"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương (Úc Châu).

Được tin mừng đại lễ Tam Hợp (Vresak) thế giới được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 5 tới đây. Nhưng trong hàng ngũ tăng ni và phật tử chân chính lại cảm thấy rất nhiều hoang mang, ưu tư, và bàn tán rất xôn xao. Theo dõi sự kiện qua dư luận trong và ngoài nước, đại đa số nhận thấy, lễ Tam Hợp tổ chức tại Việt Nam không thực sự không mang ý nghĩa tỏ lòng kính nhớ đức Phật và phát huy đạo pháp. Ngược lại, lễ Tam Hợp đang bị thành phần “quốc doanh” lợi dụng, tạo thành một vở tuồng chính trị nhằm che đậy những “khổ nạn” của Phật giáo nói riêng và các tôn giáo khác nói chung đang bị khủng bố, khống chế, trù dập dưới bàn tay khát máu CSVN.

Mượn đại lễ làm bình phong lừa bịp
Sắc như không, một thế trận hỏa mù
Tiếc linh hồn khánh kiệt, lạc đường tu
Lừa thượng đế, hiến thân làm con rối

Nói về đại lễ Vesak là một lễ mới được Liên Hiệp quốc thành lập năm 2000, và đầu tiên tổ chức tại New York vào năm 2001, sau đó sẽ được lần lượt tổ chức vòng quanh thế giới theo yêu cầu. Đại lễ Vresak còn được gọi là lễ Tam Hợp bởi lễ này được kết hợp ba lý do khác nhau quan trọng trong Phật giáo gồm kỷ niệm ngày Đản Sinh, ngày Đắc Đạo và ngày Viên Tịch của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày lễ Tam Hợp hoàn toàn mang tính chất thuần túy tôn giáo, do Phật giáo các nước đứng ra tổ chức không hề nằm trong hệ thống ngoại giao của các chính quyền sở tại. Tuy nhiên, theo báo chí trong nước cho hay, “Đây là lần đầu tiên Việt Nam có dịp phô trương những nét tinh hoa cuả Phật Giáo và sẽ có khoảng 1.500 đại biểu của trên 600 phái đoàn tôn giáo đến từ 95 quốc gia trên tòan thế giới đến tham dự và được Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước đọc diễn văn khai mạc và bế mạc cũng bằng diễn văn do Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN diễn đọc”. Cái điều khôi hài lố bịch đến trơ trẽn nhất ở đây là một đại lễ hoàn toàn mang tính Tôn giáo, nhưng các cao tăng của Phật giáo không được quyền trụ trì mà lại bị hai tên đầu xỏ CS vô thần lũng loạn, trong khi Phật giáo tại Việt Nam cũng không phải là Quốc giáo.

Cũng vì vậy đại đa số nhận định, CSVN đã lợi dụng khối “Phật giáo quốc doanh” để thực hiện mưu đồ chính trị, bịt mắt thế gian lừa bịp dư luận với hình thức đã có tự do tôn giáo tại Việt Nam như báo Nhân dân ngày 29-11-2007 đã viết "...Việc đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2008 tại Việt Nam thể hiện đường lối ngoại giao rộng mở, chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước Việt Nam, đề cao vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thiếu thiện chí với Việt Nam lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo”.

Với đoạn văn này có lẽ không ai còn có thể lầm lẫn âm mưu và thủ đoạn thâm độc của đám CSVN. CSVN dùng sự kiện lễ Tam Hợp như một công cụ để phủ nhận tất cả những tội ác khủng bố, trù dập mà họ đã và đang thực hiện trong lãnh vực tôn giáo và nhân quyền. Đồng thời cảnh cáo tất cả những tổ chức khác đứng ngoài vòng kiểm soát của đảng, tất nhiên sẽ được coi là “... các thế lực thiếu thiện chí với Việt Nam lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo”.

