"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Khuất Lấp

Posted by Lien Mang Viet San Friday, February 01, 2008

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Kể từ sau tết Mậu Thân 1968, trong lòng đa số người Việt Nam nói chung và người dân tại Huế nói riêng hầu như chưa bao giờ có được một mùa xuân thực sự và trọn vẹn. Sự không trọn vẹn này, chính là cái tang chung của dân tộc trong 40 mươi năm qua. Cứ mỗi độ xuân về, hình ảnh những linh hồn oan khuất, luôn luôn được hiện về trong tâm trí những người Việt yêu nước và trải dài trên khắp nẻo quê hương. Những linh hồn oan khuất ấy, không phải chỉ là những nạn nhân miền Nam VN mà còn cả những gia đình miền Bắc có con em bị dập vùi trong lửa đạn do sự lừa bịp và khống chế của bầy thú hoang CSVN.

Mùa xuân cũ, ngập chìm trong máu lửa
Ôi! Tiếng than, rên khóc ngập khung thời
Bốn thập niên, còn vang vọng khắp nơi
Nồng xú khí, mùa xuân hồng của quỷ


Năm nay xuân lại về theo quy trình của vũ trụ, nhưng trong lòng dân Việt Nam lại là một mùa xuân kỷ niệm thứ 40 của một cái tang chung, đánh dấu một giai đoạn lịch sử đau buồn của Tổ quốc. Nói về tết Mậu Thân, tất cả tài liệu quốc tế đã ghi rõ con số, sự khủng khiếp, dã man của cuộc thảm sát tại Huế năm xưa, nhưng với những con người CS dù đương thời đang say máu bạo tàn hay đã được gọi là ly khai “phản tỉnh”, thì họ cũng không bao giờ dám chấp nhận sự thật, để có thể tìm một chút ăn năn, trăn trở trong hối hận.

Theo tác phẩm ”Hoa Xuyên Tuyết” của Bùi Tín, cựu đại tá CSVN cho biết thì cuộc thảm sát tại Huế chỉ có chừng khoảng 4 hay 500 nạn nhân, và tất cả đều do cán bộ hạ tầng tự ý hành động, không liên quan đến cấp trên, nhất là tên đại đồ tể Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, sau nhiều năn trôi qua sau “Hoa Xuyên Tuyết”, bức màn bưng bít đã được bạch hóa khá nhiều, và có lẽ Bùi Tín nhận thấy không còn cách nào ngụy biện có cái dã man, khát máu của những con người CS, trong đó có cả chính cả bản thân ông. Do đó, trong một cuộc phỏng vấn do đài phát thanh BBC thực hiện ngày 24-01-2008 mới đây, Bùi Tín đã có phần tiến bộ, không dám phủ nhận sự thật, nhưng với bản chất cố hữu, ông vẫn cố ỡm ờ, mập mờ ngụy biện: ''Nhưng lúc bấy giờ tôi không biết quy mô nó lớn đến vậy, chỉ biết là có những cuộc thảm sát nhưng tôi nghĩ nó chỉ xảy ra ít thôi... chứ tôi không nghĩ về sau này người ta nói tới hàng nghìn.''. Đọc lời phỏng vấn, có lẽ ai cũng thấy được cái khôi hài, lập lờ ở đây là lúc đó Bùi Tín mang cấp bậc Đại Tá và là Phó Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân, một tờ báo hàng đầu của đảng, nhưng tại sao không biết mà chỉ nghĩ, cái "nghĩ” của Bùi Tín ở đây có lẽ mang ý nghĩa nghĩ theo khuôn phép của đảng đã thấm sâu trong con người của chính ông. Tuy nhiên, sau khi chạy ra được hải ngoại, được sống ở một nơi tự do, dân chủ, không bị lệ thuộc hay khống chế bởi CS, nhưng Bùi Tín vẫn không thể lột xác, thoát khỏi lối mòn tư tưởng lừa bịp cố hữu, bản chất của CSVN. Vì vậy, trong cuộc phỏng vấn, người ta vẫn thấy Bùi Tín cố gắng chạy tội cho đảng CSVN một cách vu vơ, ấu trĩ, như một bài học thuộc lòng mà bất cứ đảng viên CS nào cũng phải thuộc, đó là làn sao tìm cách đổ hết tội lỗi cho thuộc cấp, nhất là những người đã chết .Vì vậy, Bùi Tín cũng cho biết : ''Do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội cho nên phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết.''. Cái bịp bợm ấu trĩ ở đây là Bùi Tín đã cố quên đi cái bản chất khát máu dã man của tập đoàn CSVN “Đào tật gốc, trốc tận rễ” hay “giết tận, giết tuyệt” qua chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, mà trong đó ông cũng là một thành phần nòng cốt của chiến dịch.

