"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Bạng Duật Tương Trì

Posted by Lien Mang Viet San Friday, February 29, 2008

- Phạm Thanh Phương -

Trước sự bóc lột và đối xử bất công của giới chủ nhân tại Việt Nam, làn sóng đình công mỗi ngày một phát triển mạnh và lan rộng trên khắp nẻo đường đất nước. Điều này đã khiến cho đảng và nhà nước CSVN nhận thấy chế độ có phần bị lung lay chao đảo. Vì vậy ngày 30-01-2008 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã ký hai nghị định số 11 và 12 nhằm triệt tiêu những cuộc đình công, hầu có thể bảo vệ một cách hữu hiệu và vững chắc quyền lợi của đảng và giới chủ nhân, tiếp tục cùng nhau chia chác mồ hôi, xương máu của dân tộc nói chung và tầng lớp công nhân lao động nói riêng. Hai nghị định này quy định một số điều khoản, cụ thể hóa việc đình công và biện pháp chế tài những gì CSVN cho là bất hợp pháp.

Hai nghị quyết, loài vong nô hèn nhược
Ôm ngoại bang, lột xương máu dân lành
Giang sơn gầy, rách nát mảnh hồn trinh
Biến hàng loạt con dân thành nô lệ

Theo quy định trong nghị định, công nhân phải "bồi thường thiệt hại cho giới chủ nhân" một khi cuộc đình công ấy bị coi là "bất hợp pháp". Một câu hỏi đặt ra ở đây là thế nào là một cuộc đình công bất hợp pháp? Có lẽ ai cũng biết, dưới chế độ CSVN thì sự hợp pháp hay bất hợp pháp không dựa trên một tiêu chuẩn nào rõ rệt mà nó tùy thuộc vào nhu cầu quyền lợi của đảng. Vì vậy một sự việc, hôm nay có thể là hợp pháp, nhưng ngày mai có thể sẽ mang một ý nghĩa ngược lại. Từ đó, đại đa số nhận định chủ trương của Nguyễn Tấn Dũng là sẽ không bao giờ tử bỏ con đường CS như một số người mong muốn mà ngược lại có phần phát triển thủ đoạn độc ác hơn, dã man hơn và tinh vi hơn.

Theo một số người am tường CS cho biết, sự kiện Nguyễn Tấn Dũng cho ra hai nghị định này, chẳng qua cũng chỉ nhằm tạo những trận hỏa mù với mục đích tạo ra một làn sóng đấu tranh giả tạo, với tiêu đề "tranh đấu bảo vệ công nhân" do đảng điều khiển, giựt dây. Dùng sự đau khổ của công nhân làm điều kiện thương lượng quyền lợi của đảng, đối với các xí nghiệp nước ngoài đang xử dụng công nhân Việt Nam. Đây là chiến thuật "bắt cá hai tay", lưỡng đầu thọ lợi mà đảng CSVN đã từng xử dụng trong nhiều lãnh vực. Như vậy, công nhân VN và các xí nghiệp ngoại quốc sẽ bị cuốn hút vào cái cảnh, "Bạng Duật Tương Trì", trong đó CSVN đóng vai trò "Ngư Ông Đắc Lợi", để trong bí mật, CSVN vẫn giữ được tình cảm thắm thiết với các nhà đầu tư ngoại quốc trong thỏa hiệp "một bên tha hồ bóc lột công nhân" và "một bên tha hồ ăn hối lộ"; và ngoài công khai, CSVN vẫn khéo léo dùng sự đói khổ cùng những cuộc biểu tình của công nhân làm lá bài mặc cả với giới chủ nhân.