Trên thực tế, tôn giáo lúc nào cũng là khắc tinh cần phải tiêu diệt của CS bởi hai bản chất trái nghịch nhau. Tôn giáo là một thực thể có nhiệm vụ hướng dẫn loài người hướng thiện “làm lành, lánh dữ” và đóng góp tính cực trong lãnh vực ổn định xã hội. Ngược lại, CS là một thực thể phát huy những thủ đoạn gian ác lọc lừa, đưa con người vào u mê lạc hậu, tạo nhiễu loạn nhân tâm, gây chia rẽ và hận thù đễ dễ bề thống trị. Bởi thế khi người ta thấy CSVN “Hồ hởi, phấn khởi” tổ chức lễ Tam Hợp và đoạt quyền trụ trì, chắc chắn không phải là một thiện ý ái mộ, hay “phô trương những nét tinh hoa của Phật giáo” như báo chí Việt Nam đã rêu rao. Ngược lại CSVN chỉ lợi dụng lễ Tam Hợp để thực hiện một vở tuồng “giải độc”, tuyên truyền trước nhãn quan quốc tế là tại Việt Nam không có vấn đề ngăn cấm, đàn áp, khủng bố Tôn giáo như cả thế giới từng lên án từ trước đến nay, giống như lời Thượng Tọa Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội và Từ Thiện (Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) đã nhận định: “Đây là một sinh hoạt tôn giáo rất tốt đẹp, nhưng rất tiếc lại do “Phật giáo quốc doanh” đứng ra tổ chức, được nhà nước yểm trợ tối đa để tuyên truyền che giấu tất cả sự đàn áp, khủng bố tôn giáo và chứng tỏ là Việt Nam đang có tự do tôn giáo”. Hơn nữa, CSVN còn lợi dụng sự kiện tổ chức lễ Tam Hợp một cách rầm rộ để đánh bóng vai trò thành phần “Phật giáo quốc doanh”, gây ngộ nhận về phật giáo đối với các tôn giáo khác và làm xáo trộn trong hàng ngũ phật tử nhằm triệt tiêu tất cả nhưng tiềm năng đấu tranh đang bộc phát giữa lòng dân tộc.

Tam Hợp lễ, niềm vui chung Phật tử
Nhưng tại sao lại giăng mắc u buồn
Phải chăng vì lũ quỷ mãi luồn trôn
Gây nhiễu loạn, vấy ô danh cửa phật.

Tóm lại, bản chất CSVN là tam vô, vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc. Vì thế, tất cả những sự “phấn khởi, hồ hởi” của CS trước những sinh hoạt rầm rộ mang tính cách Tôn giào hay kỷ niệm tổ tiên đều là trò bịp bợm, tạo những trận hỏa mù và trong đó chắc chắn bao hàm rất nhiều thủ đoạn bỉ ổi thâm độc. Do đó trong sự kiện này, thiết nghĩ các bậc Tăng Ni và phật tử chân chính tứ phương nên có thái độ vạch rõ âm mưu, thủ đoạn bỉ ổi của CSVN để trả lại thanh danh và truyền thống cao đẹp của Phật giáo Viện Nam từ xưa đến nay.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Xin lỗi, một lời nói diễn tả sự hối tiếc về hậu quả của sự việc nào đó, khi một cá nhân hay một tập thể đã tạo ra thiệt hại, đau khổ hay sự khó chịu cho một cá nhân hay một tập thể khác. Xin lỗi có thể là một lời nói xuông và cũng có thể phải kèm theo những bồi thường thiệt hại cả vất chất lẫn tinh thần, tùy theo mức độ tác hại của sự việc. Sự xin lỗi có thể tìm thấy khắp nơi trong mọi sinh hoạt hàng ngày nơi xã hội văn minh nhân bản như các nước tiền tiến hiện nay, dù chỉ là thể hiện những hối tiếc từ những sự việc vô tình nhỏ nhặt.

Trong những năm gần đây, có những lời xin lỗi quan trọng rất cần thiết để giải tỏa những hận thù, thể hiện một nền tảng văn minh nhân bản đã được thực hiện và đưa đến cho thế giới một sự kính phục như Đức Giáo Hoàng xin lỗi về cuộc Thập Tự Chinh, Thủ tướng Nhật xin lỗi những phụ nữ Đại Hàn với những sai trái trong Đệ nhị Thế chiến và mới đây là lời xin lỗi của Thủ tướng Úc với Thổ dân. Tất cả đã làm nức lòng thế giới nói chung và dân Úc nói riêng.

