"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Nỗi Đau Ngọn Đuốc

Posted by Lien Mang Viet San Monday, April 14, 2008

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Kể từ khi ngọn đuốc Olympic 2008 bắt đầu rời Hy Lạp (Greece) đếán nay, đã có biết bao nhiêu biến cố xẩy ra để biến một ngọn đuốc tượng trưng cho hòa bình và nhân bản đã trở thành như một con rối, đang lưu diễn tấm tuồng hề khắp nơi trên thế giới với những tên “biệt kích” bảo vệ trong trang phục hai mầu trắng xanh rất “hiền hòa” mà nhà báo Chris Hughes tại Anh quốc đã mệnh danh là các “sát thủ tinh nhuệ” (highly-trained killers). Cũng theo nhiều nguồn tin cho biết, những sát thủ này được tuyển từ các đơn vị biệt kích của TQ, võ nghệ rất cao cường, không cần vũ khí nhưng có thể giết chết đối phương rất nhanh chóng và tinh vi. Và đây cũng là sở trường của CS, sẵn sàng gieo tang tóc bất cứ nơi đâu. Vì thế ngọn đuốc tượng trưng cho nhân bản, bỗng nhiên trở thành một vật gây tai họa, đi đến đâu cũng gây ra sự phẫn nộ, bất hòa cho mọi người.

Một ngọn đuốc, sáng soi tình nhân bản
Bởi vì đâu phải ô nhiễm vương sầu
Thế nhân buồn, thương cuộc thế bể dâu
Cùng đứng dậy tẩy trừ mầu yêu đạo

Xuyên qua những sự kiện đã xẩy ra trong những ngày gần đây, ngọn đuốc đi đến đâu cũng bị người dân địa phương biểu tình đấn đó, ngăn chặn đòi dập tắt ngọn đuốc, gây ra cảnh giằng co, bắt bớ một cách bất đắc dĩ của nhân viên công lực. Trước sự kiện này, một số người cho rằng những hành động biểu tình, bao vây ngăn chặn ngọn đuốc thế vận là một “hành động thiếu văn minh, bôi nhọ truyền thống hòa bình của thể thao”. Số người này cũng than phiền về hệ thống an ninh của các nước quá kém để xẩy ra những cảnh dở khóc, dở cười cho ngọn đuốc, hay nói đúng hơn là cho nhà nước Trung Cộng. Ngược lại đại đa số lại cho rằng, có lẽ những lời nói nêu trên đã xuất phát ra từ những kẻ mang trong người một “đỉnh cao trí tuệ, chính vì thế họ không hiểu thế nào là dân chủ và nhân bản, hoặc chỉ hiểu theo “định hướng XHCN” cũng không chừng.

Trước ánh sáng văn minh nhân loại, có lẽ ai cũng biết quyền biểu tình hay chống đối là một quyền rất tự nhiên của mọi người dân trong bất cứ lãnh vực nào và bất cứ lúc nào, nó không bị cấm đoán ngặt nghèo như tại các nước độc tài toàn trị. Hơn nữa, hành động biểu tình chống đối mạnh mẽ như tại Anh, Pháp và Mỹ vừa qua cũng không phải là họ chống ngọn đuốc Thế Vận, chống tinh thần thể thao, mà họ đang cố gắng phát huy ánh sáng hòa bình trong nhân bản của ngọn đuốc Thế Vận. Sự chống đối ấy cũng chính là hành động dùng chính nghĩa của nhân bản, tẩy rửa những nhơ nhớp mà chế độ CS Trung Hoa đang bôi bẩn lên ngọn đuốc. Để phát huy chính nghĩa nhân bản và yểm trợ người dân Tây Tạng, trong các cuộc biểu tình vừa qua tại Anh, Pháp, Mỹ cũng không thiếu sự tham gia của cộng đồng người Việt Tỵ nạn và lá cờ vàng cũng đã hiện diện khắp nơi trong những cuộc biểu tình này, đây cũng là một điểm son của cộng đồng tỵ nạn chúng ta, cần được phát huy mạnh hơn trên khắp thế giới, hầu có thể đóng góp chung vào công cuộc vận động cho hòa bình, tự do trên toàn cầu giữa cái thiện và cái ác, giữa bóng tối CS và anh sáng của lương tri.

Trở lại thực tế, vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu Trung Cộng là một nước có tự do, dân chủ, không dùng cường lực và những thủ đoạn tàn nhẫn dã man đối với người dân Tây Tạng, thì chắc chắn ngọn đuốc sẽ thong dong và cũng được một sự đón tiếp rất nồng hậu từ trên khắp thế giới như Thế Vận Hội 2000 tại Úc vừa qua.

