự dũng cảm, kiên trì của các Giám mục, Linh Mục và giáo dân hiện diện trong cuộc đấu tranh bất bạo động tại giáo xứ Thái Hà nói riêng và toàn dân tộc nói chung.

Cũng như Hồng Y Mẫn, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt không phủ nhận sự đòi hỏi chính đáng của giáo xứ Thái Hà và những dã man, vu khống của CSVN. Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao không thấy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam lên tiếng trên những cơ quan truyền thông đại chúng? TGM Kiệt chỉ giải thích là vì
“phương tiện thông tin đó là của nhà nước thì chúng tôi đâu có quyền gì mà nói ở trên những phương tiện thông tin đó”.
Với câu nói này, đa số cho rằng TGM Kiệt đang thể hiện một sự yếm thế đầy nghịch lý hay nói đúng hơn là một tư tưởng cầu an cho cá nhân, trái với chức năng và trách vụ của một vị chủ chăn cao cấp trong hàng giáo phẩm Công giáo, nhất là tại Việt Nam trong giai đoạn đau thương của đất nước.

Nếu nhìn lại lịch sử những nhà tranh đấu từ xưa đến nay, ai cũng có thể thấy sự lên tiếng của họ cũng không nhất thiết phải xử dụng phương tiện truyền thông của thế lực độc tài toàn trị như CSVN, họ có nhiều cách lên tiếng phản đối, lên án những phi nghĩa đầy ác tính hay ủng hộ quảng bá cho công bằng, lẽ phải và chính nghĩa, nếu thực tâm họ muốn làm. Trong thời đại khoa học tiến bộ ngày nay, phương tiện truyền thông rất phổ quát trên toàn thế giới, không có gì có thể ngăn cản. Bốn chữ “Truyền Thông Đại Chúng” ở đây phải hiểu không phải chỉ biểu tượng cho những cơ quan truyền thông của đảng CSVN một cách qúa hạn hẹp như TGM Kiệt đã nghĩ, mà nó diện diện khắp nơi trên thế giới như chính “ngài” đã trả lời phỏng vấn của RFA. Hơn nữa, TGM Kiệt là người có thể đi ra, đi vào Việt Nam một cách rất tự nhiên, tất nhiên sự phản kháng hay lên tiếng trên những cơ quan “Truyền Thông Đại Chúng” đúng nghĩa, không phải là điều bất khả thi, nếu “ngài” thực tâm muốn.

Thêm một câu hỏi quan trọng được RFA đặt ra trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn là:
“Phía Toà Tổng Giám Mục dự định sẽ làm gì để bảo vệ cộng đồng giáo dân trước những sự bất công, hoặc là những sự khởi tố, giam cầm giáo dân, thưa Ngài?”.
“Thì chúng tôi không có một tấc sắt trong tay, chúng tôi chỉ biết cầu nguyện thôi”
TGM Kiệt không ngần ngại trả lời . Với câu trả lời này đã khiến dư luận thắc mắc về vai trò, chức năng và trình độ nhận thức của một vị chủ chăn cao cấp như TGM Ngô Quang Kiệt.

Trên thực tế, trong công cuộc đấu tranh hiện nay và vị thế một vị lãnh đạo cao cấp như TGM Kiệt, không ai lại ngờ nghệch yêu cầu hay khẩn cầu “ngài” vác súng hay dao găm, mã tấu, đánh, giết bọn tội đồ dân tộc, mà tất cả chỉ trông chờ “ngài” nói lên lập trường, quan điểm trong sáng bằng tiếng nói lương tâm trước sự việc. Lời nói của một vị TGM không phải là vô giá trị, mà ngược lại có thể cứu giáo dân thoát khỏi cảnh tù đầy, khổ nhục. Xa hơn nữa, nếu tất cả các vị Hồng Y, Giám Mục tại Việt Nam đều đồng thanh lên tiếng vạch trần tội ác của CSVN và can đảm nêu cao chính nghĩa như những Linh mục, giáo dân xứ Thái Hà, thiết nghĩ CSVN không thể không quan tâm và từ đó, tinh thần bất khuất yêu nhân bản sẽ được bùng lên trên khắp nẻo đường đất nước để tiễn đưa chế độ thối nát, tàn bạo CSVN lùi sâu vào bóng tối của lịch sử, trả lại quyền tự quyết cho dân tộc, tái tạo một nền tự do, dân chủ thực sự cho quê hương. Ngược lại, nếu TGM Ngô Quang Kiệt chỉ biết cầu nguyện xuông thì vô hình trung, chính “ngài” đã đi ngược lại chức năng và trách nhiệm của một vị chủ chăn, để mặc cho loài qủy dữ tự do cắn xé giáo dân của mình.

