"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Phạm Thanh Phương – Saigon Times (Úc Châu)

Nhân chuyến viếng thăm Úc Châu của cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, nguyên Tư lệnh SĐ 18 BB QL/VNCH, một buổi dạ tiệc được Gia đình SĐ 18 BB và thân hữu tổ chức vào lúc 19 giờ tại nhà hàng Crystal Palace, ngày 07-08-2009. Buổi dạ tiệc là dịp để mọi người “Nhớ về Xuân Lộc” một cuộc chiến oanh liệt của QLVNCH cách đây hơn 34 năm; và gây qũy yểm trợ, an ủi những anh em thương phế binh thuộc SĐ18, hiện đang sống lay lứt tại quê nhà dưới chế độ tham tàn bạo ngược CSVN.


Ban chủ tọa Sư Đoàn 18 BB Diễn gỉa Trận Đánh cuối cùng Xuân Lộc tháng 4 năm 1975


Trong đêm hội ngộ “Nhớ về Xuân Lộc”, Tướng Lê Minh Đảo cũng đã bày tỏ cảm xúc khi ông nhắc lại một số kỷ niệm hào hùng một thời xa xưa của SĐ18BB nói riêng và QL/VNCH nói chung. Riêng đối với đồng hương tại Úc Châu, ông cũng bày tỏ những cảm nhận thân thương, ấm cúng như được sống lại tâm tình “Huynh Đệ Chi Binh” cuả một thời oanh liệt trong quân ngũ.
Để có dịp tâm tình với đồng hương Úc Châu và minh định lại một cách rõ ràng “Vị trí Trận Chiến Xuân Lộc Trong Quân Sử VNCH”, mà nhiều sử gia ngoại quốc đã ngộ nhận, làm giảm thiểu những nét anh dũng, hào hùng của SĐ18 BB trong chiến sử, một buổi tâm tình về “Vị trí Trận Chiến Xuân Lộc Trong Quân Sử VNCH” cũng đã được Gia đình SĐ 18 BB và thân hữu tổ chức tại Trung tâm Văn Hóa & Sinh hoạt CĐ/NVTD/NSW vào lúc 14 giờ Ngày 8-8-2009 với sự điều hợp của Mc Trần Nhân, một Nghị viên trẻ thuộc thành phố Fairfield và cũng là một trong những con chim đầu đàn thuộc lực lượng Hậu Duệ VNCH tại Úc Châu.
Sau nghi lễ chào quốc kỳ và mặc niệm, Ban Tổ Chức giới thiệu thành phần quan khách hiện diện, gồm có Tướng Lê Minh Đảo, Nhà văn Bảo Định Nguyễn Hữu Chí, cựu Tiểu Đoàn Trưởng 2/43 SĐ18 BB, và một số chiến hữu đến từ Canada và Hoa Kỳ. Riêng tại Úc Châu có sự hiện diện của Ông Mai Đức Hoà, Chủ tịch Tổng hội CQN Úc Châu; Ông Trương Công Hải, Chủ tịch Hội CQN/NSW, Ông Võ Đại Tôn, LMQPVN; đại diện các gia đình quân đội thuộc gia đình các quân, binh chủng QLVNCH; Ông Lưu Tường Quang, cựu Giám đốc SBS Radio; Ông Đoàn Bá Cang cựu Đại sứ VNCH... Về phía Cộng Đồng gồm có: Ls Võ Trí Dũng, Chủ tịch CĐ/ NVTD/NSW; Ông Tô Ngọc Kim, Hội đồng Tư Vấn và Giám sát; Ông Võ Minh Cương, cựu Chủ tịch CĐNVTD Liên bang Úc Châu; quý vị đại diện các Hội đoàn, đoàn thể; các cơ quan truyền thông Việt Ngữ và khoảng trên 600 đồng hương cùng tham dự.


