"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương


Theo tin RFA, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã ký một văn bản, đề nghị UBND Thành Phố Hànội xem xét và nghiên cứu, lấy tên 36 thủ đô các nước hay danh nhân trên thế giới, để đặt tên cho 36 đường phố tại Thử đô Hànội theo đề nghị của Công ty Hữu hạn Truyền thông Tiêu điểm đưa ra. Mặc dù sự kiện này chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng trong dư luận cũng đã biết, và cũng đã có những ưu tư, để trở thành một đề tài cho ngưòi dân Hànội băn khoăn bàn tán xôn xao. Cũng trong sự kiện này, khi được phỏng vấn, ông Nguyễn Minh Phúc, một Nhà Hànội học và là thành viên của Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố Hànội cho biết:

“Tôi vẫn chủ trương Hànội phải có tên của các danh nhân, các thủ đô, các thành phố lâu đời trên hế giới...”
Riêng về con số 36, ông Phúc cho biết
“đó là chỉ là một con số tiêu biểu, không có nghĩa là dựa theo Hànội 36 phố phường, nó chỉ mang ý nghĩa là nhiều và có thể 40, 50 hay nhiều hơn nữa...”.

Xoay quanh sự kiện, một số dư luận tại Hànội nhận định, Lịch sử Việt Nam là một tranh đấu sử, một lịch sử oai hùng với hàng ngàn năm chống Tàu và một trăm năm chống Pháp. Như vậy, chắc chắn Việt Nam không đến nỗi thiếu danh nhân và anh hùng, liệt nữ để phải mượn tên danh nhân, thủ đô hay thành phố lâu đời trên thế giới để đặt tên cho đường phố trên thủ đô của đất nước mình. Hơn nữa, việc xử dụng tên các thủ đô hay danh nhân nước ngoài để đặt tên cho các đường phố tại Hànội, chắc chắn sẽ tạo rất nhiều trở ngại cho đại đa số người dân, nhất là những người lớn tuổi, giới bình dân, buôn thúng bán bưng. Một khi xử dụng tên thành phố, danh nhân hay thủ đô các nước thì sẽ phải viết như thế nào, phát âm ra sao cho dễ đọc và dễ nhớ. Một điều cần ghi nhớ là người dân Việt Nam, không phải ai cũng biết tiếng ngoại quốc, nhất là khi dùng nhiều tên từ nhiều quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau.


Ngoài ra, dư luận cũng nhận định việc lấy tên các thủ đô, thành phố và danh nhân các nước đặt tên cho đường phố Hànội cũng là một việc nhục quốc thể, không có gì có thể gọi là hãnh diện hay vinh quang. Ngược lại, nó chỉ thể hiện cho thế giới thấy được một sự nịnh bợ trơ trẽn rất ấu trĩ, và phơi bày rõ rệt hơn cái bản chất vong nô, vong bản của đảng và nhà nước CSVN trước nhãn quan quốc tế. Và tất nhiên, nó sẽ ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc Việt Nam rất nhiều, nhất là giới trẻ, rường cột của quốc gia trong tương lai. Như vậy tại, sao Nguyễn Tấn Dũng lại đưa ra văn bản đề nghị này? Đây là một điều khó hiểu và không thể chấp nhận. Cũng trong sự kiện này, ông Nguyễn Minh Phúc cho biết thêm:

“Hiện nay, Hànội mỗi năm chỉ có vài con phố mới thôi... Hànội còn nợ nhiều tên các danh nhân, anh hùng liệt nữ của dân tộc như Huyền Trân Công Chúa của đời nhà Trần cũng chưa có con phố nào mang tên của bà”
Như vậy, chắc chắn có điều gì đó bất ổn mà đảng và nhà nước không thể minh bạch cùng toàn dân....Để đi tìm nguyên nhân, dư luận đưa ra hai lý do: Lý do thứ nhất, có thể đảng và nhà nước nghĩ rằng lấy tên thủ đô hay danh nhân các nước đặt tên cho thành phố Hànội, sẽ tạo được sự thuận lợi trong bang giao, tạo được cảm giác “hữu nghị thắm thiết” đến các lãnh tụ và viên chức quốc tế khi đến thủ đô Việt Nam.Từ đó, một khi ký kết hay xin sỏ điều gì cũng sẽ được dễ dàng hơn. Đồng thời nó cũng như một thông điệp ngầm cho biết thế giới biết, đảng và nhà nước CSVN lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện vai trò nô bộc một cách trung thành triệt để, nếu được một quốc gia nào đó chấp nhận.


Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, có lẽ ai cũng biết, sự tương quan giữa các nước trên thế giới đều đặt quyền lợi là tối thượng, chắc chắn không vì sự nịnh bợ ấu trĩ, mang tính trẻ con này mà có thể khiến họ phải hy sinh một số quyền lợi nào đó trong bang giao. Hơn nữa, với tình trạng mất vệ sinh, cống rãnh “ùn tắc ”, rác rến ứ đọng, ngập lụt xảy ra thường xuyên, e rằng khi lấy tên thủ đô hay danh nhân của họ đặt tên đường cho Hànội sẽ tạo cho những vị quốc khách hay phái đoàn, viên chức của họ khi đến Hànội lại có một cảm giác như đang bị sỉ nhục, thay vì “hồ hởi, phấn khởi” như đảng và nhà nước đã nghĩ.


Lý do thứ hai, đảng và nhà nước CSVN cũng muốn nhân cơ hội này, đánh bóng thêm cho cái “Tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững” hay xiển dương “Mười sáu chữ vàng” bằng cách giải toả được sự khó chịu, nhục nhã khi lãnh tụ và viên chức Tầu cộng sang Việt Nam. Lúc ấy họ không còn phải đi trên những con đường mang tên những vị anh hùng, liệt nữ đã một thời oanh liệt dạy cho Trung Hoa những bài học đích đáng trong tham vọng xâm lăng của họ theo suốt dòng lịch sử cả ngàn năm, như Hai Bà Trưng; Bà Triệu; Hưng Đạo Đại Vương; Vua Lê Lợi hay Quang Trung Đại Đế,v,v... Ngược lại họ sẽ có được cảm giác thật thoải mái và tự tin như đang đi trên chính đất nước của họ với những tên đường như Mao Trạch Đông; Đặng Tiểu Bình; Chu Ân Lai; Bắc Kinh; Thượng Hải, hay Càn Long, Khang Hy,v,v....


Cũng trong sự kiện này, đại đa số nhận định, đây không phải là một sáng kiến mới lạ, nó chỉ là một hành động nối tiếp, lập lại cái “tư tưởng” vong nô của Hồ mà thôi. Bằng chứng trước đây, khi còn sống, Hồ đã từng hãnh diện khi đặt tên suối Karl Marx, núi Lenine ngay trên đất nước Việt Nam, và các tượng đài lãnh tụ CS cũng vẫn còn nhan nhản trên đất nước. Vì thế, dư luận cũng cho rằng, sự đề nghị của Công ty Hữu hạn Truyền thông Tiêu điểm chỉ là một tấm bình phong, đang thực hiện chỉ thị của đảng. Công ty Hữu hạn Truyền thông Tiêu điểm sẽ thay thế đảng để nhận lãnh trách nhiệm, nếu một khi gặp những phản ứng mạnh từ nhiều phía trong mọi tầng lớp dân tộc.

Qua sự việc nêu trên, đại đa số dư luận nhận định, sự kiện này cũng là một trong những hành động bán nước đốn mạt một cách gián tiếp của CSVN, nó được xuất hiện nhằm bổ xung cho nhịp cầu “Xâm lăng Hữu Nghị” đã và đang được đảng và nhà nước CSVN thi hành như việc ưu tiên cho Trung cộng trong mọi dịch vụ đầu tư tại Việt Nam, người dân Trung cộng sang Việt Nam không cần Visa và hiện tượng khai thác Boxite tại Tây Nguyên trong hiện tại.


