"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Dấu Ấn Lịch Sử

Posted by Lien Mang Viet San Saturday, October 04, 2008

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Theo diễn tiến cuộc cầu nguyện đòi công lý của Tổng giáo phận Hà nội trong mấy ngày vừa qua, dư luận trong và ngoài nước xuất hiện một làn sóng rất xôn xao về một câu nói bất hủ của đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, phát biểu trong phiện họp với UBND thành phố hà Nội ngày 19-9-2008 vừa qua. Ngay tại phiên họp, trước khi dứt lời phát biểu, đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt tâm sự
"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế...”.
Với một câu nói đầy tâm huyết này, đã nói lên tất cả những sự thật phũ phàng của cả một chế độ và đời sống người dân dưới ách cai trị tàn bạo, băng hoại của CSVN. Vì thế ngay sau đó, CSVN đã cho toàn bộ hệ thống truyền thông gia nô đồng loạt cắt xén, xuyên tạc ý nghĩa, tuyên truyền, đánh lừa dư luận, trong mục đích xách động quần chúng phản đối, lên án, hầu tạo ra một làn sóng lấp liếm sự thật cướp đoạt tài sản của Giáo Hội một cách trắng trợn và bỉ ổi như đã xẩy ra.

Theo dõi hệ thống truyền thông gia nô của CSVN, có lẽ không ai không nhìn ra cái gian manh đầy ác ý, khi câu nói bị cắt xén chỉ còn lại một đoạn ngắn
“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam.”
, và họ cũng không quên kèm theo những nhận định vu khống cho rằng, đây là một câu nói đã “xúc phạm dân tộc Việt Nam một cách nghiêm trọng”... Trong những giây phút đầu tiên bị xuyên tạc, cũng có nhiều người chưa kịp suy nghĩ, nên cũng tỏ ra bị giao động, pha chút ra ngỡ ngàng, thắc mắc. Tuy nhiên ngay sau đó, đại đa số đã nhận ra cái trò lưu manh bỉ ổi này, ngoại trừ một số cò mồi và Việt gian đang cố tình xuyên tạc.

Cũng trong câu nói này đại đa số cho rằng, không cần phải là một người thông minh hay có trình độ học vấn cao, chỉ cần một người bình thường, bình tĩnh một chút cũng có thể phân biệt được rằng một cái “hộ chiếu” không bao giờ có thể đại diện hay tượng trưng cho cả một dân tộc. Để chứng minh điều này, thiết nghĩ cũng nên nhìn lại dòng lịch sử năm ngàn năm lập quốc của Việt Nam, trong đó biết bao nhiêu triều đại, có hưng , có suy, có tốt, có xấu và mỗi một triều đại, một chế độ chắc chắn đều có các “hộ chiếu” khác nhau, và tất cả đều đã qua đi theo thời gian, duy nhất chỉ còn lại dân tộc là mãi mãi được trường tồn. Như vậy làm sao có thể cho rằng cái “hộ chiếu” thổ tả của CSVN lại có thể tương trưng cho cả dân tộc Vi ệt Nam một cách cưỡng từ, đoạt lý như thế. Thật là khôi hài, chỉ cần một phút bình tâm nghĩ kỹ, có lẽ khó có ai có thể phủ nhận câu nói của đức TGM Ngô Quang Kiệt không những chỉ chính xác ở nghĩa đen, mà còn chính xác cả nghĩa bóng của nó, câu nói cũng bao hàm những nỗi trăn trở, ưu tư và đánh dấu một giai đoạn đau thương của cả một dân tộc trên dòng lịch sử. Nếu hiểu theo nghĩa đen, sự thật bất cứ ai cầm tấm “hộ chiếu” được cấp từ nhà cầm quyền CSVN ra nước ngoài, họ đều bị các nhân viện hải quan trên thế giới có một cái nhìn soi bói và nghi kỵ. Bởi lẽ đa số những người mang tấm hộ chiếu này, thường mang đến những sự bất ổn trong xã hội yên bình của họ.

