"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)


Trong những ngày gần đây, dư luận một lần nữa lại bàn tán xôn xao về Hồ Chí Minh, một nhân vật đại gian manh và đầy tội ác, một nhân vật đã tạo nên một vết nhơ điếm nhục nhất trong dòng lịch sử Việt Nam, và những hệ lụy từ những tội ác ấy vẫn còn tồn đọng và kéo dài lê thê cho đến hôm nay. Để đánh bóng hình ảnh của nhân vật đại gian ác này, Dương Thu Hương đã cho ra mắt tác phẩm “Au Zénith” có tựa đề Việt ngữ “Đỉnh Cao Chói Lọi” [1] với nội dung cố gắng tô son, trét phấn tạo ra những huyền thoại, biến hình ảnh một tên đại gian ác buôn dân, bán nước trở thành yêu nước thương dân. Cũng trong hiện tượng này, một số “ăn cơm Quốc gia, thờ ma CS” xuất hiện chạy theo phụ hoạ, ca tụng với những lý luận mơ hồ, nhất là trên các diễn đàn Paltalk, và cũng đã tạo ra một trận hỏa mù, tranh cãi lòng vòng, lẩn quẩn.

Nói về sự kiện này đại đa số cho rằng, đây là một chiến dịch rất lưu manh hầu như để yểm trợ cho chiến dịch bịp bợm qua chiêu bài học tập và pháp huy “tư tưởng, thân thế và sự nghiệp của HCM” đã và đang được CSVN phát động rầm rộ trong nước từ năm năm qua. Một điều nực cười một cách trơ trẽn nhất là họ đang cố gắng tô son điểm phấn, vẽ rồng, vẽ rắn lên cái xác thối tha đầy tội lỗi ấy say mê một cách vô thức. Nhưng đến khi nếu ai chặn lại, vạch rõ sự thật thì họ lại cho rằng, ”HCM chết đã lâu, không còn ảnh hưởng đến hiện tại”, và lên mặt đạo đức khuyên mọi người nên tôn trọng người đã chết, tạm cất vào quá khứ, để lịch sử sau này sẽ có những phán xét công bằng.

Qua tác phẩm “Đỉnh Cao Chói Lọi”, những người còn sáng suốt chắc chắn nh ận ra đây chỉ là một bức tranh ngụy tạo mà Dương Thu Hương cũng như một số “theo đóm ăn tàn” đang rêu rao, tô son điểm phấn, nó cũng chỉ quanh đi, quẩn lại cố gắng thêu dệt làm sao để có thể chứng minh “Bác kính yêu” của họ muôn đời trong sạch, sống có đạo đức, nhân bản. Tất cả những tội lỗi, hiếp dâm, cướp của, giết người không thể che giấu, thì đưa vào hoàn cảnh bất đắc dĩ do áp lực của đảng CSVN, không phải đó là dã tâm từ bản chất dã thú của Hồ.

Hơn nữa Dương Thu Hương lý luận, vì áp lực của đảng mà HCM không thể có được một đời sống bình thường, có gia đình, con cái đàng hoàng, nên đời sống tình dục của Hồ phải lén lút vô luân ... Nói như thế có thể hiểu tất cả tội lỗi cũng đều do đảng CSVN, cũng vì đảng mà Hồ bị lâm vào hoàn cảnh bị ức chế tâm sinh lý và trở thành một kẻ băng hoại, hoang dâm. Còn lại bản thân Hồ vẫn là một kẻ đạo đức sáng suốt, tâm hồn lúc nào vẫn trinh trắng như Kiều trong chốn Thanh Lâu ngày xưa. Tuy vậy, không thấy Dương Thu Hương và đám tay sai giải thích đảng là ai, họ chỉ nói một cách mơ hồ trong cái cảnh “lập lờ đánh lận con đen”, hướng dẫn độc giả đi vào một trận hỏa mù đầy mê lộ.

Nói về tình yêu nước của HCM, số người bênh vực cũng lý giải “vì căm thù thực dân Pháp giày xéo quê hương”, vì cứu cánh “giải phóng dân tộc”, nên “Bác” của họ phải dùng những phương tiện đốn hèn như làm tay sai cho Nga Tàu, tàn nhẫn với dân tộc.

Tuy nhiên, những đầu óc bệnh hoạn nô dịch này chỉ biết say mê nói như một cuốn băng, nhai đi, nhai lại một luận điệu cũ rích từ cả nửa thế kỷ qua, không có gì mới lạ. Họ không thể nhìn vào sự thật để tìm xem cái “tình yêu nước” đốn mạt của HCM từ đâu ra. Tất cả những dữ kiện lịch sử thế giới hầu như họ đã cố tình quên để “Đời đời nhớ ơn Bác, đảng” đã đưa dân Việt thoát ra khỏi bàn tay thực dân, để ngày nay đất biển bị cắt xén và con dân được đi làm nô lệ trên khắp thế giới.

