"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)


Trong những ngày vừa qua, dư luận đã bàn tán xôn xao và tỏ ra rất bàng hoàng trước bản tin mang đầy tính "bi, hài", thể hiện tính đặc thù tuyệt đỉnh văn hoá của XHCN, qua hành xử bất chấp liêm sỉ và Quốc thể của một số quan chức Trung Ương Đảng CSVN.

Theo báo L'Echo đưa tin, vào hôm Thứ Sáu, ngày 13-6-2008, các quan chức Trung Ương Đảng CSVN đã ngang nhiên cưỡng đoạt chỗ ngồi của phái đoàn ngoại giao Bỉ trong một chuyến bay từ Hànội vào Saìgòn của hàng không VN, mặc dù những chỗ ngồi này được phái đoàn Ngoại giao Bỉ đặt trước và đã trả tiền. Khi bị đám côn đồ lâu nhâu giành chỗ, ông Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Karel De Gucht và phái đoàn vẫn lịch sự nhường chỗ trong im lặng. Riêng ông Đại sứ Cooreman, có lẽ vì đã có kinh nghiệm “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” tại Việt Nam, nên ông đã lên tiếng phản đối và giữ lại được hai chỗ cho ông và cho một viên chức cao cấp khác trong phái đoàn Ngoại giao.

Ngược dòng lịch xử hơn 60 năm với miền Bắc và hơn 30 năm qua với miền Nam Việt Nam, từ khi tên tội đồ Hồ Chí Minh xuất hiện với chủ thuyết CS thì những hành xử vô văn hoá như một đàn bò này của "đỉnh cao trí tuệ XHCN" không phải là một điều lạ đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các dân tộc văn minh nhân bản khác như Bỉ, Pháp, Anh, Mỹ, Úc,v,v, thì lại là một hiện tượng rất lạ thuộc loại đặc biệt, nó tựa như một quái thai của thế kỷ chưa từng xẩy ra trong xã hội loài người, nhất là trong thể kỷ văn minh, tiến bộ, nhân bản như hiện nay. Tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây, báo L'Echo là một tờ báo lớn của Bỉ quốc, nơi được mệnh danh là “Thủ Đô Thương Nghiệp” của Âu Châu. Vì thế, bản tin đặc biệt này đã thu hút rất nhiều độc giả khắp thế giới và trở thành một đề tài đàm tiếu, như một sự hối tiếc cho nhân loại. Ngoài ra báo Le Soir và đài RTL (Radio Télévision Luxembourg) cũng đã đưa tin và bình luận rất nhiều về hiện tượng quái đản này.

Một điều lạ hơn nữa, một sự kiện mang tính quốc tế thuộc lãnh vực ngoại giao và có ảnh hưởng rất lớn đến Quốc thể, cũng như văn hoá truyền thống Việt Nam, nhưng không hiểu sao giới truyền thông trong nước vẫn giữ một thái độ im lặng như không hề biết chuyện gì đã xẩy ra. Trước sự im lặng này đại đa số dư luận nhận định theo hai nghĩa, thứ nhất có thể nhà nước CSVN đã chỉ thị cho giới truyền thông XHCN không được phép loan tải và bình luận, vì đây là bản chất “Ưu Việt” của đảng, e rằng nói ra sợ thiên hạ học được thì lại mất đi tính độc quyền. Thứ hai, có thể giới truyền thông Việt Nam cho rằng sự kiện này cũng chằng đáng quan tâm, vì đây chỉ là sự cưỡng đoạt một vài chỗ ngồi, nó cũng chưa đến nỗi xẩy ra những lời lẽ thô tục hay “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” của tầng lớp cán bộ đảng, như đã và đang xẩy ra như cơm bữa trên khắp nẻo đường đất nước trong suốt dòng lịch sử của đảng CSVN.