Nhìn lại những năm vừa qua, khi người Việt Nam cầm tấm “hộ chiếu” XHCH ra nước ngoài, rất nhiều người tìm cách ở lại, kể cả công nhân viên chức nhà nước. Một số trốn ở lại bất hợp pháp, hoặc gian dối trên mặt hộ tịch để xin được ở lại. Một số cũng tạo ra những tệ đoan phi pháp như buôn lậu bạch phiến, thuốc lắc và kể cả chuyển ngân bất hợp pháp đã từng xẩy ra như trường hợp phi hành đoàn Air Việt Nam đã bị bắt tại Úc, với trên nửa triệu dollars tiền mặt trước đây.

Còn nếu nói về nghĩa bóng của câu nói, có lẽ ai cũng biết, với một chế độ đầy rẫy những bất công băng hoại, xã hội bát nháo, giáo dục suy đồi, niền tin và tư duy bị bóp nghẹt, bóc lột, đàn áp,v,v.... Một đất nước mà người thiếu nữ phải bóp nát nhân phẩm, trần truồng cho ngoại nhân khám xét, rờ nắn, chọn lựa như những con vật, các em bé từ 5 đến 14 tuổi bị bắt làm nô lệ tình dục tại các nước lân bang, và đốn mạt hơn nữa là sự kiện bán nước một cách trắng như sự kiện Nam Quan, Bản Giốc, Trường Sa và Hoàng Sa, đã xẩy ra dưới chế độ CSVN, tất cả những sự thật này cả thế giới đều biết. Như vậy, bất cứ ai cầm cái “hộ chiếu” của CSVN ra ngoài, chắc chắn sẽ mang một tâm trạng nhục nhã, nếu họ còn đầy đủ lương tri của một con người.

Ngược lại, nếu một đất nước thực sự tự do, dân chủ, người dân được an cư lạc nghiệp, nhà cửa không bị cướp một cách trắng trợn để phải màn trời chiếu đất, rong ruổi khiếu kện từ đời này qua đời khác trong vô vọng, một xã hội an lành, tư duy, niềm tin không bị tước đoạt, thì chắc chắn cái “hộ chiếu” ấy rất đáng được hãnh diện như các loại giấy xuất cảnh của các nước tự do trên thế giới và ngay cả giấy xuất cảnh của chế độ miền Nam trước 1975. Do đó, khi nghe câu nói của đức TGM Ngô Quang Kiệt đại đa số nhận định, đây chính là một thông điệp xuất phát từ sự ý thức dân tộc của một người dân và lòng đạo đức và nhân ái của một nhà tu, ngài gởi đến một tập đoàn phi nhân CSVN như một lời nhăc nhở, hãy nhìn vào thực tế để có thể giác ngộ, lột xác đứng thẳng làm một con người đúng nghĩa, đừng cúi gục đầu làm con vật chỉ biết hà hiếp, cấu xé người dân mà lại cúi đầu nhục nhã trước ngoại bang.

Chỉ cần nhìn vào những sự việc lật lọng và hành xử bỉ ổi đã và đang xẩy, có lẽ cả thế giới phải buông tiếng thở dài thương xót cho haòn cảnh dân tộc Việt và chắc chắn họ sẽ cảm thông được nỗi nhục mà toàn dân tộc đang đau khổ gánh chịu chỉ vì không may đất nước bị khống chế bởi một bọn nam di CSVN.