Tóm lại, trải qua hơn ba mươi năm “thống nhất đất nước”, tiếp cận nhiều với thế giới văn minh và nhân bản. Nhưng rất tiếc bản chất của những con người CSVN trước sau vẫn như một, người dân không thấy được một sự thay đổi nào khả dĩ có thể tin rằng những con người của đảng CSVN biết nghĩ đến danh dự của Tổ Quốc và hạnh phúc người dân, để có thể tạo dựng đất nước có được một xã hội tươi sáng, dù đó chỉ là một ánh sáng le lói trong con đường hầm tăm tối từ hơn nửa thế kỷ qua với miền Bắc và hơm 30 năm qua với miền Nam. Riêng một điều có lẽ không ai có thể phủ nhận là kỹ thuật buôn dân, bán nước, cướp cuả, giết người của CSVN đã thay đổi mỗi ngày một tinh vi hơn. Chính vì tinh vi hơn, nên CSVN vẫn có thể lừa bịp, chiêu dụ một số người tại hải ngoại, khiến những người này bị “chệch hướng”, cam tâm cúi đầu làm tay sai, hy vọng bắt tay với tập đoàn vong nô, hèn nhược CSVN, hầu có thể chia chác chút quyền lợi nào đó trên vết thương lở loét của dân tộc qua chiêu bài “xóa ngăn cách, vượt thử thách”, để nối kết, hoà đồng cùng CS canh tân đất nước.


Sau cùng, trước ý đồ đen tối Nguyễn Tân Dũng đã đưa ra, mong rằng các giới chức, ban ngành trong guồng máy CSVN hãy phổ biến rộng rãi đến toàn dân, và cùng toàn dân đánh tan cái ý đồ đốn mạt này. Đồng thời hãy cùng toàn dân đứng lên lất đổ cái chế độ thối nát, vong nô CSVN càng sớm càng tốt. Chỉ khi nào không còn bóng dáng CS trên quê hương, lúc ấy mới mong có thể bảo vệ được danh dự Tổ Quốc, giữ vững biên cương, xây dựng lại một nước Việt Nam tự do, hạnh phúc trong niềm tự hào của dân tộc.

· Phạm Thanh Phương

Phạm Thanh Phương – Saigon Times (Úc Châu)

Nhân chuyến viếng thăm Úc Châu của cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, nguyên Tư lệnh SĐ 18 BB QL/VNCH, một buổi dạ tiệc được Gia đình SĐ 18 BB và thân hữu tổ chức vào lúc 19 giờ tại nhà hàng Crystal Palace, ngày 07-08-2009. Buổi dạ tiệc là dịp để mọi người “Nhớ về Xuân Lộc” một cuộc chiến oanh liệt của QLVNCH cách đây hơn 34 năm; và gây qũy yểm trợ, an ủi những anh em thương phế binh thuộc SĐ18, hiện đang sống lay lứt tại quê nhà dưới chế độ tham tàn bạo ngược CSVN.


Ban chủ tọa Sư Đoàn 18 BB Diễn gỉa Trận Đánh cuối cùng Xuân Lộc tháng 4 năm 1975


Trong đêm hội ngộ “Nhớ về Xuân Lộc”, Tướng Lê Minh Đảo cũng đã bày tỏ cảm xúc khi ông nhắc lại một số kỷ niệm hào hùng một thời xa xưa của SĐ18BB nói riêng và QL/VNCH nói chung. Riêng đối với đồng hương tại Úc Châu, ông cũng bày tỏ những cảm nhận thân thương, ấm cúng như được sống lại tâm tình “Huynh Đệ Chi Binh” cuả một thời oanh liệt trong quân ngũ.
Để có dịp tâm tình với đồng hương Úc Châu và minh định lại một cách rõ ràng “Vị trí Trận Chiến Xuân Lộc Trong Quân Sử VNCH”, mà nhiều sử gia ngoại quốc đã ngộ nhận, làm giảm thiểu những nét anh dũng, hào hùng của SĐ18 BB trong chiến sử, một buổi tâm tình về “Vị trí Trận Chiến Xuân Lộc Trong Quân Sử VNCH” cũng đã được Gia đình SĐ 18 BB và thân hữu tổ chức tại Trung tâm Văn Hóa & Sinh hoạt CĐ/NVTD/NSW vào lúc 14 giờ Ngày 8-8-2009 với sự điều hợp của Mc Trần Nhân, một Nghị viên trẻ thuộc thành phố Fairfield và cũng là một trong những con chim đầu đàn thuộc lực lượng Hậu Duệ VNCH tại Úc Châu.
Sau nghi lễ chào quốc kỳ và mặc niệm, Ban Tổ Chức giới thiệu thành phần quan khách hiện diện, gồm có Tướng Lê Minh Đảo, Nhà văn Bảo Định Nguyễn Hữu Chí, cựu Tiểu Đoàn Trưởng 2/43 SĐ18 BB, và một số chiến hữu đến từ Canada và Hoa Kỳ. Riêng tại Úc Châu có sự hiện diện của Ông Mai Đức Hoà, Chủ tịch Tổng hội CQN Úc Châu; Ông Trương Công Hải, Chủ tịch Hội CQN/NSW, Ông Võ Đại Tôn, LMQPVN; đại diện các gia đình quân đội thuộc gia đình các quân, binh chủng QLVNCH; Ông Lưu Tường Quang, cựu Giám đốc SBS Radio; Ông Đoàn Bá Cang cựu Đại sứ VNCH... Về phía Cộng Đồng gồm có: Ls Võ Trí Dũng, Chủ tịch CĐ/ NVTD/NSW; Ông Tô Ngọc Kim, Hội đồng Tư Vấn và Giám sát; Ông Võ Minh Cương, cựu Chủ tịch CĐNVTD Liên bang Úc Châu; quý vị đại diện các Hội đoàn, đoàn thể; các cơ quan truyền thông Việt Ngữ và khoảng trên 600 đồng hương cùng tham dự.


