"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."



 Phạm Thanh Phương 



Thế giới ngày nay đã đi vào thế kỷ 21, một thể kỷ văn minh của nhiều nhiều mặt, trong đó dĩ nhiên không thiếu phần phát triển xã hội nhân bản. Tuy nhiên, sự văn minh tiến bộ này hầu như chỉ được giới hạn ở các nước Tự do, Dân chủ như một thế giới riêng biệt của loài người, nó không thể nào thẩm thấu, soi sáng đến những vùng tối tăm nơi các chế độ độc tài, toàn trị, trong đó có CSVN. Với bản chất gian ác, tham lam, những con người CS rất khó có thể thoát ra khỏi cái u mê luẩn quẩn, để họ có thể cập nhật với đà tiến triển cuả  nhân loại, hầu có thể hoà nhập với một xã hội nhân bản, để tạo được một đời sống an vui tự tại cho ngươì dân giống như tất cả những người trong thế giới tự do. Tuy nhiên, dù sống trong hoàn cảnh bị cai trị, bưng bít của một tập đoàn u mê, man rợ, nhưng trước ánh sáng văn minh của nhân loại, người dân Việt Nam vẫn cố gắng tìm cho mình một phương tiện, để có thể cập hiểu, so sánh, định lại vị trí của chính mình với hiện tình đất nước. Do đó, dù muốn hay không những tuyên truyền, bịp bợm của CS cũng không còn có thể bít mắt được người dân như những ngày tháng của thập niên 30-40 như xưa.





Nhìn vào thực tại để thấy được trong những năm gần đây, CSVN đã cố gắng hao tổn rất nhiều trí lực, tài lực, cũng không ngoài mục đích mong khống chế người dân đi vào cái vòng luẩn quẩn u tối ấy của họ.Nhưng rất tiếc, kết quả cáng ngày càng cho thấy được những thất bại não nề không thể tránh. Biết bao nhiêu chương trình kế hoạch được đưa ra áp dụng, biết bao nhiêu nghị quyết, quyết dịnh mang tính khủng bố, răn đe. Tất cả cũng không thoát được cái cảnh “Dã tràng se cát”. Người dân vẫn sáng suốt nhìn ra cái chân giá trị của dòng đời, và cái thực hư, trắng đen của chế độ. Tuy là vậy, nhưng trước bản năng sinh tồn trong một nhà tù vĩ đại CSVN, đại đa số người dân vẫn sợ những tai hoạ đến với bản thân, gia đình và sợ cả sự liên lụy bi thương có thể dưa đến cho thân bằng, quyến thuộc. Tuy nhiên, sức chịu đựng của con người chỉ có một giới hạt nhất định, trong khi sức ép từ bè lũ xuẩn động CSVN mỗi ngàymỗi tăng. Do đó, trong cái thế “tức nước, vỡ bờ”, chữ sợ trong lòng dân tộc đã từ từ suy giảm, để hôm nay cũng đã có được khá nhiều nhân vật, chấp nhận thương đau, cất lên tiếng nói của lương tri, hầu có thể thức ngộ lòng người trước cảnh tồn vong của đất nước và dân tộc.





Nói về “Sợ & Không Sợ”, theo một cái nhìn chung, dưới bất cứ một chế độ độc tài toàn trị nào đều dùng sự sợ hãi để khống chế người dân. Tuy nhiên, đến khi người dân hết sợ, tất nhiên nỗi sợ  ấy sẽ tự động chuyển qua cho chế độ hay những kẻ cầm quyền, nó gần như là một định luật tự nhiên của vũ trụ. Bằng chứng cho thấy, tất cả những hành vi bắt bớ, cầm tù các “Nhà đấu tranh dân chủ” hoặc đàn áp Tôn giáo của CSVN đang gia tăng một cách trơ trẽn, chứng tỏ nỗi sợ hãi đang tăng dần trong guồng máy cai trị CSVN.



Cả một hệ thống tự hào là “Đỉnh cao trí tuệ” mà hệ thống luật pháp lúc nào cũng mơ hồ, loạn xà ngầu như một mớ giấy lộn, gạn lọc mãi mới đưa ra được cái điều 88, nhai đi nhai lại như một tấm giẻ rách, không hơn, không kém. Bất cứ điều gì xẩy ra, chế độ cảm thấy sợ, đều được quy vào điều 88. Hầu như cả chế độ chỉ có điều 88 làm bùa hộ mạng, nó như một loại “phép thần thông” để bảo vệ tất cả những khuất lấp, gian tà , ngu xuẩn của họ. Nếu cho rằng điều 88 này được chế độ coi như một ”phép thần thông” thì cũng chẳng ngoa tí nào, vì chính điều 88 được áp dụng trên mọi lãnh vực từ to đến bé, nó được biến hoá theo từng sự việc. Kèm theo điều 88 là một đống nghị quyết, quyết định được đưa ra lả tả như lá muà thu, nhiều cái đã chửi vào mắt nhau chan chát, khiến người dân cũng chẳng hiểu nhà nước muốn nói gì, và có lẽ chính nhà nước cũng không hiểu được họ đang làm cái giống gì nữa, chỉ biết đưa ra như một cái máy vô hồn đẻ tự trấn an mà thôi.





Bằng chứng mới đây, khi cái quyết định 97 ra đời, nhằm bịt miệng Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) nói riêng và toàn dân nói chung. Rất may, Viện Nghiên Cứu Phát Triển đã nhận ra cái quái đản của nó, và cũng nhận ra họ không thể chấp nhận bị một lũ xuẩn khống chế, bịp bợm thên nữa và cũng chẳng có biện pháp nào thay đổi hoàn cảnh., đành phải tuyên bố giải tán để bày tỏ lập trường. Sự giải tán Viện Nghiên Cứu Phát Triển là một quyết định sáng suốt như cho dám lãnh đạo CSVN biết rằng họ không thể chấp nhận  cái cảnh “Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy” như hoàn cảnh tréo ngoe cuả Quân Cán Chính VNCH đã phải gánh chịu sau năm 1975 trong cái trại tù rải rác trên toàn cõi đất nước. Ngoài ra, sự kiện giải tán  Viện Nghiên Cứu Phát Triển cũng chứng tỏ sự sơ hãi không còn nằm trong họ, mặc dù họ cũng là một cơ quan thuộc guồng máy ngu xuẩn CSVN.





Nhận thấy quyết định 97 đã vô hiệu, không thể làm những con ngưởi “trí thức” trong Viện Nghiên Cứu Phát Triển phải sợ hãi để tiếp tục cúi đầu đóng vai trò con rối của chế độ. Ngày 14-10-2009, Nguyễn tấn Dũng lại phải tiếp tục lên tiếng hù dọa “sẽ xử lý những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện Nghiên Cứu Phát Triển.”. Trước lời tuyên bố này của Dũng, lại nhớ đến lời nói của ông Boris Yeltsin”Cộng Sản không thể thay đổi mà phải dẹp bỏ”. Đúng vậy, dù đang hội nhập với thế giới văn minh của thế kỷ 21, nhưng đường lối, chính sách và hành xử cũng chẳng khác nào tên đại đồ tể Hồ Chí Minh từ thập niên 40 khi xưa. Cũng cái lối đưa quyết định, không sợ thì hù doạ, doạ mãi không sợ thì cuối cùng mang cái bùa điều 88 là xong. Tuy nhiên, nhìn vào hoàn cảnh đất nước ngày nay, dân trí đã không còn như xưa, hơn nữa hệ thống truyền thông toàn cầu đã quá tối tân đã đưa nhân loại đến gần nhau hơn. Do đó, CSVN cũng sẽ không còn biện pháp nào để làm tăng được chữ sợ trong lòng dân tộc. Và ngược lại, họ phải sợ trước sự ý thức của người dân.