Để làn sáng tỏ vấn đề hơn, theo tinh thần của Thiên Chúa Giáo, mỗi cá nhân trong hàng giáo phẩm đều là một chiến sĩ trung kiên trên con đường thực hiện và quảng bá phúc âm, mở rộng “Nước Chúa”. Có nghĩa là hàng giáo phẩm phải lãnh đạo giáo dân san bằng những bất công trong xã hội, tận diệt cái ác, để thánh hoá bản thân và thăng hoa đời sống xã hội, đem ánh sáng phúc âm và an bình đến cho nhân loại. Hàng giáo phẩm hay các vị chủ chăn không phải chỉ biết ngồi “cầu nguyện” để mặc ác tính phát triển tàn hại con người và ung loạn thế gian. Vì vậy đa số cho rằng, quan điểm và hành xử của Hồng Y Phạm Minh Mẫn và TGM Ngô Quang Kiệt đã vô tình “nối giáo cho giặc”. Thật là đáng tiếc.....

Tóm lại, những lời nói của Hồng Y Mẫn trong “Lá Thư Mục Tử” gởi giáo xứ Thái Hà và quan điểm của TGM Ngô Quang Kiệt trên RFA chỉ là một sự thoái thác, vô trách nhiệm của những vị chủ chăn trước cơn hoạn nạn của “đàn chiên” vô tội. Và như thế những suy luận sự kiện tranh đấu của giáo xứ Thái Hà sẽ đi vào vết xe đổ, “chìm xuồng” một cách êm ả như Toà Khâm Sứ trước đây có mức độ khả tín rất cao. Đây cũng là mong muốn của CSVN trong chính sách tạo sự kiện, thổi phồng và đánh tan, để triệt tiêu niềm tin trong đấu tranh của khối Công giáo Việt Nam nói riêng và toàn dân tộc nói chung. Sau cùng, kính mong các "ngài” suy xét lại để hành xử cho đúng chức năng và bổn phận của một vị chủ chăn đối với giáo dân xứ Thái Hà nói riêng và trách nhiệm đối với Tổ Quốc Việt Nam nói chung.

Tài liệu Tham Khảo:

1/ ĐHY Phạm Minh Mẫn, 2008, Lá Thư Mục Tử, VietCatholic Network
nguồn http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=57957

2/Trà Mi, phóng viên Đài RFA,2008-09-04, Quan Điểm của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội về vụ tranh chấp ở Giáo xứ Thái Hà, RFA, nguồn
http://www.rfa.org/vietnamese/exclusive-interview-with-Archbishop-of-Hanoi-on-Thaiha-land-dispute-TMi-09042008104100.html

Dòng đời
(Xúc cảm nỗi đau của Giáo xứ Thái Hà)

Đường thiên lý, đêm dài mù khói lạnh
Người say mèm, êm ả giấc đông miên
Kẻ long đong, khắc khoải cuốn ưu phiền
Băng bão tuyết, tìm khung trời xa cũ

Triệu tiếng than, vọng đều trong thúc thủ
Mất tin yêu, hạnh phúc cũng tan tành
Không gian buồn, từng giọt lệ rơi nhanh
Kết thành phiến, cứng khô trong tủi nhục

Ôi! nhân thế, nỡ quên dòng hiện thực
Đắm trong mơ, tìm giây phút an bình
Mặc cho đời, xé nát mảnh hồn trinh
Trong nhầy nhụa, nhìn kiếp người vô vị

Đi về đâu, những tâm hồn nghĩa khí
Sao lặng thinh trong sóng gío mịt mờ
Chốn hồng trần, đời sẽ chẳng là mơ
Xin thức tỉnh, chia nỗi đau đồng loại


Xin nhìn kỹ, nơi nhục nhằn tê dại
Cảm thông nhau, xoa dịu vết thương lòng
Tận diệt thù, giải thoát kiếp long đong
Đem ánh sáng, xây lâu đài hạnh phúc.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)