Trước khi đọc diễn văn khai mạc, Ls Hoàng Lập Chí, thay mặt Ban Tổ Chức cho biết, “Hôm nay, trong không khí tưởng niệm và hội ngộ của gia đình SĐ18BB, do đó kính mời Niên Trưởng Lê Minh Đảo và toàn thể anh em cùng đồng hương tiến lên bàn thờ Tổ quốc, thắp một nén hương để tưởng nhớ những chiến sĩ SĐ18 nói riêng và toàn thể những chiến sĩ VNCH nói chung, đã hy sinh trong công cuộc “Bảo Quốc-An Dân” trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc trước năm 1975”.
Sau nghi lễ thắp hương tưởng niệm, Ls Chí sơ lược về một trận chiến trong một giai đoạn đen tối nhất của cuộc chiến mà hầu như không được nhiều người nhắc đến trong chiến sử của miền Nam Việt Nam. Ls Chí cho biết: Nếu nhắc đến những chiến công hiển hách và hào hùng của Bình Long anh dũng; Kontum kiêu hùng, Trị Thiện Vùng dậy, thì vào tháng tư năm 1975 chúng ta cũng có một Xuân Lộc oai hùng... Ls Chí cũng nhấn mạnh trong trận chiến Xuân Lộc, quân ta đã phải đối đầu với một lực lượng định mạnh và đông gấp 4 lần. Nhưng với lòng can đảm, anh dũng của chiến sĩ và tài thao lược của vị tư lệnh, SĐ 18 BB đã tạo nên chiến công hiển hách khiến quân thù VC phải sợ hãi và ngưỡng phục.
Tiếp lời Ls Chí, Nhà văn Bảo Định Nguyễn Hữu Chế, Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng 2/43 SĐ18 sơ lược tiểu sử và sự hình thành cuả SĐ18BB trong QL/VNCH, cùng những thành tích và sự can trường của toàn thể binh sĩ trong SĐ, đặc biệt dưới sự chỉ huy của vị tư lệnh Lê Minh Đảo trong giờ phút cuối cùng của vận mệnh đất nước.
Tiếp theo là lời phát biểu của Ls Võ Trí Dũng, Chủ tịch CĐ NVTD/NSW. Sau khi chào mừng quan khác, Ls Dũng cho biết “Hôm nay CD NVTD/NSW rất may mắn có cơ hội gặp gỡ cùng những nhân chứng sống, những vị chỉ huy trực tiếp trong mặt trận Xuân Lộc, để chúng ta có thể hiểu rõ về “Vị trí Trận Chiến Xuân Lộc Trong Quân Sử VNCH” một cách tường tận mà từ trước đến nay ít ai nói đến hay nói đến nhưng không chính xác hoặc thiếu sót...”. Để chứng tỏ sự can đảm, hào hùng của SĐ18BB và đặc biệt trong trận chiến Xuân lộc, Ls Dũng cũng trích dẫn một đoạn nhận định từ một sử gia ngoại quốc: “Với sự anh dũng và can đảm tuyệt vời của SĐ18BB, trận Xuân Lộc là một trong những trận chiến anh dũng của chiến trường Đông Dương...” Và để bày tỏ lòng ngưỡng phục, Ls Dũng nói tiếp “Trong bối cảnh kiệt quệ, “đồng minh” Hoa Kỳ đã ngoảnh mặt và trước một thế lực hùng hậu CSBV được tập trung yểm trợ từ khối CS quốc tế, Chiến sĩ VNCH nói chung và SĐ18BB nói riêng vẫn can trường trong nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc VN cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến... Sự can trường của SĐ18BB cũng là một trong những trận chiến làm rạng danh QL/VNCH và đây cũng là niềm tự hào của người lính VNCH trên con đường phụng sự lý tưởng thương dân yêu nước...”
Tiếp lời Ls Dũng, Ông Mai Đức Hoà, Chủ tịch Tổng hội CQN Liên bang Úc Châu thay mặt anh em CQN tại Úc Châu kính cẩn nghiêng mình tri ân Chiến sĩ VNCH và SĐ18BB, những người đã nằm xuống trong lý tưởng cao đẹp Bảo Quốc An Dân. Trong phần nhận xét, Ông Hoà cho biết: "Tất cả những người lính VNCH, dù xuất thân từ bất cứ quân trường nào đều có những đặc tính như nhau, đó là lòng dũng cảm, thương nước, yêu dân, tận hiến cuộc đời cho Tổ Quốc. Riêng chiến tích Xuân Lộc chính là một nét chấm phá đặc biệt đã làm rạng danh thêm cho QLVNCH trong quân sử.” Nói về các cấp chỉ huy, ông Hoà nhận định: “Với những chiến thắng lẫy lừng, chắc chắn phải có những cấp chỉ huy đầy đủ dũng và trí, dự dũng cảm và sáng suốt. Nhờ sự dũng cảm và sáng suốt này mà SĐ18BB đã gặt hái được những thành quả lịch sử và tiết kiệm xương máu binh sĩ....”.
Sau đó, ông Lưu Tường Quang cũng ca ngợi chân dung người lính VNCH và tỏ lòng tri ân đến những hy sinh cao cả trong chiến sử, đặc biết SĐ18 BB.
Kế tiếp là lời tâm sự cuả Tướng Lê Minh Đảo, vị tư lệnh cuối cùng của SĐ18BB và cũng là tư lệnh chiến trường Xuân Lộc. Trong lời tâm sự, với một sự khiêm tốn Tướng Đảo cho biết, “Chiến thắng Xuân Lộc không phải chỉ riêng một mình SĐ18BB, mà đã được sự yểm trợ nhiều đơn vị bạn như Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu đoàn 82 BĐQ, kể cả các anh em Địa Phương Quân, Nghĩa Quân”. Ngoài ra Tướng Đảo cũng cho biết: “Nếu nói rằng một cấp chỉ huy chỉ có Dũng và Trí không cũng chưa đủ, điều quan trọng phải có chữ nhân, chính cái chữ nhân ấy đã tạo nên những chiến thắng và là một điển son đặc thù của QLVNCH”. Tướng đảo cũng diễn giải thêm "Chữ nhân ở đây không phải chỉ là sự hoà đồng thương yêu giữa những người lính VNCH mà còn có cả lòng nhân với kẻ thủ khi ngã ngựa”. Do đó, đặc tính của người lính VNCH dù xuất thân ở bất cứ quân trường nào đều hội đủ ba chữ “Nhân, Trí, Dũng” và luôn được thể hiện đúng mức tùy theo vị trí của họ. Nói về chữ nhân, tướng đảo đã nghẹn ngào xúc động rưng rưng lệ; và những giọt nước mắt của một vị tư lệnh khi tưởng niệm về những thuộc cấp đã hy sinh đã làm cho không khí buổi sinh hoạt lắng đọng như hoà đồng một niềm giao cảm của tình quân dân cá nước của ngày xưa và ngay cả bây giờ.
Tướng Đảo cũng nhận định: "Người lính VNCH là những chiến sĩ can đảm, hào hùng nhất thế giới”, điều này cũng đã được nhiều nhà quân sự đồng thuận. Tướng Đảo cũng cho biết, ông đã từng chia sẻ với một số tướng lãnh và nhà quân sự của Mỹ, “Trong thế kỷ thứ 20 này, chưa có một quân đội nào chịu đựng và anh dũng can trường với một cuộc chiến thảm khốc kéo dài hơn 20 năm như Quân đội VNCH. Nhưng rất tiếc, cuộc chiến đã bị bức tử một cách tức tưởi với nhiều lý do như đồng minh buông xuôi, các thế lực hoạt đầu chính trị và thành phần tay sai CS nằm vùng...” Bằng một giọng uất ức và đanh thép, Tướng Đảo xác định: “QL/VNCH chúng ta không thua trên chiến trường mà chúng ta thua tại Washington, Paris,v,v....” Nói về người bạn “đồng minh” Mỹ Quốc, Tướng Đảo cũng sáng suốt nhận định, “Chúng ta phải phân biệt người dân Mỹ, nước Mỹ và những tên hoạt đầu chính trị trong chính quyền Mỹ lúc bấy giờ... Người dân Mỹ lúc nào cũng nhân đạo, đề cao nhân bản. Kẻ có tội bức tử VNCH chỉ là một thiểu số một vài tên hoạt đầu chính trị như Kissinger mà thôi...”. Là một người Việt Nam, tình nhà nợ nước lúc nào cũng nặng chĩu, và thấy được con đường “Bảo Quốc- An Dân” phải được tiếp nối qua từng thế hệ, nên trước khi dứt lời Tướng Đảo cũng nhắc nhở các thế hệ trẻ phải cố gắng tiếp tục cuộc chiến tiêu diệt CS để mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân và xây dựng đất nước. Tướng Đảo kết luận: “Các bạn không làm, tất nhiên có tội với Tổ Quốc”.
Tiếp lời tướng Đảo, một lần nữa Nhà văn Bảo Định Nguyễn Hữu Chế trở lại với cử tọa trong tâm sự của một Tiểu đoàn trưởng 2/43 SĐ18BB, người đã được tuyên dương 2 lần trước quân đội và Tiểu đoàn của ông đã hy sinh ở lại làm nút chặn cho cuộc di tản chiến thuật của SĐ khi tình trạng đã quá kiệt quệ. Trong lời tâm sự, Nhà văn Bảo Định cho biết, sau 12 ngày đêm chiến đấu khốc liệt, gian khổ và can trường của SĐ18BB, quân CSBV cảm thấy không thể chiếm Xuân Lộc, nên đã chuyển hướng tấn công, chỉ để lại SĐ4 do Hoàng Cầm chỉ huy. Do đó vào ngày 20-4-1975, SĐ18BB được lệnh Di tản Chiến Thuật.
Nói về sự thành công cuộc di thản chiến thuật cuả SĐ18BB, ông nhận định "Cuộc di tản chiến thuật của SĐ 18BB thành công, phần lớn nhờ vào sự lãnh đạo khôn khéo của vị Tư lệnh mặt trận. Hơn nữa, trong giờ phút nguy hiểm nhất, vị Tư lệnh chiến trường Lê Minh Đảo đã thể hiện đầy đủ nhất tinh thần “Huynh đệ chi binh” bằng hành động cùng đi bộ với binh sĩ trong cuộc di tản, mặc dù với cương vị tư lệnh ông có quyền đi bằng trực thăng. Chính hành động can đảm đồng cam cộng khổ này đã làm cho tinh thần binh sĩ lên cao độ, và mọi người đều vững tin trong chính nghĩa và tình thương. Do đó, binh sĩ đã quên đi tất cả gian khổ mỏi mệt để vừa triệt thoái vừa chiến đấu với quân truy kích của địch và cũng vừa bảo vệ được người dân...”
Nói riêng về Tiểu đoàn 2/43 của ông, trong một giọng vui vẻ và hãnh diện, Nhà văn Bảo Định cho biết “Ông Tư lệnh đã cho ở lại, nói nôm na là thí quân, Tư lệnh muốn chúng tôi được chết để đại đơn vị được sống. Với một cấp số tiểu đoàn không đầy đủ và nguồn tiếp liệu kiệt quệ, Tiểu đoàn 2/43 đã phải chiến đấu với cả một lực lượng địch mạnh và đông gấp bội. Trong lúc bị vây khốn, CSBV đã kêu đích danh tôi phải đầu hàng. Lúc đó tôi đã nói với thuộc cấp, đến giờ phút này, tôi không thể đầu hàng, nhưng các anh em có thể, để giữ mạng sống về với gia đình, nhưng xin để tôi đi xa rồi hãy ra. Tuy nhiên, không ai chịu rời ngũ, họ nhất định sống chết có nhau. Chính nhờ sự trung thành, can trường cuả chiến sĩ , sự khôn khéo của các cấp chỉ huy và hồn thiêng sông núi phù trợ, sau cùng Tiểu đoàn của tôi cũng đã trở về đoàn tụ với SĐ mặc dù quân số đã phải hy sinh đến mức 50%. Ngay hồi ký của Hoàng Cầm, Tư lệnh SĐ4/ CSBV cũng xác nhận, không biết SĐ18BB đã đi từ bao giờ, khi biết được thì SĐ18BB đã về đến Bà Rịa”.
Riêng bản thân Tiểu đoàn trưởng 2/43, khi ra được điểm hẹn, địch phát giác và truy kích dữ dội, vì vậy ông không kịp lên máy bay, nên đã phải ôm càng trực thăng. Sau này có người đã viết lại câu chuyện “Người Ôm Càng Trực Thăng" và nhân vật chính là Tiểu đoàn trưởng 2/43 SĐ18BB.
Trước khi dứt lời, Nhà văn Bảo Định cũng nhắc nhở, “Đa số người Việt chúng ta rất tin tưởng vào những sử gia ngoại quốc. Tuy nhiên, họ không phải là người trong cuộc nên có rất nhiều sai lầm trái ngược với sự thật, chúng ta nên cẩn thận”.
Kế đến Đại Úy Đỗ Hữu Chu, Tiểu đoàn trưởng 1/43, với một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng và vui tươi, tâm sự: "Kể từ khi tôi về SĐ18 BB, đa số đều phải vất vả đi hành quân lùng địch để đánh, nhưng với trận chiến Xuân Lộc, anh em chúng tôi cảm thấy có rất nhiều điều thuận lợi. Thứ nhất, chúng tôi rất sung sướng được đánh giặc ngay hậu cứ, vì vậy binh sĩ của Tiểu đoàn cảm thấy rất hăng hái khi lâm trận... Lúc nào đánh thì đánh, lúc nào nghỉ thì lo giúp đỡ dân những điều cần thiết.. Thứ hai, đa số anh em binh sĩ là người điạ phương, họ hiểu rất rõ về địa hình, địa vật nên chúng tôi tiêu diệt địch quân một cách rất thoải mái và ung dung. Vì vậy, trong 12 ngày đêm, SĐ 18 BB cũng đã gây cho địch sự tổn thất rất nặng nề và riêng số xe tăng bị cháy lên đến trên 30 chiếc”...
Sau phần tâm tình cuả Đại Úy Chu, là phần văn nghệ, trao đổi tâm tình và giải đáp thắc mắc của đồng hương. Cuối cùng, buổi sinh hoạt nhớ về “Vị trí Trận Chiến Xuân Lộc Trong Quân Sử VNCH” đã được kết thúc vào lúc 18 giờ cùng ngày trong không khí tự hào, hãnh diện và biết ơn, khi mọi người biết thêm những sự thật mà từ trước đến nay không mấy ai nói đến hoặc nếu nói đến thì lại sai lệch quá nhiều như một số sử gia ngoại quốc đã mô tả.