Đọc lại lịch sử có lẽ khó ai chó thể phủ nhận, Pháp đã thua Nhật tại Việt Nam và để kết thúc đệ nhị thế chiến, Nhật đã đầu hàng đồng minh sau hai trái bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki. Vì vậy, vai trò thực dân của Nhật và Pháp không thể tồn tại tiếp tục khống chế, bóc lột thuộc địa như trước, mà bắt buộc phải quyền tự quyết cho thuộc địa. Tuy vậy, số “theo đóm ăn tàn” vẫn cố ắng rêu rao tất cả đều là “công ơn của bác” do tình yêu nước vĩ đại của “bác” mà có. Họ giả vờ quên đi sự kiện, sau khi HCM tuyên bố độc lập tháng 8 năm 1945, và qua tháng 3-1946 cũng chính HCM đã rước Pháp vào lần thứ hai qua cái gọi là “Hiệp Định Sơ Bộ”. Một hành động khác thể hiện tình yêu nước quá “nồng nàn” đến độ vào năm 1949, chính HCM phải chạy sang Liên sô, nhận lệnh giết 5% dân số miền Bắc lúc đó với tội danh “Trí, Phú, Địa, Hào” qua chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất”. Nói đến “Cải Cách Ruộng Đất”, nếu còn là một con người có lẽ không ai có thể phủ nhận đây là một tội ác “vô tiền, khoáng hậu” của nhân loại. Cái “vô tiền khoáng hậu” ở đây không phải chỉ là giết hàng loạt người dân vô tội một cách dã man, mà là sự đảo lộn và hủy hoại cả một nền tảng văn hóa, đạo đức của dân tộc. Chính HCM đã dùng bạo lực để ép những người dân hiền lành, mộc mạc trở thành những con dã thú một cách bất đác dĩ. HCM đã ép người dân đến cùng cực, để chỉ vì bản năng sinh tồn, họ phải đảo cả lộn luân thường, đạo lý qua những cảnh tượng khủng khiếp con giết cha, vợ giết chồng, cháu giết ông bà. Như vậy, thử hỏi cái tình yêu nước của HCM là cái gì... Phải chăng là sự khát máu từ một bản chất dã thú vong nô.

Nói về sự kiện đảo lộn lịch sử một cách trơ trẽn này, đa số cho rằng những con người đã được nuôi dưỡng, nhồi sọ bởi chế độ CS họ không thể chấp nhận sự thật là vì mặc cảm, mặc cảm chính bản thân và gia đình họ đã đi theo một tập đoàn dã thú, và đôi khi chính bàn tay họ cũng trực tiếp hay gián tiếp đã nhúng đấy máu của dân tộc. Điều đáng nói ở đây là nếu dùng cái mặc cảm để biện minh thì ngược lại càng chứng tỏ cái ngu dốt của chính họ, bởi họ đã quên rằng con sông có khúc cong, khúc thẳng, con người có lúc tỉnh lúc mê. Điều đáng qúy là những người đã tỉnh trí thoát ra từ mê lộ để tìm ra ánh sáng chân lý của nhân bản, như vậy phải chăng những con người này chưa thực sự thoát khỏi cái mê lộ mà họ đã từng đắm chìm, mà vẫn u mê tiếp tục cho đến hôm nay.

Tuy nhiên, cái khó hiểu hơn nữa là những con người không nằm trong qũy đạo của CS, họ là những người được sống và đào tạo trong những môi trường nhân bản, dựa trên nền tảng văn hoá, đạo dức truyền thống của dân tộc, nhưng họ vẫn cố gắng gói kín lương tri, tiếp tay tung hô tên tội đồ HCM một cách máy móc như một vài hiện tượng xẩy ra rải rác khắp nơi hiện nay. Thậm chí họ còn vô liêm sỉ đến độ dám vỗ ngực xưng tên là những “sỹ quan” VNCH mới thật là quái đản. Không hiểu thành phần này có phải sỹ quan VNCH thật không, hay đây chỉ là một sự tiếm danh và nếu là thật thì chắc chắn cũng chỉ là loại nằm vùng, tay sai “theo đóm ăn tàn”, không thể khác.

Xuyên qua một số sự kiện như tác phẩm ”Đỉnh Cao Chói Lọi” của Dương Thu Hương và một số lý luận khác rải rách trên các diễn đàn Internet, có lẽ chúng ta cũng rút ra được một ít kết luận dù không lấy gì gọi là hoàn hảo, đó là bất cứ một con người CS nào hay chỉ mới nhiễm trùng CS đều mang một đặc tính như nhau, lương tri đã bị ung thối và tâm hồn cũng đã bị khánh kiệt.

Tóm lại, những sự kiện tung hô HCM đang xẩy ra chung quanh chúng ta chính là một chiến dịch do CSVN tung ra. Chiến dịch này không ngoài mục đích tuyên truyền đầu độc giới trẻ, những người sinh sau, đẻ muộn thiếu phương tiện để am tường lịch sử. Đồng thời gây ra những trận hỏa mù, nhiễu loạn nhân tâm, mong giảm thiểu tối đa ngọn lửa đấu tranh của cộng đồng người Việt tỵ nạn nói riêng và toàn dân tộc nói chung. Chúng ta nên cảnh giác.

• Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

[1] Dương Thu Hương, 2007, Đỉnh cao Chói Lọi, http://www.megaupload.com/?d=L80PG2N8

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Theo nhiều tin tức và thống kê cho biết, trong những năm gần đây, số lượng xử dụng nhôm trên trế giới đã tăng vọt lên gấp bốn lần với các thập niên trước, và Bauxite là một loại khoáng sản dùng tinh luyện nhôm, đang được ưa chuộng trên thế giới. Tuy nhiên khi khai thác loại khoáng sản này, nếu không tính kỹ và đủ điều kiện kỹ thuật an toàn, tất nhiên sẽ để lại một hậu quả tai hại cho môi trường và có thể nguy hại đến nhân mạng trong đường dài. Do đó, một số Quốc gia tiền tiến trên thế giới không muốn khai thác, mặc dù trữ lượng Bauxite có rất nhiều trên quốc gia của họ. Cũng trong vấn đề này, sự kiện Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã quyết định cho phép Nga và Trung Cộng vào khái thác khoáng sản Bauxite tại vùng Tây Nguyên đang tạo ra một làn sóng dư luận trong và ngoài nước, tỏ ra rất lo ngại và bàn tán xôn xao.

Theo dõi sự kiện, đa số nhận định từ những chuyên gia khoa học và kinh tế cho biết, thực sự nhôm tại Việt Nam không phải là một nhu cầu cần thiết đến độ cần phải khai thác một cách điên cuồng, không tính toán đến hậu qủa. Hơn nữa, trữ lượng Bauxite tại Tây Nguyên cũng không nhiều đến nỗi phải chấp nhận hy sinh những lãnh vực khác và nguy hiểm đến cả đời sống của người dân. Ngoài ra, những chuyên gia cũng cho biết, nếu khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, tất nhiên phải phá huỷ một vùng đất rất lớn, trong khi tình trạng đất tại Việt Nam hiện nay rất khan hiếm không đủ cung ứng cho cư dân cư trú và canh tác. Một yếu tố khác khá quan trọng mà các chuyên gia tỏ ra rất lo ngại, là Bauxite là một loại kháng sản để luyện nhôm, cứ 4 tấn bauxite sẽ luyên được một tấn nhôm còn lại 3 tấn chất thải mang dầy độc tính sẽ làm ô nhiễm không gian và đất. Một khi chất thải đã thấm vào đất, muốn xử dụng lại đề trồng trọt ít nhất cũng phải mất vài chục năm để hoang. Hơn nữa, khi khai thác bauxite, số cây rừng để hút khí độc trong không gian và ngăn nước lũ tràn xuống đồng bằng sẽ không còn, tất nhiên nguy cơ ô nhiễm môi sinh và ngập lụt nơi đồng bằng sẽ gia tăng nhiều hơn.

Nói về sự tác hại của bauxite, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng cho biết,
"Bùn đỏ chứa 70% nước và 30% chất thải quặng thì rất nguy hại về môi trường, vì 70% còn lại chất NAOH, tức là xút." [1]
, nếu lượng nước và chất thải này không có chỗ tiêu hủy, tất nhiên sẽ tràn xuống đồng bằng, ô nhiễm sông ngòi và đất đai. Từ đó, đời sống người dân Việt đã nghèo khó lại thêm bệnh hoạn, như vậy đất nước sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề tác hại rất to lớn mà CSVN đã có một quyết định có thể nói là rất ngu xuẩn chỉ vì lòng tham và bản chất vong nô không dám làm trái ý đàn anh Nga, Tàu là những nước đang khan hiếm nhôm. Ngoài ra, một số nguồn tin cho biết, tại Nga, Tầu cũng có rất nhiều quặng bauxite, nhưng họ không muốn khai thác chỉ vì sự tác hại của nó, khi không đủ phương tiện tiêu hủy chất thải để vô hiệu hoá những độc tố trong không gian hay trên mặt đất và nguồn nước từ sông ngòi. Vì vậy, tại sao Nga Tầu đã tỏ ra rất “Hồ hởi, phấn khởi” với những quặng bauxite tại Tây nguyên Việt Nam.

Một câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là, sự khai thác này có lợi gì cho quốc gia dân tộc, hay chỉ làm lợi cho ngoại bang và một thiểu số cầm quyền CSVN? Theo đa số nhận định, dưới chế độ tham nhũng, bóc lột của CSVN, chắc chắn lợi điểm đầu tiên là “quan thầy” Nga, Tầu, họ giải quyết được phần nào sự khan hiếm nhôm tại quốc gia của họ. Kế đến là đám lãnh đạo CSVN có dịp lươn lẹo, tham nhũng làm giàu. Còn lại người dân sẽ lại bị mất nhà, mất đất và về thời gian lâu dài sẽ phải chịu những độc chất đi dần vào cơ thể qua thực phẩm và môi sinh để sinh ra bệnh hoạn, kể cả hiện tượng quái thai sẽ xuất hiện nhiều trong tương lai. Lúc đó CSVN lại được dịp công bố đó là sự tác hại di truyền từ “chất độc màu da cam” để lại sau chiến tranh.

Liên quan vấn đề, theo RFA (9.2.2009) cho biết, thực sự vấn đề thác bauxite đã có từ đầu năm 2007, chính Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 167 với nội dung
"phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 đến 2015”.[2]
Tiếp đến là những chuyến đi Nga, Trung cộng của đám lãnh đạo CSVN, nhằm xúc tiến việc ký kết khai thác bauxite. Tuy nhiên tất cả đều không được công bố cho toàn dân, kể cả tiến trình khai thác, và cũng không thấy nói gì đến vai trò của Quốc Hội CSVN trong vấn đề này. Như vậy, dưới con mắt CSVN, quốc gia, dân tộc kể cả Quốc hội có một giá trị gì hay không? Sự quyết định khai thác bauxite này rất nghiêm trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến đất nước trong nhiều mặt. Và cho đến nay, sự kiện đã làm xôn xao cả nước, nhưng Quốc hội cũng vẫn giữ một thái độ im lặng. Như vậy, Quốc hội CSVN là cái gì ? Phải chăng chỉ là những con rối, dùng trang trí cho thêm phần màu sắc của đảng CSVN.