Xoay quanh sự kiệm “Quyết Định 97”, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển đã gửi thư lên Bộ Tư Pháp và Quốc Hội yêu cầu phải "xử lý" cái “Quyết Định 97”. Theo Ts A nhận định, “Quyết Định 97” là một quyết định phi pháp và vi hiến, nó xâm phạm quyền làm người một cách trầm trọng, và tất nhiên sẽ đưa đất nước từ suy thoái này đến suy thoái khác. Bởi lẽ, CSVN sẽ không bao giờ có được những đóng góp ích quốc, lợi dân từ giới “trí thức”, để tiếp tục đưa đất nước lăn lộn trong cái đói khổ, u mê, lạc hậu mà thôi. Đồng thời ông A sẵn sàng chấp nhận những hậu quả xấu nhất với “lá bùa 88” cuả CSVN như những ông Phạm Văn Trội, Vũ Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, và hàng chục nhưng nhà trí thức khác đang và đã cất  lên tiếng nói, đòi các quyền căn bản của con người cho tất cả dân tộc Việt Nam.





Trở lại chữ “Sợ & Không Sợ”, giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett do Human Rights Watch (Tổ chức theo dõi nhân quyền) năm nay đã quyết định trao cho sáu “ Nhà Đấu Tranh Dân Chủ” Việt Nam. Trước sự kiện bất ngờ này đại đa số nhận định, đối với người Việt Nam sáu giải nhân quyền này đã thay cho lời xác định của nhân loại là nhưng gì các “Nhà Đấu Tranh Dân Chủ” đã và đang thực hiện chính là những tiếng nói lương tri của nhân bản. Đồng thời, đây cũng là một chất liệu làm tăng sự sợ hãi của tập đoàn cai trị CSVN và cũng sẽ góp phần vào công việc triệt tiêu nỗi sợ hãi trong lòng dân tộc. Hơn nữa, sáu giải nhân quyền này cũng như một thông điệp nhắn nhủ những người Việt Nam  can đảm trực diện trong đấu tranh hiểu được, sự chiến đấu cho lý tưởng và lương tri của họ rất cao cả và cũng sẽ chẳng bao giờ bị cô đơn.



Tóm lại, thế giới ngày nay không còn cách biệt như ngày xưa, dân trí Việt Nam cũng không còn nằm trong thập niên 30- 40. Như vậy, tập đoàn CSVN cũng không còn cơ hội bịp bợm, hoặc phát triển thú tính một cách mạnh mẽ, trắng trợn như trước. Do đó, đây chính là thời điểm tất cả người dân chúng ta trong cũng như ngoài nước cần nên quan tâm nhiều hơn, thực hiện sự ý thức và chính nghĩa trước tình hình bi đát của đất nước. Đồng thời cũng là lúc đánh tan sự sợ hãi trong nội tâm, phát huy truyền thống “Uy vũ bất năng khuất” của tiền nhân trên dòng lịch sử, để cùng nhau đứng lên tạo một trang sử mới hào hùng, rửa được nỗi nhục cho Tổ quốc và nỗi hờn của dân tộc do bọn tội đồ CSVN gây ra.





Phạm Thanh Phương


Phạm Thanh Phương

Đọc “Thư Cáo Lỗi” về việc hủy bỏ “Ngày Truyền Thống Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức lần thứ 58” do Trưởng Ban Tổ Chức Nguyễn Hoàng Dũng ký ngày 07-10-2009, chúng tôi cảm thấy rất bàng hoàng vì không hiểu tại sao lại xẩy ra câu chuyện quái đản như thế này. Một sự việc không thể xẩy ra, nhất là trong hoàn cảnh lưu vong, khi con đường dang dở đối với Tổ quốc và dân tộc vẫn chưa toại nguyện, đang cần nhiều bàn tay, khối óc của mọi tầng lớp, nhất là tập thể cựu quân nhân, trong đó thành phần “Thủ Đức” vẫn là một lực lượng quan trọng. Để đi tìm nguyên nhân, chúng tôi có thăm hỏi một số vị niên trưởng và biết được một số việc có thể nói là rất đau lòng, e rằng nó sẽ mang ảnh hưởng xấu đến danh dự “Gia Đình Thủ Đức NSW” nói riêng và tất cả Cựu Quân Nhân nói chung.

Ngược dòng thời gian nhiều năm trên đất Úc, có lẽ ai quan tâm sinh hoạt trong cộng đồng đều không thể phu nhận “Hội Thủ Đức NSW” là một tập thể trước sau như một, vẫn một lòng chung thủy giữ vững tinh thần đoàn kết “Huynh Đệ Chi Binh” và truyền thống “Cư an- Tư nguy”, giữ gìn nhân cách và đề cao tinh thần “Tổ quốc- Danh dự- Tránh nhiệm” của người lính QL/VNCH một cách trọn vẹn qua hành xử nội bộ, và những tích cực gắn bó với CĐ sở tại trong mọi sinh hoạt, từ văn hoá đến chính trị, đấu tranh. Tuy nhiên, rất tiếc kể từ khi Liên danh ông Đào Hữu Xuân đắc cử nhiệm kỳ 2007-2009 đến nay, trong Hội đã xẩy ra những chuyện không hay, làm phiền lòng rất nhiều hội viên. Đồng thời những chuyện không hay ấy cũng để lại một cái nhìn không mấy thiện cảm từ đồng hương đối với “Hội Thủ Đức NSW” nói riêng mà tập thể Cựu Quân Nhân nói chung.

Mặc dù đã xẩy ra nhiều việc không hay, nhưng vì tinh thần “Huynh Đệ Chi Binh”, không ai muốn lên tiếng trên công luận, e rằng lại vướng vào cái cảnh “Vạch áo cho người xem lưng”. Tuy nhiên, sau khi được tin “Hủy Bỏ Ngày Truyền Thống Liên Trường VKTĐ lần thứ 58” qua lá “Thư Cáo Lỗi” mà ông Nguyễn Hoàng Dũng đã ký ngày 07-10-2009,  chúng tôi đành phải mạnh dạn góp ý trước công luận, mong rằng có thể nới rộng dư luận, bảo vệ danh dự của Hội và niềm tin chung trên con đường dang dở của cuộc chiến chống CS, tìm tự do, an bình cho quê hương.

Nhân đọc “Thư Cáo Lỗi” về việc hủy bỏ “Ngày Truyền Thống Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức lần thứ 58”,  cũng xin nhắc lại về Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức được thành lập vào ngày 09-10-1051 và trong 24 năm (1951-1975),  trường đã đào tạo được tất cả 55 ngàn sỹ quan, trong đó có 23 vị tướng phục vụ trong tất cả mọi Quân Binh chủng trong QL/VNCH. Với con số này, có lẽ ai cũng hiểu Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức là một lực lượng chỉ huy chủ lực cuả cuộc chiến “Bảo Quốc-An Dân” trước năm 1975. Cũng theo truyền thống ấy, ngày nay trong các Hội đoàn, Đoàn thể, các tổ chức Cộng Đồng, đảng phái chính trị đấu tranh chống CS, đi tìm tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc, thậm chí cả trong giới truyền thông, lực lượng cựu SQTB Thủ Đức cũng vẫn là một con số đông nhất, đã và đang hiện diện trên mọi lãnh vực. Vì vậy, kể từ khi CS cưỡng chiếm miền Nam VN 30-4-1975, tất cả các Hội Cựu SVSQ/TBTĐ trên toàn thế giới đều đồng thuận chọn ngày thành lập Liên Trường làm “Ngày Truyền Thống”, để hàng năm anh em có cơ hội tề tựu, cùng nhớ về trường “mẹ”, hãnh diện và ghi nhớ lời “mẹ’ dạy trong bổn phận và trách nhiệm đối với Quốc gia, dân tộc. Nói về “Ngày Truyền Thống Liên Trường VKTĐ”, một số người cho rằng cũng có thể xem như là một ngày giỗ, để những đứa con có dịp trở về, xiết chặt tay nhau cùng tưởng nhớ công đức sinh thành, dưỡng dục của song thân, cùng nắm  tay nhau, hãnh diện đứng thẳng làm người hữu dụng của xã hội. Như vậy, sự đơn phương hủy bỏ “Ngày Truyền Thống Liên Trường VKTĐ” có thể nói là một hành động ngỗ nghịch, vong bản. Nếu thu hẹp cá nhân, thì nó tượng trưng hành động vô kỷ luật của quân nhân trong QL/VNCH, thậm chí hành động vô kỷ luật này lại xẩy ra ở giai cấp chỉ huy như Ban Tổ Chức “Ngày Truyền Thống Liên Trường VKTĐ” và Ban Chấp Hành của Hội.

