"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Niềm Vui trong Tủi Nhục

Posted by Lien Mang Viet San Saturday, October 07, 2006

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Được tin Hội đồng Chỉ Đạo Quỹ Tài Trợ RAFTO tại Nauy, quyết định trao giải thưởng nhân quyền 2006 cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Sự kiện này đã tạo ra một cảm giác vui, buồn, lẫn lộn cho đại đa số người Việt Nam nói chung và HT Quảng Độ nói riêng. Một niềm vui, mang theo cả một nỗi trăn trở , ưu tư, tủi nhục, cho cả một dân tộc, chỉ vì thú tính của bọn cuồng đồ CSVN.

Niềm vui ấy cuộn tròn trong huyết lệ
Là tiếng than u uẩn của giống nòi
Niềm giao cảm, trong nhịp tim đồng loại
Từ phương trời xa tắp, gởi niềm vui


Theo nhận định của HT Quảng Độ qua làn sóng RFA, không phải RAFTO trao tặng giải nhân quyền này cho cá nhân Thầy, mà họ chỉ mượn Thầy như một biểu tượng, đại diện cho toàn thể dân Việt Nam, những người đang sống lần than với những nỗi oan khiên dưới chế độ CS, những người đã bị tước đoạt cái quyền căn bản của một con người bình thường nhất trên qủa địa cầu này. Do đó, điều đáng vui là trong sự khốn cùng của dân tộc mình, vẫn có những sự đồng cảm của những người không cùng chủng tộc, chia sẻ tâm tình, từ một khung trời Bắc Âu diệu vợi. Nó như một lời nhắn nhủ, khuyến khích người dân Việt Nam, phải can đảm hơn, kiên trì hơn, trong đấu tranh, để làm sao đòi lại cho bằng được những quyền căn bản ấy và quyền tự quyết của dân tộc. Ngoài ra, Giải Nhân Quyền này cũng mang ý nghĩa như một thông điệp, chứng tỏ cuộc đấu tranh của chúng ta không bao giờ cô đơn và nó cũng còn là một bản cáo trạng, nói lện sự hèn hạ dã man của đảng và nhà nước CSVN trước cộng đồng nhân loại. Cũng theo HT Quảng Độ "Con người sống trên trái đất này, khi không có nhân quyền, không có dân chủ thì sống cũng như chết, không khác gì loài vật". Vì vây, đây không hẳn chỉ là một điều vui, mà nó cũng là một nỗi tủi nhục chung của dân tộc VN.

Nhìn vào thực tế, một đất nước nhỏ bé như Nauy, chỉ có khoảng trên sáu triệu dân, họ không hề vỗ ngực tự xưng "Đỉnh cao trí tuệ" như CSVN, nhưng đất nước họ đã sản xuất ra những thành phần lãnh đạo anh minh, nhân từ, biết tôn trọng và thăng hoa cái quyền làm người. Cái qúy nhất của nhân loại là nhân quyền và hoà bình, tất cả dân Nauy đều có. Chẳng những có, họ còn mơ ước được san sẻ những hạnh phúc ấy với chúng ta qua hình thức một Giải Nhân Quyền. Họ tặng Giải Nhân Quyền cho chúng ta, như một sự nguyện cầu cho dân Việt Nam, sẽ sớm có ngày được sống an vui như họ...

Trong khi đó, Việt Nam là một nước lớn hơn họ rất nhiều, có cả một truyền thống bất khuất và tự hào của lich sử, nhưng ngày nay, chỉ vì một lũ đầu trâu, mặt ngựa, xuẩn độn , lúc nào cũng hãnh diện là "đỉnh cao trí tuệ" mà hành xử lại không khác gì một đám du côn thiếu văn hoá, để dân tộc VN phải khốn khổ, trầm luân, khiến dân tộc Nauy phải bùi ngùi giao cảm, trao tặng Giải Nhân Quyền . Như vậy có phải là một điều buồn tủi hay không ???...

Cũng trong đoạn phỏng vấn, HT Quảng độ đã đặt ra một câu hỏi, "Không biết bọn lãnh đạo CSVN nghĩ sao về Giải Nhân Quyền này ???. Nếu còn một chút lương tri, chắc chắn CSVNï phải cảm thấy nhục nhã, để tự soi gương nhìn lại, giác ngộ mà trả lại nhân quyền và quyền tự quyết cho toàn dân...". Tuy ai ai cũng nghĩ CSVN phải cảm thấy nhục nhã, nhưng thực sự CSVN làm gì còn lương tri, để cảm nhận được cái đau của dân, cái nhục của nước, để nhìn lại mà giác ngộ.

Xoay quanh câu chuyên Giải Nhân Quyền, nhiều người đã chúc mừng HT Quảng Độ với những lời lẽ rất cao đẹp. Nhưng qua những lời tâm sự của Thầy, chúng ta cũng đã hiểu, với một vị chân tu như Thầy, vốn dĩ cuộc đời chỉ là bóng hư không, cái cần thiết và ưu tư nhất của Thầy là sự tự do, dân chủ , hạnh phúc của toàn dân. Dẫu là một nhà tu, nhưng con người của Thầy không thể tách rờì khỏi dân tộc, vì vậy Thầy đã tuyên bố, sẽ không đi Nauy nhân Giải Nhân Quyền, nếu không có những cam kết khả tín, để bảo đảm, Thầy phải được trở về tiếp tục dấn thân cùng dân tộc.

Qua hình ảnh mộït vị chân tu như HT Quảng Độ, người ta cũng tìm thấy ở Thầy những nét đặc thù của một kẻ sĩ. Cái nét đặc thù ấy là tùy lúc mà sống, tùy việc mà làm, uyển chuyển xuôi theo sự hưng vong và thăng trầm của lịch sử, vượt ra ngoài cái tầm thường của nhân thế và tự đặt mình trong vũ trụ, nhân quần. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể nhìn thấy ở Thầy nhân sinh quan của một nhà tu chân chính, "tôn giáo vốn dĩ phi chính trị, nhưng chắc chắn không thể phi tổ quốc , phi dân tộc., phi đấu tranh cho chân lý và lẽ phải".

Luật tôn giáo, lẽ thường phi chính trị
Khi non sông, nghiêng ngửa dưới bạo quyền
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào cuộn sóng
Mõ, chuông, cùng đứng dậy, nối niềm tin


Xuyên qua những tâm sự của HT Quảng độ, có lẽ không còn ai có thể phủ nhận, hoàn cảnh đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta đang chìm sâu trong màn đêm sâu thẳm dưới bạo quyền CS. Tất cả đang chờ những bàn tay và những khối óc thực sự yêu quê hương, yêu nòi giống như Thầy, ngồi lại gần nhau, xiết tay nhau, tạo thành một tấm lòng chung. Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy những anh hùng như Quang Trung, Lê lợi, Lý thường Kiệt, gần hơn nữa chúng ta có Phan đình Phùng, Hoàng hoa Thám, Nguyễn tri Phương, Nguyễn thái Học ,v,v...chắc chắn, đêm đen sẽ tan biến , và bình minh sẽ trở lại, nếu chúng ta có thể gạt bỏ tất cả những vị kỷ thấp hèn của phe nhóm, đảng phái, để cùng ý thức dấn thân cho đại cuộc.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to Niềm Vui trong Tủi Nhục