Lời xin lỗi chân thành trong ý thức
Là tin yêu, hạnh phúc với an bình
Thăng hoa đời chói rạng ánh bình minh
Tô đậm nét văn minh và nhân bản

Có lẽ ai cũng biết, sự kiện Thủ tướng Rudd ngỏ lời xin lỗi Thổ dân không đơn giản chỉ là một bài diễn văn, mà chắc chắn theo sau là những nhiêu khê đòi hỏi bồi thường những mất mát của người thổ dân trong qúa khứ. Tuy nhiên, qua làn sóng truyền thanh và truyền hình, đại đa số người dân Úc đã nhận thấy một sự chân thành hối tiếc qua âm thanh và hình ảnh của Thủ tướng Rudd trong bài diễn văn xin lỗi của ông, và đại đa số tin chắc chắn rằng, chính phủ Úc sẽ có những hành xử đãi ngộ đặc biệt để bù đắp những gì mất mát, đau khổ của người Thổ dân trong quá khứ do lỗi lầm của người da trắng đã đem lại cho họ. Đây mới chính là một sự chân thành thể hiện tính chất của văn minh và nhân bản, mà nhân loại nói chung, người Việt Nam chúng ta nói riêng cần học hỏi và ghi nhớ.

Đối với xã hội văn minh hiện nay, lời xin lỗi không thể kèm theo những ngụy biện cho những lỗi lầm đã làm tổn thương dù vật chất hay tinh thần bằng cách cưỡng từ đoạt lý với hai chữ “ngộ nhận” như sư xin lỗi qua sự kiện đài phát thanh Chân Trời Mới, đã quảng bá những bài viết phỉ báng quân, dân, cán, chính VNCH trong cuộc chiến trước 1975, hoặc hiện tượng lời xin lỗi qua sự kiện Nhật báo Người Việt đăng tải lá cờ Vàng tổ quốc trong cái chậu rửa chân, nhưng vẫn ngụy biện với hai chữ “nghệ thuật”.

Nhìn vào những sự kiện này đại đa số cho rằng, những lời xin lỗi lập lờ nêu trên chẳng những đã không thể hiện được bất cứ một sự ý thức, chân thành nào, mà ngược lại nó đã làm nổi bật một sự gian xảo, khuất lấp, khó có thể chấp nhận trong thế giới văn minh hôm nay.

Nói đến hai chữ “Xin lỗi” chắc không ai có thể quên một cách xin lỗi mang tính lưu manh, bịp bợm, mỵ dân cho qua chuyện, và sau đó sự việc còn tác tệ hơn trước nữa như lời xin lỗi để sửa sai của tập đoàn CSVN, mà Hồ Chí Minh đã thực hiện sau chiến dịch dã man, tàn bạo Cải cách Ruộng Đất của thập niên 50 khi xưa, và rồi những dã man tàn bạo ấy tiếp tục phát triển một cách rất tự nhiên cho đến hôm nay.

Tuy rằng ai cũng biết, sự xin lỗi của CS là một điều bịp bợm, luôn kèm theo những ngụy biện cưỡng từ đoạt lý, nhưng nó vẫn là một điều vô cùng khó khăn khó có thể thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào dù đối với những người đã được mệnh danh là “giác ngộ” hay “phản tỉnh”.

Nhìn lại những năm gần đây, khi phong trào đấu tranh dân chủ bộc phát, người ta cũng thấy được những nhân vật được mệnh danh là thành phần “phản tỉnh” hay “giác ngộ”, nhưng cũng chưa bao giờ thấy được một nơi họ một sự hối tiếc chân thành, để can đảm nhận lãnh sự thật sai trái về những hành động đầy máu tanh của chính họ đối với dân Việt, chứ chưa dám nói đến chính thức cúi đầu xin lỗi. Ngược lại, chỉ thấy được những ý đồ lươn lẹọ, lợi dụng chiếc áo “phản tỉnh”, cố gắng tìm đủ cách xuyên tạc, bóp méo lịch sử một cách thô thiển, cưỡng từ đoạt lý, để chạy tội cho tập đoàn khát máu CSVN và cũng là chạy tội cho chính bản thân họ như những sự kiện giết người dã man trong chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất” hay tàn sát người dân vô tội tại Huế trong dịp tết Mậu Thân,v,v...