Tóm lại, để giữ gìn và bảo vệ uy tín và hình ảnh tốt đẹp của người quân nhân QL/VNCH nói chung và “Gia Đình Thủ Đức NSW” nói riêng, thiết nghĩ các vị niên trưởng nên cố gắng khuyên bảo và giải quyết thỏa đáng sự việc. Riêng ông Đào Hữu Xuân, thiết nghĩ ông cũng là một người có lòng. Nhưng có lẽ vì một số kẻ thiếu chính tâm thao túng nên dẫn đến những việc đáng buồn như đã xẩy ra. Rất mong ông nghĩ lại để có thể đóng góp công sức và tài năng của mình một cách hữu ích cho Hội nói riêng và trong bất cứ vị trí nào nói chung.
Sau cùng, cũng xin nhắc lại truyền thống “Cư An- Tư Nguy” của trường qua bài thơ Hán - Việt sau đây, mặc dù không nhớ rõ tác giả.

“Nguy giả an kỳ vĩ giả dã
Vong giả bảo kỳ tồn giả dã
 Loạn giả hữu kỳ trị giả dã
Thị cố quân-tử an nhi bất vong nguy
Tồn nhi bất vong vong
 Tri nhi bất vong loạn
 Thị dĩ nhân an nhi quốc gia khả bảo gia”

Có nghĩa là:
 
 Người bị nguy là bởi cứ yên vui nơi ngôi phận mình
 Bị mất là bởi chỉ lo tới cái hiện có
 Bị loạn bởi tin cậy cái trị có sẳn,
 Bởi thế, người quân-tử lúc sống yên không quên cái nguy
 Còn không quên lúc mất 
 Khi thịnh-trị không quyên cảnh loạn suy,
 Như vậy mới yên thân mà giữ được nước nhà”

Phạm Thanh Phương


-Phạm Thanh Phương-

Theo dõi sự kiện Bát Nhã trong nhiều ngày qua, hình ảnh 400 tu sĩ thuộc Pháp môn Làng Mai bị đánh đập, sỉ nhục và hiện tại đã bị đuổi ra khỏi tu viện, lang thang đó đây như những kẻ không nhà, đã tạo nên một nỗi thương tâm, chấn động đại đa số dư luận từ trên khắp thế giới.Sự kiện được đại đa số dư luận bình luận và lên án là một hiện tượng dã man bỉ ổi nhất đối với tôn giáo từ hơn bao mươi năm qua. Tuy vậy, với những thực tế đã xẩy ra, hầu như trong nước cũng ít người được biết đến, ngoại trừ một số người địa phương, cư ngụ quanh hiện trường. Tuy nhiên, điếu đáng nói ở đây là ngay những nhân vật có trách nhiệm trong vụ việc như Thiền sư Nhất Hạnh và nhà cầm quyền CSVN cũng không thấy lên tiếng, tất cả bao trùm một sự im lặng rất khó hiểu, để dư luận mỗi ngày càng thêm trăn trở, băn khoăn.

Trải qua một thời gian khá dài gần bốn tháng, có lẽ trước làn sóng xôn xao của dư luận trong và ngoài nước. Ngày 30-9-2009, một bức thư của “vị thầy khả kính” Nhất Hạnh gởi Nguyễn Minh Triết xuất hiện trên trang Web Phù Sa với nội dung xin Chủ tịch nhà nước CSVN ra tay can thiệp, nhưng rất tiếc không có một sự hồi đáp nào. Do đó, đến ngày 02-10-2009, một lá thư thứ hai của Thiền sư Nhất Hạnh tiếp tục bung ra trên trang Web Phù Sa, với nội dung kêu gọi tất cả nhân sĩ, trí thức ký tên vào thỉnh nguyện thư để cứu giúp 400 đệ tử cuả “thầy” đang ngộ nạn. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý và khó hiểu là cả hai bức thư trê n trang Web Phù Sa, “vị thầy khả kính” Nhất Hạnh không xử dụng tên tuổi của ông một cách chính danh, mà ông chỉ ký với hai chữ Nguyễn Lang, một cái tên mà rất ít ai được biết đến, nó chỉ là một bút hiệu được ký trên tác phẩm “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” xưa kia. Ngoài ra trong bức thư, với cái tên Nguyễn Lang, thiền sư Nhất Hạnh tỏ ra vẫn tin tưởng vào “đạo đức và liêm sỉ” của CSVN qua câu văn "các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng...". Nói như thế, nếu đám Công an này là con cháu “Cánh Mạng” thật sự như Thiền sư Nhất Hạnh nghĩ thì họ sẽ có đầy đủ đạo đức, liêm sỉ và trách nhiệm bảo quốc, an dân hay sao? Đây mới chính là điểm then chốt trong cái lập lờ của Thiền sư Nhất Hạnh. Chính sự lập lờ này đã làm tăng thêm sự nghi ngờ về chính bản thân ông và những bí ẩn của vụ việc trước dư luận.

Xoay quanh sự kiện Bát Nhã đa số nhận định, Thiền sư Nhất Hạnh một người có công rất lớn với CSVN từ xưa đến nay mà ai cũng biết. Điển hình mới nhất là ông đã đưa một phái đoàn Làng Mai về làm lẽ cầu siêu từ Nam ra Bắc rất rình rang với sự đón tiếp rất “hồ hởi, phấn khởi” của đảng và nhà nước CSVN. Hơn nữa, sự tham gia của phái Làng Mai vào hoạt động lễ Phật Đản 2007 do CSVN đăng cai tổ chức, cũng đã được “quốc tế” nhìn nhận như một sự khởi sắc đạc biệt về tự do tôn giáo tại Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sữ hơm ba mươi năm qua kể từ khi CSVN cưỡng chiếm toàn thể đất nước. Sự kiện này cũng đã được Nguyễn Minh Tríết, Chủ tịch nhà nước CSVN ghi nhận là “những đóng góp tích cực vào hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.... Sự việc này đã cho thấy Thiền sư và các thành viên trong đoàn đã có ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam, về chính sách tôn giáo cởi mở của Nhà nước Việt Nam...". Từ đó, các nước Tây phương đang bang giao với Việt Nam như Mỹ cũng đã dùng hình ảnh này làm lý do chính đáng để giải toả cho CSVN ra khỏi danh sách CPC một cách danh chính, ngôn thuận. Như vậy, tại sao Thiền sư Nhất Hạnh không dám dùng tên tuổi thật của mình một cách chính danh mà phải dùng một cái tên Nguyễn Lang.

