"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

-Phạm Thanh Phương-
 

Ba Mươi Tháng Tư, một ngày tang chung của dân tộc Việt, mặc dù thời gian đã trôi qua 35 năm tưởng chừng như một giấc mộng và sẽ phải mờ nhạt để chôn vùi theo thời gian. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực trạng của đất nước, tất cả những tang thương đó lại trở về một cách đậm nét hơn, trộn lẫn với thực tại, để lòng người nơi viễn xứ thêm trăn trở, ưu tư và càng thấm thía hơn với cuộc đời lữ thứ. Chính vì thế, tưởng niệm ngày 30-4 không hẳn chỉ đơn thuần là một cái tang chung trong quá khứ, mà còn là một sự nhắc nhở nỗi uất ức, hờn căm của hiện tại, để làm hành trang đi tìm một con đường rửa hờn cho dân tộc và rửa nhục non sông.

Trong những ngày cuối tháng tư, bầu trời dường như u ám hẳn ra như một niềm giao cảm của trời đất để chứng tỏ "Cảnh cũng biết chiều lòng người", những tấm lòng còn nặng tình với quê hương, dân tộc... Cũng vào trong những ngày cuối tháng Tư, ký ức đã trỗi dậy để những hình ảnh xưa cũ lại hiện về một cáct tất rõ rệt như một cuốn phim tài liệu với những tang thương, mất mát của một khúc quanh đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Những tiếng đạn pháo kích 122 ly, 130 ly tràn ngập thành phố, hoà lẫn với tiếng nghẹn ngào gọi nhau trong máu lửa... Máu, lửa, đạn, mìn lan tràn trên khắp nẻo quê hương, không gian như ngừng thở, những giọi nước mắt nghẹn ngào tiễn đưa một chế độ tự do, dân chủ trong giờ phút cuối cùng. Mọi người nhìn nhau ngơ ngác, ưu tư, sợ sệt, bên cạnh những nụ cười nham nhở của bầy dã thú đang say xưa trên những đống thịt vụn còn vương đọng máu tươi của dân lành vô tội...

Tất cả đã đến một cách quá bất ngờ, ngỡ ngàng tưởng chừng như là một huyền thoại, người người băn khoăn nhìn nhau tự hỏi, chúng ta bị mất thật rồi sao? Không thể nào! Không thể nào! Nhưng cuối cùng sự thật vẫn là sự thật. Một sự thật phũ phàng mà tất cả đều phải chấp nhận từ giã những gì thân thương nhất của đời người với những chữ tự do, dân chủ và tình yêu nhân bản, để lầm lũi dắt díu nhau đi vào ngưỡng cửa địa ngục trần gian mà CSVN đang mở rộng... Cũng ngay trong lúc ấy, những phét lác lừa bịp, dồn dập phơi bày một cách trơ trẽn, rõ rệt trên những khuôn mặt lạnh lùng sắt máu. Cuộc sống ấm no của người dân miền Nam đã thực sự được thay thế bằng những đói rách lọc lừa bên củ khoai, củ sắn... Khốn khổ, sợ sệt, thanh trừng, cướp bóc, trả thù, đã đưa người dân miền Nam đi từ hốt hoảng, sợ hãi đến kinh tởm... Lúc này tất cả mọi người đều biết rằng, chẳng còn con đường nào tốt hơn là tìm cách ra đi. Từ đó, phong trào vượt biên bắt đầu khởi sự và tự điển thế giới đã vinh dự thêm được hai chữ "Thuyền nhân", hai chữ thân thương được kết tinh bằng sự chia ly mang đầy máu và nước mắt của cuộc đời.