Với những sự kiện nêu trên, có lẽ tất cả mọi người Việt Nam kể cả trong và ngoài nước, có thêm một vài yếu tố để có một cái nhìn chính xác hơn về bản chất CSVN. Đối với cái nhìn của CSVN, không có gì quý hơn những cơ hội làm giàu cho bản thân và làm hài lòng những quan thầy của họ như Nga, Tàu. Còn lại những chữ Quốc gia, dân tộc có chăng chỉ là những bình phong che đậy những thủ đoạn tham lam và đớn hèn của bản chất. Như vậy, những ai cho rằng con người CS cũng yêu nước, thương dân, chỉ là những kẻ ngu xuẩn đang làm con rối, tuyên truyền không công cho đám hình người dạ thú CSVN mà thôi. Và đây cũng là câu trả lời là tại sao người dân hải ngoại không ủng hộ đường lối canh tân của đảng Việt Tân, mà ngược lại đa số lại chống đối, tẩy chay.

Tóm lại, với tất cả kinh nghiệm xương máu của người dân Việt dưới chế độ CSVN từ hơn nửa thế kỷ qua đối với miền Bắc và hơn 30 năm qua đối với miền Nam, có lẽ chẳng ai còn có thể lầm cái tình “yêu nước, thương dân” đốn mạt của CSVN, ngoại trừ một số thành phần chỉ vì những danh lợi cá nhân, cam tâm bóp chết lương tri, cúi lưng, cong lưỡi ngụy biện tung hô, hoặc một vài nhóm đang lợi dụng danh nghĩa VNCH, nhi nhô quấy rối, tạo nhiễu loạn, để tất cả người dân thiếu cảnh giác với những việc quan trọng có hại đến Quốc gia, dân tộc mà CSVN đang thực hiện. Vì thế, trong cộng cuộc đấu tranh tìm tự do, dân chủ cho Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn với những trận hỏa mù do CS và thành phần tay sai tung ra. Mong rằng tất cả nên người bĩnh tĩnh, sang suốt nhận định, cố gắng mọi nỗ lực, hầu có thể nhanh chóng đạt thành sở nguyện.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Tài liệu tham khảo:
[1]
Thiện Giao, phóng viên RFA, 2008 Vụ bô-xít: Ai đã quyết, và Ai sẽ phủ quyết?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bloggers-with-the-government-decision-of-exploring-bauxite-TGiao-02112009161003.html

[2] Quyết định 167/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 01/11/2007 Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
www.moi.gov.vn/LDocument/Upload/2007111310501594999330.doc

-Phạm Thanh Phương-


(Tản Mạn)


Từ lâu, không biết từ bao giờ, Trâu đã trở thành một loại gia súc rất thân thương trong đời sống nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Trâu là một hình ảnh rất gần gũi với đời sống xã hội, nhất là những quốc gia nông nghiệp như VN chúng ta.

Cũng như những con vật khác, đầu tiên Trâu sống nơi hoang dã trong những khu rừng nhiệt đới như Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Việt Nam và cả miền Bắc của nước Úc. Tuy vậy, cũng không ai xác định được từ lúc nào Trâu đã được thuần hóa để trở thành một loại gia súc phục vụ cho đời sống loài người.

Nói về Trâu có hai loại trắng và đen, Trâu là một loại tuy chậm chạp nhưng rất khỏe, da dầy không có tuyến mồ hôi nên rất dai sức. Trọng lượng trung bình của Trâu thường từ 250kg đến 500kg, có cặp sừng rất dài và rất khỏe dùng để tự vệ khi bị tấn công. Tuy nhiên, có lẽ trong điều kiện đã thuần thục sống chung với loài người, Trâu nhà trở nên nhỏ hơn so với Trâu rừng trong điều kiện hoang dã. Theo nhiều tài liệu cho biết, một con trâu rừng to và khỏe gấp đôi trâu nhà, hoạt động nhanh nhẹn hơn và nặng từ 800kg cho Trâu cái và 1200kg cho Trâu đực.

Ngoài ra, người ta còn tìm thấy dấu tích của một loại Trâu tí hon trên đảo Cebu (Phi Luật Tân), sau khi khảo sát 2 cái răng và 2 đốt xương sống đã tìm được, các khoa học gia xác quyết, đây là một loại trâu tí hon đã tuyệt chủng cách đây cả chục ngàn năm và đặt cho nó một cái tên khoa học là Bubalus cebuensis. Các khoa học gia cũng phỏng đoán lại Trâu này có chiều cao khoảng 75cm và nặng chừng 150kg. Hiện nay những di tích này đang được trưng bày tại viện bảo tàng “Field Museum” Chicago, Hoa Kỳ. Cũng tại phi Luật Tân, trên đảo Mindoro người ta cũng thấy có loại Trâu nước nhỏ con, cao chừng 90cm và nặng chùng 270kg và có tên khoa học là Bubalus mindorensis. Tuy thế loại này vẫn lớn hơn lại trâu tí hon Bubalus cebuensis rất nhiều.