Trước hành xử bất minh của Thiền sư Nhất Hạnh đa số cho rằng, với tiếng tăm, uy tín và công cán sẵn có, nếu Thiền sư về nước, trực tiếp gặp bọn côn đồ Trung Uơng Đảng CSVN để bàn luận, can thiệp ngay từ đầu, có lẽ 400 đệ tử của ông sẽ không đến nỗi phải chịu cảnh đau khổ, uất nhục như thế này. Ngược lại, ông đợi cho đến lúc sự việc qúa tồi tệ, tan tác thê lương ông mới dám viết hai lá lên tiếng, mà cũng chỉ dám lên tiếng với một cái tên lạ hoắc như vây. Thực sự mà nói, với cái tên Nguyễn Lang, có lẽ nếu CSVN có đọc được thư chăng nữa, họ cũng vất vào xọt rác vì chẳng cần biết ông là ai và quốc tế cũng chẳng thèm quan tâm. Cũng trong sự việc này, theo nhiều nguồn tin cho biết, hiện nay một số nhân sĩ và trí thức cũng đang lưỡng lự khi quyết định ký tên và “thỉnh nguyện thư” do Nguyễn Lang kêu gọi, vì hầu như đã nhìn thấy một điều gì đó bất ổn từ một sự vướng mắc nào đó với CSVN mà Thiền sư Nhất Hạnh rất khó giải bày. Sự vướng mắc này có thể rất quan trọng, nó quan trọng đến nỗi một Thiền sư nổi tiếng, uy tín như ông Nhất Hạnh mà phải bóp chết lương tri, quên đi cái tinh thần “Vô Úy” cuả nhà Phật, để phải chấp nhận cái cảnh “Đem con bỏ chợ”, hy sinh gần 400 đệ tử của mình một cách tức tưởi, tàn nhẫn chưa từng thấy trong lịch sử Tôn giáo.

Song song với sự lên tiếng không chính danh của Thiền sư Nhất Hạnh, ngày 6-10-2009, Thông Tấn Xã CSVN cũng đưa ra lời tuyên bố của Võ Ngọc Hiệp, Phát Ngôn Viên tỉnh Lâm đồng cho biết "Đây là việc tranh chấp nội bộ giữa Phật tử tu viện Bát Nhã do Thượng Tọa Thích Đức Nghi làm viện chủ và số người tu theo pháp môn Làng Mai. Nhà nước CSVN không muốn can thiệp vào nội bộ của tôn giáo””. Để phụ hoạ cho luận điệu này, CSVN cho một số tay sai tuyên truyền trong dư luận rằng “TT Đức Nghi chỉ là một kẻ bất chính đội lốt thầy tu, nên sau khi Thiền sư Nhất Hạnh đã đổ vào trên một triệu USD xây dựng, nới rộng Tu viện, TT Đức Nghi động lòng tham nên đã thuê côn đồ, du đãng tạo ra sự kiện đánh đuổi những tu sĩ thuộc Pháp môn Làng Mai hầu chiếm đoạt tài sản về làm của riêng”. Tuy vậy, đa số dư luận cũng sáng suốt nhận ra đây chỉ là những lý luận o ép, cưỡng từ, đoạt lý, thiếu hẳn đi sự khả tín để có thể thuyết phục, vì nó chẳng khác gì luận điệu tuyên truyền gán tội của nhà nước CSVN, hầu trút bỏ trách nhiệm, ít nhất cũng là trách nhiệm đối với trật tự, an ninh trong xã hội.
Nhìn sâu vào sự kiện, để thấy được một điểm gian mà không ngoan của Võ Ngọc Hiệp, những là khi bọn “côn đồ, du đãng” tấn công các tu sĩ tại Bát Nhã, tại hiện trường lúc ấy có sự hiện diện của Công an và giới chức lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng như Tỉnh ủy, huyện ủy, nhưng không có thấy một hành động nào can thiệp để ổn định trật tự. Ngược lại, họ còn chỉ huy đám “côn đồ, du đãng” bắt giữ người này, đánh đập người kia, và tống lên xe chở đi. Như vậy chức năng của đảng và nhà nước CSVN là gì? Là một hệ thống “chính quyền” bảo vệ dân hay là một hệ thống côn đồ, du đãng, đánh đập cướp bóc dân, có lẽ ai cũng có thể nhìn ra.

Cũng trong vòng sự kiện, một nhận định khác được dư luận đưa ra, mang mức độ khả tín cao và thuyết phục hơn cho rằng, đây là vấn đề thuộc về lãnh vực chính trị và là chủ trương của đảng và nhà nước CSVN. Với nhận định này đa số cho rằng, dưới chế độ độc tài toàn trị như CSVN, chắc chắn không thể có bất cứ hội đoàn, đoàn thể nào có thể đứng ngoài hệ thống kiểm soát của đảng và nhà nước kể cả những lãnh vực thuộc từ thiện hay Tôn giáo. Như vậy, dù cho cái công “Hãn mã” của Thiền sư Nhất Hạnh có cao đến đâu chăng nữa cũng không thể bảo vệ cho 400 đệ tử của “thầy”đang ngộ nạn. Hơn nữa, Tu viện Bát Nhã đã được Thiền sư Nhất Hạnh đổ vào hơn một triệu USD, và như thế lại càng không có lý do nào có thể để được nằm ngoài bàn tay đảng và nhà nước. Do đó sự kiện dùng “côn đồ. du đãng” xử dụng bạo lực, đánh đuổi tu sĩ, chiếm lĩnh Tu viện là một chuyện dĩ nhiên đảng và nhà nước phải thi hành, nó cũng chẳng khác gỉ những hiện tượng đã từng xẩy ra với Toà Khâm Sứ Hànội, Giáo sứ Thái Hà và mới nhất là Giáo sứ Tam Tòa, đó là chưa nói đến những sự kiện người dân bị chiếm đoạt nhà cửa, ruộng vườn đã và đang xẩy ra trên khắp nẻo đường đất nước.

Tóm lại, sự kiện đàn áp tăng ni tại Tu viện Bát Nhã cũng là một chất liệu bạch hoá và tô đậm thâm cho cái bộ mặt bỉ ổi đầy thú tính của đảng và nhà nước CSVN, đồng thời cũng cho thấy một cái gì đó mang đầy tính khuất lấp giống như một tên “Việt gian” qua hành xử của Thiền sư Nhất Hạnh trong cái cảnh đau lòng “Đem co bỏ chợ” cuả “thầy”. Đồng thời, đây cũng là một tấm gương sáng cho những người nghĩ rằng, nếu lập công giúp CSVN tất nhiên sẽ được một sự ưu ái nào đó hay một đặc quyền, đặc lợi đều là những ảo tưởng, không thể có trên thế gian. Ngược lại, kết quả chỉ là những niềm đau trong ân hận. tủi nhục. Ngoài ra cũng trong sự kiện này, một điểm đặc biệt, như một ánh sáng của niềm tin trong công cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo nói riêng, và đòi dân chủ, nhân quyền cho toàn dân nói chung, qua sự “Hiệp thông” của Dòng Chuá Cứu Thế Việt Nam, đã chia sẻ và giao cảm với nỗi đau cuả 400 tăng ni tại Tu viện Bát Nhã bằng những chân tình trong tinh thần “Vô Úy” mà hiện tại Thiền sư Nhất Hạnh đã lãng quên hay đánh mất.