Phạm Thanh Phương – Saigon Times (Úc Châu)

-Phạm Thanh Phương (Úc Châu)-

Trong những ngày gần đây, cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoaị đang nô nức tìm xem bộ DVD "Sự thật về Hồ Chí Minh", [1] do ông Trần Quốc Bảo thực hiện và sản xuất dưới danh xưng Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sàigòn. Tuy nhiên, sau khi được xem, đại đa số tỏ ra có rất nhiều điều lấn cấn, để đi đến thất vọng và chán nản. Theo đa số dư luận cho rằng, những hình ảnh và những bài phòng vấn một số nhân vật trong DVD không nói lên được Sự thật về Hồ Chí Minh với những nét đặc thù của một tên tội đồ, buôn dân, bán nước, làm tay sai cho ngoại bang phá hoại giang sơn, và ngược lại hầu như có phần ca tụng và chạy tội cho tên tội đồ này nhiều hơn.

Nhìn vào Sự thật về Hồ Chí Minh qua những hình ảnh được đưa ra trong DVD, thực sự mà nói, nó chỉ là những tiểu tiết, mà hầu người Việt Nam ai cũng biết. Điều mà đa số kỳ vọng sẽ được biết qua DVD là những gì nơi hậu trường, chưa từng được công bố, bạch hoá, như Hồ đã làm tay sai cho Nga, Tầu thế nào và tàn hại đất nước ra sao... Nó không phải là những hình ảnh khi Hồ đi gặp lãnh tụ này, nhân vật kia với những bộ quần áo Đại cántươm tất, hay những bài diễn văn hùng hồn bịp bợp mà Hồ đã đọc, nơi này, nơi nọ, hoặc với những mô tả Hồ chỉ là một tên dâm tặc vợ nọ, con kia, ác độc, đã từng hiếp dâm Nông Thị Xuân rồi thủ tiêu.,v,v... Tất cả những điều gian ác của Hồ được mô tả trong DVD, chỉ thể hiện được những thú tính của một tên vô loại, nó không lột trần được cái tội tầy trời đối với quốc gia, dân tộc. Nếu nói đến những tên vô loại như thế, thì trong thế gian cũng không phải là hiếm. Chẳng lẽ những tên vô loại đó đều phải được liệt kê vào danh sách tội đồ của dân tộc Việt Nam hay sao?

Riêng những cuộc phỏng vấn trong DVD, đa số những nhân vật được phỏng vấn đều là những người có danh vọng, tước vị trong xã hội, nhưng rất tiếc họ chỉ đưa đến cho người xem những tư tưởng, lập trường kém trong sáng. Những nhận định của họ không nói lên được cái nét đặc thù tay sai, buôn dân, bán nước của Hồ. Ngược lại, chỉ đưa đến những hoài nghi như chủ đích hướng dẫn người xem thay đổi tư tưởng, để có một cái nhìn nhẹ nhàng hơn về con người của Hồ so với những gì đại đa số đã biết từ xưa đến nay. Để chứng minh cho sự kiện này, xin trích dẫn một số nhận định của một số nhân vật được phỏng vấn trong DVD, hầu mong có thể làm sáng tỏ hơn cho vấn đề.

Trong một đoạn phỏng vấn, ông Minh Võ nhận định:

bộ ba Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đều không hiểu chủ nghĩa CS đến nới đến chốn.

Như vậy, nếu Hồ và đồng bọn được hiểu chủ nghĩa CS đến nới đến chốn thì đất nước Việt Nam sẽ tươi sáng và dân tộc Việt Nam sẽ hạnh phúc hay sao? Nói như thế thì tại sao cả khối CS Đông Âu phải giác ngộ từ bỏ. Ngay Liên sô là cái nôi CS, mà ngày nay họ cũng đã phải vất cái chủ nghĩa khốn nạn đó vào sọt rác của lịch sử. Do đó, nhận định của ông Minh Võ chẳng những không nói lên được điều gì về sự thật cái gọi là tội đồ dân tộc của Hồ. Ngược lại, chỉ thấy như ông đang cố chạy tội cho Hồ chỉ vì ngu ngơ không hiểu chủ nghĩa CS đến nới đến chốn để vô tình đưa đến những tang thương cho đất nước, điếm nhục của quê hương, và dân tộc phải lầm lũi đau khổ trong suốt hơn nửa thể kỷ qua.

Trong một đoạn phỏng vấn khác, Bùi Tín, một nhân vật mang nhiều khuất lấp nhận định:

Hồ bị chủ nghĩa Marx mê hoặc.

Với nhận định này xem ra cũng không khác của ông Minh Võ là bao nhiêu, nó cũng chỉ nói lên một sự ngu ngơ bị mê hoặc, nó không phải là yếu tố thể hiện bản chất của một tên tội đồ đối với dân tộc Việt Nam. Như thế, theo ông Bùi Tín, Hồ vẫn là một người yêu nước, nhưng chỉ vì ngu ngơ bị mê hoặc bởi chủ nghĩa Marx, mà vô tình đưa dân tộc đến chốn lầm than, và quê hương cũng vô tình bị điếm nhục cho đến hôm nay.