Trong một đoạn khác, Bùi Tín giải thích: “Sở dĩ họ phải làm như vậy là để tuân theo lệnh ''không được để tù binh trốn thoát'' nhằm giữ bí mật”. Một điều quan trọng ở đây mà Bùi Tín lại quên là những nạn nhân bị thảm sát tại Huế lúc ấy không phải là tù binh, mà đại đa số họ là những thường dân vô tội, trong đó có đầy đủ mọi thành phần Nam, Phụ, Lão, Ấu. Hơn nữa, trong sự lúng túng trốn tránh sự thật của Bùi Tín nên đã tạo ra những mẫu thuẫn câu trước đá câu sau một cách rất khôi hài, khó có thể chấp nhận từ một nhà báo lớn tuổi, đã từng tiếp cận ánh sáng văn minh nhân bản, mấy chục năm nơi hải ngoại như ông. Với câu nói ''không được để tù binh trốn thoát'', ai cũng có thể hiểu được có nghĩa là phải thủ tiêu tất cả những người bị bắt mới thực sự làm tròn sứ mạng mà đảng giao phó. Như vậy mà Bùi Tín vẫn cố ngụy biện một cách rất mập mờ, mâu thuẫn là: ''Theo tôi biết thì không có mệnh lệnh cấp trên là tiêu diệt và giết tù binh.''.

Theo những dữ kiện nêu trên, đa số nhận định, nếu cho rằng Bùi Tín là một cán bộ CS “phản tỉnh” thì không ổn, Bởi thực sự ông chưa hề tỉnh để có thể can đảm nhìn nhận sự thật, và cũng chưa hề phản bội CS bao giờ, mà vẫn trung thành như như khi còn là một đại tá Tổng Biên Tập báo “Quân đội Nhân dân” của đảng ngày xưa.

Cũng trong sự kiện tưởng niệm 40 năm Tết Mậu thân, một số người quan tâm theo dõi tình hình cho biết, có một số cơ quan truyền thông hoặc tổ chức Cộng Đồng tại hải ngoại cũng giả vờ quên đi sự kiện tưởng niệm này, mặc dù chỉ là một buổi lễ cầu nguyện cho những nạn nhân oan khuất năm xưa được xuôi tay nhắm mắt trong an bình, với tình yêu nhân bản.

Xin tưởng nhớ những linh hồn oan khuất
Cầu bình an, hoan lạc chốn vĩnh hằng
Nỡ lòng nào ăn bả lũ Việt gian
Quên tội ác, bầy thú hoang tàn bạo


Tóm lại, qua cuộc phỏng vấn của BBC với nhân vật Bùi Tín, đa số nhận định CS lúc nào cũng là cộng CS, và câu nói bất hủ của ông Boris Yeltsin “CS chỉ có thế thay thế, không thể thay đổi” đã trở thành chân lý mang tính phi không gian và thời gian. Chẳng những thế, kể cả những cá nhân, tổ chức nào đã bị lây nhiễm bởi vi khuẩn CS cũng khó lòng thoát khỏi sự khuất lấp để rồi cũng phải gói kín lương tri, chối bỏ sự thật một cách phũ phàng, không mảy may nuối tiếc trong trăn trở.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to Khuất Lấp