• Phạm Thanh Phương


Phạm Thanh Phương

Trong nhiều ngày qua, sự  kiện CSVN dùng những biện pháp côn đồ thô bỉ  nhất trong vụ đàn áp tu sĩ tại Tu Viện Bát Nhã  - Lâm Đồng đã trở thành một vấn đề nóng bỏng, tạo ra một làn sóng dư luận khá mạnh mẽ  trong nhiều chiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, dù chiều hướng nào chăng nữa, cũng không một ai có thể chấp nhận sự tàn bạo, dã man và thô bỉ trong hành xử của CSVN qua sự kiện này. Đồng thời, qua sự kiện Bát Nhã, cũng thấy dấu hiệu một sự đoàn kết trong tình tự dân tộc đã xuất hiện như một ánh sáng của niềm tin trong đấu tranh.  
Nhìn vào sự kiện Bát Nhã một số cho rằng, có lẽ những vị lãnh đạo tại Bát Nhã đã qúa tin tưởng vào sự tương quan có thể gọi là tốt  đẹp giữa Thiền sư Nhất Hạnh và nhà cầm quyền CSVN, vì thế nên các vị đã thiếu đi sự cẩn trọng đề phòng và uyển chuyển, từ đó khi sự kiện xẩy ra qúa bất ngờ không kịp trở tay để đưa lại sự tan tác đau thương cho tu sĩ như hôm nay. Với nhận định này cũng không phải là hoàn toàn vô lý, bởi lẽ theo sư cô Chân Không trả lời trong một cuộc phỏng vấn của RFA trước đây cho biết, trước khi xây dựng, nới rộng Tu viện, Thiền sư Nhất Hạnh cũng đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc, bàn thảo rất cởi mở và hoà thuận với nhà cầm quyền CSVN, từ địa phương đến trung ương. Vì vậy theo sư cô Chân Không nhận định, có thể sự đàn áp thô bạo này chỉ là những “hiểu lầm” giữa “chính quyền địa phương” và Tu viện. Sư cô Chân Khong cũng hy vọng Thiền sư Nhất Hạnh sẽ giải toả sự kiện này một cách êm đẹp. Tuy nhiên, chờ đợi cả tháng qua, sự “hiểu lầm” này không thấy một dấu hiệu nào có thể gọi là khả quan trong việc giải toả, ngược lại mỗi ngày một gia tăng mạnh hơn để đi đến tình trạng bi đát như hôm nay. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là từ khi xẩy ra sự kiện đàn áp Tu viện Bát Nhã không biết Thiền sư Nhất Hạnh đang ở đâu, mà mãi cho đến hôm nay, trải qua một thời gian khá dài, sự việc đã đi đến tồi tệ có cả máu và nước mắt, mới thấy được sự lên tiếng của Thiền sư.  
Một điều đặc biệt mà có lẽ ai cũng thấy, trong sự  lên tiếng của Thiền sư Nhất hạnh hình như cũng đồng thuận với sư cô Chân Không chỉ nhìn sự việc là một sự “hiểu lầm” của địa phương, đồng thời cũng thấy được niềm tin của Thiền sư Nhất Hạnh đối với CSVN qua danh xưng “Cách Mạng” hình như vẫn còn đậm đà thắm thiết. Vì thế sự lên tiếng của Thiền sư cũng chỉ là một đề nghị Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết “ngăn chặn hành động trái luân thường đạo lý của công an, cảnh sát tỉnh Lâm Đồng” mà thôi. Thiền sư không dám nghĩ xa hơn, để nhận định đây là chính sách ăn cướp của đám thổ phỉ vô luân CSVN. Do đó, Thiền sư đã thu hẹp đối tượng để trách móc rằng "các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng...".
Thực sự mà nói, niềm tin của Thiền sư Nhất Hạnh cũng không có  gì gọi là vô lý như một số  dư luận nhận định. Bằng chứng cho thấy có lẽ Thiền sư Nhất Hạnh rất tin tưởng vào công cán của ông đối với CSVN như  BBC đã đưa ra “ Đặc biệt các đại lễ cầu siêu từ Nam ra Bắc và sự tham gia của phái Làng Mai vào hoạt động lễ Phật Đản 2007 mà CSVN đăng cai tổ chức được nhìn nhận như sự khởi sắc về tôn giáo..”. Điều này, vô tình hay cố ý phái Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh đã có công rất lớn trong việc giúp CSVN thay đổi cái nhìn của quốc tế về tình trạng “tự do tôn giáo” tại Việt Nam, dù đó chỉ là một sự lừa bịp, ngõ hầu tạo sự dễ dàng trong bang giao và tiếp tục gia tăng đàn áp tôn giáo và nhân quyền, buôn dân, bán nước. 
Để nới rộng thêm dư luận, BBC cho biết sau cuộc gặp tại Phủ Chủ Tịch tháng 5-2007. Thông Tấn Xã VN trích lời Nguyễn Minh Triết nhận định "Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Đoàn tăng thân Làng Mai đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động tôn giáo ở Việt Nam". Đồng thời Triết cũng nhấn mạnh  thêm điều này "cho thấy Thiền sư và các thành viên trong đoàn đã có ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam, về chính sách tôn giáo cởi mở của Nhà nước Việt Nam.". Không những thế, theo AFP cũng cho biết “Làng Mai đã đầu tư trên một triệu USD vào việc tổ chức, xây dựng, mở rộng tu viện Bát Nhã cho các khoá tu tập...”. Điều này chứng tỏ, Thiền sư Nhất Hạnh đã có những thoả hiệp và đặt niềm tin vào CSVN khá cao. Do đó, tu sĩ tại tu viện Bát Nhã cũng tin tưởng không chuẩn bị để rơi vào những tình huống bất ngờ là một chuyện quá bình thường. Và sư cô Chân Không nhận định sự kiện đàn áp dã man này chỉ là sự “hiểu lầm” cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên.  
Cũng có thể với niềm tin ấy, nên sự lên tiếng, kêu gọi của Thiền sư vẫn còn mang tính cách nội bộ, chưa thấy một  sự lên tiếng nào với các cơ quan truyền thông hay chính giới ngoại quốc. Như vậy phải chăng Thiền sư cũng đang cố gắng củng cố niềm tin để tránh cái cảnh “vạch áo cho người xem lưng” ? Và cũng đang nuôi một hy vọng cuối cùng là với công lao của ông từ nhiều năm qua, CSVN sẽ nghĩ lại để thay đổi thái độ khá hơn với Tu viện Bát Nhã và các môn sinh Làng Mai của ông.  
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn sơ vào sự lên tiếng của Thiền sư Nhất Hạnh, thì thấy Thiền sư vẫn tin vào sự sáng suốt của lãnh đạo đảng CSVN để mong vãn hồi sự việc. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì hình như “niềm tin cách mạng” của Thiền sư cũng không còn được vững chắc cho lắm. Vì thế, ngày 2-10-2009, Thiền sư Nhất Hạnh đã viết một lá thư kêu gọi các nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước hãy cùng lên tiếng "kịp thời lên tiếng để che chở cho 400 người trẻ đang bị bao vây và đàn áp tại chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc.".  Trong lá thư Thiền sư Nhất Hạnh cũng nhấn mạnh "Lên tiếng bảo vệ cho họ không phải là quý liệt vị yểm trợ cho một tôn giáo là Phật giáo mà quý vị che chở cho những mầm non xanh tốt của tương lai không để bị dẫm nát bởi bạo hành.". Nếu nói như vậy, thì sự “bạo hành” dã man này ở đâu ra Thiền sư Nhất Hạnh có biết không? Hay ông chỉ nghĩ đó là từ một sự kích động nơi đám cộng an côn đồ địa phương. Trong khi ai cũng biết nó chính là chủ trương của hai chữ “Cách Mạng” mà ông đã trân trọng tin tưởng qua câu trách móc "các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng...".  
Nói về dấu hiệu một sự đoàn kết trong tình tự dân tộc đã xuất hiện như một ánh sáng của niềm tin qua sự kiện Bát Nhã, ngày 6-10-2009 vừa qua, Văn Phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tuyên bố "Hiệp thông với tu sĩ Phật Giáo đang gặp nạn từ Tu Viện Bát Nhã.", văn thư hiệp thông này  đã được Linh Mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đại diện  các tu sĩ của dòng ấn ký. Trong bức thư Hiệp thông có đoạn "Chúng tôi biết quý vị đang đứng trước một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, ước muốn tu hành đã bị ngăn trở và bị buộc phải rời khỏi tu viện của mình." Đồng thời trong thơ cũng có đoạn nhận định sự kiện "Sự dữ luôn tung hoành, nhưng lần này cường độ xúc phạm ở mức quá sức tưởng tượng. Chúng tôi rất lo lắng cho cuộc sống và việc tu hành của quý vị. Không gian tôn giáo và bầu khí tôn giáo của công dân đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng.". Lm Phạm Trung Thành cũng gởi lời cầu chúc đến gần 400 tăng sinh tại Bát Nhã và mong rằng các vị hãy "vững lòng trước những đánh phá của thế gian." "mọi người thành tâm thiện chí đang hướng về những tăng sĩ Phật Giáo”. Ngoài ra, một Thông báo khác của Văn Phòng Tỉnh Dòng, do chánh văn phòng, Linh Mục Giuse Đinh Hữu Thoại công bố xác định, vụ Bát Nhã "không đơn thuần là việc nội bộ của Phật Giáo." như nhà nước CSVN tuyên truyền, mà là vấn nạn của toàn thể dân tộc. Dòng Chuá Cứu Thế phải lên tiếng bày tỏ quan điểm, lập trường vì qua sự kiện Bát Nhã "đã thấy sự vi phạm trầm trọng đối với các giá trị tâm linh, với nhân phẩm và nhân quyền.". Nhận định về việc Công an giả dạng du đãng hành hung các tu sĩ tại tu viện Bát Nhã, thông báo có đoạn "Việc lăng mạ, ném đá, ném phân, xúc phạm đến các tăng ni và đông đảo Phật tử đến viếng thăm Bát Nhã và mới đây những biện pháp thô bạo, đập phá, hành hung khủng bố đối với các tu sĩ đang tu tập tại đây là không thể chấp nhận được”.
Với những sự kiện nêu trên đa số nhận định, muốn đấu tranh để tìm được sự an bình cho tôn giáo nói riêng và toàn dân tộc nói chung, điều quan trọng là sự đoàn kết. Sự Hiệp thông của Dòng Chuá Cứu Thế với Tu viện Bát Nhã là một điểm son được ghi nhận để đánh dấu cho sự xuất hiện ánh sáng của niền tin trong đoàn kết. Nếu tất cà mọi thành phần dân tộc có thể đi đến sự hiệp thông với nhau, chia sẽ chung một niềm đau, đó chính là sức mạnh cuả dân tộc. Chỉ có sức mạnh dân tộc mới có thể thắng được tất cả những gian trá, bịp bợm, dã man, tàn bạo của CSVN. Tất cả mọi thoả hiệp hay hoà hợp với CSVN sẽ chỉ mang lại sự uất hận, thương đau cho chính bản thân và dân tộc mỗi ngày một thêm đau khổ, đất nước sẽ mỗi ngày một tồi tệ, tan hoang.  