Người ta thường nói "Cây có cội, nước có nguồn", thực sự không ai muốn rời bỏ quê hương mình, nơi đã chứa dựng biết bao nhiêu dấu ấn của tình tự quê hương, nơi đã chứa đựng biết bao nhiêu xương máu của dân tộc với dòng lịch sử oai hùng dựng nước và giữ nước. Không ai muốn bỏ lại gia đình, bạn bè, làng xóm, mồ mả tổ tiên và tất cả những gì thân thương nhất trong cuộc đời. Khi bước chân ra đi, tất cả đều hiểu chắc chắn sẽ phải đối diện với bao nhiêu nghịch cảnh, nghiệt ngã tang thương như đói khát, cướp bóc, hãm hiếp và kể cả lưỡi hái của tử thần đang sẵn sàng chờ đón. Tuy vậy, vì không có gì qúy hơn hai chữ "tự do", nên đành phải chấp nhận "Cũng liều nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo xoay vần đến đâu". Cũng trong thời ấy, một câu nói được truyền tụng trong dân gian như một câu kinh nhật tụng hay một lời tâm niệm "Một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá"... Đúng vậy, cả ba trường hợp trên đều được ứng nghiệm, có những người bị bắt tập trung trong hững trại tù với mỹ danh "cải tạo", có những con thuyền đã vĩnh viễn đi sâu vào lòng đại dương và cũng có những con thuyền lang thang mấy tháng trời trên biển cả, đói khát quằn quại và cuối cùng cũng may mắn cập bến tự do... Bao nhiêu tang thương chồng chất, con mất cha, vợ mất chồng, anh em mất nhau ,v,v. 

Giờ đây, tất cả đã qua đi như một cơn ác mộng, còn lại chăng là những kỷ niệm như những vết thương loang lổ hằn sâu trong tâm hồn người lạc xứ, không biết bao giờ mới có thể lành lại... Chính vì vậy những người ly hương với danh nghĩa "Tỵ Nạn Cộng Sản" luôn hun đúc tình yêu nhân bản, quyết tâm tìm ngày trở về xây dựng lại quê hương, chia xẻ với quê hương và dân tộc tất cả những tự do, dân chủ và nhân quyền đúng nghĩa của nó đã gặt hái trên những mảnh đất "tạm dung". Cũng vì thế các phong trào đấu tranh tại hải ngoại vẫn tiếp tục không ngừng nghỉ từ 35 năm qua, mặc dù Việt cộng và Việt gian cũng đã nỗ lực rất nhiều trong sự xâm nhập đánh phá. Sự đấu tranh chống chế độ tàn bạo phi nhân của người Việt tỵ nạn tại hải ngoại không phải vì những hận thù của quá khứ như CSVN tuyên truyền, mà tất cả chỉ là của hiện tại. Một hiện tại khắc nghiệt, khốn cùng, phi nhân mà CSVN đang đè nặng trên đầu dân tộc... Đất nước mỗi ngày một tang thương hơn, uất nhục hơn. chủ quyền quốc gia đã và đang bị xâm phạm một cách trần trọng, đất biển bị mất, dân tộc lầm than, khủng bố, trù dập vẫn tiếp tục lan tràn trên khắp nẻo giang sơn. Trong khi đó, các phong trào đấu tranh trong và ngoài nước tuy bộc phát mạnh, nhưng cũng gặp nhiều trở ngại vì những thủ đoạn hèn mạt của CSVN và bè lũ tay sai nhiễu loạn. Trong nước, công cuộc đấu tranh cũng chưa kết hợp được sức mạnh hầu có thể tạo được phong trào thức ngộ lòng dân. Riêng tại hải ngoại thì Việt cộng, Việt gian cũng gia tăng xâm nhập lũng loạn dưới mọi hình thức. Tất cả như một chiến dịch, mong giảm thiểu đến triệt tiêu niềm tin nơi cộng đồng người Việt tỵ nạn. Một khi niềm tin đã hoàn toàn tàn lụi, lúc ấy sẽ biết cộng đồng tỵ nạn CS trở thành thần dân của chế độ phi nhân CSVN, để CSVN và bè lữ tay sai có thể thong dong kiện toàn "sự nghiệp" buôn dân, bán nước từ tên tội đồ Hồ Chí Minh để lại.

Trải qua 35 năm, những nỗ lực đấu tranh đã có chút thành tựu, những tiếng nói của lương tri mỗi ngày một cất cao như những tiếng vọng của tình yêu đã và đang trải dài trên khắp nẻo đường đất nước. Những hình ảnh tiêu biểu như Lm Nguyễn văn Lý, HT Thích Quảng Độ,v,v, đã và đang tiến bước trong niền tin và hy vọng của một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Ngoài ra những sự kiện mang tính rộng lớn hơn như Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm... cũng đã xuất hiện như một ánh sáng của niềm tin mặc dù kết quả chưa ai có thể nhìn thấy, nhưng chắc chắn những ánh sáng ấy không bao giờ có thể tàn lụi, mà ngược lại sẽ tiếp tục bùng lên cho đến khi thực sự tự do, dân chủ và nhân quyền được trở về để đưa chế độ phi nhân CSVN vào hố sâu đen tối của lịch sử.

