"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Tấn, Thối, Lưỡng Nan....

Posted by Lien Mang Viet San Saturday, November 04, 2006

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Sau mười một năm vất vả, xuôi ngược van xin, đến nay CSVN đã chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa Tổ Chức Thương Mại Quốc tế (WTO). Một điều đáng chú ý là khi CSVN càng tiến sát ngưỡng cửa WTO, thì sự lo lắng lúng túng lại càng gia tăng. Bởi lẽ với một nền kinh tế theo định hướng XHCH, tất cả những sản phẩm được chế tạo đều thiếu chất lượng, chưa bao giờ hội đủ một tiêu chuẩn tối thiểu, khả dĩ có thể cạnh tranh với nước ngoài. Mặc dù, CSVN cũng đã “đổi mới” theo chính sách “kinh tế thị trường”, tư hữu hóa một số lãnh vực, mong giảm đi sự độc quyền trên thị trường sản xuất, nhưng nó vẫn chưa thể thoát ra được cái lối mòn của thời bao cấp.

Ngay những sản phẩm nhỏ nhặt như cây đinh, con ốc giầy dép, may mặc, hoặc thực phẩm, đều không thoát khỏi sự gian dối, tô hồng, có một nói mười, lừa bịp một cách trắng trợn. Một câu hỏi đựơc đặt ra ở đây, tại sao đất nước đã “thống nhất” hơn 30 năm, một thời gian dư sức ổn định, để có được một nền kinh tế phát triển, để có thể sánh vai ngang hàng với các nước trong vùng. Nhưng tại sao CSVN, đã không phát triển được gì, mà chỉ làm cho đất nước mỗi ngày lại một tác tệ.

Nền kinh tế, suốt ngày theo định hướng (XHCN)
Không cạnh tranh, khi một xã hội nghèo
Tính gian dối biết bao giờ tẩy sạch
Bởi lối mòn bao cấp mãi còn theo


Nhìn vào hiện trạng của Việt Nam, đa số nhận thấy, dưới một chế độ độc tài đảng tri, tham nhũng, cửa quyền, đã được coi như quốc sách suốt hơn cả nửa thế kỷ, tất nhiên người dân phải bị lâm vào tình trạng nghèo đói cùng cực, họ không thể trở thành một nguồn tiêu thụ, khả dĩ có thể tạo ra những áp lực, hầu có thể thúc đẩy nâng cao sự cạnh tranh trong sản xuất, để cải tiến sản phẩm mỗi ngày một chất lượng hơn. Do đó, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại từ quốc doanh cho đến tư doanh, vẫn lầm lủi đi theo một lối mòn gian dối cố hữu. Lối mòn cố hữu này này chính là sản phẩm tuyệt tác của chính sách tham nhũng, cửa quyền. Trên thực tế, tất cả các doanh nghiệp sản xuất muốn được dễ dàng làm ăn , tất nhiên, phải chạy chọt, đút lót, từ cửa lớn đến cửa nhỏ. Số tiền đút lót này, sẽ được khấu trừ lên đầu công nhân và sản phẩm. Từ đó, phẩm chất của sản phẩm mỗi ngày một suy giảm, cân, đo, đong, đếm cũng không chính xác, cắt đầu nọ, xén đầu kia, tất cả như một cái vòng lẩn quẩn không thể thoát.

Xuyên qua những hiện tượng, xăng pha acetôn hay dầu hôi, bơm không đủ định lượng, điện kế chạy theo lối “phi mã”, sữa bột pha loãng, ghi là sữa tươi, bánh mì pha bột nổi cao su, nước mắm pha phân Urê để tăng độ đạm, thịt hư, thối, cá ươn, uớp phọc môn hay hàn the để tạo một hình thức cứng và tươi,v,v...Ngay lãnh vực sắt, thép, là một sản phẩm đươc coi như an toàn, nhưng cũng thiếu chất lượng, thậm chí còn lấy những nhãn hiểu nổi tiếng như TISCO, VUC, dán vào để lừa thiên hạ. Như vậy làm sao có thể cạnh tranh được với thế giới, sau khi gia nhập (WTO). Những sự kiện này, chính là một viễn tượng đen tối nhất cho CSVN.

