"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

-Phạm Thanh Phương (Úc Châu)-


(Tưởng niệm về ngày 30-4)


Tháng tư lại đến, niềm đau lại chất thêm một tuổi, khơi lại trong tâm thức mỗi người dân miền Nam Việt Nam những bất hạnh đau thương, vất vưởng, chập chờn, tưởng chừng như mới xẩy ra, mặc dù đã trải qua hơn ba mươi năm. 30-4-1975, một ngày đen tối của lịch sử, toàn cõi miền Nam bàng hoàng ngơ ngác từ giã những gì thân thương nhất của cuộc đời, để lún dần vào bóng đêm khốn khổ của thế kỷ với những đói rách, hoang tàn, máu lửa, sinh ly, tử biệt... Tuy nhiên, đối với bọn lãnh đạo CSVN, thì đây lại chính là “Chiến thắng vĩ đại” để “hồ hởi, phấn khởi” vênh váo vì đã đưa được cả một dân tộc, nhận chìm sâu trong vũng lầy của nhân loại...

Tất cả chìm sâu chốn khổ đau
Đường đời hun hút cố tìm nhau
Tìm trong vô vọng, trong hoang lạnh
Tìm dấu chân chim, tóc úa màu.


Trên hình thức, không ai phủ nhận đất nước đã im tiếng súng, dòng sông Bến Hải không còn là bức màn sắt, dùng cách chia cắt tình dân tộc như ngày xưa. Nhưng những chữ tự do, dân chủ, hoà bình, no ấm lại trở thành những gì xa xăm, bàng bạc đối với toàn thể dân Việt. Thay vào đó là những khủng bố, thù hận, máu và nước mắt được tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ. Biết bao kẻ ra đi không bao giờ trở lại, hoặc có được trở về cũng “thân tàn ma dại” dưới mỹ từ “Cải Tạo”...

Cũng từ đó, biết bao nhiêu tài nguyên trí tuệ bị chôn vùi, hủy diệt bởi chính sách ngu xuẩn trên những nông trường đồng chua nước mặn và những trại tù được mọc lên như nấm rải rác trên khắp nẻo Quê Hương...Tất cả những uất ức, đau thương ấy đã được đưa vào kho tàng uất hận của dân tộc bằng những câu đối truyền khẩu như những tiếng thở dài của Tổ Quốc.

“Đôi dép râu dẵm nát đời son trẻ
Mũ tai bèo phủ kín cả tương lai”....

Ngay trong việc đổi tên đường, cũng đã như một lời tiên tri, báo trước cho những oan khiên, khủng bố đầy máu tanh trong một xã hội đau khổ, băng hoại đầy rẫy những đe dọa, bất ổn từ một chế độ đầy thú tính CSVN...

“Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”...


Trước một bối cảnh đen tối đầy máu tanh ấy, người dân Việt đã phải cố gắng tìm đường chạy trốn với biết bao nhiêu tủi nhục trên những chiếc thuyền mong manh trên đại dương đầy sóng gió nguy hiểm, hay lầm lũi trong những cánh rừng chông gai thập tử nhất sinh với những bầy thú dữ đang chực chờ ...

Ta đã thấy Biển Đông từng bỡ ngỡ
Trong những lần vĩnh biệt cõi âm dương
Lòng biển sâu vang tiếng nấc đoạn trường
Bầy hải tặc nhận làm phu đưa đám


Biết thế, nhưng đoàn người vẫn tiếp tục dẫn dắt díu nhau đi, họ đã phải gom góp tất cả tài sản, kể cả sinh mạng để mong đánh đổi lấy hai chữ tự do... Ôi! hai chữ tự do sao mà quá đắt, nó được đánh đổi bằng tất cả những nhục nhằn pha máu và nước mắt. Tuy vậy, những hình ảnh khủng khiếp ấy cũng không làm người dân hãi sợ bằng hai chữ “Bác - Đảng”...

Nhìn lại đoạn đường hơn ba mươi năm, đất nước được mang tiếng là “thống nhất, thanh bình”, nhưng CSVN đã làm gì có ích cho non sông, hay chỉ thấy toàn những khủng bố, bóc lột và đưa cả nước đến tận cùng rách nát , băng hoại như hôm nay.