Dựa trên những thành quả đấu tranh của đồng hương trên khắp thế giới, hy vọng ngày biểu tình chống cộng sản nhân dịp 35 năm Ngày Quốc Hận do Cộng Đồng NVTD tổ chức vào Chủ Nhật 2 /5 năm nay, số người tham dự sẽ đông hơn, khí thế hào hùng hơn mọi năm, hầu tạo được nền tảng vững chắc hơn cho những bước tiến trong tương lai trên con đường đấu tranh giành lại tự do, dân chủ, nhân quyền và bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, biên cương.

-Phạm Thanh Phương-
 

Trong tuần lễ vừa qua, dư luận trong và ngoài nước đang chăm chú theo dõi những bản “Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền” từ Bộ Ngoại Giao của một số nước tự do trên thế giới có liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là hai bản phúc trình từ hai quốc gia Anh và Mỹ. Riêng bản “Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền” của Bộ Ngoại Giao Anh quốc đã làm cho một số người Việt Nam tỏ ra thất vọng và bất mãn khi đọc được dòng chữ

"Cho tới gần đây, những thay đổi trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đang đi theo quỹ đạo tích cực"[1]
Một dòng chữ có vẻ mập mờ và được một số người mô tả là tượng trưng cho một sự dối trá, lươn lẹo, thiếu lương tâm. Tuy nhiên, một số khác lại nhận định đây chỉ là một loại ngôn ngữ ngoại giao, tạo bức màn “Dĩ Hoà Vi Qúy” để đi đến một mục tiêu khác lớn hơn và khôn khéo hơn.

Nếu đọc kỹ bản phúc trình, có lẽ ai cũng thấy được nội dung không hẳn chỉ ca tụng CSVN đã thay đổi và tiến bộ trong lãnh vực cải tổ về nhân quyền. Ngược lại, bản phúc trình cũng đã đưa ra nhiều điểm, nhiều sự kiện liên quan đến những hành xử thô bạo vi phạm nhân quyền như ngăm cấm tư duy, bóp nghẹt quyền tự do thông tin và ngôn luận đang xẩy ra trên toàn cõi đất nước ViệtNam. Ngoài ra, bản phúc trình cũng nhấn mạnh đến những khủng bố trù dập có chiều hướng gia tăng và sự phi lý đối với những người đang ngụp lặn trong lao tù chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước của họ.

Để nhìn sâu bào sự kiện, mặc dù bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Anh quốc có tỏ ý khen ngợi “thiện chí” cải tổ nhân quyền, phát triển kinh tế xã hội của CSVN, nhưng cũng không quên đưa ra lời cảnh báo và những quan ngại với bản chất đầy thú tính CSVN và khuyến cáo cần phải giải quyết. Theo bản phúc trình nhận định:

”Để duy trì những thành tựu tích cực đã đạt được, điều cấp thiết cần làm là giải quyết vấn nạn tham nhũng tràn lan, cải tổ hệ thống quan liêu nặng nề, và người dân được phép chia sẻ ý kiến và thông tin một cách tự do".
Điều này chứng tỏ chế độ CSVN vẫn là một chế độ phi nhân quyền, không có gì thay đổi, ngay cái quyền căn bản nhất của một con người cũng đã bị tước đoạt một cách trắng trợn và thô bạo đó là sự “chia sẻ ý kiến và thông tin một cách tự do". Chính vì thế nên bản phúc trình đã nhấn mạnh và cho là một điều cấp thiết cần phải giải quyết. Hơn nữa, bản phúc trình cũng nhấn mạnh một cách rõ ràng hơn khi “Nhà chức trách Việt Nam sử dụng các phương tiện kiểm soát chặt chẽ để kiểm duyệt thông tin và tin tức trực tuyến, theo dõi việc sử dụng và truy cập Internet".

