"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Một “Thói Đời” Mang Tính Khuất Lấp

Posted by Lien Mang Viet San Saturday, August 16, 2008

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Sau sự thành công mỹ mãn của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Úc Châu qua sự kiện “Biểu Dương Cờ Vàng” trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới, cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại lại nhận được một bài viết với dung rất mâu thuẫn và như hàm ý một sự đánh đồng lịch sử hầu mong nhập nhằng “khuyến cáo” cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại nên có thái độ nên tôn trọng lá cờ máu CSVN và chấp nhận nó như lá cờ Vàng chính nghĩa mà đại đa số người dân đang trân trọng. Sự kiện này cũng tao ra một làn sóng dư luận với nhiều nhận định khác nhau và cũng làm sáng tỏ hơn về nhà “đấu tranh dân chủ” Phương Nam Đỗ Nam Hải hiện nay.

Trong bài viết “Một số suy nghĩ về hai lá cờ Việt Nam” [1] gởi ra từ Saigòn ngày 7-8-2008, Đỗ Nam Hải (ĐNH) đã nhận định rõ chế độ CSVN là một chế độ khát máu phi nhân
“...Không ai khác, chính họ là những kẻ khủng bố, chính họ là lũ giặc nội xâm của dân tộc Việt Nam hôm nay!”.
Với một nhận định quá chính xác này đã khiến người đọc tưởng như là những lời tâm huyết của một chàng trai nước Việt rất trong sáng trong ý thức quê hương, đang mang nỗi niền trăn trở với cái đau của dân và cái nhục của nước trong hoàn cảnh hiện tại, và cũng có thể nói đây chính là một ngôi sao sáng trong cuộc chiến cam go lật đổ chế độ phi nhân CSVN, đi tìm tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc. Tuy nhiên khi đọc tiếp, có lẽ ít ai tránh khỏi được sự ngỡ ngàng với những nhận định mang tính lập lờ đánh lận, giữa cái thiện và cái ác, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa chính đạo và tà đạo của ĐNH. Trong đoạn kế tiếp, ĐNH kêu gọi cộng đồng người Việt tỵ nạn nên tôn trọng lá cờ máu đã gây nên bao nhiêu đau thương tác tóc cho quê hương và dân tộc trong suốt gần một thế kỷ qua với đoạn văn:
“Chúng ta cần hết sức tôn trọng tất cả những ai, dù ở phía bên này hay phía bên kia đã từng đứng dưới lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ hay lá Cờ Đỏ Sao Vàng, vì lòng tin của họ mà đã dũng cảm chiến đấu và ngã xuống trên lòng đất Mẹ Việt Nam thân yêu”
Đọc đoạn văn này, có lẽ ai cũng thấy một sự cưỡng từ đoạt lý để cho rằng bất cứ ai, thế lực, phe nhóm nào, dù tốt hay xấu, nhưng một khi đã “ngã xuống trên lòng đất Mẹ Việt Nam thân yêu”, thì lá cờ của họ đều phải được chấp và tôn trọng. Nếu nói như vậy, thử hỏi những tên thảo khấu cướp của giết người, những tên thực dân, đế quốc giết dân, cướp nước và khi chúng “ngã xuống trên lòng đất Mẹ Việt Nam” thì lá cờ của chúng cũng đều phải được tôn trọng ngang hàng với lá cờ chính nghĩa, nhân bản của dân tộc hay sao? Với lý luận này, đại đa số cho rằng ĐNH đang cố gắng đánh đồng sự kiện lịch sử một cách qúa ấu trĩ, để vô tình bạch hoá cả một sự khuất lấp trong chiếc áo “đấu tranh dân chủ” mà ĐNH đã khoác trên người từ trước đến nay. Điều đáng tiếc là ĐNH đã quên hay cố tình quên rằng chính lá cờ đỏ ấy đã đưa đến cho dân tộc biết bao nhiêu đau thương điếm nhục, đồng thời cũng chính lá cờ đỏ ấy đã thiêu chết một cách dã man biết bao nhiêu sinh linh vô tội qua những vết nhơ của lịch sử như “Cải cách ruộng đất, tết Mậu Thân..v..v” và cũng chính lá cờ đó biết bao nhiêu sinh linh vô tội đã phải ra đi vĩnh viễn trong những trại tập trung hay trên những đoạn đường vượt biên, vượt biển. Ngoài ra, cũng duới lá cờ đỏ đầy máu tanh ấy, thử hỏi những người bộ đội CS có thực sự chiến đấu “dũng cảm cho lý tưởng” như ĐNH nhận định hay không? Nếu có, tại sao CSVN phải xích chân họ vào xe tăng và các ổ đại pháo để họ phải giãy chết trong sợ hãi, tức tưởi trong oan nghiệt...