Nói về đời sống của Trâu, Trâu sinh nở mỗi năm một lần và mỗi lần chỉ một con, thông thường thì loài Trâu mang thai mười hai tháng mới sanh, khi trâu còn bé được gọi là nghé khi trưởng thành mới được gọi là Trâu..... Thực phẩm chính của Trâu là cỏ, nhưng khi thiếu cỏ trâu cũng sống được với những bó rơm khô, trâu có răng rất to nhưng không bén nhọn như loài thú khác và lúc nào cũng nhai, vì trong cơ thể có bao tử phụ đễ dự trữ thức ăn, vì thế miệng trâu lúc nào cũng hoạt động lép nhép mà người ta gọi là loài nhai lại.

Vào thời gian trước đây khi văn minh cơ khí chưa phát triển, tại những quốc gia nông nghiệp, Trâu giữ vai trò lao động chính trong xã hội. Ngoài ra, Trâu còn là nguồn cung cấp thực phẩm như sữõa trâu, thịt trâu, đến cả bao tử trâu, da trâu cũng đều hữu dụng. Người ta dùng da Trâu trong nhiều việc như làm giầy, dép, dây kéo cày, v,v.... Riêng bao tử trâu dùng đựng nước, rượu rất tốt và rất bền với một dung tích có thể hơn 20 lít.

Với một sức khỏe bền bỉ, ngoài việc cày ruộng, Trâu còn dùng để kéo xe, tuy chậm chạp nhưng có thể di chuyển được cả tấn hàng hóa trên một đoạn dường dài. Ấn Độ là quốc gia nuôi nhiều Trâu nhất thế giới, vì một số rất đông người Ấn coi bò như là một linh vật, vì thế ngoài lãnh việc dùng sức lao động của Trâu, người ta cũng cần dùng một số lượng lớn sữa và thịt trâu trong đời sống xã hội hàng ngày.

Riêng tại VN cũng là một nước nông nghiệp, vì thế nói đến Trâu, người ta thường hình dung ra nột hình ảnh cần mẫn, chiïu đựng và khoẻ mạnh, không thể thiếu trong lãnh vựïc phát triển đời sống kinh tế trước khi văn minh cơ khí xuất hiện ồ ạt. Do đó, hình ảnh Trâu rất thân thương đã gắn liền trong xã hội và ngay cả trong văn học.

Để nói về sự lợi ích của trâu, tục ngữ có câu “Ruộng sâu, trâu nái, con gái đầu lòng” hoặc “Con Trâu là đầu cơ nghịêp”. Nói về nếp sống thanh bình nơi thôn dã, người ta thường nói đến cảnh trẻ em bé ngồi trên lưng trâu thả diều với tiếng sáo vu vu trên bầu trời trong xanh thanh bình, hay những cuộc vui như tắm trâu, trọi trâu,v,v..

Trong đời sống nông thôn VN, trâu là một con vật rất thân thương và cũng chia sẻ nhưng khó nhọc, hưng suy của đời sống xã hội qua bài ca dao:

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, Trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa trổ bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Mặc dù ai cũng biết Trâu và Ngựa là loại gia súc hữu ích và rất gần gũi nhất với đời sống nhân loại nói chung và VN nói riêng, nhưng không hiểu tại sao trong ngôn ngữ VN lại tỏ ra miệt thị hai loại gia súc này một cách rất thậm tệ, chẳng hiểu như thế có bất công lắm không ? Người ta đã dùng Trâu để ví von nhiều sự việc hay hiện tượng xấu như: Để chỉ một người chậm hiểu, ngờ nghệch người ta ví “ngu như trâu” hay “đàn gẫy tai trâu”, với một người nói hoài không chịu nghe thì lại ví “Lì như trâu”, nói đến loại người côn đồ, lưu manh như dám CS thì họ lại gọi là bọn “đầu trâu, mặt ngựa”, hoặc bọn tay sai vô liêm sỉ chỉ biết sống vị kỷ cong lưng làm “thân trâu ngựa” cho CS để có những hành xử trái khoáy “đâm sau lưng chiên sĩ” như chúng ta đã từng thấy trong mặt trận đấu tranh chung tại hải ngoại. Khi nói đến một hoàn cảnh đòi sống khó khăn gấp khúc, không có lối thoái, người ta chán nản buông xuôi và tự an ủi “Mài sừng cho lắm cũng là trâu”. Ngay trong một vài động vật khác cũng có tên như “ruồi trâu, cá lưỡi trâu”,v,v.... Ví sự khỏe mạnh “khỏe như trâu”, chỉ sự vất vả “làm như trâu”. Nói về sức khoẻ của phái nữ trong cái tuổi trăng tròn lẻ “Gái mười bảy, bẻ gẫy sừng trâu”, v.v. Trong dân gian những phụ nữ mang thai quá thời gian bình thường 11 hay 12 tháng mới sanh được gọi là “chửa trâu”. Ngoài ra trâu còn được dùng chỉ một hiện tượng “già không nên nết” như hiện tượng các bác “Việt kiều’ lợi dụng sự khốn khổ của dân mình dưới ách CS, về VN lợi dụng thân xác gái tơ, người ta thường nói “trâu già thích gặm cỏ non”. Riêng sự kiện này thì theo nghĩa đen thấy có cái gì đó không ổn. Một số người lý luận, trâu già sức khỏe kém, hàm răng đã rệu rạo rồi, thì làm sao có thể nhai rơm hay cỏ già, vì vậy nếu trâu già mà thích gặïm cỏ non cũng là chuyện bình thường hợp lý thôi, đâu có gì phải than phiền, phải không qúy vị.

