"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Kinh Nghiệm Trong Đấu Tranh

Posted by Lien Mang Viet San Saturday, March 01, 2008

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Sau khi cuộc cầu nguyện của Tổng Giáo Phận Hànội được chấm dứt một cách êm ái, rất nhiều người hy vọng CSVN sẽ hoàn trả chủ quyền Tòa Khâm Sứ trong thỏa hiệp hai bên đều có lợi, như lời đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trả lời phỏng vấn của AsiaNews trước đây. Trải qua cả tháng trời, giáo dân và Tổng Giáo Phận Hànội nôn nóng chờ đợi một câu trả lời hay một văn bản chính thức từ phía CSVN cho biết rõ kết quả như đã thỏa hiệp, nhưng tất cả chỉ là một sự im lặng khó hiểu. Trong lúc nôn nóng chờ đợi kết quả, một sự kiện mới lại vừa xẩy ra một cách đột ngột đã khiến nhiều người hy vọng đã trở thành thất vọng não nề với lá thư lên tiếng của khối “Phật giáo Việt Nam” (Quốc doanh), xác nhận khu đất Tòa Khâm Sứ chính “là tài sản của Phật giáo đã bị thực dân Pháp chiếm hữu, đập phá rồi xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội và Tòa Khâm sứ lên trên đó từ năm 1883". Trước sự kiện này, đại đa số nhận định: Đây là thủ đoạn thâm độc, CSVN tạo sự kiện qua lá thư, cố kéo dài thời gian nhằm xóa bỏ tất cả những thỏa hiệp hay hứa hẹn trả lại chủ quyền tòa khâm sứ như lời đức giám Mục Ngô Quang Kiệt từng tuyên bố.

Một thế trận hỏa mù khi thỏa hiệp
Bọn Công nô luồn lách để câu giờ
Kết quả buồn, chỉ một tiếng ô hô!
Bao tâm huyết, tự nhiên thành mây khói.

Theo dõi sự kiện, ngày 16/02/2008, “Phật Giáo VN” đã gởi Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN một bức thư xác quyết chủ quyền mảnh đất Tòa Khâm Sứ thuộc chủ quyền liên tục của Phật giáo từ lâu trên dòng lịch sử. Trong bức thư, Hòa thượng Thích Trung Hậu cho biết "Căn cứ các tài liệu lịch sử, chùa Báo Thiên là một trong bốn di sản văn hóa lớn của Phật giáo được xây cất từ năm 1057 dưới thời vua Lý Thánh Tông và khu đất Tòa Khâm sứ mọc lên từng là một phần đất mà chùa Báo Thiên tọa lạc.... Đến năm 1883 thực dân Pháp cưỡng chiếm, bị đập phá chùa và xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội và Tòa Khâm sứ lên trên đó".

Nhìn vào sự việc có lẽ ai cũng biết, khối “Phật giáo VN” là thành phần “thân chính” hay nói đúng hơn đây là khối Phật giáo Quốc doanh”, một thành phần của “Mặt Trận Tổ Quốc” và cũng là công cụ của đảng. Vì vậy, CSVN đã dùng khối “quốc doanh” này để tạo ra một thế trận hỏa mù, nhằm hóa giải lời hứa với Tổng Giáo Phận Hà nội vừa qua.

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao từ xưa đến nay, thời gian đã trải qua hàng thế kỷ, nhưng chưa bao giờ Phật giáo lên tiếng về chủ quyền trên khu đất này, mà phải đợi đúng lúc Tổng Giáo Phận Hànội tranh chấp và đang trong vòng giải quyết mới xuất hiện. Phải chăng đây là một chiến thuật giúp CSVN câu giờ để vô hiệu hóa sự đòi hỏi chủ quyền của Công giáo trên khu đất 42 Nhà Chung một cách êm ái, nhẹ nhàng. Vì vậy đại đa số nhận định, đây là thủ đoạn thâm độc của CSVN, vì thế mà cuộc cầu nguyện của Tổng Giáo Phận Hànội cũng vô tình lạc vào thế trận để cuộc cầu nguyện rầm rộ đòi chủ quyền khu đất đã rút lui một cách rất êm ái và đến nay khối “Phật giáo quốc doanh” đột ngột xuất hiện “bạch hóa” một sự việc đã quá cũ xưa, để xác định chủ quyền khu đất Tòa Khâm Sứ thực sự không thuộc Tổng Giáo Phận Hànội, mà khu đất ấy tựa như một “món quà” đã nhận được từ sự cưỡng chiếm của thực dân Pháp trước đây. Hơn nữa, CSVN dùng lá thư của khối “Phật giáo quốc doanh” như một lời khuyến cáo ngầm “Cái gì của Cesar, hãy trả lại cho Cesar”. Và đây mới chính là điểm then chốt trong thủ đoạn bỉ ổi của CSVN qua sự kiện này.

Xoay quanh sự kiện, CSVN biết rất rõ Công giáo là một thực thể có tổ chức đoàn kết chặt chẽ, và là một thế lực rất hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh hiện nay của toàn dân, rất có thể là ngòi nổ chậm của một trái bom nguyên tử và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào để thiêu đốt đảng CSVN một cách dễ dàng, nếu biết khai dụng. Chính vì thế CSVN tạo thế trận này không những chỉ bôi nhọ danh dự Công giáo, bôi nhọ cuộc cầu nguyện vừa qua, mà còn gây một sự phân hóa rất trầm trọng đối với các tôn giáo khác hầu có thể giảm thiểu tiềm năng đấu tranh của toàn dân đến mức tối đa. Hơn nữa, CSVN còn lợi dụng thế trận làm chao đảo niềm tin của một số giáo dân nói riêng và dân tộc nói chung đối với các vị lãnh đạo trong giáo hội Công giáo Việt Nam.

Cũng trong chiến thuật này, CSVN đã đưa Công giáo vào thế trận “tấn thối lưỡng nan” trong những ngày sắp tới. Trong trường hợp, nếu CSVN lợi dụng cơ hội nhì nhằng không trả Tòa Khâm Sứ, thì liệu phía Công giáo có tiếp tục cầu nguyện như trước nữa không, hay phải giữ một thái độ im lặng chấp nhận, để sự việc tan dần theo thời gian. Do đó, đại đa số cho rằng sự kiện khối “Phật giáo VN” tung ra bức thư xác nhận chủ quyền trên khu đất Tòa Khâm Sứ, chẳng qua chỉ là một trong tiến trình thủ đoạn do CSVN tạo ra mà thôi.

Khi đối diện loài vong nô cuồng bạo
Không gì hơn, phải giữ vững lập trường
Tránh lập lờ, lạc trận thế ẩm ương
Niềm tin mất, mục tiêu hoài lỡ dở

Tóm lại, đấu tranh dưới một chế độ độc tài toàn trị đầy thủ đoạn cùng hung, cực ác như CSVN, tất nhiên không thể nói chuyện thỏa hiệp. Ngược lại, sự kiên trì và dứt khoát là điều kiện then chốt trong tất cả các công cuộc dấu tranh, dù mục đích lớn hay nhỏ. Hơn nữa, khối Công giáo VN là một thực thể có thực lực mà CSVN lúc nào cũng sẵn sàng tìm đủ mọi cách phá vỡ, tiêu hủy hay “thuần hóa”. Do đó đa số tin rằng, chắc chắn khối Công giáo VN sẽ thay đổi mục tiêu lớn hơn để có thể kết hợp được toàn dân, đòi lại quyền tự quyết của dân tộc trong đó có tất cả các quyền lợi khác của Công giáo.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to Kinh Nghiệm Trong Đấu Tranh