Đoản Khúc Lưu Vong
(Thương về Hoàng Sa)


Đêm vắng lặng, tìm em không định hướng
Vùng mây mù che khuất nẻo chiêm bao
Sóng âm vang uất hận tự phương nào
Từng tuyến lệ rơi đều ru giấc mộng

Tiếng em khóc quyện tròn cơn biển động
Khối tình chung, đành đoạn nước non nhà
Em đi rồi cho thêm trắc trở đời ta
Thương cảnh ngộ, những mảnh đời cô quạnh

Ôi đắng cay, một phương trời giá lạnh
Nhìn non sông, tan tác dáng hao gầy
Thương quê nghèo, tăm tối giữa trời mây
Sóng quằn quại, lời biển Đông phẫn nộ

Ta còn đây, thuyền đời chưa bến đỗ
Mãi lang thang ôm khắc khoải tình nhà
Nợ nước buồn, chưa trọn kiếp phong ba
Ta thúc thủ, nhìn em đi biền biệt

Em ở đâu, phương nào em có biết
Ta còn đây ôm giấc mộng miệt mài
Tận sức người, vượt nguy khó chông gai
Diệt ngạ qủy, đưa em hồi cố quốc

Hãy chờ ta, như một lời định uớc
Cùng dân mình tiêu diệt lũ đảo điên
Khi quê hương không còn bóng bạo quyền
Ngày quật khởi, niềm vui tràn sông núi
 

·  Phạm Thanh Phương

Phạm thanh Phương

Trong những ngày gần đây, một kế hoạch mang tính siêu việt đã được Tiến Sĩ Lê Anh Sắc, một chuyên viên cao cấp của Sở Nội Vụ Hà Nội đang soạn thảo nhằm cải cách, “Đại Học Hoá và Trí Thức Hoá” hệ thống quan chức trong guồng máy nhà nước CSVN. Theo Ts Lê Anh Sắc cho biết thì từ nay đến năm 2020 "Hà Nội phấn đấu 100% cán bộ diện thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ diện UBND thành phố quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.". Nếu theo kế hoạch này thì hệ thống nhà nước CSVN chắc chắn sẽ “tiến nhanh, tiến mạnh” vượt bực đi đến “dân giầu nước mạnh” và có lẽ trên thế gian này sẽ không còn một quốc gia nào có thể sánh kịp, dù đó là những quốc gia văn minh tiên tiến nhất của thế kỷ 21 hôm nau.

Bình luận về nguồn tin, đại đa số cho là một chuyện khôi hài, mấy ông “Tiến sĩ giấy” cuả XHCN chắc đã hết chuyện để làm, buồn quá nói cho vui, tạo cho người dân có đề tài để bàn, may ra có thể quên bớt được những đau khổ, nhiêu khê, uất nhục đang xẩy ra cho đất nước. Bới lẽ, nếu chịu khó nhìn vào lịch sử đảng CSVN hơn nửa thế kỷ qua, có lẽ ai cũng biết được cái đặc tính phét lác, đao to buá lớn đã ăn sâu trong xương tủy của từng đảng viên, và đây cũng là cái nét đặc thù có một không hai trên thế gian. Vì vậy, cho dù đảng có nói gì chăng nữa, thì kết quả chắc chắn “Mười voi sẽ không được một bát nước xáo”. Do đó, sự kiện này cũng chẳng được mấy ai quan tâm. Tuy nhiên, đối với một số người am tường CSVN lại cho rằng, kế hoạch của ông Ts Sắc chưa hẳn là bất khả thi, nó có thể bất khả thi với cả thế giới, nhưng đối với chế độ CSVN thì chẳng có gì là khó. Đây chính là “khả năng tư duy đột phá” mà Ts Lê Anh Sắc đã nhấn mạnh trong kế hoạch.
Nói về sự “đột phá” này, trong một cuộc phỏng vấn của ViêtnamNet, Ts Sắc cho biết “Trong hệ thống đào tạo của ta hiện nay cũng như thông lệ quốc tế thì đề xuất ra cái mới, có khả năng tư duy đột phá phải là những người đã được cấp bằng tiến sĩ, được công nhận bởi một hội đồng khoa học cấp nhà nước.". Nói như thế có nghĩa là một khi “được công nhận bởi một hội đồng khoa học cấp nhà nước” thì tất cả bằng cấp đều có giá trị mang tầm vóc “quốc tế”, không cần quan tâm đến thực chất ra sao.

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là cái gọi là “hội đồng khoa học cấp nhà nước”có những thành phần nào, trình độ ra sao mới là điểm quan trọng cần phải nghĩ đến. Vả lại cái “đột phá” mang ý nghĩa như thế nào, đột cái gì và phá cái gì cũng chẳng ai hay. Ngay cái gọi là hội đồng khoa học gì đó của CSVN cũng chảng ai biết họ đã đột phá đựợc cái gì chưa, mà sao từ nhiều năm qua hệ thống giáo dục Việt Nam càng ngày càng “tiến bộ” tới mức thảm hại, chưa từng thấy trong lịch sử.