Trước khi đọc diễn văn khai mạc, Ls Hoàng Lập Chí, thay mặt Ban Tổ Chức cho biết, “Hôm nay, trong không khí tưởng niệm và hội ngộ của gia đình SĐ18BB, do đó kính mời Niên Trưởng Lê Minh Đảo và toàn thể anh em cùng đồng hương tiến lên bàn thờ Tổ quốc, thắp một nén hương để tưởng nhớ những chiến sĩ SĐ18 nói riêng và toàn thể những chiến sĩ VNCH nói chung, đã hy sinh trong công cuộc “Bảo Quốc-An Dân” trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc trước năm 1975”.
Sau nghi lễ thắp hương tưởng niệm, Ls Chí sơ lược về một trận chiến trong một giai đoạn đen tối nhất của cuộc chiến mà hầu như không được nhiều người nhắc đến trong chiến sử của miền Nam Việt Nam. Ls Chí cho biết: Nếu nhắc đến những chiến công hiển hách và hào hùng của Bình Long anh dũng; Kontum kiêu hùng, Trị Thiện Vùng dậy, thì vào tháng tư năm 1975 chúng ta cũng có một Xuân Lộc oai hùng... Ls Chí cũng nhấn mạnh trong trận chiến Xuân Lộc, quân ta đã phải đối đầu với một lực lượng định mạnh và đông gấp 4 lần. Nhưng với lòng can đảm, anh dũng của chiến sĩ và tài thao lược của vị tư lệnh, SĐ 18 BB đã tạo nên chiến công hiển hách khiến quân thù VC phải sợ hãi và ngưỡng phục.
Tiếp lời Ls Chí, Nhà văn Bảo Định Nguyễn Hữu Chế, Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng 2/43 SĐ18 sơ lược tiểu sử và sự hình thành cuả SĐ18BB trong QL/VNCH, cùng những thành tích và sự can trường của toàn thể binh sĩ trong SĐ, đặc biệt dưới sự chỉ huy của vị tư lệnh Lê Minh Đảo trong giờ phút cuối cùng của vận mệnh đất nước.
Tiếp theo là lời phát biểu của Ls Võ Trí Dũng, Chủ tịch CĐ NVTD/NSW. Sau khi chào mừng quan khác, Ls Dũng cho biết “Hôm nay CD NVTD/NSW rất may mắn có cơ hội gặp gỡ cùng những nhân chứng sống, những vị chỉ huy trực tiếp trong mặt trận Xuân Lộc, để chúng ta có thể hiểu rõ về “Vị trí Trận Chiến Xuân Lộc Trong Quân Sử VNCH” một cách tường tận mà từ trước đến nay ít ai nói đến hay nói đến nhưng không chính xác hoặc thiếu sót...”. Để chứng tỏ sự can đảm, hào hùng của SĐ18BB và đặc biệt trong trận chiến Xuân lộc, Ls Dũng cũng trích dẫn một đoạn nhận định từ một sử gia ngoại quốc: “Với sự anh dũng và can đảm tuyệt vời của SĐ18BB, trận Xuân Lộc là một trong những trận chiến anh dũng của chiến trường Đông Dương...” Và để bày tỏ lòng ngưỡng phục, Ls Dũng nói tiếp “Trong bối cảnh kiệt quệ, “đồng minh” Hoa Kỳ đã ngoảnh mặt và trước một thế lực hùng hậu CSBV được tập trung yểm trợ từ khối CS quốc tế, Chiến sĩ VNCH nói chung và SĐ18BB nói riêng vẫn can trường trong nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc VN cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến... Sự can trường của SĐ18BB cũng là một trong những trận chiến làm rạng danh QL/VNCH và đây cũng là niềm tự hào của người lính VNCH trên con đường phụng sự lý tưởng thương dân yêu nước...”
Tiếp lời Ls Dũng, Ông Mai Đức Hoà, Chủ tịch Tổng hội CQN Liên bang Úc Châu thay mặt anh em CQN tại Úc Châu kính cẩn nghiêng mình tri ân Chiến sĩ VNCH và SĐ18BB, những người đã nằm xuống trong lý tưởng cao đẹp Bảo Quốc An Dân. Trong phần nhận xét, Ông Hoà cho biết: "Tất cả những người lính VNCH, dù xuất thân từ bất cứ quân trường nào đều có những đặc tính như nhau, đó là lòng dũng cảm, thương nước, yêu dân, tận hiến cuộc đời cho Tổ Quốc. Riêng chiến tích Xuân Lộc chính là một nét chấm phá đặc biệt đã làm rạng danh thêm cho QLVNCH trong quân sử.” Nói về các cấp chỉ huy, ông Hoà nhận định: “Với những chiến thắng lẫy lừng, chắc chắn phải có những cấp chỉ huy đầy đủ dũng và trí, dự dũng cảm và sáng suốt. Nhờ sự dũng cảm và sáng suốt này mà SĐ18BB đã gặt hái được những thành quả lịch sử và tiết kiệm xương máu binh sĩ....”.