Cũng trong sự kiện này đa số nhận định, có lẽ giới truyền thông trong nước đã chứng kiến qúa nhiều sự kiện đặc biệt hơn thế, như lãnh đạo của họ đã từng cúi đầu dưới chân Trung Cộng để dâng hiến Hoàng Sa, Trường Sa, Bản Giốc, Nam Quan. Ngoài ra họ cũng từng “phấn khởi, hồ hởi” khi cựu Thủ tướng của họ là Phan Văn Khải đã trơ trẽn cúi lưng, cong lưỡi trước mặt nhà tư bản Bill Gates để than oán, xin xỏ, hay Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết của họ cũng từng thể hiện bản chất ma cô khi quảng cáo gái Việt Nam một cách nham nhở và bỉ ổi tại Mỹ. Cũng vì thế mà họ không cảm thấy sự kiện các “ngài” lãnh đạo của họ cưỡng chiếm chỗ ngồi của phái đoàn Ngoại Giao Bỉ là một điều rất bình thường, không có gì phải ầm ỹ loan tin, hay bình luận. Tuy nhiên, theo dõi những ý kiến đã đưa ra tại hải ngoại, rất hiếm người dám nhìn nhận sự thật cái hành xử vô văn hóa của đám rừng rú Trung Ương Đảng CSVN, mà hầu như đa số vẫn cố tình bẻ cong ngôn từ và tư duy để để đổ lỗi cho nhân viên Hàng Không VN tắc trách trong điều hợp.

Cũng trong tờ L'Echo, một bài viết khác ký tên Vũ Đức Khanh đã được đang tải ngay bên dưới bản tin, bài viết bằng Pháp ngữ với nội dung xin lỗi sặc mùi XHCN, trong đó tác giả đã thay mặt cả “nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước” để xin lỗi nhân dân Bỉ, mà lại không nhân danh đảng CSVN để xin lỗi phái đoàn Ngoại Giao Bỉ về như những gì đã xẩy ra. Mặc dù câu chuyện rõ ràng do bọn quái thú Trung Ương Đảng CSVN tạo nên.

Mở đầu bài viết xin lỗi có đoạn "Au nom de tous mes compatriotes vietnamiens tant à l'intérieur qu’à l'extérieur du pays, je voudrais présenter mes excuses mille fois au peuple belge", tạm dịch “Thay mặt cho nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước, tôi xin gởi đến nhân dân Bỉ Quốc ngàn lời xin lỗi này...”. Với đoạn văn trích dẫn, đại đa số cho rằng cái lối cưỡng từ đoạt lý và hàm hồ này chắc chắn xuất phát từ đám rừng rú CSVN đang có mặt tại hải ngoại. Bởi lẽ, chỉ có đám CSVN mới có cái lối lợi dụng hai chữ “nhân dân” để làm bình phong che đậy những hành xử bỉ ổi, thối tha, nhất là những lời vơ vét, tiếm danh cả cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại. Vì vậy đại đa số nhận định chắc chắn bài viết này xuất phát từ toà Lãnh sự hay Đại sứ CSVN nào đó tại Âu Châu. Tuy nhiên, có lẽ ai cũng biết, sự việc xẩy ra thuộc lãnh vực ngoại giao, cho dù CSVN có ngu xuẩn đến đâu đi chăng nữa, chắc chắn Bộ Ngoại Giao CSVN phải gởi công hàm đến Bộ Ngoại Giao Bỉ quốc xin tạ tội và phải được công khai trên báo chí, nó không thể là một bài viết mang tính cá nhân, đăng khơi khơi trên báo như một ý kiến nh ư vậy. Do đó, một số dư luận khác cho rằng, bài viết xin lỗi sặc mùi ngu xuẩn của XHCN nêu trên, được xuất phát từ một người dân bình thường, đang đau khổ trong nhẫn nhục, họ mượn bài viết để nói lên một sự thật đau lòng, đồng thời bạch hoá cái văn hoá rừng rú của đám quái thú CSVN.

Nếu người đọc chịu khó suy nghĩ kỹ đoạn văn trích dẫn trên, có thể sẽ tìm được một sự đồng cảm với tác giả với cái đau “nhục quốc thể”, và lập luận toàn thể dân tộc trong và ngoài nước cũng có trách nhiệm phải xin lỗi. Toàn thể dân Việt phải xin lỗi bởi chính thái độ thờ ơ an phận, mà người Việt Nam chưa thể đứng lên tận diệt đám quái thú CSVN, để những sự kiện “nhục quốc thể” như thế này phải xẩy ra. Một số khác lại cho rằng, không những người Việt Nam chúng ta xin lỗi phái đoàn Ngoại giao và người dân Bỉ, mà còn phải cúi đầu tạ lỗi với tổ tiên nữa. Bởi chính cái thái độ an phận của người Việt Nam, cộng chung với những vị kỷ thấp hèn của một số cá nhân, phe nhóm, hay đảng phái đang bềnh bồng trên dòng tỵ nạn, vì vô tình hay cố ý đã và đang tiếp tay cho đám quái thú CSVN phá hủy giang sơn và phỉ nhổ vào nền tảng văn hoá truyền thống của dân tộc, được hun đúc bằng tất cả mồ hôi, xương máu của tiền nhân trên suốt dòng lịch sử.