Biết bao nhiêu người đã bị mất nhà mất ruộng, tôn giáo bị khống chế trù dập, giáo dục suy đồi, trẻ thơ cũng được “xuất khẩu” đi làm nô lệ tình dục trên khắp thế giới, giang sơn cũng bị cắt xén lở loang. Ngoài ra, CSVN còn hãnh diện với chiêu bài “xất khẩu lao động” cũng như chiến dịch lấy chồng ngoại quốc để được ăn bám trên xương máu của những nàng “Kiều” bất đắc dĩ hư một loại ký sinh trùng trên những vết thương loang lở tủi nhục của họ...

Nếu có được những sáng kiến có tính cách ích quốc, lợi dân đi chăng nữa cũng hiếm ai có đủ tự tin và can đảm đóng góp. Những người can đảm đóng góp ý kiến hay nói lên tiếng nói của lương tri như Lm Nguyễn văn Lý, HT Quảng Độ, v, v, thì được hồi đáp bằng hai chữ “Gián điệp”, quản chế và tù đầy. Bọn CS luôn luôn tự hào với “Đỉnh cao trí tuệ” mà lại không thể ý thức để lắng nghe những đóng góp từ những trái tim yêu nước mà chúng lại ngược đãi họ như súc vật...

Nhìn lại quê hương, tình hình hôm nay đã đổi khác, tuy rằng không còn những cảnh tượng hãi hùng của những ngày đen tối khi xưa, nhưng xã hội mỗi ngày một băng hoại, suy đồi. Sự tàn bạo dã man xưa kia không còn quá lộ liễu, nó đã được biến đổi một cách tinh vi hơn lồng trong những chiêu bài màu mè sáng sủa hơn. Một điều đáng uất hận và đau khổ hơn nữa là mảnh giang sơn đã được tạo dụng bằng máu và nước mắt của biết bao đời anh dũng, bất khuất, nay đã và đang mất dần trong tay ngoại bang một cách tức tưởi chưa từng xảy ra trên suốt dòng lịch sử.

CSVN luôn tự hào với những khẩu hiệu ”Đảng CSVN anh hùng, Quang Vinh” ; “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.... Nhưng lại cúi đầu làm tay sai cho kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Thậm chí, cái Đảng “anh hùng” ấy vẫn còn run sợ khi nhắc đến bốn chữ VNCH, mặc dù chế độ ấy đã đi vào qúa khứ. Bằng chứng chỉ có hơn ba triệu người tỵ nạn CS sống rải rác trên khắp thế giới, nhưng đảng CSVN đã tốn biết bao nhiêu công sức, tiền bạc với hết quyết định này, nghị quyết kia mà vẫn đành bó tay. Chính vì quá sợ, nên đã cho một số tay sai cố gắng bội nhọ chính nghĩa và chân dung người lính VNCH trong suốt hơn ba mươi năm qua. Đồng thời, dùng mọi cách xâm nhập đáng phá, lũng loạn, mong làm giảm thiểu và triệt tiêu ý chí đấu tranh và biến cộng đồng ngưởi Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại trở thành thần dân của chế độ đốn mạt CSVN. Từ đó, biết bao nhiêu hiện tượng đã xẩy ra như tung hô CSVN, phỉ báng lá cờ vàng chính nghĩa quốc gia, hiện tượng một vài tờ báo hay đài phát thanh như VietWeekly, báo Người Việt hoặc đài phát thanh Chân Trời Mới, Tiếng Nước Tôi đã từng xẩy ra trước đây,v,v...

[.... ]

Do đó, nhân tưởng niệm về một tháng tư đen, mong rằng những người còn ý thức quê hương, nên cảnh giác với những chiêu bài lập lờ này. Tích cực yểm trợ cho những phong trào, mặt trận đang miệt mài trong mục tiêu lật đổ chế độ thối nát, tàn bạo CSVN. Chỉ khi nào CSVN biền mất trên quê hương, lúc đó mới mong có cơ hội đòi lại nhựng mảnh giang sơn mà CSVN đã cắt xén dâng hiến cho ngoại bang và xây dựng lại một nước Việt Nam hùng cường sánh vai cũng thế giới văn minh hôm nay.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong những ngày gần đây, dư luận khá xôn xao về sự kiện một số người đang xúc tiến thành lập một tổ chức được gọi là “Cộng Đồng Liên Châu” và dự trù sẽ ra mắt trước ngày 30-4-2009 tới đây. Trước sự kiện bất ngờ này đa số dư luận nhận định, sự thành lập tổ chức “Cộng Đồng Liên Châu” này không được chính danh, hơn nữa rất nguy hiểm cho khối cộng đồng người Việt tại hải ngoại trên mọi lãnh vực, nhất là trong công cuộc đấu tranh chung, đối đầu với đảng CSVN, đòi tự do, dân chủ và nhân quyền của toàn dân trong hiện tại.