Sau đó, ông Lưu Tường Quang cũng ca ngợi chân dung người lính VNCH và tỏ lòng tri ân đến những hy sinh cao cả trong chiến sử, đặc biết SĐ18 BB.
Kế tiếp là lời tâm sự cuả Tướng Lê Minh Đảo, vị tư lệnh cuối cùng của SĐ18BB và cũng là tư lệnh chiến trường Xuân Lộc. Trong lời tâm sự, với một sự khiêm tốn Tướng Đảo cho biết, “Chiến thắng Xuân Lộc không phải chỉ riêng một mình SĐ18BB, mà đã được sự yểm trợ nhiều đơn vị bạn như Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu đoàn 82 BĐQ, kể cả các anh em Địa Phương Quân, Nghĩa Quân”. Ngoài ra Tướng Đảo cũng cho biết: “Nếu nói rằng một cấp chỉ huy chỉ có Dũng và Trí không cũng chưa đủ, điều quan trọng phải có chữ nhân, chính cái chữ nhân ấy đã tạo nên những chiến thắng và là một điển son đặc thù của QLVNCH”. Tướng đảo cũng diễn giải thêm "Chữ nhân ở đây không phải chỉ là sự hoà đồng thương yêu giữa những người lính VNCH mà còn có cả lòng nhân với kẻ thủ khi ngã ngựa”. Do đó, đặc tính của người lính VNCH dù xuất thân ở bất cứ quân trường nào đều hội đủ ba chữ “Nhân, Trí, Dũng” và luôn được thể hiện đúng mức tùy theo vị trí của họ. Nói về chữ nhân, tướng đảo đã nghẹn ngào xúc động rưng rưng lệ; và những giọt nước mắt của một vị tư lệnh khi tưởng niệm về những thuộc cấp đã hy sinh đã làm cho không khí buổi sinh hoạt lắng đọng như hoà đồng một niềm giao cảm của tình quân dân cá nước của ngày xưa và ngay cả bây giờ.
Tướng Đảo cũng nhận định: "Người lính VNCH là những chiến sĩ can đảm, hào hùng nhất thế giới”, điều này cũng đã được nhiều nhà quân sự đồng thuận. Tướng Đảo cũng cho biết, ông đã từng chia sẻ với một số tướng lãnh và nhà quân sự của Mỹ, “Trong thế kỷ thứ 20 này, chưa có một quân đội nào chịu đựng và anh dũng can trường với một cuộc chiến thảm khốc kéo dài hơn 20 năm như Quân đội VNCH. Nhưng rất tiếc, cuộc chiến đã bị bức tử một cách tức tưởi với nhiều lý do như đồng minh buông xuôi, các thế lực hoạt đầu chính trị và thành phần tay sai CS nằm vùng...” Bằng một giọng uất ức và đanh thép, Tướng Đảo xác định: “QL/VNCH chúng ta không thua trên chiến trường mà chúng ta thua tại Washington, Paris,v,v....” Nói về người bạn “đồng minh” Mỹ Quốc, Tướng Đảo cũng sáng suốt nhận định, “Chúng ta phải phân biệt người dân Mỹ, nước Mỹ và những tên hoạt đầu chính trị trong chính quyền Mỹ lúc bấy giờ... Người dân Mỹ lúc nào cũng nhân đạo, đề cao nhân bản. Kẻ có tội bức tử VNCH chỉ là một thiểu số một vài tên hoạt đầu chính trị như Kissinger mà thôi...”. Là một người Việt Nam, tình nhà nợ nước lúc nào cũng nặng chĩu, và thấy được con đường “Bảo Quốc- An Dân” phải được tiếp nối qua từng thế hệ, nên trước khi dứt lời Tướng Đảo cũng nhắc nhở các thế hệ trẻ phải cố gắng tiếp tục cuộc chiến tiêu diệt CS để mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân và xây dựng đất nước. Tướng Đảo kết luận: “Các bạn không làm, tất nhiên có tội với Tổ Quốc”.
Tiếp lời tướng Đảo, một lần nữa Nhà văn Bảo Định Nguyễn Hữu Chế trở lại với cử tọa trong tâm sự của một Tiểu đoàn trưởng 2/43 SĐ18BB, người đã được tuyên dương 2 lần trước quân đội và Tiểu đoàn của ông đã hy sinh ở lại làm nút chặn cho cuộc di tản chiến thuật của SĐ khi tình trạng đã quá kiệt quệ. Trong lời tâm sự, Nhà văn Bảo Định cho biết, sau 12 ngày đêm chiến đấu khốc liệt, gian khổ và can trường của SĐ18BB, quân CSBV cảm thấy không thể chiếm Xuân Lộc, nên đã chuyển hướng tấn công, chỉ để lại SĐ4 do Hoàng Cầm chỉ huy. Do đó vào ngày 20-4-1975, SĐ18BB được lệnh Di tản Chiến Thuật.