Tóm lại, trước sự kiện đau lòng nêu trên, có lẽ những người Việt Nam chân chính đã xác định một chân lý “CS muôn đời là CS với một bản chất của một loại thú hoang bất khả giáo hóa”, dù là CS đương thời, về hưu hay “phản tỉnh”. Do đó, tất cả những cá nhân, tổ chức, đảng phái nào tin tưởng vào sự giác ngộ của CS để bắt tay hoà hợp, xây dựng đất nước là một điều không tưởng, nếu không muốn nói là họ đang làm công việc tay sai cho CS, bịp bợm hầu mong chia chác quyền lợi trên xương máu của dân tộc và đồng hoá cộng đồng người Việt tỵ nạn trở thành thần dân của chế độ phi nhân CSVN, như CSVN đang thực hiện qua cái gọi là nghị quyết 36. Ngoài ra, đây cũng là một bài học qúy giá cho các quốc gia nhân danh “nhân bản” đang làm ngơ trước những đau khổ của dân tộc Việt để bang giao “thắm thiết” với CSVN trong kinh nghiệm “yêu chó, chó liếm mặt”.

Trở lại sự việc, ai cũng thấy chỉ vì chỗ ngồi trên máy bay mà bọn quái thú đã quên chính bản thân, quên dân tộc và tổ quốc để thể hiện cái bản chất côn đồ một cách nhục nhã như thế. Vậy thử hỏi làm sao CSVN có thể ý thức, giác ngộ chia quyền lực cho các thế lực khác nhằm tạo thế “đa nguyên, đa đảng”, kiến tạo một nền dân chủ thực sự cho quê hương. Đây cũng là một sự kiện qúy giá cho thấy những cá nhân, tổ chức hay đảng phái, đang mơ tưởng có thể dùng Công Pháp Quốc Tế hay vận động thế lực này, sức mạnh kia, mong CSVN phải thi hành hiệp định Paris 1973, buộc CSVN lui về bên kia vĩ tuyến 17, trả lại lãnh thổ và chế độ VNCH như ngày xưa trước năm 1975 chỉ là những suy tưởng ấu trĩ, nếu không muốn nói là thuộc loại “bất bình thường”, hoặc cũng có thể họ đang thi hành một nhiệm vụ đặc biệt, hầu nhiễu loạn nhân tâm, tiêu diệt niềm tin đấu tranh trong chính nghĩa của toàn dân, phá vỡ các nỗ lực đấu tranh đi tìm dân chủ tự do và nhân quyền cho quê hương. Chúng ta nên đề cao cảnh giác.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trích nguồn tin từ:
http://www.lecho.be/actualit%C3%A9/belgique/Karel_De_Gucht_retrograde_en_classe_economique_au_Vietnam.7670100-589.art

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/06/080620_belgiuministervietplane.shtml

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong mấy ngày gần đây, dư luận khá ồn ào bàn tán về cái chết của ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng CSVN. Theo dư luận chung, một số người cho rằng sự kiện ông Kiệt vĩnh viễn ra đi là một mất mát lớn cho phong trào đòi tự do dân chủ cho VN, vì ông chính là một ngôi sao sáng của ý thức, giác ngộ và có tâm huyết với quốc gia dân tộc từ nhiều năm qua. Ngược lại, đại đa số lại cho rằng vai trò “ý thức, giác ngộ” của ông Kiệt chỉ là một con rối của đảng CSVN trong một giai đoạn rất cần thiết, nhằm tạo một trận hỏa mù “dân chủ biểu kiến”, hầu hóa giải những cá nhân hay tập thể trong mặt trận đấu tranh đòi dân chủ, tự do thực sự cho quê hương. Nó cũng như một loại “cò mồi” trong chiến dịch “trăm hoa đua nở” ngày xưa.