Cũng trong phần phỏng vấn, ông Trương Vĩnh Kính cho biết:

Hồ đánh phá và lũng đoạn các tổ chức Quốc gia, thủ tiêu các nhà yêu nước.

Thiết nghĩ, đây lại là một nhận định quá hời hợt, sơ sài, vô tình hay cố ý, ông Kính cũng đang chạy tội cho Hồ, thay vì nói lên tội ác của Hồ đối với dân tộc Việt Nam.

Thực sự mà nói, một kẻ có dã tâm ... đánh phá và lũng đoạn các tổ chức Quốc gia, thủ tiêu các nhà yêu nước, cũng không phải là một sự hiếm hoi đặc biệt. Nó từng xẩy ra khá nhiều, vì mục tiêu tranh giành quyền lợi cá nhân hay tổ chức trong một giai đoạn nào đó của lịch sử. Điểm này khó có thể cho đó là yếu tố then chốt để kết tội làm tay sai cho ngoại bang, tàn hại đất nước và dân tộc của Hồ.

Trong một đoạn khác, ông Vũ Ngự Chiêu đưa ra nhận định

Hồ là một nhà độc tài, có nhiều tham vọng.

Đây là một nhận định mang tính cách huề tiền, nó chẳng nói lên được điều gì với chủ đề Sự thật về Hồ Chí Minh trong tội ác với quê hương, dân tộc. Khi đưa ra nhận định này, rất tiếc ông Chiêu đã quên rằng, trong một hoàn cảnh nào đó, sự độc tài chưa hẳn là một điều xấu, điều quan trọng của mục đích độc tài để làm gì, để ổn định đất nước trong một giai đoạn cần thiết, hầu phát triển quốc gia và thăng hoa đời sống người dân, hay làm tay sai, trấn áp, bóc lột, dâng cho ngoại bang như Hồ xưa kia và tập đoàn CSVN ngày nay đã và đang thực hiện.

Hơn nữa, thử hỏi trên thế gian này có nhà độc tài nào mà không có nhiều tham vọng, nhưng tham vọng như thế nào mới là điều quan trọng. Thí dụ, người ta thường nói ông Lý Quang Diệu là một nhà độc tài, nhưng sự độc tài của ông Diệu đã đưa Singapore lên một vị thế vững mạnh, biến Singapore từ một quốc đảo nhỏ bé trở thành một trong những con rồng của Châu Á và đã được xếp hạnh đứng thứ tư trên thế giới với mức thu nhập bình quân của người dân là 22.000 USD một năm. Trong khi đó, với chính sách độc tài toàn trị, làm tay sai của Hồ đã đưa đến cho đất nước đến sự tàn mạt, và biến dân tộc trở thành nô lệ. Như vậy, nhận định của ông Chiêu chẳng những mang tính vô thưởng, vô phạt, mà còn là một sự tránh né có chủ đích tung hỏa mù, chạy tội cho Hồ một cách khéo léo biến một tên tội đồ dân tộc trở thành một nhà độc tài bình thường như tất cả những nhà độc tài trên thế giới.

Với một nhận định khác xem ra rất ấu trĩ và khôi hài, nhưng cũng đã được ông Tần Quốc Bảo thực hiện trong DVD Sự thật về Hồ Chí Minh và coi như là một điều quan trọng cần phải có. Gs Nguyễn Ngọc Bích nhận định:Hồ Chí Minh có nhiều ngày sanh khác nhau, chứng tỏ là một người thiếu thành thật. Với một nhân vật khá nổi tiếng mà lại đưa ra nhận định như thế này thì thật là không còn gì để nói. Chẳng lẽ với kiến thức của một Giáo sư mang học vị tiến sĩ như ông Bích, mà lại không hiểu được, trong các tổ chức đảng phái chính trị, sự thay tên đổi họ, thay đổi ngày sanh chỉ là một chuyện rất bình thường, nó lệ thuộc vào không gian và thời gian hoạt động của họ. Vì thế, Sự thật về Hồ Chí Minh phải là một kẻ làm tay sai cho ngoại bang, gian trá, bịp bợm, lừa đảo và đưa cả một dân tộc, vùi sâu dưới vũng bùn nhơ nhớp của nhân loại, nó không phải chỉ là một sự thiếu thành thật một cách đơn thuần và bình thường trong nhân gian như ông Bích đã đưa ra. Như vậy, một câu hỏi được đặt ra ở đây, câu nói của ông Bích mang ẩn ý gì???. Nói về ông Bích, những hoạt động của ông trong những năm tháng gần đây chứng tỏ, ông cũng là một nhân vật có nhiều khuất lấp. Bằng chứng cho thấy, trước đây ông Bích đã từng cùng Bs Nguyễn Trọng Việt, một Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân, lên đài phát thanh Tiếng Nước Tôi kêu gọi đi biểu tình chống Trung cộng chiếm đóng Hoàng sa, ông khuyên cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, nên chấp nhận lá cờ Vàng quốc gia và là cờ máu cuả CSVN cùng đi chung hoà hợp với nhau, hay không mang cờ nào cũng được, hoặc mang cờ nào cũng được... Trong chiến dịch này đại đa số cũng đã nhận định, mục đích của ông Bích và Việt Tân chỉ muốn cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại chấp nhận lá cờ máu CSVN một cách tự nhiên, danh chính ngôn thuận, nhằm giảm thiểu hay triệt tiêu ngọn lửa đấu tranh đòi dân chủ, tư do cho quê hương đang dâng cao. Như vậy, ông Bích là ai, tại sao phải tránh né sự thật, chạy tội cho tên tội đồ Hồ Chí Minh một cách khôi hài và trĩ như vậy ???

Cũng trong phần phỏng vấn, một nhận định rất đặc biệt được thể hiện, đặc biệt đến nỗi khó có ai có thể chấp nhận. Ông Bùi Diễm, một cựu Đại sứ VNCH nhận định:

Tư tưởng Hồ không lấy gì làm xuất sắc và đạo đức Hồ không lấy gì làm tốt đẹp cho lắm....

Với câu nói này, vô tình hay cố ý, ông Diễm đã hướng dẫn dân tộc Việt phải hiểu Hồ là một kẻ cũng có tư tưởng không xấu, nhưng chỉ không lấy gì làm xuất sắc, và ông Diễm cũng đã xác nhận Hồ là một kẻ có đạo đức, tuy có tốt đẹp đấy, nhưng không lấy gì làm tốt đẹp cho lắm.... Như vậy, phải chăng ông Diễm đang cố gắng bóp méo lương tâm, ca tụng Hồ một cách nghịch lý, thay vì nói lên những tư tưởng và hành động vô luân, gian ác của sự thật???. Với nhận định của một cựu Đại sứ VNCH như ông Diễm, nếu đem chuyển tải về trong nước, thì thử hỏi có lợi hay có hại??... Điều này chứng tỏ ông Diễm cũng đang xuyên tạc lịch sử một cách rất thô thiển và có thể nói là thô bỉ.

Qua DVD Sự thật về Hồ Chí Minh, đại đa số nhận định, đây không phải là một sự vô tình, mà là một chủ trương. Cái chủ trương chính đáng, cao đẹp của Lm Lễ đã bị bóp méo thảm hại, để trở thành những điều thất vọng và phẫn nộ của dư luận. Dư luận cũng cho rằng, dù sao chăng nữa, không ai có thể phủ nhận Lm Lễ là một nhà tu, một người tù lương tâm và cũng là một nhà đấu tranh không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, vì là một nhà tu, nên Lm Lễ không thể nào có những thủ đoạn bỉ ổi của chính trị và cũng không thể lường trước được những thủ đoạn bỉ ổi đó đang vây quanh ngài. Như vậy theo dư luận chung, Lm Lễ cũng chỉ là một nạn nhân, vô tình bị kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa thao túng, trong đó có nhân vật Trần Quốc Bảo là then chốt, là người mang trách nhiệm thực hiện và sản xuất bộ DVD Sự thật về Hồ Chí Minh. Nói về Trần Quốc Bảo, có lẽ chưa ai quên chính ông Bảo rất hăng hái trong chiến dịch đòi CSVN xóa bỏ điều bốn hiến pháp và đã từng gian dối, lường gạt dư luận, tạo sự kiện ảo đối thoại với Nguyễn Minh Triết trên mạng lưới Paltalk cách đây không lâu.