Các tục lệ ngày lễ về trâu:

Lễ trọi trâu

Trở lại hình ảnh con trâu trong văn hóa VN, một vài nơi có tục lệ “chọi trâu” như tại Đồ Sơn miền Bắc VN. Tục lệ “chọi trâu” không biết xuất phát từ bao giờ nhưng tại Đồ Sơn có câu ca dao:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Tục lệ “chọi trâu” tại Đồ Sơn không đơn thuần chỉ vui chơi mà còn mang tính thiêng liêng trong đời sống tâm linh của người dân. Theo nhiều sự tìm hiểu cho biết, lễ “chọi trâu” còn mang ý nghĩa tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, cầu nguyện cho sự hưng thịnh của địa phương với “mưa thuận, gió hòa”.

Lễ cúng vía trâu

Mốt số làng người Mường, Thái còn có tục lệ “cúng vía trâu” vào dịp tết của họ. Lễ được tổ chức vào ngày 14-7 âm lịch, thời gian này tất cả công việc đồng áng đã hoàn tất, trâu và người đều được nghỉ ngơi dưỡng sức chuẩn bị cho mùa tới. Ở đây cúng vía trâu để tạ ơn thần linh đã giúp họ làm ăn trong năm qua. Trâu đối với đời sống thôn dãõ rất quan trọng bởi sự vất vả của trâu đã giúp người quá nhiều, sự vất vả ấy cũng hòa đồng và gắn liền với sự vất vả của nông dân, do đó “cúng vía trâu” còn mang ý nghĩa như một sự tạ ơn và cảm thông.

Lễ đâm trâu

Theo tục của dân Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, hàng năm dân làng tổ chức một lần hội đâm trâu rất lớn vào đầu tháng chạp âm lịch. Lễ đâm trâu này mang ý nghĩa tưởng nhớ công ơn tổ tiên đã xây dựng và giữ gìn làng mạc. Ngoài ra cũng có những lễ đâm trâu nhỏ để cúng thần linh, cầu an khi người ta bị bệnh hay tai nạn bất ngờ. Đây là những cổ tục, nhưng vẫn còn duy trì đến ngày nay.

Tóm lại, trâu là một con vật rất thân thương, không thể thiếu trong xã hội loài người, nhất là những quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, vì vậy hình ảnh con trâu cũng từ đó đã đi sâu trong vào đời sống và văn hóa dân tộc Việt. Trong ngày tết người ta cũng thường bày bán những bức tranh một em bé ngồi thổi sáo trên lưng trâu để chỉ sự thanh bình, hồn nhiên, nhàn hạ. Nhưng những hình ảnh đơn sơ ấy, giờ đây lại là một sự kháo khát mỏi mòn của toàn dân Việt dưới chế độ CSVN. Tuy hình ảnh này rất tầm thường, đơn sơ và mộc mạc, nhưng ngày nay hầu như đã biến mất trên quê hương Việt Nam, bởi lẽ dưới chế độ CS, số trâu cũng bớt rất nhiều và con người đã thay thế hình ảnh con trâu trên những cánh đồng khô, cỏ cháy. Hơn nữa, số ruộng đất cũng đã thu hẹp quá nhiều và tập trung trong tay nhà nước, không còn những tiếng sáo vi vu trên lưng trâu, hoặc những tiếng vui đùa của trai gái làng cùng con trâu trên đồng ruộng. Ngược lại, người ta chỉ nghe được những tiếng kêu gào, than khóc tức tưởi của từng đoàn người lang thang “khiếu kiện” đòi nhà đòi ruộng của tầng lớp nông dân, tận cùng khốn khổ của loài người. Đây cũng chính là tuyệt tác ưu việt của cái gọi là “thiên đường XHCN” vậy.

Sau cùng, người viết cũng xin xác định, đây chỉ là một bài viết mang tính tản mạn, mong có thể chia sẻ cùng độc giả một ít kiến thức và tâm tư trong dịp xuân về, tất cả dữ kiện được sưu tầm, lượn lặt từ nhiều nơi. Do đó, chắc chắn có rất nhiều sai sót. Kính mong quý độc giả thứ lỗi và kính chúc qúy độc giả một mùa xuân con Trâu an khang, thịnh vượng. Hy vọng bững hình ảnh thân thương tiếng sáo thanh bình của trẻ em trên lưng trâu sẽ sớm trở về trên quê hương, hầu giải thoát những cơ cực, đầy máu và nước mắt do CSVN tạo ra từ trên nửa thế kỷ nay.

* Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

-Phạm Thanh Phương-

Tâm lý chung trong cuộc sống, người ta thường áp dụng câu tục ngữ “Xấu che-Tốt khoe”. Tuy nhiên cũng tùy việc mà khoe hay che, có những cái xấu thậm tệ, nguy hiểm, càng che càng tạo ra nhiều tai họa cho chính bản thân và cho cả tha nhân. Những cái xấu ấy không thể che mà phải chấp nhận đối diện sự thật để sửa chữa, thay đổi như tình trạng tham nhũng, bóc lột, đàn áp, khủng bố tại Việt Nam dưới chế độ độc tài toàn trị của CS, hoặc cái tinh thần và hành xử vong nô, tàn dân hại nước,v,v.... Từ những cái xấu ấy, nếu cứ cố gắng dùng những thủ đoạn lưu manh che đậy thì chẳng những không che được, mà ngược lại nó lại càng lộ rõ cái xấu xa, tội lỗi một cách thô thiển để trở thành tấm bia đàm tiếu cho thiên hạ phỉ nhổ, chê cười.

Cũng trong vấn đề này, xuyên qua bài diễn văn nhậm chức cuả Tân Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama vừa qua, đại đa số người dân Việt trên khắp thế giới đã nhìn thấy cái “Xấu che” một cách thô thiển, ấu trĩ, mang tính lưu manh của giới truyền thông CSVN. Trong sự kiện này, dù bất cứ lý do gì, dốt nát hay mặc cảm, CSVN cũng đã để lộ cho thấy cái bản chất lưu manh, cố hữu không kề thay đổi, mặc dù đang sống trong một thế giới văn minh tiến bộ hôm nay. Hơn nữa, sự cắt xén của CSVN cũng bạch hóa được cái bản chất vong nô, hèn nhược như một con chó chỉ biết vẫy đuôi theo ông chủ. Điều này đã quá rõ ràng khi truyền thông Trung Cộng cắt xén, ăn bớt bài diễn văn của Tổng thống Obama, tất nhiên CSVN sẽ tự động phải chạy theo như một hiện tượng của vô thức.

Nhìn lại bài diễn văn của TT Obama, có lẽ không ai có thể phủ nhận những tế nhị tuyệt hảo, trong sáng nhưng quả quyết và đầy đủ ý nghĩa trong thực tế. Tuy vậy khi chuyển dịch sang Việt ngữ, truyền thông CSVN đã cố cắt xén một cách rất ấu trĩ và bỉ ổi, đáng lẽ không thể xẩy ra bất cứ nơi đâu trên thế giới, nhất là lại xẩy ra trong giới truyền thông. Sự cắt xén này không những chỉ thể hiện lòng bất kính đối với một vị lãnh đạo quốc gia một cường quốc mà còn tự phỉ nhổ lên cái liêm sỉ của họ và luôn cả nền tảng văn hóa của dân tộc. Đây là một điều nhục quốc thể mà chỉ có những chế độ và con người CS mới đủ can đảm thực hiện.

Theo bản dịch của Vietnamnet (<http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/01/824988>), bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama nguyên văn:

Recall that earlier generations faced down fascism and communism not just with missiles and tanks, but with sturdy alliances and enduring convictions’.

Tạm dịch:

“Xin qúy vị nhớ cho rằng, những thế hệ trước đã đương đầu với chủ nghĩa phát-xit và chủ nghĩa Cộng Sản không chỉ bằng phi đạn và xe tăng, mà bằng cả những mối quan hệ đồng minh vững chắc và những niềm tin qủa quyết”...

Tuy nhiên, trong đoạn văn này, Vietnamnet đã cắt bỏ nhóm chữ “Chủ Nghĩa Cộng sản” khi chuyển dịch. Như vậy, thì thử hỏi danh dự và liêm sỉ đã để nơi đâu?

Một điều đáng nói là tại sao CSVN lại sợ nhắc đến “Chủ Nghĩa CS” phải chăng đây chính là một điều xấu xa cần phải che đậy. Cái ngu xuẩn của CSVN là sự cắt xén này đã không làm cho người ta có thể nghĩ tốt về CS, mà ngược lại chỉ làm tăng thêm cái mặc cảm tự ti và bạch hóa được bản chất lươn lẹo đốn mạt của những con người CS không bao giờ thay đổi dù đang được cả thế giới giáo hoá.

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là, nếu những con người CS đã biết cái chủ nghĩa thổ tả ấy là tập trung tất cả những điều xấu xa, băng hoại, nó chỉ có thể đem lai cho loài người những khổ ải đầy máu và nước mắt, thì tại sao cứ phải ngu xuẩn ôm ấp mãi làm gì? Hay sự cắt xén này chỉ đơn thuần xuất phát từ bản chất vong nô, chỉ biết chạy theo quan thầy Trung Cộng trong vô thức.

Cũng trong sự kiện này đa số thắc mắc, dù sao cũng là con người, tại sao CSVN không đủ can đảm đối diện sự thật, can đảm vất nó vào thùng rác của lịch sử những các nước Đông Âu đã thực hiện. Như vậy thử hỏi có phải những con người CSVN ngu đần và hèn hạ lắm không? Chẳng những ngu đần, hèn hạ, mà còn trơ trẽn, trâng tráo, bịp bợm một cách rất thô thiển, ấu trĩ ngoài sự tưởng tượng của nhân loại, trong cái trò hề “Dùng vải thưa để che mắt thánh” vậy.

Ở một đoạn khác trong bài diễn văn của Tổng thống Obama nguyên văn:

“To those who cling to power through corruption and deceit and the silencing of dissent, know that you are on the wrong side of history; but that we will extend a hand if you are willing to unclench your fist.”.