Cũng trong bản phúc trình nhận định, tình hình nhân quyền trong năm qua tại Việt Nam

"đã có những dấu hiệu đáng lo ngại về việc Việt Nam mở rộng đàn áp các nhà hoạt động hòa bình"
Với nhận định này không khác nào một thông điệp cho biết CSVN không những vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền mà còn có chiều hướng gia tăng trầm trọng hơn trước rất nhiều. Nếu xét về riêng câu văn này, hai chữ “mở rộng” đã diễn tả đầy đủ ý nghĩa một sự gia tăng đàn áp nhân quyền rõ ràng, chứ không mang ýù nghĩa suy giảm với một thiện chí nào đó, như lời nhậân định đầu tiên cho là CSVN đã “thay đổi... đi theo qũy đạo tích cực”. Tuy nhiên, thực sự mà nói, hai chữ “tích cực” mà Bộ Ngoại Giao Anh quốc xử dụng có vẻ mang tính mơ hồ, nó có thể mang ý nghĩa tốt và và cũng có thể xấu. Nếu đọc hết phần phúc trình về ViệtNam, người đọc cũng có thể hiểu là CSVN đang thì hành chính sách đàn áp, khủng bố có chiều hướng “tích cực” hơn trước rất nhiều.

Ngoài ra, trong bản phúc trình cũng tỏ ra quan tâm đặc biệt đến những “Nhà đấu tranh dân chủ” đang bị trù dập, cầm tù như Ls Lê Công Định; ông Trần Huỳnh Huy Đức; Nguyễn Tiến Trung; Lê Thăng Long và 9 người khác bị kết án tù trong năm 2009 cũng chỉ vì họ đã nói lên những chính kiến bất đồng hoặc bày tỏ quan điểm về sự tồn vong của đất nước. Như vậy, với những nhận định nêu trên, thì CSVN đã thực sự tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền chưa, và Bộ Ngoại Giao Anh quốc có thực sự giấu kín lương tri trước những thực tế hiên nhiên đầy thú tính của CSVN hay không, có lẽ trong mỗi cá nhân đều có câu trả lời chính xác.

Xoay quanh “Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền” từ Bộ Ngoại Giao Anh quốc, đại đa số nhận định, đây chỉ là một chiến thuật rất tinh vi, khéo léo theo chiến thuật “Trong đánh, ngoài xoa” vì quyền lợi hay mục đích nào đó mà người ta thường thấy trong lãnh vực ngoại giao. Một câu khen mơ hồ như vỗ về một đứa trẻ, nhưng theo sau lại là một đống tội trạng cần phải lên án và giải quyết. Có lẽ cũng chính vì chiến thuật khôn khéo này mà CSVN cho là những nhận định khách quan trung thực, vì thế mãi cho đến nay phiá CSVN cũng chưa có một sư lên tiếng hay nhận định nào về bản phúc trình này.

Song song với Anh quốc, bản “Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mang tính thẳng thắn hơn, trực tiếp hơn và chi tiết hơn. Vì vậy, Phát ngôn viên cuả CSVN Nguyễn Phương Nga đã phải vội vàng lên tiếng phản đối và chỉ trích bản phúc trình “Không khách quan” “sai sự thật”. Không những thế, có lẽ vì bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quá thẳng thắn, trực tiếp với những sự thật hiển nhiên, tựa như một mũi tên bắn trúng yếu huyệt, nên CSVN đã tỏ ra bối rối, lúng túng không đủ suy nghĩ nên Phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga phải cưỡng từ đoạt lý tuyên bố

"Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác và đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ để tăng cường hiểu biết lẫn nhau về những khác biệt, kể cả vấn đề quyền con người"
Điều ngu xuẩn nhất của Nguyễn Phương Nga khi cho rằng “quyền con người” hay nhân quyền có sự khác biệt bởi không gian. Trong khi đó, cả thế giới cũng hiểu những quyền căn bản của con người đã được quy định rõ ràng trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền thì làm sao có thể có sự khác biệt ở chỗ này hay ở chỗ kia. Nói như thế, chẳng khác nào Nguyễn Phương Nga đang tự vả vào bộ mặt xuẩn độn của đảng và nhà nước CSVN. Hơn nữa, có nghĩa là tất cả những ai sinh ra trên trái đất này, đều được tôn trọng triệt để cái quyền làm người, chỉ riêng các nước CS như Việt Nam thì con người sẽ được coi như súc vật. Tất cả đều được mằm trong tay đảng và nhà nước tuy nghi uốn nắn, muốn bắt, đánh, bỏ tù lúc nào cũng được, không cần biết lý do như thế nào, chỉ cần biết “thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết”. và như thế cũng không khác nào Nguyễn Phương Nga đã tự thú nhận đảng và nhà nước CSVN chính là một đám thú hoang chưa được thuần hóa.