Nói về sự “tiến bộ” của nến giáo dục Việt Nam sau hơn ba mươi năm “thống nhất đất nước”, mới đây trong một cuộc phỏng vấn, ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục CSVN đã từng thú nhận “Hy vọng trong ba năm nữa, trình độ lớp 12 phổ thông bây giờ có thể sẽ tiến bằng lớp 12 của miền Nam Việt Nam trước năm 1975”. Riêng lãnh vực bằng cấp của XHCN, vào tháng giêng năm 2006 trên báo Thể Thao & Văn Hoá CSVN đã xác định “Bằng cấp với nhiều người chỉ để làm đẹp hồ sơ, tạo cơ hội cho sự thăng tiến. Có 1001 lý do để cho ra đời những thế hệ tiến sĩ giấy”, làm kiểng cho chế độ. Do đó, cũng chẳng ai lấy làm ngạc nhiên với những hiện tượng “học tiền, thi hộ” hay “ngồi nhầm lớp” đã và đang xẩy ra nhan nhản trên khắp nẻo đường đất nước. Hơn nữa, theo nhận định chung đa số tại quốc nội cho biết, những văn bằng dưới XHCN thường được đo lường bằng tiêu bốn tiêu chuẩn “Nhất thân, Nhì thế, Tam hồng, Tứ kim”. Bất cứ ai nằm trong một trong bốn tiêu chuẩn này đều có thể trở nên trí thức một cách dễ dàng, muốn bằng gì cũng có, không cần phải lao đao vất vả như những người dân bình thường trong xã hội. Từ đó, cũng chẳng ai thèm để ý đến những hiện tượng sao chép tư liệu, mua bán bằng cấp, tiếm quyền sở hữu trí tuệ như đã và đang xẩy ra. Tất cả được xem như một việc rất bình thường như ăn cơm, uống nước hàng ngày dưới chế độ CSVN.

Trở lại kế hoạch “đột phá” của Ts Tiến Sĩ Lê Anh Sắc đưa ra cũng chẳng phải là một điều mới lạ, không khéo ông lại vướng phải cái tội đang chửi cha chế độ CSVN toàn một lũ ngu dốt, chỉ có ông mới có đuợc cái “Tư duy đột phá” để đi đến “đột phá tiến sĩ” hầu trí thức hoá chế độ. Thực ra nếu ông Ts Sắc chịu khó nghiên cứu để hiểu sâu tí nữa, thì có lẽ chính ông cũng phải hối hận khi biết mình còn u mê, nên đã nhẩy múa như con rối mà không hiểu đảng và nhà nước đã có “tư duy đột phá” ấy từ lậu lắm rồi. Cái “tư duy đột phá” ấy đã được “đảng và nhà nước ta” thực hiện trong suốt chiều dài lịch sử của đảng, nhưng chia ra từng phần, có lúc thì chỉ “đột” không “phá”, có lúc thì lại chỉ “phá” mà không “đột”, tùy theo không gian và thời gian mà thực hiện cho phù hợp hoàn cảnh.

Cũng trong vấn đề này, theo đại đa số người dân ViệtNam nhận định, riêng chữ “đột” thì đảng và nhà nước đã và đang thực hiện trên khắp nẻo giang sơn trong mọi lãnh vực, không những “đột” mà “đột” rất mạnh tay, đến nỗi toàn thể đất nước trở thành một bức tranh bầy hầy nhất thế giới. Bởi lẽ những vết đột quá sâu, rất khó có thể phai mờ dù có được trải qua một chiều dài lê thê của thời gian.

Còn lại chữ “phá” thì miễn bàn, không cần phải đi ngược dòng lịch sử đâu xa, chỉ cần nhìn lại đất nước từ sau năm 1975 cũng sẽ thấy được rõ CSVN đã “phá” đất nước, quê hương như thế nào. Chẳng những phá mà còn phá tận tình để hôm nay Tổ quốc Việt Nam phải mang một hình hài nham nhở chưa từng thấy trên thế giới. Nham nhở tình tinh thần đến thể chất. Nhìn vào đất nước chỉ toàn thấy mất, mất từ cái lớn đến cái bé, mất Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc, mất lãnh thổ, lãnh hải đến cả người dân cũng mất ruộng, mất vường, thậm chí nhân quyền, nhân phẩm cũng bị mất mát lở loang. Ngoài ra, cũng từ cái “phá” ấy của CSVN mà ngày nay người dân Việt được “thừa hưởng” cả một nền giáo dục lạc hậu, đạo đức suy đồi, xã hội băng hoại,v,v... Phá một mình chưa đủ, đảng và nhà nước CSVN còn tiếp tục cong lưng, uốn lưỡi làm tay sai cho Tầu cộng, để cùng Tầu cộng liên thủ tàn “phá” đất nước Việt Nam qua “Mười sáu chữ vàng” mà ai cũng biết. Nói một cách khác văn chương hơn là đảng và nhà nước đang “Rước Voi về giày mả tổ” theo chiêu thức “Xâm lăng hữu nghị” hay “bốn tốt” gì đó trong vai trò gia nô đối với Trung cộng.

Tóm lại, nhìn vào chế độ CSVN chắc chắn khó có ai dám tin được bất cứ một điều gì, ngoại trừ sự phét lác, đao to, búa lớn mỵ dân. Còn lại đảng và nhà nước toàn là một loại ngu dốt ăn hại đái nát. Cứ nhìn vào hình ảnh các chức sắc giáo dục thì biết được đất nước ra sao. Toàn những vị “đỉnh cao trí tuệ” với những bằng cấp thuộc loại “cao chói lọi”, lúc nào cũng mơ màng “đằng vân, giá vũ” để đưa ra những kế hoạch siêu việt đến nỗi chẳng ai hiểu nó là cái giống gì của thế gian. Như vậy, thử hỏi những vị khoa bảng XHCN như thế này mà ngồi lại xác nhận những mảnh bằng tiến sĩ, thì chẳng hoá ra là một tuồng hề hay sao? Tuy nhiên đối với CSVN, kế hoạch “tư duy đột phá” của Ts Lê Anh Sắc đưa ra không phải là vô ích, không bổ chiều dọc cũng bổ chiều ngang, và có lẽ cũng không cần phải đợi đến năm 2020 đâu, chỉ cần đảng và nhà nước chịu khó khuyến khích và giảm giá bằng cấp “bèo” một chút, thì cán bộ các cấp, kể cả anh công an gác đường hay chị nhân viên thư ký ấp, ai cũng có thể mua được mảnh bằng Tiến sĩ như nhau. Như vậy chỉ cần hai hay ba năm nữa, chế độ có thể tự hào khoe khoang là dưới sự lãnh đạo anh minh của đảng, đất nước đã trở nên “trí thức” nhất thế giới và những mảnh bằng Cử nhân, Tiến Sĩ cũng sẽ bay lả tả “Như Lá Mùa Thu” trên toàn cõi đất nước vậy.

Phạm Thanh Phương

Phạm thanh Phương

Theo nhiều nguồn tin cho biết hôm 18-9-2009 vừa qua, - Nhân Dân Nhật Báo của Trung cộng có đăng tải một bài nhận định tựa đề "Có thể bắt chước mô hình Trung Quốc được không?" trong niềm tự hào như một “kim chỉ nam” của thế kỷ. Bài báo cũng cho rằng với một mô hình hình cải cách kinh tế ấy mang tính “độc nhất vô nhị” ấy, rất khó ai có thể bắt chước được rập khuôn. Tuy nói thế, nhưng bài báo cũng vho biết, đặc biệt CSVN là một tập đoàn thuộc loại “Đỉnh cao trí tuệ” với tư chất thông minh tuyệt đỉnh, nên đã bắt chước rập khuôn được đến mức tối đa 100%. Do đó, dù muốn hay không đảng CSVN và “nhân dân” Việt Nam phải biết “đời đời nhớ ơn” Trung cộng. Bỏi lẽ theo bài báo cho biết, nhờ bắt chước rập khuôn được mô hình ấy mà ngày nay CSVN mới có được một nền “kinh tế phát triển” và chính trị mới được “ổn định”.