Nói về sự chính danh, một câu hỏi được đặt ra ở đây tại sao là “Liên Châu” mà không là liên Cộng Đồng các nơi trên thế giới. Đa số nhận định hai chữ “Liên Châu” quá rộng lớn, mà thực chất không thể có một sự thống nhất của từng Châu lục để có được một đại diện chính danh như mong muốn.

Thí dụ ngay tại Mỹ là một cộng đồng có hơn một triệu người Việt tỵ nạn cư ngụ với rất nhiều Ban Chấp Hành Cộng Đồng địa phương, có nơi thì do dân bầu đúng nguyên tắc dân chủ, có nơi tự dựng lên một nhóm, chẳng cần ai bầu, thậm chí có nơi có tới hai Cộng Đồng như tại thành phố San Joe chẳng hạn, Như vậy, ai là người đủ uy tín đại diện cho cộng đồng Châu Mỹ, và những người này có thực sự được toàn thể người Việt tại Mỹ ủy thác vai trò đại diện cho họ không?

Nói về sự thống nhất cộng đồng người Việt tỵ nạn của một Châu lục, có lẽ chỉ có cộng đồng Úc Châu là có điều kiện thuận lợi để thực hiện điều này. Với những điều kiện thuận lợi về địa lý và số người Việt tỵ nạn tại Úc chỉ với gần 200 ngàn, cư ngụ trên sáu tiểu bang, và được tổ chức dựa theo hệ thống hành chánh của quốc gia sở tại. Mỗi tiểu bang dù ít hay nhiều người, cũng được người dân bầu ra một Ban Chấp Hành để đại diện, các hội đoàn đoàn thể được coi như hình thức quốc hội, những vị chủ tịch Cộng Đồng tiểu bang đều giữ vai trò Phó Chủ Tịch Liên bang. Do đó, những ý kiến hay biểu quyết của các hội Đoàn, Đoàn thể trong tiểu bang sẽ được đưa lên liên bang thảo luận để đi đến một quyết định chung tối hậu. Ngoài ra, mỗi Cộng Đồng Tiểu bang đều có một Hội Đồng Tư vấn và Giám sát dùng giúp đỡ, chia sẻ và đóng góp ý kiến với BCH cộng đồng trong mọi lãnh vực. Tuy nhiên, dù đã có một cơ cấu dân chủ tương đối chắt chẽ, như trong quá khứ vẫn có sự sơ sót để xẩy ra bởi những sự lạm dụng hay tiếm danh của một và cá nhân để các hội đoàn, đoàn thể cũng phải vất vả lên tiếng chấn chỉnh.

Nói về sự nguy hiểm, khi thành lập một cơ chế “Cộng đồng Liên Châu” tất nhiên Ban Chấp Hành này sẽ đại diện cho toàn thể người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại. Như vậy, lỡ một khi bị chệch hướng, hay bị một vài thế lực nào đó khuynh loát, để rồi xẩy tra những sự lạm dụng hay tiếm danh, tạo ra những điều trái khoáy có hại cho công việc chung thì sao, kể cả việc xử dụng danh xưng để đối thoại hay bắt tay với CSVN chỉ chút vì quyền lợi của phe nhóm.

Với hai lý do đơn giản nêu trên, thiết nghĩ dù có thành hình được cái “Cộng đồng Liên Châu” đi nữa, chắc chắn không thể thực hiện một cơ chế dân chủ để có những hành xử hay sinh hoạt một cách thực sự dân chủ, và cũng khó có thể được toàn thể người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại chấp nhận. Nếu không đủ điều kiện chính danh, thì lại lâm vào tình trạng áp đặt và tiếm danh, e rằng sẽ có nhiều nhiêu khê, thiếu trong sáng trong tương lai.