Trong dịp tết vừa qua, nhân kỷ niệm bốn mươi năm tết Mậu Thân, thay vì nói lên sự thật và tỏ lòng ăn năn với những tội ác đã thực hiện, nhân vật Bùi Tín lại xuất hiện trên BBC, tiếp tục bóp méo lịch sử, chối bỏ tất cả những tội ác dã man nhất thế kỷ qua hơn 6000 cái chết oan khiên tại Huế, hầu chạy tội cho tập đoàn khát máu CSVN trong đó cũng có chính bản thân của đương sự. Và sự kiện này cũng đã chứng minh thêm cho cái bản chất bịp bợm, lừa đảo “bất khả di” của những con người CS dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Này Cộng Sản hãy mở to đôi mắt
Học cho thông, để đứng thẳng làm người
Khắp sơn hà, dòng máu lệ còn rơi
Hãy thức tỉnh, cúi dầu xin tạ tội

Tóm lại, một lời xin lỗi khi biết mình làm sai là hành xử tượng trưng cho văn hóa và văn minh của nhân loại cần được trân trọng và phát huy hầu kiến tạo một nền hòa bình trong nhân bản. Sự ý thức văn minh này cũng là một trong những yếu tố để thăng hoa xã hội, “hòa giải” dân tộc để củng “hòa hợp” phát triển đất nước, nó không thể bịp bợm như CSVN chỉ biết rêu rao “hòa giải, hòa hợp”với dân tộc mà không bao giờ biết nhìn nhận sự thật để có một sự chân thành trong hối hận. Do đó, muốn “hòa giải” thực sự, ít nhất CSVN phải học được hành xử văn minh này, cúi đầu nhận lỗi trước quốc dân và trả lại quyền tự quyết cho dân tộc.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Lịch sử Việt Nam là một tranh đấu sử, với một ngàn năm bị đô hộ bởi giặc Tầu, một trăm năm Pháp thuộc và hơn nửa thế kỷ chống CS. Hình ảnh người Phụ Nữ Việt Nam luôn luôn chiếm một vị thế ưu việt trong lòng dân tộc. Trong bất cứ giai đoạn nào của đất nước, người Phụ Nữ Việt nam vẫn phát huy được đầy đủ ý nghĩa chữ Tòng trong văn hoá truyền thống. "Tại gia tòng Phụ", khi xuất giá thì tòng Phu trong quan niệm "Nhất tâm, lưỡng thể". Họ luôn luôn chia sẻ cùng chồng những trăn trở, ưu tư trong cuộc sống và giúp chồng được tròn bổn phận với quê hương, dân tộc.

Nghìn xưa phận liễu một chữ tòng
Thăng trầm vinh nhục với núi sông
Cuộc sống chông gai hay nhung lụa
Em luôn chia sẻ hết cùng chồng

Sau khi đất nước bị chia đôi (1954), người phụ nữ miền Bắc phải sống trong muôn ngàn gian khổ dưới bạo quyền CS qua hàng loạt những chiêu bài "Đảm đang, sẵn sàng" để phục vụ Đảng. Trong khi đó, người Phụ Nữ miền Nam tuy rất được trân trọng nhưng cũng không kém nặng nề khó khăn. Ngoài thiên chức làm mẹ, họ phải kiêm nhiệm luôn vai trò người cha và chung thủy với bổn phận làm vợ, hy sinh hạnh phúc cá nhân để chồng được an tâm trong nghĩa vụ bảo Quốc, an dân.

Vào ngày binh lửa khắp non sông
Em ngăn dòng lệ tiễn chân chồng
Chăm sóc con thơ cho thành đạt
Muôn đời câu tiết hạnh khả phong

Trong cơn ngặt nghèo vận nước (1975), Người Phụ Nữ miền Nam càng khó khăn hơn nữa trong những ngược xuôi bương trải để nuôi con, chắt chiu từng đồng, trèo đèo vượt suối thăm chồng nơi rừng thiêng nước độc với mỹ danh "cải tạo". Ngày nay, tuy mang tiếng là đất nước thanh bình, nhưng dưới chế độ phi nhân CS, người phụ nữ đã trở thành "Con gà đẻ trứng vàng" để chế độ CS khai thác.