Để lá bài mặc cả này thêm phần hiệu quả, CSVN đã bí mật giật dây cho những tổ chức nằm vùng (tcnv) của chúng tại hải ngoại nhảy vô cuộc, hò hét rùm beng "tranh đấu bảo vệ quyền lợi công nhân Việt Nam". Với lợi thế ở các nước tự do dân chủ có đông đảo người Việt cư ngụ, các tcnv của CS một mặt vận động sự hậu thuẫn các vị dân cử, các cơ quan truyền thông, các tổ chức nghiệp đoàn bản xứ,... mặt khác chúng khai thác tình yêu thương công nhân VN (cùng là đồng bào ruột thịt, cùng chung máu đỏ da vàng, đang bị tư bản bóc lột), trong các cộng đồng người Việt bản xứ, để tổ chức các cuộc biểu tình, quyên góp tiền bạc... hậu thuẫn công nhân Việt Nam. Trong tình thế đó, CSVN sẽ úp mở cho giới tư bản đầu tư tại VN hiểu một cách ngấm ngầm, thế lực của chúng không chỉ ở VN mà còn ở khắp mọi nơi tại hải ngoại. Như vậy, CSVN sẽ có lợi thế hơn trong việc mặc cả, chia chác lợi nhuận với giới tư bản ngoại quốc đầu tư tại VN. Đó là mục đích thứ nhất. Mục đích thứ hai, khi cho thành lập những tổ chức mệnh danh bảo vệ công nhân VN tại hải ngoại, CSVN muốn bảo vệ quyền lợi của CSVN một khi chúng xuất cảng công nhân VN ra hải ngoại. Trong những năm gần đây, CSVN đã cho "xuất khẩu" khoảng 500 ngàn công nhân ra hải ngoại, và trong tương lai, con số này sẽ tăng lên vài triệu.

Theo nguồn tin chính thức của CSVN, chỉ riêng Iraq trong năm 2008, CSVN quyết định sẽ xuẩt cảng sang 100 ngàn công nhân. Trong chiều hướng đó, CSVN hiểu rằng, muốn bòn rút được thật nhiều tiền của từ hàng triệu công nhân xuất cảng, trước hết, những công nhân đó phải có công ăn việc làm ổn định, lương bổng đầy đủ. Nếu giới chủ nhân, tư bản ở các quốc gia bản xứ bóc lột những công nhân đó, khiến đồng lương họ kiếm được không còn bao nhiêu, chắc chắn CSVN sẽ chấm mút được ít. Hiểu vậy, CSVN đã khôn ngoan và xảo quyệt giật dây cho những tcnv nặn lên tại các quốc gia hải ngoại những tổ chức bảo vệ người công nhân Việt Nam. Với lợi thế ở các nước tự do dân chủ có đông đảo người Việt cư ngụ, các tcnv của CS, một mặt vận động sự hậu thuẫn các vị dân cử, các cơ quan truyền thông, các tổ chức nghiệp đoàn bản xứ,... mặt khác chúng khai thác tình yêu thương công nhân VN (cùng là đồng bào ruột thịt, cùng chung máu đỏ da vàng, đang bị tư bản bóc lột), trong các cộng đồng người Việt bản xứ, để tổ chức các cuộc biểu tình, quyên góp tiền bạc... hậu thuẫn công nhân Việt Nam. Kết quả, công nhân VN tuy kiếm được nhiều tiền, nhưng phần lớn số tiền kiếm được lại rơi vào túi CS.

Rõ ràng, bằng cách khôn ngoan giật dây thành lập những tổ chức bảo vệ công nhân VN, CSVN vừa xảo quyệt đội "vương miện phụng sự giai cấp công nhân VN" cho đám tay chân của chúng để đánh lừa người Việt hải ngoại, vừa đánh lừa được nghị sĩ, dân biểu, các lãnh tụ nghiệp đoàn bản xứ, đồng thời CSVN lại bảo vệ được quyền lợi của chúng tại VN cũng như tại hải ngoại, trong cuộc tranh giành quyền lợi với tư bản ngoại quốc về lâu về dài.

Giọt nước mắt thương dân rơi đúng chỗ
Đừng lơ là tham bát, bỏ cả mâm
Tiếng thương đau, đang rên rỉ âm thầm
Xin sáng suốt, đánh tan loài yêu nghiệt

Sau cùng, trên mặt trận đấu tranh cho quê hương hiện nay, chúng ta cần luôn đề cao cảnh giác trước mọi thủ đoạn nhập nhằng của tập đoàn CSVN và bè lũ tay sai đưa ra. Hai nghị định Nguyễn Tấn Dũng vừa đưa ra không phải chỉ thuần túy cấm ngăn chặn những cuộc biểu tình của công nhân, mà chắc chắn trong đó kèm theo thủ đoạn thâm độc nhằm tập trung dư luận, nhiễu loạn nhân tâm hầu tập trung tiềm năng đấu tranh của toàn dân nói chung và người Việt tỵ nạn tại hải ngoại nói riêng vào trong thế trận "tham một bát" mà rồi dại dột quên đi cả "mâm cơm hạnh phúc" của dân tộc.

- Phạm Thanh Phương -

0 Responses to Bạng Duật Tương Trì