Tóm lại, bộ DVD "Sự thật về Hồ Chí Minh" do Lm Nguyễn Hữu Lễ và ông Trần Quốc Bảo thực hiện dưới danh xưng Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Saigon hoàn toàn không nói lên được những sự thật bỉ ổi của một tên tội đồ dân tộc. Ngược lại, nó đã tạo cho người xem thấy được sự sáng sủa phần nào về nhân vật tội đồ Hồ Chính Minh, điều này đi ngược lại sự thật và sự mong mỏi của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS nói riêng và dân tộc Việt nói chung. Ngoài ra, với nội dung với hình ảnh và những sự nhận định của một số nhân vật được phỏng vấn, thiết nghĩ rất bất lợi cho công cuộc đấu tranh chung của toàn dân Việt hiện nay. Do đó, kính mong Lm Lễ nên ngưng những cuộc phát hành, quảng bá bộ DVD này càng sớm càng tốt.

Phạm Thanh Phương

Tham khảo:

Lm Nguyễn Hưũ Lể & Trần quốc Bảo, 2009 ."Sự thật về Hồ Chí Minh", DVD

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)
________________________________________
Theo bản tin thông tấn AP, trong lần gặp gỡ phái đoàn Linh mục đến từ Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 cho biết Toà thánh sẽ cố gắng thực hiện một sự “hợp tác lành mạnh” với nhà cầm quyền CSVN, hầu có thể tạo nên một “xã hội công bằng”, một sự sống chung hoà bình giữa “Giáo hội và cộng đồng Chính trị” CSVN. Tuy nhiên Ngài cũng nhấn mạnh rằng, Toà thánh
“không chủ trương tìm cách thay thế những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước và chỉ mong muốn trên một tinh thần đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau để thực hiện vai trò của mình nhằm phục vụ mọi tầng lớp người dân..."...(VOANews, 2009)
Một câu nói đầy lòng nhân từ, ôn hòa, thể hiện một khát vọng hoà bình, nhân bản từ một vị chủ chăn tối cao Thiên Chúa Giáo, nhưng cũng lại là một câu nói khó hiểu để tạo ra nhiều trăn trở ưu tư cho giáo dân Thiên Chúa Giáo nói riêng và toàn thể dân tộc nói chung.

Suy nghĩ về câu nói của Đức Giáo Hoàng, có lẽ phải đi ngược dòng lịch sử CS, để thấy rằng Tôn giáo và CS không bao giờ có thể sống chung trong hoà bình với tinh thần hài hoà tương kính. Theo học thuyết CS, một luận điểm nổi tiếng của Mark đã trở thành “Kim Chỉ Nam” cho tất cả những chế độ CS, và ngày nay những chế độ và con người CS tồn tại trên thế giới này vẫn đang cố gắng thực hiện. Mark đã cho rằng ”Tôn giáo là ma túy, là liều thuốc phiện của nhân dân”. Tôn giáo chỉ tạo ra được một hình thức làm suy giảm những mất mát, đau khổ của đời người, nhưng trong thực tế, Tôn giáo chỉ là một chất ma túy, đưa loài người đi lạc vào cõi vong thân, có Tôn giáo loài người sẽ mất tự tin nơi chính mình, không thể tiến bộ và thiên đường CS cũng sẽ khó có thể đạt đến. Vì vậy, Tôn giáo đối với CS là một kẻ thù nguy hiểm cần phải tiêu diệt...

Với một luận điểm sắt máu bịp bợn nêu trên, thử hỏi làm sao có thể có một sự “sống chung hoà bình trong tương kính” giữa tôn giáo và CS mà “không tìm cách thay thế những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước” như Đức Giáo Hoàng mong muốn. Cũng với câu nói này, nhiều người cho rằng, là một vị lãnh đạo tối cao của Thiên Chúa Giáo, với lòng vị tha và tư chất thông minh sẵn có, hơn nữa luôn được soi sáng từ ngôi ba thiên Chuá, chắc chắn Ngài hiểu rất rõ bản chất CS. Tuy nhiên, trong một thiện chí thiết lập bang giao, Đức Giáo Hoàng không thể nói thẳng những gì muốn. Vì thế, nên hiểi câu nói theo phương pháp “phản đề” như một sự nhắn nhử khéo léo đến con chiên phải hiểu ngược lại để dũng cảm kết hợp tất cả mọi thành phần dân tộc, tạo sức mạnh, chống lại những bất công xã hội, đòi hỏi công lý và công bằng, đòi hỏi cái quyền làm người trong nhân bản. Có như thế mới mong có một “xã hội lành mạnh” để Tôn giáo mới có thể “sống chung hoà bình” trong tương kính với tất cả toàn dân và kể cả “Cộng đồng chính trị”. Ngược lại, dưới chế độ độc tài toàn trị dã man CSVN, nếu Công giáo Việt Nam chỉ nhìn vào nghĩa đen của câu nói, quên đi việc tập hợp sức mạnh dân tộc trong đấu tranh, cố gắng tìm một sự “sống chung hoà bình” dựa trên “tinh thần đối thoại, hợp tác” như những nhóm “quốc doanh” hiện tại, thì chẳng khác nào cúi đầu làm tay sai cho giặc và hậu quả bi thương sẽ rất khó có thể đo lường đuợc như thế nào.

Không cần đi ngược dòng lịch sử CS, chỉ cần nhìn vào bằng chứng thực tế sự kiện đàn áp giáo dân tại Toà Khâm Sứ Hàn ội, giáo xứ Thái Hà và mới nhất đây là sự kiện đàn áp giáo dân tại giáo xứ Tam Toà Quảng Bình thuộc địa phận vinh vào ngày 20-7-2009 vừa qua. Ngoài ra, sự kiện Tu sĩ Làng Mai tại tu viện Bát Nhã tại Lâm Đồng, cũng là một bằng chứng hùng hồn để chứng minh được Tôn gi áo và CS không bao giờ có thể có được “sự sống chung hoà bình” “trong tinh thần đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau”

Riêng sự kiện Tu sĩ Làng Mai, không cần dài dòng, có lẽ ai cũng biết, Tu viện Bát Nhã do “Thiền sư” Nhất Hạnh sáng lập, được sự chấp thuận và cho phép của CSVN. Hơn nữa, “Thiền sư” Nhất Hạnh là một nhân vật đã dày công “hãn mã” với CSVN không phải chỉ mới đây, mà từ cả gần nửa thế kỷ qua khi ông còn trẻ tại miền Nam Việt Nam... Vì mục đích tạo công “hãn mã” với CSVN, chính ông đã phải tự bóp nát lương tri để phạm giới “vọng ngữ” qua tác phẩm “Hoa Sen Trong Biển Lửa”. Trong tác phẩm này, “Thiền sư” Nhất Hạnh đã phải dựng chuyện để bôi nhọ cuộc chiến chính nghĩa cuả VNCH qua câu chuyện 300 ngàn dân Bến Tre bị tàn sát chỉ vì vài tên du kích CS bắn bậy. Trong khi đó, cả thế giới đều biết dân số tại tỉnh Bến Tre khi ông viết chưa tới con số 50 ngàn người... Sau năm 1975, ra hải ngoại ông tiếp tục dựng chuyện bôi nhọ chế độ đã từng cưu mang ông một cách tàn nhẫn, mà nay đã ngủ yên trong một góc trên dòng của lịch sử.