Bè lũ lãnh đạo CSVN cố tạo ra những đói rách, tan hoang, ép phụ nữ vào con đường băng hoại. Trên hình thức, bọn lãnh đạo CSVN cố gắng tìm cách đổ lỗi do hoàn cảnh đẩy đưa. Nhưng thực chất, chính chúng mới là những tên đầu nậu , chúng tạo ra hoàn cảnh để bóc lột trên những băng hoại đau khổ của họ. Dưới một xã hội bát nháo, biết bao nhiêu trò điếm nhục xuất hiện được sự bảo kê của mọi tầng lớp cán bộ tuỳ theo lãnh vực, mà nạn nhân là những phụ nữ yếu đuối.

Với chiêu bài xuất cảng lao động sang các nước láng giềng trong chính sách đem con bỏ chợ, mặc sức cho thiên hạ giày xéo, bóc lột, ngược đãi. Thậm chí đến những em bé tuổi mới lên 5, 6, cũng không thoát khỏi nanh vuốt của đảng, trong chiến dịch "xuất cảng" hàng loạt sang căm Bốt và các nước lân bang với "chức năng" nô lệ tình dục. Còn nữa, biết bao nhiêu cảnh đời đen tối trong chiến dịch lấy chồng Đại Hàn, Trung Cộng, Đài Loan... Tất cả đều biết, sau khi theo chồng ra xứ ngoài, họ có thể trở thành những kẻ ở đợ không công, hay bị bán vào lầu xanh hoặc trở thành nô lệ tình dục cho một nhóm người nào đó. Tuy vậy, nghèo qúa, bữa đói bữa no và cũng nhiều trường hợp vì chữ hiếu, chỉ mong kiếm chút đỉnh để lại cho gia đình hy vọng có thể sống còn, nên "Cũng liều nhắm mắt đưa chân. Để xem con tạo xoay vần đến đâu".

Còn lại trong nước, tham nhũng, bóc lột, sinh ra đói rách đi đến băng hoại, đám lãnh đạo hợp tác cùng đám "Đồng chí ngoại vi" đưa đẩy và dụ dỗ phụ nữ vào con đường nhơ nhớp, hết "phục vu" khách ngoại quốc , lại đến các tụ điểm bia ôm, ngủ trưa ôm và tệ hơn nữa là rải rác đón khách trên các công viên, đầu đường xó chợ, bệnh hoạn không thuốc chữa. Bọn Cán Bộ Đảng chia nhau vơ vét, bóc lột, rồi lại dùng những đồng tiền hôi tanh ấy, quay lại dầy xéo thân thể những cô gái đáng con, cháu, mình mà lấy làm đắc chí với "Đỉnh cao trí tuệ".

Đây chính là "tư tưởng Hồ chí Minh" để lại, mà lũ hậu duệ đang ra sức học tập. Đó là mô hình "Hợp tác xã". Giang Sơn, đất nước cũng được coi như "Hợp tác xã" ai muốn khai thác hay buôn bán tùy ý , miễn là đảng có tiền bỏ túi. Bằng chứng cho thấy một phần lãnh hải và lãnh thổ đã cắt cho Trung Cộng thì nhân phẩm phụ nữ có đáng gì. Tuy vây CSVN vẫn luôn trơ trẽn đề cao Phụ Nữ theo cái kiểu "xúi trẻ ăn cứt gà" của Cáo Hồ để lại, có nghĩa là giải phóng phụ nữ ra khỏi hình ảnh kiều diễm truyền thống văn hóa dân tộc, thay thế vào đấy một hình ảnh "Hợp tác" nhơ nhớp để tiếp tục bóc lột trên xương máu của họ...

