"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Nỗi Sợ Hãi

Posted by Lien Mang Viet San Sunday, November 02, 2008

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Nhìn vào kết quả cuộc đấu tranh của Tổng Giáo Phận Hà Nội, một số người tỏ ra chán nản, mất niềm tin, họ cho rằng cuộc đấu tranh mang tính cục bộ và yếm thế nên sự cầu nguyện đã đưa đến một kết quả có thể coi là thất bại hoàn toàn. Bởi lẽ, giờ đây CSVN đã và san bằng những khu đất tại Toà Khâm Sứ cũ và Giáo sứ Thái Hà trở thành công viên , đồng thời các linh tượng cững đã được dời đi. Tuy nhiên nếu nhìn sâu vào sự việc, sau bức thư trả lời của Hội đồng Giám Mục Việt Nam gởi UBND Hà Nội và bài Quan Điểm của Hội đồng Giám mục (HĐGM) đã đưa ra, có lẽ khó có thể phủ nhận đây đã là khởi điểm một sự sợ hãi xuất hiện từ phía CSVN. Không phải CSVN sợ HĐGM hay khối Công Giáo VN mà họ sợ một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ sẽ lan tràn và tạo nên những trận cuồng phong, đưa chế độ thối nát dã man ấy đi vào hố sâu tăm tối của lịch sử.

Nhìn vào sự việc đa số nhận định, có lẽ với thái độ ôn hoà của HĐGM- VN trong những năm qua, đã khiến CSVN hiểu lầm các ngài chỉ là những chú “cừu non” đang bị đảng xỏ mũi. Vì thế CSVN đã cố bôi nhọ đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, và yêu cầu HĐGM kỷ luật ngài, hầu triệt hạ lòng tin, ý chí và ảnh hưởng của ngài trong công cuộc đi tìm công lý và công bình của giáo dân nói riêng và toàn dân nói chung. Tuy nhiên, sau khi biết được quan điểm và lập trường của HĐGM, CSVN mới đâm ra ngỡ ngàng, nó tựa như một bát nước lạnh hắt vào mặt, để giờ đây đâm ra bối rối sợ sệt. Chính vì sự bối rối sợ sệt này, vào ngày 15-10-2008, UBND Hà Nội đã phải tổ chức buổi gặp gỡ để thông tin và giải đáp với đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam về căng thẳng đất đai giữa chính quyền với Giáo hội Công giáo.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao CSVN lại phải bày trò “thanh minh” như vậy? Phải chăng cuộc cầu nguyện đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội đã tạo được một ảnh hưởng rất lớn trong toàn dân, trong đó vai trò đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã nghiễm nhiên trở thành sáng chói như một ngọn hải đăng.

Nhìn lại những sự kiện đã xẩy ra quanh sự việc cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ cũ và Thái Hà, có lẽ ai cũng biết CSVN đã dùng rất nhiều thủ đoạn hạ cấp đê hèn nhất để áp lực, đe doạ giáo dân và hàng giáo phẩm như đã xử dụng du đãng đánh dập, hăm dọa giáo dân, điện thoại hoặc gởi thơ nặc danh hăm dọa đòi giết đức Tổng và các Linh mục Khải, Lm Phụng, Lm Phong,v,v... Tuy đã dùng những thủ đoạn đê tiện ấy, nhưng kết quả vẫn không thể tạo ra một sự sợ hãi nào đối với giáo dân cũng như hàng giáo phẩm tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, ngược lại CSVN lại trở nên lúng túng, sợ sệt. Vì thế, trong buổi gặp gỡ đại diện ngoại giao các nuớc, tên Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội đã vu khống một cách trắng trợn là "nguyên nhân của các vụ việc là do một số giáo sỹ đứng đầu là Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, cố tình vi phạm pháp luật". Hơn nữa trong buổi gặp gỡ này tên Thảo cũng cho biết, vì lý do nêu trên nên UBND “sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội”. Đây lại là một hành động trái khoáy và khôi hài, chứng tỏ CSVN đang cố gắng thao túng nội bộ hàng giáo phẩm của Công Giáo VN, đồng thời cũng chứng tỏ một sự sợ hãi đối với ánh sáng của chân lý nơi đức Tổng Ngô Quang Kiệt. Như vậy, cuộc cầu nguyện tại giáo phận Hà Nội vừa qua thành công hay thất bại như thế nào, thiết nghĩ chúng ta cũng có một sự trả lời chính xác.

Trở lại sự thành bại của cuộc cầu nguyện đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội, có lẽ ai cũng thấy được đây chỉ là một khởi điểm cho những cuộc tranh đấu khác có thể dùng làm điểm tựa để đồng hành. Hơn nữa, quan điểm của HĐGM đã quá rõ rằng, không bao giờ chấp nhận những ác tính của CSVN như một số người đã ngộ nhận.