Nói về sự “ý thức, giác ngộ” trong những năm còn tại chức, số người ái mộ nhận định ông Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh là những người rất can đảm và có tâm huyết với quê hương dân tộc, bởi thế hai ông ấy mới dám nói, dám làm để “cải tạo” xã hội với chính sách kinh tế từ bao cấp chuyển sang khinh tế thị trường. Và ít nhất kết qủa đã cho thấy một sự thay đổi rõ rệt với một bộ mặt xã hội khá hơn và đời sống người dân đỡ khổ hơn, ít nhấn là tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng rất tiếc, người ta đã quên rằng trong chế độ CSVN, đảng lãnh đạo thì không ai có thể tự ý hành động “chệch hướng” ngoài quỹ đạo của đảng. Sự đổi mới của ông Kiệt và ông Linh chẳng qua chỉ làm theo chỉ thị dùng cứu đảng trong cơn nguy cấp, chứ không phải thực sự cứu dân, cứu nước.
Trở về vào những năm đầu khi cưỡng chiếm được miền Nam, CSVN đã bày ra cái trò cướp của giết người qua chính sách tập trung “cải tạo” những thành phần quân, cán chính VNCH, “đánh tư sản, đổi tiền”. Riêng chính sách đổi tiền, mỗi gia đình chỉ được đổi 200 đồng, còn lại bao nhiêu đảng “tập trung quản lý”, đây là một hành động ăn cướp trắng trợn và bỉ ổi nhất của đảng CSVN. Như vậy cái “ý thức, tâm huyết” của ông Kiệt lúc ấy ở nơi đâu?

Theo những người am tường CS cho biết, tất cả những của cải ăn cướp lúc ấy, một phần đem trả nợ chiến tranh cho các nước CS “anh em”, phần còn lại các cán bộ trung ương chia chác “quản lý”. Chính vì thế toàn thể đất nước đã đi vào đói rách, tan hoang tận cùng, người dân cũng chẳng còn gì cho đảng lột và e rằng sẽ có biến loạn. Vì vậy, đảng bắt buộc phải ra chỉ thị cho ông Kiệt thi hành chính sách “đổi mới”, hầu có thể cứu vãn tình hình, tạo cơ hội cho người dân có một chút sinh khí để thoi thóp và “Việt Kiều” mới có cơ hội mang tiền về cho đảng tiếp tục thụ hưởng. Cũng từ đó, bản chất gian tham của CSVN mới có dịp phát triển mạnh hơn như sóng dậy, triều dâng và kéo dài đến hôm nay.

Thực sự mà nói, nếu ông Kiệt có tư tưởng yêu dân, yêu nước, yêu tự do, dân chủ và có can đảm dấn thân, thì chắc chắn không có ba cái chính sách cướp của, giết người tàn bạo, và những đau thương đói rách, ly tán trong từng gia đình người dân trong những năm 1975-1990 tại miền Nam Việt Nam nói chung và Sàigòn nói riêng cũng không đến nỗi quá tàn bạo thê lương. Ngay cái Nghị Định 31/CP (Quản Lý Hành Chánh) dùng khống chế, khủng bố những tiếng nói dân chủ ở đâu ra, có phải chính tay ông Võ Văn Kiệt đã ký vào ngày 14-4-1997 không? Hay tự trời cao rơi xuống? Có lẽ trong chúng ta ai cũng có câu trả lời. Hơn nữa, một điều không thể chối cãi là cái gia tài kếch xù của ông Kiệt hiện nay cũng chính là xương máu của người dân mà ông Kiệt đã “ý thức, giác ngộ & can đảm” mang về. Như vậy, phải chăng những điều đòi dân chủ, diệt tham nhũng của ông Kiệt chỉ được xuất phát nơi cửa miệng trong kế sách tạo hỏa mù để cứu đảng và tự bảo vệ cái gia tài của ông?
Theo những gì ông Kiệt đã nói và viết, thực sự nó cũng không ngoài mục đích tạo một niềm tin ảo nơi người dân, nhất là những thế lực đấu tranh tại hải ngoại, nó như một sự khuyến cáo rằng: “Cán bộ trung ương đảng cũng chưa thực sự là loại súc vật đâu, vẫn còn rất nhiều người yêu nước tớ đấy, toàn dân hãy tin vào thiện chí đổi mới của đảng, hãy đoàn kết sau lưng đảng để cùng đóng góp xây dựng đất nước, hãy nối kết, hoà hợp với đảng để cùng canh tân, sự chống đối không đem lại kết quả tốt, mà chỉ gây ra hận thù...”,v,v...

