"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

CS Muôn Đời Là CS

Posted by Lien Mang Viet San Sunday, December 24, 2006

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Hơn nửa thế kỷ dưới chế độ tàn bạo, phi nhân CSVN, Truyền Thông, Báo Chí, chưa bao giờ được thực thi đúng chức năng của họ, cho dù là một phần rất nhỏ. Ngược lại, họ chỉ được xử dụng như một phương tiện tuyên truyền cho đảng và nhà nước. Chỉ khi nào được đảng và nhà nước CS "bật đèn xanh" về một lãnh vực cần thiết nào đó, cho phép đăng tải một số hiện tượng tiêu cực nhỏ trong cơ chế lãnh đạo đảng, nhằm lừa bịp dư luận, lúc đó báo chí mới có thể nương theo, phóng bút "hơi xa" một chút, nhằm giải quyết một ít ẩn ức của nghề nghiệp. Nhưng đến khi bị đảng và nhà nước phát giác, họ cũng không thoát khỏi những phiền toái, nhiêu khê. Sau đó, bắt buộc lại phải trở về trung thành với thân phận "ký nô, văn nô" đúng nghĩa, mà đảng và nhà nước đã quy định.

Dưới chế độ tham tàn phi nhân bản
Tìn đâu ra sự phóng khoáng tư duy
Tim với óc , cuộn tròn trong quy định
Ngòi bút buồn lầm lũi bước chân đi


Mới đây, sau đại hội 10 của đảng CSVN, trước khi về vườn, Phan Văn Khải đã để lại nghị định 56, nhằm bịt miệng, trói não, giới Truyền Thông Báo Chí một cách trơ trẽn, bỉ ổi, mang tính cách hành chánh rất mơ hồ. Lúc ấy, rất nhiều người bình luận cho rằng, đây chỉ là sự chuẩn bị, nhằm đánh bóng cho vai trò tân thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng với một nội các mới, trong chiều hướng "đổi mới" cho phù hợp với chủ trương "dân chủ hoá toàn cầu" mà thế giới đang kêu gọi. Họ cũng tin tưởng rằng, chắc chắn Dũng sẽ thực hiện một số thiện chí bằng cách sẽ ký một vài nghị định mới để vô hiệu hóa nghị định 56, hầu nới rộng phần nào trong lãnh vực Truyền Thông Báo Chí. Điều này sẽ được coi như một món quà "thiện chí" trước nhãn quan Quốc Tế nhân dịp gia nhập WTO. Hơn nữa, đa số cũng tin tưởng rằng, những vị Nguyên Thủ Quốc Gia của các nước tiền tiến như Mỹ, Úc, Canada,v,v, sẽ đặt vấn đề nhân quyền ngay trong hội nghị APEC, và Dũng có thể nương theo đó như một cơ hội để thực hiện sự đổi mới tư duy, tôn trọng một số quy định về nhân quyền trong thế giới văn minh hiện nay, trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, đã được thế giới quy định là một quyền căn bản tối thiêng liêng của nhân loại.

Tuy nhiên, sau APEC, người ta đã thấy được kết quả không hề có một chút khả quan như đã mong đợi. Ngược lại, ngày 29-11-2006, Nguyễn Tấn Dũng đã ký Chỉ Thị số 37/2006/CT-TT, nhằm bổ túc cho Thông báo số 41-TB/TW của Bộ Chính trị, với một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, do Trương Tấn Sang ký ngày 11-10 -2006. Trong chỉ thị 37 và thông báo 41 quy định "Phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, làm tốt công tác động viên, khen thưởng để phát huy tốt vai trò của báo chí; đồng thời, chỉ đạo uốn nắn kịp thời và xử lý đúng pháp luật các sai phạm của báo chí. Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước". Đọc đoạn văn trên, người ta nhận thấy nó cũng chẳng khác gì nghị định 56 của Phan Văn Khải đã công bố trước khi ra đi. Nó cũng vẫn mang những ngôn từ mập mờ, mông lung, đầy cạm bẫy.

Nhìn vào tất cả những quy định của CSVN qua lãnh vực truyền thông báo chí, người ta nhận thấy, quanh đi , quẩn lại, vẫn một luận điệu, rên rỉ như cuốn băng nhựa lâu ngày đã nhão nhoẹt, với một điệp khúc mang đầy tích chất khủng bố, hoang mang: "Không được kích động Nhân dân chống Nhà nước XHCN...Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định. Báo chí có nhiệm vụ Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước... xây dựng chủ nghĩa xã hội..."

Duyệt qua một số điều căn bản trong nghị định 56 và chỉ thị 37 nêu trên, người ta không thể tìm thấy được một sự cụ thể nào khả dĩ có thể xác định được điều gì nên và điều gì không nên, hầu có thể giúp cho giới Truyền Thông, Báo Chí, có thể xác định vị trí và chức năng của họ. Do đó, cũng có nhiều người đặït vấn đề, phải chăng sự thiếu minh bạch này là nguyên nhân khiếm khuyết của ngôn ngữ, tượng trưng cho "đỉnh cao trí tuệ" của đám lãnh đạo CSVN, hay xuất phát từ bản chất lươn lẹo, lừa lọc cố hữu của cộng sản??? Tuy nhiên, nếu ai đã hiểu CS, tất nhiên sẽ biết, đây không phải là sự khiếm khuyết trong ngôn ngữ , mà ngược lại chính là những thủ đoạn rất xảo quyệt, sở trường của CS. Bởi chỉ có sự mập mờ mới là vũ khí tối ưu trong lừa bịp và khủng bố. CSVN đã dùng sự mập mờ này để có thể chụp lên đầu người dân nói chung và giới Truyền Thông, Báo Chí nói riêng, trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, với bất cứ tội danh nào một cách rất tự nhiên, bất khả tranh luận.

Đừng tin tưởng nơi con người Cộng Sản
Dù trẻ, già, đồng não trạng như nhau
Cùng chất lượng, muôn đời không thể đổi
Chỉ khi nào chúng chết, hết bể dâu


Tóm lại, những sự kiện trên đã cho chúng ta một câu trả lời chính xác là đừng bao giờ kỳ vọng vào sự giác ngộ của CSVN, vì đây là một điều không tưởng. Ngoại trừ một “sự kỳ vọng”, mang theo một ý đồ thiếu trong sáng. Hơn nữa, trong công cuộc đấu tranh hiện tại, chúng ta cũng đừng bao giờ đặt niềm tin quá cao vào sự can thiệp của quốc tế trong lãnh vực tìm lại tự do dân chủ cho Quê Hương, để rồi phải thất vọng não nề như kết qủa vừa xẩy ra. Một điều cuối cùng quan trọng cần ghi nhớ là CS muôn đời là CS, dù trẻ hay già, và câu nói "CS không thể thay đổi, mà chỉ có thể thay thế" luôn luôn là một chân lý mang tính phi không gian và thời gian.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to CS Muôn Đời Là CS