Riêng tại Úc Châu, mặc dù có hệ thống Cộng Đồng Liên bang, nhưng trong tinh thần dân chủ. Tuy nhiên, khi thấy trong danh sách thành lập “Cộng Đồng Liên Châu” đã có tên ông Nguyễn Thế Phong, với danh nghĩa Chủ tịch Cộng Đồng NVTD Liên bang Úc Châu, nhưng khi thăm hỏi một số vị chức sắc trong Cộng Đồng, kể cả Hội Đồng Tư vấn & giám Sát, Cựu Quân Nhân, hầu như tất cả đều tỏ ra rất ngạc nhiên trước sự kiện này. Như vậy, không biết khi ông Nguyễn Thế Phong gia nhập nhóm này với tư cách đại diện Cộng Đồng Liên bang Úc Châu, ông có nghĩ đến hai chữ dân chủ hay không, hay ông chỉ nghĩ khi đã là chủ tịch, có nghĩa là muốn làm gì cũng được và các Hội đoàn, Đoàn thể đều chỉ mang tính chất “bù nhìn” như cái gọi là Quốc Hội của CSVN hiện tại, và tất cả đồng hương phải mặc nhiên phải chấp nhận bị áp đặt, trước một sự đã rồi. Như vậy, trong hoàn cảnh địa lý rộng lớn như Châu Mỹ, Châu Âu, thì làm sao có được sự thống nhất trong chính danh đây.

Thực sự ưu điểm trong cái thế dân chủ và độc lập của các cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, chính là cái khó khăn cho CSVN trên nhiều mặt, nhất là theo tinh thần Nghị Quyết 36 mà CS đang cố gắng thi hành. Trong hoàn cảnh cộng đồng người Việt tỵ nạn CS đang sống rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi nơi một hoàn cảnh, có sở trường, sở đoản khác nhau. Có những việc cộng đồng người Việt tại Mỹ có thể thực hiện một cách xuông sẻ, nhưng lại là vấn đề thiên nan, vạn nan tại Úc Châu và ngược lại. Thí dụ như chiến dịch cờ vàng. Vì vậy không thể có một chính sách hay một đường lối hành xử thống nhất trên toàn thế giới từ một cơ chế “Cộng Đồng Liên Châu” đề ra. Cũng từ cái thế rải rác đó, CSVN cũng không thể lũng loạn hay mua chuộc được toàn thể, để biến khối người Việt tỵ nạn trở thành “thần dân của chế độ” hoặc làm chệch hướng đấu tranh, như thay vì chống đối kịch liệt, tạo ra những áp lực qua nhiều mặt, nhằm yểm trợ cho những phong trào hay những “nhà đấu tranh dân chủ” tại quốc nội, thì lại ngồi xuống đối thoại, nối kết, hòa giải, hoà hợp để cùng canh tân đất nước như những khẩu hiệu từng được một số “con buôn chính trị” rêu rao trong nhiều năm qua.

Ngoài ra, khi có một Cộng Đồng Liên Châu, tất nhiên mỗi lần quyết định một sự việc, “Cộng Đồng Liên Châu” không thể tham khảo được toàn thể các nơi từ ngươì dân đến các hội đoàn, đoàn thể, khó có thể có những phiên họp hay điều trần mang tính khoáng đại cho toàn thể người Việt tỵ nạn trên toàn thế giới góp ý theo đúng nguyên tắc dân chủ. Một khi yếu tố dân chủ này bị mất đi, thì những quyết định của Ban Chấp Hành “Cộng Đồng Liên Châu” lại chỉ là một sự áp đặt phi dân chủ, tạo ra một sự xào xáo, phân hoá trước những sự đã rồi như những hiện tượng đã từng xẩy ra trong quá khứ như chính sách “Giao Lưu Văn Hóa” với CSVN, bỏ hai chữ “tỵ nạn” trong danh xưng của CĐNVTD tại hải ngoại, hoặc đi tìm “một ngày tỵ nạn chung”...v..v

Tóm lại, sự kiện thành lập “Cộng Đồng Liên Châu” có nhiều điều nhiêu khê, bất ổn, nếu không muốn nói mang một ý đồ không trong sáng, e rằng sẽ có hại hơn có lợi trong công việc đấu tranh chung hiện nay. Mong các vị suy nghĩ lại, đừng để những việc đáng tiếc phải xẩy ra trước một sự đã rồi.
• Phạm Thanh Phương (Úc Châu)