Tóm lại, qua sự việc nêu trtên cho thấy, cùng một sự việc, cùng một mục tiêu, nhưng mỗi quốc gia đều có hành xử khác nhau tuy theo sự uyển chuyển của từng hoàn cảnh và sự việc. Do đó, khi nhận định bất cứ một điều gì, cũng cần nên bình tĩnh xem xét thật kỹ toàn thể, hầu có thể tránh được sự ngộ nhận đáng tiếc có thể xẩy ra, không có lợi và có thể có hại, nhất là trong lãnh vực đấu tranh chung trong hiện tại. Trên thực tế, cả thế giới này, có lẽ không ai còn lầm lẫn về CSVN. Tuy nhiên, vì quyền lợi song phương, đôi khi có những điều trái khoáy, chói tai, nhưng đó chỉ là một loại ngôn ngữ ngoại giao vì quyền lợi song phương của từng giao đoạn. Điều quan trọng vẫn là sức mạnh đấu tranh của toàn dân Việt trong và ngoài nước, chỉ khi nào tập trung được sức mạnh dân tộc, thống nhất nhân tâm, chắc chắn lúc đó thế giới cũng khó có thể bưng tay nhắm mắt để đi ngược lại đạo đức và lương tri để ngược dòng nhân bản. Một điều người Việt Nam cần luôn ghi nhớ, CSVN chỉ là một đám quái thú, không thể nào có thể giác ngộ đứng thẳng làm người để hoà nhập vào đời sống văn minh tiến bộ cùng thế giới để thăng hoa nhân quyền, cải tiến dân sinh, phục hưng tổ quốc. Vì thế đừng cũng bao giờ hy vọng rằng CSVN có thể giác ngộ quay về với chính nghĩa dân tộc để cùng “canh tân đất nước” như một số tay sai, nằm vùng lập lờ tuyên truyền. 

Tài Liệu Tham Khảo:
[1] BBC radio News, 2010, Anh nói Việt Nam tiến bộ về nhân quyền, website
The Foreign & Commonwealth Office, 2010, Annual Report on Human Rights 2009 (Bản Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền 2009), Anh Quốc
http://centralcontent.fco.gov.uk/resources/en/pdf/human-rights-reports/human-rights-report-2009

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)


LTS: Để rộng đường thảo luận, chúng tôi sẵn sàng chạy đăng bất cứ phản luận nào của tất cả quý độc giả đối với bài viết này, trong tinh thần tìm hiểu và xây dựng. NSVN Online. 


Theo dõi dòng thời sự đấu tranh, ngay lúc Lm Nguyễn Văn Lý vừa được tạm “Đình chỉ bản án” để ra ngoài chữa bệnh. Ngày 14 -3-2010, một sự kiện đã làm rất nhiều người ngạc nhiên đến sửng sốt, khi được tin đảng viên đảng Việt Tân từ nước ngoài về công khai phát động tinh thần yêu nước qua sự kiện phát áo và mũ có in sáu chữ “TS-HS-VN”, được diễn tả là Trường Sa- Hoàng Sa là của Việt Nam tại khu vực quận Hoàn Kiếm, một nơi đông người nhất tại Thủ đô Hànội. Sự kiện này đã được bung ra như một trái phá, nổ tung nhiều nơi tại hải ngoại, và cũng đã làm cho dư luận trở nên xôn xao, có thể nói ồn ào hơn cả sự kiện Lm Lý vừa được “tạm đình chỉ bản án”.