Nói về sự thành công cuộc di thản chiến thuật cuả SĐ18BB, ông nhận định "Cuộc di tản chiến thuật của SĐ 18BB thành công, phần lớn nhờ vào sự lãnh đạo khôn khéo của vị Tư lệnh mặt trận. Hơn nữa, trong giờ phút nguy hiểm nhất, vị Tư lệnh chiến trường Lê Minh Đảo đã thể hiện đầy đủ nhất tinh thần “Huynh đệ chi binh” bằng hành động cùng đi bộ với binh sĩ trong cuộc di tản, mặc dù với cương vị tư lệnh ông có quyền đi bằng trực thăng. Chính hành động can đảm đồng cam cộng khổ này đã làm cho tinh thần binh sĩ lên cao độ, và mọi người đều vững tin trong chính nghĩa và tình thương. Do đó, binh sĩ đã quên đi tất cả gian khổ mỏi mệt để vừa triệt thoái vừa chiến đấu với quân truy kích của địch và cũng vừa bảo vệ được người dân...”
Nói riêng về Tiểu đoàn 2/43 của ông, trong một giọng vui vẻ và hãnh diện, Nhà văn Bảo Định cho biết “Ông Tư lệnh đã cho ở lại, nói nôm na là thí quân, Tư lệnh muốn chúng tôi được chết để đại đơn vị được sống. Với một cấp số tiểu đoàn không đầy đủ và nguồn tiếp liệu kiệt quệ, Tiểu đoàn 2/43 đã phải chiến đấu với cả một lực lượng địch mạnh và đông gấp bội. Trong lúc bị vây khốn, CSBV đã kêu đích danh tôi phải đầu hàng. Lúc đó tôi đã nói với thuộc cấp, đến giờ phút này, tôi không thể đầu hàng, nhưng các anh em có thể, để giữ mạng sống về với gia đình, nhưng xin để tôi đi xa rồi hãy ra. Tuy nhiên, không ai chịu rời ngũ, họ nhất định sống chết có nhau. Chính nhờ sự trung thành, can trường cuả chiến sĩ , sự khôn khéo của các cấp chỉ huy và hồn thiêng sông núi phù trợ, sau cùng Tiểu đoàn của tôi cũng đã trở về đoàn tụ với SĐ mặc dù quân số đã phải hy sinh đến mức 50%. Ngay hồi ký của Hoàng Cầm, Tư lệnh SĐ4/ CSBV cũng xác nhận, không biết SĐ18BB đã đi từ bao giờ, khi biết được thì SĐ18BB đã về đến Bà Rịa”.
Riêng bản thân Tiểu đoàn trưởng 2/43, khi ra được điểm hẹn, địch phát giác và truy kích dữ dội, vì vậy ông không kịp lên máy bay, nên đã phải ôm càng trực thăng. Sau này có người đã viết lại câu chuyện “Người Ôm Càng Trực Thăng" và nhân vật chính là Tiểu đoàn trưởng 2/43 SĐ18BB.
Trước khi dứt lời, Nhà văn Bảo Định cũng nhắc nhở, “Đa số người Việt chúng ta rất tin tưởng vào những sử gia ngoại quốc. Tuy nhiên, họ không phải là người trong cuộc nên có rất nhiều sai lầm trái ngược với sự thật, chúng ta nên cẩn thận”.
Kế đến Đại Úy Đỗ Hữu Chu, Tiểu đoàn trưởng 1/43, với một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng và vui tươi, tâm sự: "Kể từ khi tôi về SĐ18 BB, đa số đều phải vất vả đi hành quân lùng địch để đánh, nhưng với trận chiến Xuân Lộc, anh em chúng tôi cảm thấy có rất nhiều điều thuận lợi. Thứ nhất, chúng tôi rất sung sướng được đánh giặc ngay hậu cứ, vì vậy binh sĩ của Tiểu đoàn cảm thấy rất hăng hái khi lâm trận... Lúc nào đánh thì đánh, lúc nào nghỉ thì lo giúp đỡ dân những điều cần thiết.. Thứ hai, đa số anh em binh sĩ là người điạ phương, họ hiểu rất rõ về địa hình, địa vật nên chúng tôi tiêu diệt địch quân một cách rất thoải mái và ung dung. Vì vậy, trong 12 ngày đêm, SĐ 18 BB cũng đã gây cho địch sự tổn thất rất nặng nề và riêng số xe tăng bị cháy lên đến trên 30 chiếc”...
Sau phần tâm tình cuả Đại Úy Chu, là phần văn nghệ, trao đổi tâm tình và giải đáp thắc mắc của đồng hương. Cuối cùng, buổi sinh hoạt nhớ về “Vị trí Trận Chiến Xuân Lộc Trong Quân Sử VNCH” đã được kết thúc vào lúc 18 giờ cùng ngày trong không khí tự hào, hãnh diện và biết ơn, khi mọi người biết thêm những sự thật mà từ trước đến nay không mấy ai nói đến hoặc nếu nói đến thì lại sai lệch quá nhiều như một số sử gia ngoại quốc đã mô tả.