Bình luận về sự kiện bắt chước này, trong một bài phỏng vấn của RFA, Giáo sư Đặng Phong, thuộc Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội cho biết đó chỉ là những lời không trung thực, mang tính xuyên tạc và bóp méo sự thật. Tuy nhiên, Gs Đặng Phong cũng cho biết: “Cái mô hình của Trung Quốc sao chép từ mô hình của Liên Sô, mà mô hình của Việt Nam cũng sao chép từ Liên Xô nhưng thông qua cái phiên bản của Trung Quốc, vì cái năm đó Stalin có giao cho Mao Trạch Đông và nói trước mặt Hồ Chí Minh là Liên Xô ở xa, bây giờ lo cho các nước Đông Âu, còn đồng chí Mao Trạch Đông thay mặt phe xã hội chủ nghĩa để giúp đỡ Việt Nam....”. Nói như thế thì không khác nào Gs Phong đã thừa nhận CSVN và Trung cộng đều thờ một ông chủ, nhưng cái bất hạnh của CSVN lại không dược sự chắm sóc, dạy dỗ trực tiếp của ông chủ, mà phải nhận lệnh thi hành qua trung gian khác. Như vậy, sự việc CSVN bắt chước rập khuôn mô hình của Trung cộng có là sự thật, có gì phải quanh co. Nếu không phải là sự thật, thì tại sao vấn đề nhục quốc thể như thế này mà CSVN vẫn phải câm như miệng hến. Thậm chí những trí thức như Gs Phong cũng không dám lên tiếng trực tiếp “phản biện” lại bài báo, mà chỉ dám nói quanh quẩn cho ”ta” nghe mà thôi.

Để làm sáng tỏ sự việc và nới rộng dư luận trong cái “bắt chước” độc đáo này, đi ngược dòng lịch sử đảng CSVN, có lẽ ai cũng biết vào khoảng cuối năm 1949, Hồ Chí Minh đã sang Nga nhận lệnh về thực hiện chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất”, rập khuôn theo mô hình “Cách Mạng Văn Hóa” của Trung cộng, nhưng lại phải do Trung cộng giáp sát, trực tiếp chỉ đạo. Trong mô hình ấy quan trọng nhất là tuyên truyền, cưỡng bách sự hận thù trong lòng dân tộc, thiết lập “toà án nhân dân” tại từng địa phương, thủ tiêu hàng loạt những người dân vô tội theo chỉ tiêu, hầu cướp bóc tài sản và “ổn định chính trị”. Tiếp theo là dùng bạo lực khủng bố, khóng chế người dân trên mọi lãnh vực, cưỡng bách, nhồi nhét, buộc người dân phải biết tôn thờ suy tôn lãnh tụ như một cái máy. Tham nhũng, trấn lột, cướp bóc cả từ vật chất lẫn tinh thần. Nếu có khác chăng chỉ là ngày nay CSVN đẩy dân đi làm lao nô trên khắp thế giới nhiều hơn và lộ liễu hơn Trung Cộng mà thôi. Ngoài ra có một cái khác quan trọng nữa là ngày nay Trung cộng dám nói, không những nói mà còn nói một cách hống hách trịch thượng với cả thế giới. Ngoài ra, dám hành động ngang nhiên chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, khống chế lãnh hải Việt Nam qua sự khoanh vùng hình “lưỡi bò”. Trong khi đó thì CSVN thì lúc nào cũng cúi lưng, uốn lưỡi tung hô “16 chữ vàng” một cách kính cẩn, đúng chức năng của phận bầy tôi. Như vậy lời nói của ông Gs Phong có mang ý nghĩa gì cao siêu hơn không, hay chỉ là những ngôn từ xảo trá bịp dân theo chỉ thị. Thực ra mà nói, thân phận của một gia nô cũng đau buồn lắm, ông chủ bảo sao, thì thằng tớ phải làm vậy là một chuyện qúa bình thường trong nhân gian bất cứ nơi đâu. Do đó, trước một sự thật phũ phàng Gs Phong có nói gì chăng nữa thì ai cũng biết đây chỉ là “tuyên truyền” cho dân nghe, hầu có thể vuốt ve dư luận được phần nào cái uất nhục mà đất nước Việt Nam đang gánh chịu. Còn lại, đảng và nhà nưóc vẫn một lòng chung thủy với “mẫu quốc” như một tên nô lệ từ xưa đến nay. Đã thế, ông Gs Đặng Phong còn giải trơ trẽn thích thêm “Tôi nghĩ rằng nếu có tờ báo Nhân Dân Nhật Báo mà đăng cái bài ấy thì, tôi không muốn cãi nhau với người Trung Quốc bởi vì tôi là một con người bé nhỏ, mình gây sự với họ làm gì, mình chỉ nghiên cứu chuyện của mình thôi, mình không có muốn gây gổ với người ta làm gì...”. Thực sự không hiểu khi ông Gs Phong nói câu này thì ông đang nghĩ gì? Ông đang thể hiện một bản chất vong nô hèn nhược cuả CSVN hay đang thể hiện cái “anh dũng, bất khuất” của một “kẻ sĩ ” thời đại XHCN. Đây cũng chính là điều đáng buồn, đáng hận cho Tổ quốc Việt Nam với hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nưóc, mà hôm nay phải cúi đầu uất nhục với ngoại bang.

Trở lại vấn đề “biết ơn và cảm ơn”, thực ra Trung cộng cũng thừa hiểu rằng lúc nào CSVN chẳng biết ơn, tung hô “Mẫu quốc” như một cái máy, có bao giờ dám làm phật ý đâu. Không những CSVN luôn luôn nhớ ơn mà còn tạ ơn “mẫu quốc” rất nồng hậu như đã dâng hiến Nam Quan, Bản Giốc và hơn 10 ngàn cây số vuông tại vùng biên giới qua hai hiệp định điếm nhục vào năm 1999-2000. Ngoài ra khi Trung cộng chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa, CSVN có dám lên tiếng phản đối đâu, chẳng những không phản đối mà còn tận dụng bạo lực ngăn cấn toàn thể người dân không được quyền lên tiếng, dù chỉ lên tiếng trong nội bộ để thể hiện sự uất nhục trong tinh thần yêu nước của họ. Thậm chí ngay đến những chữ Hoàng Sa- Trường Sa cũng không ai được phép nhắc đến, vì những ấy thuộc loại “nhạy cảm chính trị” như thông tư mang số 60 mà CSVN quy định. Do đó, sự việc Nhân Dân Nhật Báo của Trung cộng đề cập, không có nghĩa là đòi một sự “cám ơn” hay nhớ ơn, mà chỉ mang ý nghĩa nhắc nhở CSVN đừng bao giờ quên cái thân phận gia nô trung thành đối với “mẫu quốc”, và luôn luôn phải nhớ làm tròn bổn phận như một con khỉ trong gánh xiệc, không có gì khác hơn.

Một câu hỏi xin đặt ra ở đây là với một số sự kiện nêu trên, không biết những nhà trí thức XHCN như Gs Đặng Phong nghĩ thế nào, có đúng không và đúng được bao nhiêu phần trăm? Nếu đúng 100% thì thử hỏi một thân phận “Trí thức” như ông có buồn và nhục lắm không? Đã vậy, ông Ts Tiến Sĩ Lê Anh Sắc cũng còn đang hãnh diện, vênh váo đưa ra kế hoạch quy tụ các ngài “Trí thức XHCN”, ngồi lại với nhau thành một “hội đồng” để cùng nhau “Đột phá tư duy”, nhằm biến guồng máy vong nô, hèn nhược CSVN trở thành một guồng máy toàn “Trí thức, khoa bảng” mới là một chuyện hãi hùng khó tin, nhưng lại có thật, và đang được xẩy ra trên đất nước Việt Nam dưới chế độ CS ngày nay.

Tóm lại, nhìn vào bối cảnh đất nước hôm nay để có thể nhận thức được một điều là một khi đảng CSVN còn tồn tại trên quê hương, dân tộc mình sẽ còn tiếp chịu thêm nhiều khổ nhục, đắng cay, đất nước sẽ tiếp tục bị “đột” cho loang lở, lỗ mỗ thêm như tấm giẻ rách, rồi “phá” cho đến tan hoang. Và nếu tất cả trí thức Việt Nam chưa nhìn ra sự thật để can đảm đứng lên, mà chỉ biết cúi đầu làm theo chỉ thị kiểu này thì tương lai đất nước Việt Nam sẽ trở thành một Tân Cương thứ hai của Trung cộng trong một tương lai không còn xa lắm nữa đâu.

• Phạm Thanh Phương