Để đi vào sự kiện một số người cho rằng, đây là một hành động táo bạo rất nguy hiểm mà đảng Việt Tân đã “thành công mỹ mãn” vì không gặp một trở ngại nào. Sự kiện cũng được một số người coi như là ánh sáng của niềm tin trong đấu tranh. Tuy nhiên đại đa số lại đặt vấn đề, phải chăng đây cũng là một chiêu bài, hay nói đúng hơn là một trận hoả mù tạo ra nhằm đánh lừa dư luận, mục đích thể hiện tinh thần giác ngộ đã biết yêu nước của đảng CSVN. Đồng thời tập trung dư luận làm nhạt phai những việc buôn dân, bán nước của CSVN qua sự kiện cho Trung cộng Đài Loan, HồngKông thuê 300 ngàn Hecta đất tại 10 tỉnh phía bắc đang làm nhức nhối trong toàn dân.

Thực sự mà nói, với sáu chữ viết tắt “TS-HS-VN” ai muốn hiểu sao cũng được, nó tựa như những chiếc áo hay mũ quảng cáo cho một công ty hay một sản phẩm nhan nhản khắp thế giới, đặt trường hợp Trung cộng có thấy chăng nữa, họ cũng chẳng hiểu gì. Tuy nhiên, theo một cuộc phỏng vấn của RFA [2], phóng viên Nguyễn Khanh đã bày tỏ nhận xét và cho rằng đây là một sự kiện rất táo bạo và nguy hiểm mà đảng Việt Tân đã thực hiện. Ngược lại, khi phỏng những người thực hiện, họ lại cho biết đây chỉ là một việc hết sức đơn giản, mang tính hợp pháp dù dưới chế độ độc tài, toàn trị CSVN. Một trong những đảng viên Việt Tân tại hiện trường cho RFA biết “Công việc anh em chúng tôi làm rất là đơn giản, ôn hoà và trật tự. Chúng tôi có nhã ý gởi tặng đồng bài Hànội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng một số mũ và áo, trên những chiếc mũ và aó đó có những dòng chữ “TS-HS-VN” có nghĩa là Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam”.

Khi được hỏi về tổng số áo và mũ đã phân phát, đảng viên Việt Tân này không cho biết đích xác, nhưng cho biết “Anh em chúng tôi cũng không tưởng tượng được số người qúa đông, chúng tôi mang theo hai Balô lớn và chỉ trong vòng 30-45 phút đã phát hết”. Đảng viên Việt Tân này cũng cho biết thái độ người dân tỏ ra rất “tích cực” khi nhận áo và mũ :”Bà con hưởng ứng vui vẻ, sẵn sàng mặc những chiếc áo, và đội những cái nón ấy để chụp hình chung với chúng tôi”. Được hỏi khi thực hiện công việc phát áo và mũ, có sự hiện diện của lực lược công an CSVN, công an thành phố, công an khu vực, công an giao thông tại đó hay không. Đảng viên này cho biết: “Dĩ nhiên là có những anh công an khu vực, công an măïc đồng phục (sắc phục) hay họ mắc đồ bình dân. Nhưng mà tôi nghĩ công việc chúng tôi làm rất là trật tự, ôn hòa, không có gì gọi là trái pháp luật Việt Nam. Chúng tôi có nói với những người trật tự ở đây là tại sao chúng tôi làm việc này và với mục đích gì, có nghĩa là để ghi nhớ và tưởng niệm 58 chiến sĩ của QL/VNCH đã hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và 64 chiến sĩ của Quân Đội Nhân Dân VN đã hy sinh vào năm 1988. Những người con ưu tú này đã nằm xuống với mục đích duy nhất là bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ , lãnh hải của VN. Thứ hai là chúng tôi tiếp nối công việc làm của các nhà yêu nước khác như là anh Điếu Cày, nhà báo Huy Đức, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Ls Lê Thị Công Nhân và chị Phạm Thanh Nghiêm,v,v...”.