Phạm Thanh Phương – Saigon Times (Úc Châu)

5 Responses to Tướng Lê Minh Đảo và “Vị trí Trận Chiến Xuân Lộc Trong Quân Sử VNCH”

  1. Anonymous Says:
  2. Kaka
    Cuốn sách "100 nhân vật ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20" do các nhà văn nước ngoài viết cũng công nhận bác Hồ là một nhân cách lớn.
    Ko hiểu sao cái bọn lưu vong lâu lâu lại sủa bậy thế không biết.
    Mẹ cha bọn phản động chó chết!

     
  3. Anonymous Says:
  4. Quân lực VNCH tuy đáng thương vì bị bỏ rơi, bị quên lãng và bôi xấu nhưng rất oai hùng..Tôi kính trọng họ dù 40 năm sống dưới chế độ XHCN tôi chỉ biết đến họ là "Ngụy".Bây giờ tôi biết ai mới là Ngụy quyền rồi..! Giá như, sau năm 54 quân lực VNCH vượt sông Bến hải thì nhân dân miền bắc đã đỡ tốn máu xương cho cái lý tưởng hão huyền và đầy bạo lực..

     
  5. Anonymous Says:
  6. khanhdo

    Khổ thân bác Đảo,chiến đấu oai hùng nhất quân lực những ngày cuối cùng nhưng cũng vì thế mà được gọi là ngoan cố nên lãnh 17 gậy..
    Kính bác khỏe !!!

     
  7. Anonymous Says:
  8. khanhdo
    Quân lực VNCH tuy đáng thương vì bị bỏ rơi, bị quên lãng và bôi xấu nhưng rất oai hùng..Tôi kính trọng họ dù 40 năm sống dưới chế độ XHCN tôi chỉ biết đến họ là "Ngụy".Bây giờ tôi biết ai mới là Ngụy quyền rồi..! Giá như, sau năm 54 quân lực VNCH vượt sông Bến hải thì nhân dân miền bắc đã đỡ tốn máu xương cho cái lý tưởng hão huyền và đầy bạo lực..
    khanhdq09@gmail.com

     
  9. Anonymous Says:
  10. Đảo Chánh 1-11-1963

    Đại úy Lê Minh Đảo Tùy viên của tướng Lê Văn Kim đã hạ sát hai anh em ông Đại tá Lê Quang Tung và Thiếu Tá Lê Quang Triệu trong ngày đảo chánh 1-11-1963.

    Lê Minh Đảo giết người không gớm tay như là Việt Cộng.


    trích:

    Đại tá Lê Quang Tung chỉ kịp nói đến đó, thì liền bị cựu Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại úy, Tùy viên của tướng Lê Văn Kim, lôi lên chòi canh trên sân thượng của tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu bắn chết ngay.

    Em ruột của Đại Tá Lê Quang Tung là Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt, được tin cũng liền chạy sang Bộ Tổng Tham Mưu để xem hư thực, thì cũng bị Đại úy Lê Minh Đảo dùng súng bắn chết tức khắc.