Tạm dịch:

“Đối với những ai bám víu vào quyền lực bằng tham nhũng, gian trá và bằng cách bịt miệng đàn áp những người bất đồng chính kiến, hãy biết rằng quý vị đang đi ngược trào lưu của lịch sử. Nhưng chúng tôi sẵn sàng đưa tay giúp đỡ, nếu quý vị sẵn sàng từ bỏ bạo lực”.

Trong đoạn này Tổng thống Obama không hề nhắc đến bất cứ quốc gia nào hay tập đoàn nào. Tuy nhiên, có lẽ vì “có tật, giật mình” nên CSVN ra chỉ thị phải cắt bớt chữ “deceit”, bởi lẽ chữ này mang ý nghĩa bịp bợm mà lại là bản chất của con người và chế độ CSVN. Chính vì thế đa số cũng cho rằng, có lẽ CSVN nhận thấy, nếu để nguyên chữ “deceit”, là vô hình trung đã làm nổi bật nét đặc thù của họ. Rất tiếc CSVN lại che đậy một cách quá thô thiển, nên thay vì che đậy thì ngược lại, họ lại làm sáng tỏ cái bản chất bịp bợm ấy một cách rõ nét hơn.

Với bản chất gian manh cố hữu, CSVN chỉ cần bịp mà không biết những sự kiện qúa rõ ràng không thể bịp. Việc ấu trĩ và khôi hài hơn nữa trong một đoạn khác Tổng Thống Obama nói:

“For us, they fought and died, in places like Concord and Gettysburg; Normandy and Khe Sanh”.

Tạm dịch:

”đối với chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh ở những nơi như Concord và Gettysburg; Normandy và Khe Sanh”.

Thực ra đoạn văn này, Tổng thống Obama không ám chỉ bất cứ việc gì, chỉ đơn thuần nhắc đến một vài địa danh mà người lính Mỹ đã từng chiến đấu hào hùng và hy sinh. Tổng thống Obama nói đến những địa danh ấy không ngoài mục đích nhắc nhở người dân Mỹ không thể quên công ơn của những người đã đóng góp xương máu trên dòng lịch sử lập quốc, kiến quốc và tạo nên một nước Mỹ hùng mạnh như hôm nay.

Thiết nghĩ câu nói trên chỉ mang một ý nghĩa rất đơn thuần “Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây”. Nhưng vì “có tật, giật mình” nên CSVN cảm thấy như một sự ám chỉ đến những tội lỗi đốn mạt của họ, vì vậy họ phải cắt xén khi chuyển dịch.

Riêng trong đoạn này, một số người cho rằng khi nhắc đến địa danh Khe Sanh là nhắc đến sự thất bại đau buồn, nhục nhã của CSVN tại nơi đó. Tuy nhiên, lý luận này thiếu phần thuyết phục, bởi trong chiến tranh sự thành bại không phải là vấn đề nhục nhã để phải quay quắt, mặc cảm né tránh. Thí dụ như người Pháp vẫn nhắc đến trận Điện Biên Phủ, cộng đồng người Việt hải ngoại vẫn làm lễ kỷ niệm trận chiến Hoàng Sa năm 1974 và ngày đen tối nhất của đất nước 30-4-1975. Cái quan trọng là sự thành bại ấy được mang ý nghĩa như thế nào. Riêng người Việt hải ngoại nhắc đến sự chiến bại của trận chiến Hoàng Sa là để vinh danh chính nghĩa của những anh hùng vị quốc vong thân, không hèn nhược cắt đất biển cho ngoại bang như CSVN đã thực hiện. Ngoài ra, sự tưởng niệm ngày 30-4-1975 là để phơi bày cái lưu manh, tàn ác, đốn mạt của CSVN. Ngược lại khi CSVN nhắc đến Khe Sanh, là vô hình trung nhắc đến sự vong nô hèn nhược của chế độ và con người CS. Điều này cũng chẳng che giấu được ai, và ngay tự chính bản thân họ cũng biết, trong cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, CS Bắc Việt chỉ là tên tay sai, làm theo lệnh CS quốc tế. Hơn nữa, cái đau đớn nhất và tội lỗi nhất của CSVN là chỉ vì bản chất vong nô hèn nhược, nên đã coi thường xương máu hàng triệu thanh niên vô tội miền Bắc, dùng xương máu dân tộc mình để phụng sự mưu đồ bất chính của ngoại bang. Đây cũng chính là một trong những vết nhơ của lịch sử không bao giờ phai nhạt trong lòng dân tộc, mà CSVN cần che giấu. .

Xuyên qua một vài sự kiện nêu trên, có lẽ đã làm sáng tỏ thêm cho một chân lý bất khả di là CS lúc nào cũng là CS, họ chỉ biết bịp bợm và xử dụng bịp bợm như “kinh nhật tụng” trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù cho những sự việc đã qúa rõ ràng, tất cả thế giới đều biết. Do đó, những ai kêu gọi đối thoại phải trái với CSVN hầu có thể “cảm hoá” hay “giác ngộ” hầu cùng bắt tay cùng “canh tân” đất nước đều là những điều không tưởng. Hay có thể nói chính xác hơn, đó cũng chỉ là những bịp bợm trong những ý đồ nào đó không trong sáng, hoặc cũng chỉ là một “loài tương cận” với CSVN.

* Phạm Thanh Phương (Úc Châu)