Trong mấy năm gần đây, lúc các Tôn giáo tại Việt Nam đang bị khống chế, trù dập và khủng bố thê lương, nhưng để bồi đáp thêm công “hãn mã”, “Thiền sư” Nhất Hạnh cũng đã nhiều lần đưa những phái đoàn Phật giáo quốc tế về, đi từ Nam ra Bắc, mở nhiều cuộc nói chuyện về tu học, gặp gỡ, thảo luận với các giới, từ học giả, văn nghệ sĩ, cho tới giáo hội Phật giáo “quốc doanh” và cả những quan chức cao cấp trong tập đoàn lãnh đạo CSVN. Từ những hoạt động ấy, “Thiền sư” Nhất Hạnh cũng đã thành công rất “hoành tráng” qua những lễ hội Tôn giáo mang tính quốc tế do ông tổ chức. Những thành công này chính là những yếu tố quan trọng để làm thay đổi cái nhìn của quốc tế đối với CSVN qua lãnh vực ‘Tự Do Tôn giáo”. Thực sự mà nói, công “hãn mã” của “Thiền sư” Nhất Hạnh chính là chiếc chìa khóa “vạn năng” đã đưa CSVN ra khỏi danh sách CPC và cũng làm cho Hoa Kỳ hài lòng, để ông Đại sứ Michael Michalak có thể mạnh dạn tuyên bố “CSVN đã cởi mở về tôn giáo rồi," những trù dập, khủng bố chỉ là những sai sót mang tính cách địa phương của từng cá nhân, không còn gì đáng quan ngại. Tuy vậy, cái công “hãn mã” to lớn ấy của “Thiền sư” Nhất Hạnh đã được CSVN đền đáp bằng sự kiện đàn áp, khủng bố 400 Tu sĩ Làng Mai tại tu viện Bát Nhã đã xẩy ra mới đây. Thực sự, không biết “Thiền sư” Nhất Hạnh nghĩ sao? Ông có có cảm giác như thế nào? Một điều đáng tiếc là khi sự kiện xẩy ra, ông không có mặt để cùng chia sẻ những đau thương tủi nhục cùng 400 Tu sĩ đã đặt trọn niềm tin nơi ông.

Qua những sự kiện nêu trên cho thấy, dù “Thiền sư” Nhất Hạnh đã tận dụng khả năng lập công trong nhiều năm, nhưng cũng không thể nào thay đổi chính sách và cái nhìn của những con người CS về Tôn giáo, để có thể tạo dựng một khung cảnh “sống chung hoà bình trong tương kính” như sự mong muốn trong câu nói của Đức Giáo Hoàng vừa qua.

Tóm lại, tất cả những cá nhân, tổ chức, đảng phái nào có manh tâm hoặc đang hợp tác với CSVN, tạo công “hãn mã” để mong tìm một quyền lợi nào đó, có lẽ cũng nên nhìn vào vai trò “Thiền sư” Nhất Hạnh mà thức tỉnh, hãy bình tâm suy nghĩ để trở về với chính nghĩa dân tộc trong cuộc đấu tranh chung đòi lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho đất nước. Cái bẫy hoa mỹ này của CSVN cũng không phải là một sáng kiến mới lạ để có thể lầm lẫn. Nó đã quá cũ và dược xử dụng trong suốt chiều dài lịch sữ của đảng. Như vậy, những kẻ đang hợp tác tạo công “hãn mã” với CSVN qua những chiêu bài giao lưu, về nguồn, canh tân đất nước, phải chăng họ chỉ là một loài tương cận với CS qua câu tục ngữ “Đồng thanh tương ứng- Đồng khí tương cầu- Đồng bệnh tương lân” mà thôi.

Sau cùng, hy vọng khối Công giáo tại Việt Nam nói riêng và các Tôn giáo nói chung, cũng nên suy nghĩ đến sự “phản đề” trong câu nói của Benedicto thứ 16, để có thể kết hợp được sức mạnh dân tộc đi tìm cho được tự do, dân chủ và nhận quyền cho quê hương. Ngoài ra, cũng hy vọng các tu sĩ Làng Mai tại Tu Viện Bát Nhã cũng sáng suốt nhận rõ được chân dung đích thực cuả “Thiền sư” Nhất Hạnh và CSVN để có thể dũng cảm đứng lên cùng toàn dân đấu tranh đòi cho được chân lý, công bằng trong thực tế.

• Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Tài Liệu Tham Khảo:

VOANews, 29/06/2009 ,Ðức Giáo Hoàng tin tưởng 'sự hợp tác lành mạnh' với VN, nguồn http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2009-06/2009-06-29-voa10.cfm?moddate=2009-06-29

RadioVatican, 20/02/2009, Holy See-Vietnam Meeting Goes Well (Hội thánh và Việt Nam có Sự Đàm Thoại Tốt) , nguồn
http://www.radiovatican.org/en1/Articolo.asp?c=267592
" Holy See Under-Secretary Monsignor Pietro Parolin,... emphasised the Holy See’s policy to respect independence and sovereignty of Vietnam, by which the Church’s religious activities would not be conducted for political purposes. He also stressed that the Church in its teachings invites the faithful to be good citizens, working for the common good of the country"
tạm dịch:
thứ trưởng của Tòa thánh, Monsignor Pietro Parolin...nhấn mạnh rằng chính sách (của) tòa thánh của Đức Giáo Hoàng, coi trọng độc lập và quyền tối cao (của Nhà Nưóc ) Việt nam, bởi (do) Nhà thờ /Hội Thánh sẽ không tiến hành trong/vì mục đích chính trị . Ông ta cũng nhấn mạnh Giáo Hội với những sự giảng dạy chung thủy để là mời gọi những công dân tốt, làm việc cho ợi ích chung (của) đất nước.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong vai trò một bầy tôi, nhà nước CSVN tỏ ra rất xuất sắc thực hiện cái “Văn Hoá Hồng- Chuyên” trong hành xử đối với quan thầy qua những sự kiện khi Trung cộng xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam một cách trắng trợn và trịch thượng từ những năm gần đây.

Nói về cái “Hồng”, nhà nước CSVN đã trung thành và triệt để tuân thủ “mẫu quốc” trong mọi tình huống. Bằng chứng cho thấy qua những sự kiện dâng Nam Quan, Bản Giốc cho Trung cộng qua hai hiệp định 1999 và 2000 do Lê Công Phụng đại diện ký kết, sự kiện Hoàng Sa và Trường sa... Đến nay, Trung cộng lại gia tăng bành trướng bằng thái độ ngang ngược, tự khoanh vùng trên lãnh hải Việt Nam và ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam lai vãng, đồng thời những chuyện bắt giữ nhiều ngư dân Việt Nam, đòi tiền chuộc đã xẩy ra. Ngoài ra, họ còn chơi trò xã hội đen, khủng bố bằng cách cho những “tầu lạ” tấn công, đâm chìm tầu những ngư dân lai vãng trên vùng biển đã khoanh.

Trước những sự kiện nhục quốc thể này, toàn dân đã tỏ ra phẫn uất, bày tỏ thái độ bằng những bài viết phân tích, phản kháng hay biểu tình phản đối thì nhà nước CSVN vẫn tỏ ra rất ngoan ngoãn với thái độ thuần phục. Thậm chí nhà nước CSVN còn thể hiện cái “Hồng với Trung cộng bằng cách thực hiện đàn áp những cuộc biểu tình phản đối của người dân, bắt giữ những người có thái độ “bất đồng chính kiến” về lãnh vực này. Đồng thời lãnh đạo đảng và nhà nước cũng thay nhau, lần lượt chạy sang Bắc Kinh tung hô “Mười sáu chữ vàng” một cách cung kính.

Nói về cái “Chuyên”, CSVN đã được thể hiện rập khuôn Trung cộng với những trò đàn áp, khủng bố theo kiểu xã hội đen, đã và đang xẩy ra trên khắp nẻo đường đất nước, trong mọi lãnh vực. Để chứng tỏ cho cái “chuyên” xã hội đen mà CSVN đã đạt được tới đỉnh cao, có lẽ ai cũng biết từ những sự kiện giáo dân cầu nguyện tại Thái Hà, dân oan khiếu kiện, tu viện Bát Nhã tại Lâm Đồng, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Mục sư Nguyễn Công Chính, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo,v,v.., tất cả đều đã bị “xã hội đen” khủng bố. Ngoài ra, các nhà bất đồng chính kiến như Ls Lê Chí Quang, Bs Phạm Hồng Sơn. Ls Lê Trần Luật, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Lê thị Kim Thu, Thầy giáo Hùng cũng không thoát cảnh bị “du đãng” hành hung. Cũng theo tin mới nhất. Một sự kiện mới nhất tại Giáo xứ Tam Toà cũng không thoát khỏi cái “Chuyên” của đảng và nhà nước CSVN.