Từ độ xuân về cơn quốc biến
Miền Nam tức tưởi, bóng hư vô
Bầu trời xám dục, dòng huyết lệ
Uất nhục "văn minh" kiểu lão "Hồ"

Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc Tế Phụ Nữ (8-3), viết những lời này thay cho những tiếng thét căm hờn quyện trong những giọt nước mắt đầy tủi nhục, để mong có thể chia sẻ với tất cả những người chị, người em, của chúng ta một phần nào trong cái vũng lấy tăm tối của nhân loại, bởi chính sách đầy "Trí Tuệ" của Đảng CSVN, và xót xa cho cả dân tộc đang thoi thóp trên mảnh Quê Hương quá nhiều đau khổ.

Sau cùng, kính nguyện tổ tiên cùng hồn thiêng Sông Núi, soi sáng cho tất cả những kẻ lầm đường, chệch hướng, biết thức tỉnh, quay về với chính nghĩa dân tộc trong công cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, để người dân Việt có được những ngày an vui, thảnh thơi và nhân phẩm Phụ Nữ Việt Nam được tiếp tục thăng hoa và trân qúy như truyền thống ngày nào trên dòng lịch sử.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Sau khi cuộc cầu nguyện của Tổng Giáo Phận Hànội được chấm dứt một cách êm ái, rất nhiều người hy vọng CSVN sẽ hoàn trả chủ quyền Tòa Khâm Sứ trong thỏa hiệp hai bên đều có lợi, như lời đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trả lời phỏng vấn của AsiaNews trước đây. Trải qua cả tháng trời, giáo dân và Tổng Giáo Phận Hànội nôn nóng chờ đợi một câu trả lời hay một văn bản chính thức từ phía CSVN cho biết rõ kết quả như đã thỏa hiệp, nhưng tất cả chỉ là một sự im lặng khó hiểu. Trong lúc nôn nóng chờ đợi kết quả, một sự kiện mới lại vừa xẩy ra một cách đột ngột đã khiến nhiều người hy vọng đã trở thành thất vọng não nề với lá thư lên tiếng của khối “Phật giáo Việt Nam” (Quốc doanh), xác nhận khu đất Tòa Khâm Sứ chính “là tài sản của Phật giáo đã bị thực dân Pháp chiếm hữu, đập phá rồi xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội và Tòa Khâm sứ lên trên đó từ năm 1883". Trước sự kiện này, đại đa số nhận định: Đây là thủ đoạn thâm độc, CSVN tạo sự kiện qua lá thư, cố kéo dài thời gian nhằm xóa bỏ tất cả những thỏa hiệp hay hứa hẹn trả lại chủ quyền tòa khâm sứ như lời đức giám Mục Ngô Quang Kiệt từng tuyên bố.

Một thế trận hỏa mù khi thỏa hiệp
Bọn Công nô luồn lách để câu giờ
Kết quả buồn, chỉ một tiếng ô hô!
Bao tâm huyết, tự nhiên thành mây khói.

Theo dõi sự kiện, ngày 16/02/2008, “Phật Giáo VN” đã gởi Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN một bức thư xác quyết chủ quyền mảnh đất Tòa Khâm Sứ thuộc chủ quyền liên tục của Phật giáo từ lâu trên dòng lịch sử. Trong bức thư, Hòa thượng Thích Trung Hậu cho biết "Căn cứ các tài liệu lịch sử, chùa Báo Thiên là một trong bốn di sản văn hóa lớn của Phật giáo được xây cất từ năm 1057 dưới thời vua Lý Thánh Tông và khu đất Tòa Khâm sứ mọc lên từng là một phần đất mà chùa Báo Thiên tọa lạc.... Đến năm 1883 thực dân Pháp cưỡng chiếm, bị đập phá chùa và xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội và Tòa Khâm sứ lên trên đó".

Nhìn vào sự việc có lẽ ai cũng biết, khối “Phật giáo VN” là thành phần “thân chính” hay nói đúng hơn đây là khối Phật giáo Quốc doanh”, một thành phần của “Mặt Trận Tổ Quốc” và cũng là công cụ của đảng. Vì vậy, CSVN đã dùng khối “quốc doanh” này để tạo ra một thế trận hỏa mù, nhằm hóa giải lời hứa với Tổng Giáo Phận Hà nội vừa qua.