Thực ra, với lề lối sản xuất của XHCN mà đem cạnh tranh với thế giới, thì sự phá sản cũng là một điều đương nhiên khó có thể tránh. Nhưng nếu cải tổ sản xuất, để có thể cạnh tranh trong công bằng thì lại không biết phải cải tổ thế nào cho ổn. Đúng là một hoàn cảnh, “tấn thối lưỡng nan”.

Tất cả những nhiêu khê nêu trên , đều là sản phẩm của những “Đỉnh cao trí tuệ”, với một xã hội bưng bít thông tin, khống chế truyền thông, bóp nghẹt tư duy, giáo dục suy đồi, suốt ngày chỉ biết nhồi nhét, tung hô khẩu hiệu , nô lệ hóa người dân bằng nòng súng, lưỡi lê, còng số 8. Đồng thời, duy trì một hệ thống giáo dục chạy theo thành tích , học sinh có dốt cũng phải lên lớp cho đạt chỉ tiêu, còm thêm cái cảnh học tiền thi hộ, mưa bán bằng cấp. Như vậy thử hỏi, làm sao lực lượng nhân dụng có đủ trình độ khoa học, kỹ thuật, để hội nhập và cạnh tranh với thế giới tiến bọ và thành viên các nước trong WTO?...

Nhiều người cho rằng, CSVN cũng hiểu rõ nan đề “Tấn Thối Lưỡng Nan” này, và các nước thành viên WTO cũng dư biết. Như thế, tại sao CSVN vẫn năn nỉ xin vào WTO cho bằng được ? Hơn nữa, tại sao các nước thành viên vẫn chấp thuận cho CSVN gia nhập? Sự trả lời duy nhất có thể lý giải, hợp lý là: Một khi CSVN vào WTO, các nước đầu tư sẽ có một thị trường nhân dụng khổng lồ và rẻ mạt, cộng thêm một số quền lợi chính trị, chiến lược, nào đó trong vùng Đông Nam Á. Ngoài ra, sự tham những quá độ của CSVN sẽ tạo cơ hội cho họ tha hồ tung hoành bóc lột dân Việt như tình trạng mà công nhân phải đình công hàng loạt trước đây không lâu.

Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, muốn hội nhập cùng thế giới một cách bình đẳng và công bằng, Việt Nam phải có được một chính quyền trong sạch, sáng suốt, biết yêu nước, thương dân, quyền làm người được tộn trọng, để phát triển một nền tự do dân chủ thực sự. Lúc đó, người dân mới có cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ thuật , dân trí, đạo đức, dân sinh, và cái tính gian dối, lừa bịp của xã hội, từng bị tiêm nhiễn từ CSVN, sẽ tan dần vào khộng gian, và đất nước chắc chắn sẽ được khởi sắc.

Chua chát qúa, hỡi “đỉnh cao trí tuệ”
Đã được vui, sao bấn loạn tâm hồn
Là hậu qủa, tháng năm dài lừa bịp
Chợt quay nhìn, nước đã đến gâp trôn


Tóm lại, nếu muốn thay đổi hoàn cảnh , CSVN phải ý thức ra đi, trả lại quyền tự quyết cho dân tộc. Tuy nhiên, nếu hy vọng CSVN ý thức thì chẳng khác nào đang nằm mơ giữa ban ngày. Do dó, trong lúc CSVN đang lo lắng bối rối, cộng thêm những tai mắt quốc tế đang và sẽ tiếp tục hiện diện tại VN sau khi gia nhập WTO, chính là một cơ hội tốt nhất cho tất cả những đảng phái, tổ chức đấu tranh chân chính hoạt động mạnh mẽ hơn, hầu hướng dẫn toàn dân vùng lên đòi lại quyền tự quyết của dân tộc và thăng hoa đất nước.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to Tấn, Thối, Lưỡng Nan....