Để làm sáng tỏ thêm vấn đề, xin nhắc lại một số điểm quan trọng trong văn bản quan điểm của HĐGM vừa qua. Ngay trong phần mở đầu bài “Quan Điểm”, HĐGM đã bày tỏ rõ ràng “Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội”. Nói như thế có nghĩa là, Giáo hội không bao giờ tham gia vào những công việc tranh quyền đoạt lợi trong lãnh vực lãnh đạo, điều hành đất nước. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn phải có chức năng và nhiệm vụ đòi hỏi công lý và công bình, hầu “thăng hoa xã hội” mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân trong nhân bản. Từ đó, ở đâu có áp bức, chà đạp hoặc dùng cường lực tước đi những quyền căn bản của người dân như trong Tuyên ngôn Quôc tế Nhân quyền đã quy định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng hay chung với người khác.... Và không ai có thể tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán”, tất nhiên, ở đó sẽ có đấu tranh dưới mọi hình thức và Giáo hội không thể đứng bên lề.

Cũng trong bài “Quan Điểm” HĐGM cũng đã nêu rõ những hiện tượng đang xẩy ra từ bản chất giam manh của CSVN như dùng truyền thông xuyên tạc sự việc và ý nghĩa cuộc đấu tranh bất bạo động qua hình thức cầu nguyện của Giáo phận Hà Nội đã thực hiện và còn đang tiếp diễn.

Ngoài ra, HĐGM cũng lên tiếng cảnh giác CSVN đã có những “hành xử thô bạo từ hành động đến ngôn từ, làm mất đi tương quan hài hoà trong cuộc sống xã hội”. Cũng như Linh Mục Nguyễn Văn Khải đã trả lời trong một cuộc phảng vấn trên Paltalk
“Trong thế giới văn minh hiện nay....Dùng bạo lực với nhau, chứng tỏ mình đang sống trong man rợ”
. Đúng vậy, trong xã hội ngày nay, có lẽ chỉ còn CSVN mới đúng là những kẻ man rợ nhất.

Cũng trong bài “Quan Điểm”, HĐGM đã nhận định:
”Bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa bóng tối và an1nh sáng không ngừng diễn ra...”.
Hơn nữa, HĐGM cũng cho biết:
“Ngày nay, một trong những điều nhức nhối lương tâm trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thất là giao dục học đường”.

Tất cả những gì HĐGM nêu ra trong bản “Quan Điểm” và cuộc tiếp xúc với HĐGM vừa qua, chính Nguyễn Tấn Dũng đã xác nhận đầy đủ, từ việc dùng bạo lực với những giáo dân đang cầu nguyện, việc nuốt lời hứa không giao trả đất Toà Khâm Sứ cũ cho Tổng Giáo Phận Hà Nội cho đến việc gian dối vu khống, xuyên tạc sự việc cũng như chính nghĩa của những cuộc cầu nguyện tìm công lý và hoà bình của giáo dân thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Cũng trong sự việc này đại đa số nhận định, kết quả tạm thời của cuộc cầu nguyện đi tìm chân lý của giáo dân Hà Nội đã lắng dịu, nhưng ít nhất cũng đã là một ánh đuốc soi sáng đến những người còn thơ ơ hay đang bị CSVN bịp bợm. Ngọn đuốc ấy đã soi sáng để tất cả nhân loại đều thấy được cái gian manh tàn ác nhất thế kỷ của CSVN và bè lũ tay sai. Đồng thời cũng sẽ thức ngộ được lương tâm thế giới. Bằng chứng cho thấy, cuộc đấu tranh bất bạo động của các vị tu sĩ và giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội đã được khắp nơi trên thế giới hiệp thông, và một số cơ quan đấu tranh nhân quyền và một số dân biểu, nghị sĩ các quốc gia tự do lên tiếng quan tâm, và từ đó nhân loại có thể thức ngộ được rằng “Sẽ không có công lý đích thực khi nhân quyền bị chà đạp, quyền tự do tín ngưỡng bị tước đoạt, khống chế”.

Tóm lại, với “Quan Điểm” của HĐGM được phổ biến rộng rãi, thiết nghĩ đã quá rõ ràng và là một điều sợ hãi đã đem đến cho tập đoàn khát máu CSVN trong ánh sáng văn minh và nhân bản hiện nay. Tất cả sự lắng đọng hiện tại, chỉ mang tính cách tạm thời để chuẩn bị cho một phương hướng mới, rộng rãi hơn và lớn mạnh hơn trong toàn dân. Công cuộc đấu tranh của Công giáo nói riêng và toàn dân tộc Việt Nam nói chung, chỉ có thể kết thúc khi nào cái thế lực tàn ác CSVN biến mất trên quê hương, lúc đó cái thiện của nhân bản mới có thể phục hồi và ánh sáng của quê hương sẽ trở lại, để mọi con dân Việt Nam chúng ta chung lưng, góp sức xây dựng lại một đất nước tiến bộ theo nhịp sống văn minh của nhân loại, và cái cảm giác nhục nhã khi cầm thông hành (hộ chiếu) ra hải ngoại như hôm nay cũng phải biến mất, trả lại sự hãnh diện dân tộc với dòng lịch sử oai hùng bất khuất tự ngàn xưa.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to Nỗi Sợ Hãi