Để minh họa thêm rõ nét cho sự nhục nhã này, một bản thăm dò của Tổ Chức Tư Vấn Các Rủi Ro Kinh Tế và Chính Trị, viết tắt là PERC, đã được công bố vào ngày 21.9.2008 cho biết:
”Việt Nam được xếp đứng kế cuối trong bảng xếp hạng các thể chế tư pháp khu vực Châu Á”
. Ngoài ra, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ cũng vừa công bố một phúc trình nhan đề "Vietnam Policy Focus" nói về những vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, và đã kêu gọi Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC. Cũng trong vấn đề này, Nhân chuyến thăm Việt Nam, trong một bài diễn văn ngày 11-9-2008, ông Jack Straw, Bộ Trưởng Tư Pháp Anh Quốc cho biết “
Hy vọng là trong vòng bốn mươi năm nữa, Việt Nam có thể khẳng định vị trí trên trường quốc tế, trong vai trò một lực đẩy tiến bộ mang lại sự thay đổi xã hội cũng như phát triển kinh tế, dựa trên nền tảng luật pháp và tôn trọng nhân quyền”.
Như vậy vì một lý do nào đó, người dân Việt phải cầm cái hộ chiếu của CSVN ra ngoại quốc có đáng nhục nhã không? Tất cả đã có câu trả lời chính xác.

Trở lại vấn đề, sau nhiều ngày hệ thống truyền thông CSVN cố gắng bôi nhọ và kết tội đức TGM Ngô Quang Kiệt, nhưng đến nay đã thì sự kiện bôi nhọ ấy đã bị một phản ứng ngược rất sôi động trong toàn dân, đặc biệt là giới thanh niên, sinh viên. Theo nhiều nguồn tin và một số cuộc khảo sát cho biết, hiện nay có khoảng trên 80% giới trẻ ủng hộ câu nói của đức TGM Ngô Quang Kiệt, đồng thời họ cũng cho biết mức độ chính xác của câu nói đúng 100% với hoàn cảnh đất nước hiện tại.

Sau cùng, đại đa số cũng nhận định, câu nói của đức TGM Ngô Quang Kiệt không những chỉ mang tính cách một “Dấu ấn lịch sử”, mà còn là những “khuôn vàng thước ngọc” dạy cho tập đoàn khát máu CSVN, để hy vọng chế độ phi nhân ấy có thể thấm nhuần và “tiêu hoá” được những ý nghĩa sâu xa trong câu nói, hầu có thể trở thành những con người thực sự đầy đủ nhân tính. Do đó, thiết nghĩ CSVN nên chấm dứt ngay những trò cắt xén, xuyên tạc bôi nhọ nàyï. Đồng thời phải tỏ ra hân hoan và hân hạnh đón nhận, suy gẫm, tự “cải tạo” bản thân để nỗi nhục nhã mà đức TGM Ngô Quang Kiệt đã nhắn gởi qua hình ảnh ẩn dụ tấm “hộ chiếu” phải biến mất, trả lại Tổ Quốc và người dân Việt Nam cái quyền tự quyết, và toàn thể dân Việt sẽ được tiếp tục kiêu hãnh với dòng lịch sử của tiền nhân vơí tất cả xương máu và tâm huyết của những anh hùng liệt nữ để lại trên quê hương.

Câu Nói Lịch Sử
(Câu nói lịch sử của Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại phiên họp với UBND Hà Nội “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ.... Chúng tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm....Thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”).

Một câu nói đã đi vào lịch sử
Cảnh “ma ruồng, cơn ngặt” của hôm nay
Ôi đau thương, ôi! điếm nhục chua cay
Tấm “hộ chiếu” cưu mang đầy ý nghĩa

Nhìn đất nước, âm u như mộ địa
Tiếng kêu than, rên rỉ nuốt căm hờn
Còn đau buồn, còn nhục nhã nào hơn
Câu nói ấy là muôn ngàn sự thật

Tấm “hộ chiếu” từ tập đoàn khuất tất
Có gì vui để hãnh diện bây giờ
Ôi! cuộc đời lắm kẻ vẫn còn mơ
Hay giấu kín lương tri, rồi chối bỏ

Nhìn cuộc thế cam go, mù giông gió
Câu nói kia dùng thức ngộ nhân tình
Thế gian này còn lắm nỗi điêu linh
Khi Cộng Sản còn tung tăng bay nhảy

Một câu nói là những điều trông thấy
Cho tha nhân thức tỉnh, đớn đau lòng
Chí quật cường, xin gạn đục, khơi trong
Và tẩy uế, tìm yên vui dân tộc.


Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to Dấu Ấn Lịch Sử