Nhìn vào sự kiện, có lẽ không ai phủ nhận vào những năm cuối đời của ông kiệt, trên hình thức sự “giác ngộ và tâm huyết” của ông Kiệt trước hiện tình đất nước qua một vài câu tuyên bố hay những bài viết được truyền tải khắp nơi là một sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên nếu xét cho kỹ, chắc chắn sẽ thấy được những điều ông Kiệt đưa ra không có gì gọi là mới lạ, nó hoàn toàn những điều ai cũng biết, đảng CSVN có muốn giấu cũng không được. Hơn nữa, quan trọng là những điều ông Kiệt đưa ra, không phải lúc còn tại chức với đầy đủ quyền lực, mà ông chỉ đưa ra khi ông đã bị thất sủng, không còn quyền hành hay chức vụ gì trong guồng máy khống chế đất nước và dân tộc của đảng CSVN. Vì vậy đa số thắc mắc, những điều ông Kiệt nói và viết có thực sự từ tâm huyết yêu nước hay không? Hay ông chỉ làm nhiệm vụ một con rối trong chính sách “dân chủ biểu kiến” xuất phát từ vô thức nơi căn tính CS, để tiếp tục lừa thiên hạ.

Cách đây mấy năm, trước lời kêu gọi “tha thiết” đóng góp ý kiến đầy tính “dân chủ” của đảng CSVN trước thềm đại hội X, lúc ấy ông Kiệt cũng đã tiên phong cực lực lên án độc tài và đòi dân chủ, nhưng rất tiếc ông cũng chỉ đòi dân chủ trong nội bộ đảng theo mục tiêu “dân chủ tập trung” chứ không phải đòi dân chủ thực sự cho dân tộc.

Mới đây, ngay trong lãnh vực tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, ông Kiệt đã không ngần ngại trách móc đảng “Truyền thông là một công cụ của đảng, dùng xây dựng đảng, nhưng đảng CSVN chưa thực sự khai thác hết được tiềm năng của lãnh vực này...”. Cũng từ câu nói này, đại đa số nhận định, có lẽ cũng do sự “giác ngộ tâm huyết” của ông Kiệt mà hiện tượng báo chí chống tham nhũng hơi quá tay, vượt qua chỉ thị của đảng, nên một vài nhà báo “được” đảng “chiếu cố” tận tình như đã và đang xẩy ra, hoặc những “nhà đấu tranh dân chủ” đang bị quản chế, tù đầy,v,v.. Những hiện tượng này chứng tỏ đảng và nhà nước CSVN đang thi hành triệt để cái tinh thần nghị định 31/CP của ông Kiệt để lại, mặc dù trên hình thức nay nó chỉ còn là một cái thây ma.

Một điều nữa mà dư luận cũng không kém xôn xao bàn luận và đặt một câu hỏi lớn tại sao một người “chống đảng” như ông Kiệt, nhưng vẫn được đảng CSVN trịnh trọng cử hành tang lễ rầm rộ như quốc táng? Đây chính là một điều trái khoáy và tạo ra sự ngạc nhiên của nhiều người. Tuy nhiên nếu xét cho cùng, nó cũng chẳng có gì ngạc nhiên, mà là điều dĩ nhiên phải có với hai nguyên do sau: Thứ nhất, trên hình thức đảng và nhà nước CSVN muốn chứng tỏ sự đạo đức và khoan dung với ông Kiệt để bịp thiên hạ là đảng không còn khát máu, ấu trĩ như trước nữa. Đồng thời “Động viên” những thành phần chống đảng thực sự nên lộ diện để đảng dễ dàng mua chuộc hay thu gom.

Thứ hai, ngầm khuyến cáo cho đảng viên biết được, hãy cứ bắt chước ông Kiệt “nhẩy múa” theo lệnh đảng dù có phải hy sinh làm con dê tế thần, thì cuối cùng vẫn được đảng ghi công và gắn huân chương đầy đủ, thậm chí có thể được vinh dự hưởng quốc táng không chừng, tùy theo chức vụ và hoàn cảnh.