Một điều nên biết là tất cả những cuộc biểu tình ngăn cản chống rước đuốc không phải chỉ có người dân Tây Tạng Lưu Vong, họ chỉ là một thiểu số, còn lại đại đa số là dân bản xứ, họ không phải là những người mang một “quá khứ hận thù” hay thuộc loại “thế lực thù địch” chống phá nhà nước Trung Cộng, mà chỉ là những người đang sống trên những đất nước tự do, dân chủ và nhân bản, họ chỉ muốn tất cả mọi người trên trái đất này đều được quyền sống đúng nghiã của một con người như nhau, không thể biến con người thành súc vật giống như các thể chế độc tài toàn trị, điển hình là Trung Cộng và CSVN.

Cũng trong sự kiện này, phía Trung Cộng đã không biết tự nhìn lại hành vi của họ, mà còn ngoan cố lên án những người biểu tình là thành phần “đê tiện” và tuyên bố nhất quyết sẽ rước đuốc tới cùng. Với sự lên án này của Trung Cộng, đại đa số cũng nhận ra một sự cưỡng từ đoạt lý rất khôi hài và cũng chứng tỏ cái bản chất dã man côn đồ của CS nói chung và Trung Cộng nói riêng. Nó cũng chẳng khác nào cái đám bầy tôi CSVN khi kết tội, khủng bố, cầm tù những tiếng nói của lương tri trong các mặt trận đấu tranh dân chủ cho Việt Nam trong hiện tại.

Riêng tại Úc Châu, mặc dù người Tây Tạng lưu vong rất ít, nhưng các cộng đồng nạn nhân CS như cộng đồng người Việt tỵ nạn và Pháp Luân Công cũng không phải là ít. Do đó Thủ tướng Úc tuyên bố, không muốn dùng những “sát thủ tinh nhuệ” của Trung Cộng mà chỉ dùng lực lượng an ninh của Úc để bảo vệ đuốc, hầu có thể tránh những “tại nạn” đáng tiếc xẩy ra. Đây cũng là một quyết định sáng suốt của Thủ tướng Úc và cũng như một gáo nước lạnh tạt vào mặt Trung Cộng một cách rất tế nhị và nhân bản, mặc dù ông không có một dấu hiêu nào phản đối hay tẩy chay Thế Vận Hội.

Ai dám bảo, Cộng nô giờ thay đổi
Còn ai tin, bè lũ quỷ vô thường
Bản chất hèn, gieo rắc cảnh tai ương
Gây máu lửa, hận thù và tang tóc

Duyệt qua những sự kiện và thái độ ngoan cố, hung hăng của Trung Cộng, đại đa số nhận định, một cuộc đổ máu dã man, tàn bạo nữa sẽ không thể tránh, nếu ngọn đuốc tiếp tục được rước ngang qua Tây Tạng, và có lẽ không ai có thể phủ nhận CS lúc nào cũng là CS, bản chất thủ đoạn dã man không bao giờ thay đổi dù bất cứ tình huống nào. Vì thế, tất cả những kẻ hy họng bắt tay với CSVN để thay đổi hoàn cảnh, cùng tiến đến con đường “dân chủ hoá” đất nước là một điều không tưởng, nếu không muốn nói là lừa bịp, mỵ dân.

Đuốc Thế Vận

(Cảm xúc trước khí thế các cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng qua ngọn đuốc Thế vận Hội tại Anh, Pháp & Mỹ trong những ngày qua và được biết có rất nhiều “sát thủ” Trung Công mặc y phục Thế Vận, sẵn sàng ra tay tàn độc khi cần)

Đuốc Thế Vận, một tình yêu nhân bản
Rơi vào tay kẻ khát máu bạo tàn
Chuốc thêm sầu, cảnh nghiệt ngã trái ngang
Làm ô nhiễm cả tin yêu nhân loại

Đuốc Thế vận vào tay phường vô loại
Là niềm đau, trăn trở với tội tình
Ngọn đuốc buồn lạc lõng cõi vô minh
Buồn leo lét, chập chờn cơn gió thổi

Đuốc Thế Vận có làm chi nên tội
Để hôm nay phải tức tưởi dày vò
Trời ơi trời! bầy “sát thủ” mặt mo
Mắt lấm lét, thụt thò, đau ngọn đuốc

Đuốc Thế Vận nay để phường bạo ngược
Mượn danh thơm, che khuất những tội tình
Thế gian này đâu phải chốn u minh
Toàn thế giới phất cao cờ nhân bản

Đuốc Thế Vận, thấy chăng người Tây Tạng
Máu xương rơi, phủ lấp bởi oán hờn
Bao năm rồi, nay bớt nỗi cô đơn
Toàn thế giới, cất vang lời công đạo

Phạm Thanh Phương

0 Responses to Nỗi Đau Ngọn Đuốc