Xuyên qua đoạn phỏng vấn đại đa số nhận định, với những sự việc xẩy ra một cách công khai và dù trực tiếp hay gián tiếp đảng viên Việt Tân cũng được sự ủng hộ của những công an, an ninh tại hiện trường. Điều này chứng tỏ CSVN đã “giác ngộ” quay về với chính nghĩa dân tộc để cùng nói lên tinh thất bất khuất bảo toàn lãnh thổ mà đảng việt Việt Tân thực hiện. Riêng điểm này đã làm nhiều người băn khoăn không dám tin là sự thật, nó tựa như một phép lạ, bởi lẽ với bản chất vong nô, hèn nhược, dã man của CSVN, không thể nào có sự “giác ngộ đột xuất” quái đản như thế này. Hơn nữa, Việt Tân là một thế lực đã bị CSVN lên án, mệnh danh là một loại khủng bố, nhưng tại sao họ vẫn ủng hộ, lắng nghe lời giải thích và hiểu được cái “tình yêu nước nồng nàn” qua sự việc? Một điều mâu thuẫn hơn nữa, khi đảng viên Việt Tân này giải thích với những nhân viện trật tự ( chắc chắn là công an) rằng: “chúng tôi tiếp nối công việc làm của các nhà yêu nước khác như là anh Điếu Cày, nhà báo Huy Đức, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Ls Lê Thị Công Nhân và chị Phạm Thanh Nghiên, v, v...”. Nhưng họ vẫn lắng nghe không có phản ứng gì, trong khi đó ai cũng biết những nhân vật được nêu tên như trên đều đã hoặc đang bị giam cầm trong ngục tù, riêng cô Phạm Thanh Nghiên lại càng rõ ràng hơn, lý do cô bị tù chỉ vì mặc một chiếc áo và đội cái nón tương tự. Do đó đa số nghi ngờ rằng, có thể đây là một vở tuồng hoả mù hai bên đều có lợi, đánh bóng chiêu bài “yêu nước” của Việt Tân và “giác ngộ” của CSVN. Đồng thời tập trung dư luận để đánh lạc hướng những việc khác quan trọng hơn.

Cũng trong cái nhìn nêu trên, đa số đã thấy được rất nhiều điều mâu thuẫn. Thứ nhất, tại sao đảng Việt Tân bày tỏ và khích động tình “yêu nước” đến người dân bằng hành động công khai thì được thong dong, tự do, còn lại những người khác chỉ thể hiện bằng lời nói hay giấy mực thì lại bị kết án “chống phá nhà nước CSVN” theo điều 88 để bị ngồi tù. Thứ hai, những người như Ls Lê Quanh Định; Ông Trần Anh Kim hay Nguyễn Tiến Trung đều bị kết án, ở tù chỉ vì liên lạc hay tham gia Việt Tân (Liên lạc với đảng phái, tổ chức có âm mưu lật đổ chính quyền CSVN). Trong khi đó đảng viên Việt Tân từ nước ngoài về hành động công khai thì lại đưọc “thông cảm” tự do. Thứ ba, những người dân tại Hànội đã thoát khỏi sự sợ hãi trước sự tàn bạo của đảng CSVN, hay những người naỳ đã được đảng “bật đèn xanh” nên họ thản nhiên nhận áo mũ và vui vẻ mặc tại chỗ, chụp hình lưu niệm với người phân phát...

Với những phân tích trên, đa số nhận định, nếu thực sự như lời đảng viên Việt Tân trong cuộc phỏng vấn, thì đây là một điểm rất mừng cho quê hương, vì CSVN đã giác ngộ, biết quay về với chính nghĩa của dân tộc, và tất cả những người đang bị cầm tù như nhà báo Điếu Cày, thầy giáo Vũ Hùng, ông Trần Anh Kim, Ls Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, nhà văn trần Khải Thanh Thủy, cô Phạm Thanh Nghiên chắc chắn sẽ được phóng thích và được tuyên dương là những chiến sĩ yêu nước.

Bằng ngược lại, thì đây chỉ là những hư cấu, tạo tấm bình phong lừa bịp, hầu che đậy những khuất lấp của cả hai bên. Ngoài ra, cũng có thể là một trận hoả mù, tập trung dư luận, để dư luận quên đi những hành xử hèn nhược đốn mạt, buôn dân, bán nước cuả CSVN đang xẩy ra.

* Phạm Thanh Phương (Úc Châu)


Ghi chú:

[1] Số chiến sĩ Hải quân VNCH hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 là 74 người, không phải 58 người như đảng viên Việt Tân cho biết trong cuộc phỏng vấn.

[2] http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/From-ha-noi-viettan-members-affirm-vietnam-s-sovereignty-interview-a-participant-NKhanh-03152010122810.html?searchterm=None