Tóm lại, với những sự kiện và diễn biến như đã thấy, dư luận tạm kết luận, vai trò ông Võ Văn Kiệt chẳng qua cũng chỉ là một con rối của đảng không hơn không kém. Tất cả những lời nói và việc làm của ông khi tại chức cũng như khi về hưu chưa hề chệnh hướng ra ngoài chính sách và đường lối của đảng đề ra. Do đó, đảng CSVN có tỏ ra ưu ái làm tang lễ long trọng cho ông cũng không có gì để ngạc nhiên. Biết đâu sau này lại những nhân vật đảng phái, “đấu tranh” tại hải ngoại như Bùi Tín, Đảng trưởng hay Tổng bí thư của một đảng “bưng bô” nào đó, khi từ giả cõi đời cũng sẽ được đảng và nhà nước CSVN “triệu” cái xác về cử hành tang lễ long trọng như ông Kiệt hay hơn nữa thì cũng chẳng có gì để ngạc nhiên. Nếu đảng CSVN còn tồn tại.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Phạm thanh Phương
(Thương Về Ngày Quân Lực 19-6)

Sau khi cưỡng chiếm toàn thể Giang Sơn, chiếc mặt nạ vì dân vì nước của CSVN bị rơi xuống, và lộ ra rõ rệt bản chất hung ác của một bầy quái thú đội lốt người. Lúc ấy, toàn dân mới tỉnh ngộ, hiểu rõ hơn và thông cảm hơn được cái khó khăn của ngưòi lính VNCH trong một thời binh lửa.

Nhìn vào cuộc chiến một cách khách quan, chắc chắn không ai có thể phủ nhận những chông gai, gập gềnh, khúc khuỷu của người lính VNCH dưới một chế độ tự do, dân chủ non trẻ, mang tính phôi thai. Một mặt họ phải xây dựng đất nước, xây dựng hạnh phúc, an vui, ấm no, cho đồng bào. Một mặt phải chống đỡ cả một thế lực CS Quốc tế qua lá bài CSVN. Hơn thế nữa, họ còn phải chịu biết bao nhiêu chỉ trích xuyên tạc, một cách cay nghiệt từ khối truyền thông tây phương và các phong trào phản chiến. Đây cũng là những vết thương tâm hồn mà người lính VNCH đã phải gánh chịu. Nhưng tất cả, không thể làm họ sờn lòng, để sao lãng trong trách vụ thiêng liêng của những người trai thời loạn.

Giang hồ một gánh, tình non nước
Vạn dặm sơn khê, trải gót giầy
Miệng hô giết giặc tay ghì súng
Máu nhuộm san hà, hạnh phúc xây

Kể từ ngày lịch sử sang trang 30-4-1975, chỉ có người dân Việt Nam mới biết được rõ ràng thế nào là sự lừa đảo trắng trợn, tàn ác nhất thế kỷ của đám quái thú CSVN. Hơn nữa người dân cũng hiểu rõ hơn, thế nào là sự trân quý của những chữ tự do, dân chủ và nhân quyền , thế nào là anh dũng, hào hùng và thế nào là “Nòng súng nhân đạo, cứu người lầm than” của người lính VNCH, để rồi hoài vãng trong trăn trở, giao cảm trong xót thương,v,v...

Nhưng than ôi! tất cả đã qúa muộn màng, có còn chăng chỉ là một sự an ủi nào đó, cho những mảnh đời loang lổ trong những trại tập trung nơí rừng thiêng nước độc. Tuy nhiên, đối với người lính VNCH, tất cả họ chỉ coi là một khúc quanh ngặt nghèo của vận nước, nó không đáng gì để than oán, quắt quay. Cái quan trọng và đau khổ nhất của họ là khi phải bó tay trong cái thế “Cờ còn nước đánh, đã vội thua”, để toàn dân phải lún sâu trong vũng lầy đen tối nhất của nhân loại...

Bây giờ tất cả đã qua đi như một cơn ác mộng, những khổ ải xương máu và ngục tù đã từng đè nặng trên bản thân họ, có còn chăng chỉ là những kỷ niệm, dùng làm kinh nghiệm để bồi đắp cho hành trang trong hiện tại, bởi thực sự cuộc chiến vẫn chưa tàn. Tuy rằng không còn là những trận địa hãi hùng như năm xưa, mà đã được chuyển hướng sang một cục diện mới, khó khăn hơn và tế nhị hơn trong mặt trận chính trị và nhân tâm của hiện tại.