Mới đây, theo một đoạn phỏng vấn trên RFA, Lm Võ Thanh Tâm, Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh cho biết: “Sau khi một số giáo dân bị đánh đập và bị bắt giữ, sáng hôm nay (27-7-2009) bốn vị linh mục ở Kỳ Anh đã dẫn một đoàn giáo dân đến Tam Toà để cầu nguyện trên nền nhà thờ cũ thì đã bị nhiều ngừơi mặc thường phục dùng gậy đánh đuổi, trong đó có cả những công an sắc phục chứng kiến”. Trong sự kiện này Lm Võ Thanh Tâm cũng cho biết thêm “ Con số “du đãng” cầm gậy gộc, vũ khí hành hung có lúc lên đến khoảng 3000”. Và trong đợt đàn áp, hành hung này, đã có một số giáo dân và Linh mục bị thương rất nặng. Như vậy, những nhóm “du đãng” này là ai, có lẽ tất cả mọi người đều biết không ai khác ngoài lực lượng công an trá hình theo chỉ thị của đảng và nhà nước CSVN.

Cũng trong cái “Văn hóa Hồng- Chuyên”, những câu chuyện “tầu lạ” tấn công ngư dân Việt Nam trên biển đông theo kiểu xã hội đen đã xẩy ra trong những ngày qua, chắc chắn không phải là những tai nạn ngẫu nhiên, mà là một âm mưu, âm mưu này đã được kết hợp bởi CSVN và Trung cộng. Nói về âm mưu này, nhìn vào sự kiện để thấy được trong cái thế lòng dân sôi sục trước cái quốc nhục bị Tầu cộng khống chế, CSVN cũng đã phải bịp dân bằng cách lên tiếng lấy lệ như một sự van xin, thay vì mạnh dạn phản đối. Đồng thời để làm vừa lòng quan thầy, phải làm sao có thể ngăn chặn ngư dân hành nghề trên những khu vực ấy, khi họ quá nghèo đói, vẫn liều mạng để sinh tồn. Dó đó, một lần nữa Trung cộng và CSVN lại dùng chiến thuật xã hội đen theo kiều “tầu lạ” để khủng bố, răn đe. Lúc ấy, chắc chắn vì sợ chết ngư dân sẽ không dám lai vãng vùng biển mà Trung cộng đã “cấm”, nó chẳng khác nào hiện tượng chín ngư dân bị giết trên biển Nam Hải vào năm 2005 trước đây. Đây chính là dỉng cao của cái “hồng” căn cốt của CSVN. Tập đoàn lãnh đạo CSVN chỉ cần “hy sinh” một số dân đen vô tội, để chắc chắn “tình hữu nghị thắm thiết, đời đời bền vững“ và “Mười sáu chữ vàng” tiếp tục được đánh bóng, tuyên dương.

Để chứng minh cái căn cốt bất khà di của những con người CS, trong một đoạn phỏng vấn do RFA thực hiện, Dương Danh Dy, cựu đại sứ CSVN tại Trung cộng nhận định: “Nếu nói đảng và nhà nước CSVN hèn thì không đúng mà chỉ bày tỏ thái độ “Dĩ hoà vi qúy” mà thôi...”. Đồng thời ông Dy cũng cho biết thêm “Các tư lệnh bộ đội biên phòng địa phương Quảng Ngãi khuyến khích ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi, ngư dân vẫn tổ chức thành từng đoàn bảo vệ, rồi có những phương tiện như máy bộ đàm để kêu gọi, nếu cần nhờ bộ đội biên phòng giúp đỡ...”. Nhưng rất tiếc theo ngư dân cho biết, trên những vùng biển “cấm” ấy, họ không thấy có một chiếc tầu nào của Hải quân CSVN lai vãng, mà chỉ thấy tầu tuần của Trung cộng. Vì thế, khi gặp nạn cũng chẳng biết phải kêu ai. Như vậy phải chăng Dương Danh Dy đang thay mặt đảng xúi ngư dân đi tự sát, để nhà nước được “vinh quang” tung hô “tình hữu nghị”?

Cũng trong vấn đề này, để bổ túc thêm cho lập luận khôn ngoan ”Dĩ hòa vi qúy” rất “hồng” ấy, một đoạn phỏng vấn khác của RFA ngày 23-7-2009, Trần Văn Đoàn, một Giáo sư dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan nhận định:
“Tôi có đọc nhiều bài báo và thấy rất nhiều người phê bình nhà nước Việt Nam trong việc bị Trung Quốc áp bức mà hình như nhà nước VN phản ứng quá nhẹ. Tôi nghĩ vấn đề đó, những phê bình đó không đúng lắm”.
Và ông Đoàn cho rằng, thái độ của nhà nước CSVN là một sự khôn ngoan, không trực tiếp đối đầu với Trung cộng. Nếu tỏ thái độ cứng rắn để bảo vệ ngư dân và chủ quyền thì
“hôm nay có thể là tôi thắng, nhưng mà tôi thắng một lần, anh sẽ đánh tôi một trăm lần và tôi sẽ thua chín mươi chín lần, thì dại gì mà như vậy".
Hơn nữa, để biện minh thêm cho thái độ “hồng” của CSVN trong vai trò tay sai Trung cộng, ông Đoàn nhận định thêm
“...bây giờ mình vẫn phải tỏ ra mình độc lập nhưng cũng một lúc mình vẫn tỏ ra "chúng tôi chỉ là đàn em thôi, chúng tôi không chiếm đất của các anh thì các anh đừng có lấn đất của chúng tôi, hay là các anh đừng có làm gì"
. Đấy là cái kiểu nhà nước Việt Nam bây giờ đương trong một cái thế rất hoà hoãn...”. Nói như thế có nghĩa là ông Đoàn cũng đồng quan điểm cái “Văn hóa Hồng- Chuyên” hèn nhược cuả CSVN đối với Trung cộng và luôn cả những hành xử đàn áp, khủng bố kiểu “xã hội đen” đối với các nhà đấu tranh đòi dân chủ, với các Tôn giáo, Dân oan,v,v,, đều là thái độ chứng tỏ sự khôn ngoan “Hồng- Chuyên” của một “đỉnh cao trí tuệ” chứ không phải là một loại ngu xuẩn “Khôn nhà, dại chợ” như đại đa số dân Việt đã nhận định.

Để “Ôn cố, tri tân”, nhìn lại dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, với cả ngàn năm đánh nhau với Tầu để bảo vệ tổ quốc, không ai có thể tìm ra một giai đoạn nào Việt Nam có được một lực lượng có thể gọi là ngang hàng với Tầu, chứ chưa dám nói đến mạnh hơn. Tuy nhiên, ông cha chúng ta luôn luôn chứng tỏ ý chí hào hùng, bất khuất, yêu nước, thương dân. Chính cái tinh thần bất khuất và yêu nước thương dân ấy chính là yếu tố then chốt để kết hợp sức mạnh dân tộc, chống ngoại xâm và để lại cho con cháu mảnh giang sơn hôm nay. Ngược lại, CSVN ngày nay chỉ là một bọn hèn nhược, buôn dân bán nước. Chính vì thế, CSVN không thể kết hợp được sức mạnh dân tộc, chống ngoại xâm, nên suốt đời cứ quanh quẩn lừa bịp, ngụy biện để bảo vệ cái “Văn hóa Hồng- Chuyên” như những nhận định của hai ông Dương Danh Dy và Trần Văn Đoàn đã thể hiện trong những cuộc phỏng vấn của RFA vừa qua.

Tóm lại, muốn bảo vệ giang sơn trước sự bành trướng của Trung cộng, trong mỗi người Việt Nam chúng ta cần phải nhận biết bốn kẻ thù. Kẻ thù thứ nhất là sự tối tăm, u mê của chính bản thân, kẻ thù thứ hai là những thành phần tay sai, đang lũng đoạn những cộng đồng người Việt tại hải ngoại, những mặt trận đấu tanh dân chủ trong và ngoài nước, kẻ thù thứ ba chính là tập đoàn hèn nhược buôn dân, bán nước CSVN. Trước tiên, cần phải tiêu diệt được ba loại kẻ thù này, từ đó mới mong vực dậy sức mạnh dân tộc làm vũ khí tiêu diệt kẻ thù thứ tư là giặc ngoại xâm. Ngược lại, nếu chúng ta còn vương vấn những vị kỷ thấp hèn của bản ngã, không thức tỉnh với hiện tình đất nước, mà chỉ cố gắng nguỵ biện cho hoàn cảnh như hai ông Dương Danh Dy và Trần Văn Đoàn thì chắc chắn chỉ trong một thời gian ngắn, có lẽ Việt Nam sẽ trở thành một Tân Cương thứ hai và có thể đi đến tình trạng bi đát hơn.

• Phạm Thanh Phương (Úc Châu)