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao từ xưa đến nay, thời gian đã trải qua hàng thế kỷ, nhưng chưa bao giờ Phật giáo lên tiếng về chủ quyền trên khu đất này, mà phải đợi đúng lúc Tổng Giáo Phận Hànội tranh chấp và đang trong vòng giải quyết mới xuất hiện. Phải chăng đây là một chiến thuật giúp CSVN câu giờ để vô hiệu hóa sự đòi hỏi chủ quyền của Công giáo trên khu đất 42 Nhà Chung một cách êm ái, nhẹ nhàng. Vì vậy đại đa số nhận định, đây là thủ đoạn thâm độc của CSVN, vì thế mà cuộc cầu nguyện của Tổng Giáo Phận Hànội cũng vô tình lạc vào thế trận để cuộc cầu nguyện rầm rộ đòi chủ quyền khu đất đã rút lui một cách rất êm ái và đến nay khối “Phật giáo quốc doanh” đột ngột xuất hiện “bạch hóa” một sự việc đã quá cũ xưa, để xác định chủ quyền khu đất Tòa Khâm Sứ thực sự không thuộc Tổng Giáo Phận Hànội, mà khu đất ấy tựa như một “món quà” đã nhận được từ sự cưỡng chiếm của thực dân Pháp trước đây. Hơn nữa, CSVN dùng lá thư của khối “Phật giáo quốc doanh” như một lời khuyến cáo ngầm “Cái gì của Cesar, hãy trả lại cho Cesar”. Và đây mới chính là điểm then chốt trong thủ đoạn bỉ ổi của CSVN qua sự kiện này.

Xoay quanh sự kiện, CSVN biết rất rõ Công giáo là một thực thể có tổ chức đoàn kết chặt chẽ, và là một thế lực rất hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh hiện nay của toàn dân, rất có thể là ngòi nổ chậm của một trái bom nguyên tử và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào để thiêu đốt đảng CSVN một cách dễ dàng, nếu biết khai dụng. Chính vì thế CSVN tạo thế trận này không những chỉ bôi nhọ danh dự Công giáo, bôi nhọ cuộc cầu nguyện vừa qua, mà còn gây một sự phân hóa rất trầm trọng đối với các tôn giáo khác hầu có thể giảm thiểu tiềm năng đấu tranh của toàn dân đến mức tối đa. Hơn nữa, CSVN còn lợi dụng thế trận làm chao đảo niềm tin của một số giáo dân nói riêng và dân tộc nói chung đối với các vị lãnh đạo trong giáo hội Công giáo Việt Nam.

Cũng trong chiến thuật này, CSVN đã đưa Công giáo vào thế trận “tấn thối lưỡng nan” trong những ngày sắp tới. Trong trường hợp, nếu CSVN lợi dụng cơ hội nhì nhằng không trả Tòa Khâm Sứ, thì liệu phía Công giáo có tiếp tục cầu nguyện như trước nữa không, hay phải giữ một thái độ im lặng chấp nhận, để sự việc tan dần theo thời gian. Do đó, đại đa số cho rằng sự kiện khối “Phật giáo VN” tung ra bức thư xác nhận chủ quyền trên khu đất Tòa Khâm Sứ, chẳng qua chỉ là một trong tiến trình thủ đoạn do CSVN tạo ra mà thôi.

Khi đối diện loài vong nô cuồng bạo
Không gì hơn, phải giữ vững lập trường
Tránh lập lờ, lạc trận thế ẩm ương
Niềm tin mất, mục tiêu hoài lỡ dở

Tóm lại, đấu tranh dưới một chế độ độc tài toàn trị đầy thủ đoạn cùng hung, cực ác như CSVN, tất nhiên không thể nói chuyện thỏa hiệp. Ngược lại, sự kiên trì và dứt khoát là điều kiện then chốt trong tất cả các công cuộc dấu tranh, dù mục đích lớn hay nhỏ. Hơn nữa, khối Công giáo VN là một thực thể có thực lực mà CSVN lúc nào cũng sẵn sàng tìm đủ mọi cách phá vỡ, tiêu hủy hay “thuần hóa”. Do đó đa số tin rằng, chắc chắn khối Công giáo VN sẽ thay đổi mục tiêu lớn hơn để có thể kết hợp được toàn dân, đòi lại quyền tự quyết của dân tộc trong đó có tất cả các quyền lợi khác của Công giáo.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)