Một sự nhận định rất so le khi ĐNH cho rằng;
“Bản thân hai lá cờ không phải là nguyên nhân gây nên sự phân hóa dân tộc. Nguyên nhân gây nên sự phân hóa dân tộc chính là những kẻ cầm đầu trong Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang cố tình duy trì một cách bất lương cái chế độ độc tài, độc đảng, phản dân tộc và phản dân chủ ở Việt Nam”
Trong khi đó đoạn kế tiếp ĐNH lại viết
“Lá Cờ Đỏ Sao Vàng đang là biểu trưng cho một chế độ độc tài, độc đảng, phản dân tộc và phản dân chủ, phản lại các quy luật khách quan và các xu thế tiến bộ của thời đại mới.... Thực chất là bởi súng đạn, nhà tù của bộ máy công an trị khổng lồ và bởi sự lừa bịp một cách trắng trợn dân tộc cùng cộng đồng quốc tế, chứ không phải là cái gì khác”.
Như vậy những dòng chữ ngụy biện ĐNH cho rằng lá cờ máu của CSVN “không phải là nguyên nhân gây nên sự phân hóa dân tộc” có mâu thuẫn lắm không? Sự mâu thuẫn này nó đã phát xuất từ đâu? Phải chăng từ những khuất lấp tự chính bản thân của người viết và cũng có thể nói là một hành động “hiếp dâm” chữ nghĩa “hiếp dâm” tư tưởng trong mục đích nào đó rất ư là khuất lấp.

Một điều mẫu thuẫn và khôi hài hơn nữa khi ĐNH đã biết rằng
“Lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ mỗi khi được đồng bào Việt Nam ta hiện đang sinh sống ở hải ngoại giương cao, chính là biểu trưng cho ý chí và nguyện vọng, cho nỗi khát khao của gần 90 triệu nhân dân Việt Nam ở cả trong và ngoài nước hôm nay. Họ đã và đang dũng cảm, kiên trì đứng lên cùng với đồng bào mình ở trong nước quyết giành lại các quyền tự do dân chủ đã bị Đảng cộng sản Việt Nam qua nhiều thế hệ ngang nhiên tước đoạt của dân tộc trong suốt gần 63 năm qua (2/9/1945 - 7/2008)”
. Nhưng tại sao ĐNH lại cố đánh đồng một cách trơ trẽn để “khuyến cáo” cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại phải “tôn trọng và chấp nhận” lá cờ máu CSVN giống như lá cờ Vàng tượng trưng cho chính nghĩa nhân bản. Với những lời văn và bố cục tương phản lẫn nhau một cách “rất thô thiển” trong bài viết của ĐNH, đã khiến người đọc phải nghĩ đến một “thói đời” mang đầy tính khuất lấp với một mục đích không trong sáng trong cục diện đấu tranh hôm nay. Như vậy, Đỗ Nam Hải có thật một “Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Dũng Cảm” như giải thưởng của nhóm Hoàng Cơ Định (Việt Tân) đã trao tặng trước đây hay không, có lẽ tự bản thân mỗi người đều đã có câu trả lời.

Nhân tiện đọc bài viết mang tính khuất lấp này của Đỗ Nam Hải, tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là Đỗ Nam Hải đã từng sống ở Úc từ năm 1995 đến năm 2003 không biết với lý do gì. Ngay trong những lần trả lời phỏng vấn, Đỗ Nam Hải đã xác định rõ anh không phải là một du hoc sinh hay một nghiên cứu sinh và cũng không đến Úc để làm ăn, buôn bán. Như vậy thời gian 8 năm ở Úc Đỗ Nam Hải để làm gì, có mang một nhiệm vụ đặc biệt gì không, thì mãi cho đến nay cũng chưa ai có được một sự giải đáp chính xác. Hơn nữa, theo một giới chức đại diện Việt Tân tại Úc lúc ấy cũng cho biết, họ đã móc nối và kết nạp Đỗ Nam Hải trong mục đích gây dựng mầm mống dân chủ tại quốc nội khi Đỗ Nam Hải về nước, và cũng từ đó ba chữ Đỗ Nam Hải bắt đầu được nhiều người biết đến với năm chữ “Nhà Đấu Tranh Dân Chủ” và nổi bật như hôm nay. Như vậy Đỗ Nam Hải là ai, đang mang một nhiệm vụ gì có lẽ phải chờ thêm một thời gian nữa mới có thể có một sự trả lời chính xác.

Một “Thói Đời”....


(Cám ơn “Nhà Đấu Tranh Dân Chủ” Đỗ Nam Hải qua bài viết “Một số suy nghĩ về hai lá cờ Việt Nam” đã tạo nguồn cảm hứng cho bài thơ này”

Trí thức mà sao khéo nhập nhằng
Đánh đồng lịch sử có buồn chăng
Cạn đường liêm sỉ đau lòng chữ
Khánh kiệt lương tri xót mảnh bằng
Xót nước, khom lưng, tuồng múa bậy
Thương nhà, uốn lưỡi, khúc ca nhăng
Đớn đau, cám cảnh đời khoa bảng
Lẫn lộn vàng thau qủy hoá tăng

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)


[1] Phương Nam - Việt Nam (2008) Một số suy nghĩ về hai lá cờ Việt Nam. Hội Quán Nhà Việt Nam, nguồn
http://thongtin.brinkster.net/diendan/motsosuynghivehailacovietnam.htm





0 Responses to Một “Thói Đời” Mang Tính Khuất Lấp