Ngày nay, trong kiếp sống lưu vong rải rác trên khắp thế giới, nhưng không có nghĩa là những người lính còn lại của năm xưa đã lùi vào quá khứ, chịu khuất phục buông xuôi để nhìn dân tộc mình đang ngụp lặn trong khốn cùng, nhơ nhớp, tủi hờn. Ngược lại, họ đã góp nhặt tất cả những gì còn tồn đọng trong cuộc đời mình, đã và đang cùng toàn dân đi tìm một trang sử mới trên mọi lãnh vực, mong giải thoát dân tộc khỏi chốn lầm than do bàn tay CSVN gây ra...

Thân dẫu lang thang, hồn tại quốc
Mặc đời dang dở, tuyết thành vây
Súng mất, ta còn tim với óc
Quê cha nặng nợ, nghĩa ân dầy

Miệt mài 33 năm qua, điều đáng buồn là vì một lý do nào đó, trong con mắt khoa bảng Tây phương, cũng còn một số người không thể nhận ra cái chân giá trị của hai chữõ chính nghĩa trong cuộc chiến và chân dung đích thực người lính VNCH, để đã có những nhận định một cách bỉ ổi đầy ác ý.... Ngoài ra còn một số khoa bảng “Tỵ Nạn”, mang bản chất tự ti, ươn hèn, đã và đang tung hứng, liên thủ với Việt gian để bôi nhọ cuộc chiến, nó như những nhát dao đâm sau lưng những người đã anh dũng hy sinh bảo vệ tổ quốc và hạnh phúc của đồng bào trước năm 1975, trong đó có cả chính bản thân họ. Tuy nhiên, nếu chúng ta bình tâm suy nghĩ để so sánh những người lính VNCH với một quân đội hùng mạnh nhất thế giới hiện nay là Hoa Kỳ, chắc chắn chúng ta sẽ hãnh diện hơn và cảm phục hơn về người lính VNCH của chúng ta rất nhiều.

Những người lính Mỹ trong chiến tranh Viêt Nam năm xưa, hay trên chiến trường Iraq hiện tại. Họ là những người lính được trang bị vũ khí tối tân nhất với nguồn tiếp vận đầy đủ nhất, nếu không muốn nói là dư thừa. Hơn nữa, thời gian chiến đấu của họ có hạn định, thông thường là chỉ từ sáu tháng đến một năm, rồi được trở về vui sống bên gia đình. Họ không phải vướng bận, lo nghĩ đến hoàn cảnh an nguy của hậu phương. Ngược lại trong cuộc chiến trước năm 1975, người lính VNCH đã phải chiến đấu với những vũ khí bình thường nhất và nguồn tiếp liệu có thể gọi là thiếu thốn. Trong khi đó, một mặt ngày đêm phải đối diện với tử thần, một mặt vẫn còn phải ưu tư lo lắng cho gia đình, thân nhân và đồng bào nơi hâu phương... Như vậy, thử hỏi nếu đặt người lính Mỹ trong hoàn cảnh của người lính VNCH của chúng ta, thì không biết họ sẽ chịu đựng được bao lâu...Một sự thật hiển nhiên, bất khả chối từ , nhưng không hiểu, tại sao vẫn còn có những cái nhìn sai lạc một cách vô ý thức để bôi nhọ, làm lợi cho bọn tội đồ CSVN.

Trong cục diện đấu tranh hôm nay, điều đáng buồn hơn nữa là một số người vì một chút danh lợi phù du, họ đã lợi dung danh nghĩa bốn chữ VNCH tạo ra những điều trái khoáy không tưởng, từ đó vô tình hay cố ý đã tạo ra những ngộ nhận về chân dung người lính VNCH một cách tàn nhẫn, làm mất niềm tin nơi thế hệ con em và tạo cơ hội cho CSVN tuyên truyền bôi nhọ. Do đó, chúng ta nên suy xét kỹ lưỡng trước mọi hiện tượng, hầu có thể nói lên sự thật để có thể bảo vệ chân dung của người chiến sĩ VNCH mãi mãi có một vị trí trang trọng trong lòng dân tộc như ngày nào trên quê hương.

Hôm nay, nhân dịp tưởng niệm ngày quân lực 19-6, chúng ta nên bình tâm nghĩ về người lính VNCH để thấy được mình còn hãnh diện, đã có những người con yêu Tổ Quốc, hào hùng, can đảm của một giống Rồng Tiên và cầu xin những anh hồn linh thiêng ấy, phù hộ cho chúng ta được vững tâm, dũng tiến trên con đường tận diệt lũ bạo tàn, để tìm lại ánh sáng cho quê hương trong tình yêu truyền thống của lịch sử dân tộc.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)