"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Nhân quyền

Posted by Lien Mang Viet San Monday, December 22, 2008

Phạm thanh Phương (Úc Châu)

Ngày 10-12-2008, trong khi khắp thế giới rầm rộ kỷ niệm 60 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, thì tại Việt Nam vẫn còn biết bao nhiêu người đang nằm trong ngục tối cũng chỉ vì muốn đòi lại cái quyền làm người cho dân tộc. Trải qua hơn nửa thế kỷ, các nước tự do trên thế giới đã thực thi và vun đắp cho hai chữ Nhân quyền mỗi ngày thêm tươi đẹp. Ngược lại dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN thì hai chữ này không thể có chỗ đứng dù là một chỗ bấp bênh nghiêng ngả.

Nhìn vào tực tế, Nhân quyền là hai chữ thân thương nhất của tất cả mọi người trên trái đất, nhưng nó lại rất mờ ảo và xa xăm đối với dân Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua với miền Bắc và hơn 30 năm qua với miền Nam, mặc dù ý nghĩa của nó rất đơn giản và bình dị, hai chữ này chỉ nói lên quyền sinh sống của một con người, và được vo tròn trong một số điều kiện căn bản như quyền tự do đi lại, quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do suy tư và tự do tín ngưỡng,v,v. Nói chung là tất cả sự tự do mà con người được quyền hưởng thụ như đã quy định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền 1948...

Nhìn vào những quốc gia tiến bộ như Anh, Mỹ, Nhật,v,v, chúng ta thấy người dân của họ đã được hưởng trọn hai chữ nhân quyền một cách chính xác, đúng nghĩa và được pháp luật bảo vệ một cách trân trọng. Họ có quyền tự do đi lại, buôn bán, ngôn luận và chính trị ,v,v, họ có quyền nói lên những gì họ thích hay không thích kể cả chỉ trích hay phản đối dù hữu lý hay vô lý đối với chính quyền của họ. Chính quyền luôn luôn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ để nghiên cứu, phân tích và giải bày, những gì có hay không thể thi hành trong thái độ tương kính và hài hòa. Từ đó người dân mới có được đời sống thoải mái mà yên tâm an cư lạc nghiệp cũng như tự tin để học hỏi và cống hiến tài năng phát triển quốc gia mỗi ngày một tươi sáng hơn. Ngược lại, chúng ta cũng có thể nhìn thấy được những nơi như Việt Nam, thì đời sống nhân dân như thế nào, đất nước có phát triển được hay không?... Hiện tại, chắc chắn ai cũng biết Việt Nam là một nơi đầy ắp những khủng bố, gian manh, lừa lọc. Đời sống người dân lúc nào cũng lo âu sợ sệt, bị áp bức, bóc lột cũng không dám lên tiếng, cuộc sống có thể nói là còn tệ hơn cảnh nô lệ dưới thời thực dân khi xưa.

Nói đến nhân quyền, tất nhiên không thể thiếu lãnh vực đạo đức và tâm linh. Nhưng rất tiếc nơi có thể gây dựng, phát triển đạo đức tâm linh là tôn giáo cũng đang phải ngậm ngùi khốn khổ trong tủi nhục. Bởi lẽ CS và Tôn giáo lúc nào cũng là hai thái cực nghịch chiều, tôn giáo mang nhiệm vụ dạy con người yêu mến và trân qúy nhân quyền qua sự bình đẳng, bác ái và phải tôn trọng triệt để sự bình đẳng và bác ái này. Thí dụ như Phật giáo thường nói trong con người ai cũng có Phật tánh và biết tu sẽ thành Phật, đó là sự bình đẳng trong xã hội loài người và con người được quyền tự do lựa chọn thành Phật hay không tùy theo lối sống của chính mình. Thiên Chúa giáo cũng dạy rằng, con người vốn dĩ là một thực thể tự do, con người có cũng quyền lựa chọn hướng đi của mình. Theo thánh kinh, với quyền năng của Thiên Chúa, ngài có thể khiến tất cả loài người đều trở nên tốt đẹp và khỏi phải bận tâm dạy dỗ... Nhưng nếu làm như vậy thì sự tự do của nhân quyền sẽ không còn nữa. Vì thế, ngài tôn trọng sự tự do ấy nhưng ngài vẫn muốn con người được toàn thiện cho nên ngài đã phải sai những sứ thần xuống gian trần hướng dẫn và dạy dỗ con người đi tìm “Chân, thiện, mỹ” của cuộc đời, như trong kinh thánh có nói “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”. Với câu kinh thánh n ày, Thiên Chúa đã không cưỡng bách con người trở thành thợ gặt mà chỉ khuyên răn dạy dỗ con người nên cố gắng tu thân, dưỡng tính để thành những người thợ gặt trên cánh đồng tràn đầy những bông lúa hạnh phúc của nhân gian. Ngược lại, CS không muốn cho con người được tự do, họ đã tước đi tất cả những quyền căn bản của con người, khống chế con người trở thành một thứ nô lệ bằng bạo lực. Do đó tại sao Tôn giáo lại là khắc tinh của CS mà họ luôn luôn muốn tiêu diệt bằng mọi cách.

Tuy nhiên, với bao nhiêu cố gắng trong việc xử dụng bạo lực, nhưng CS chỉ có thể kiểm soát và khống chế con người về mặt vật chất một cách tương đối và vẫn thất bại trong mặt tinh thần cũng như tư tưởng. Điều này được thể hiện qua những cá nhân cũng như tổ chức đã và đang trang đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong nước hiện nay.

Tóm lại, Thượng Đế tạo ra loài người là một sinh vật thông minh trên vạn vật và hoàn toàn tự do, tốt, xấu, thiện, ác, xướng, khổ là do chính con người tự tạo. Như vậy trong quan niệm hữu thần có thể nói “Mưu sự tại thiên, thành sự tại nhân” và với CS vô thần thì “ Mưu sự tại đảng và thành sự tại dân”. Chính vì vậy, hai chữ nhân quyền không thể cầu xin ở thượng đế hay được ban phát từ bất cứ một thế lực nào. Thượng Đế có thể soi sáng phần tâm linh và tạo điều kiện hay cơ hội, nhưng muốn có nhân quyền hay hạnh phúc thực sự thì phải chính con người tranh đấu tìm về cho mình....

Trước năm 1975, tuy dưới một chế độ Cộng Hoà non trẻ mang tính cách phôi thai, cộng với tình hình an ninh bất ổn do Cộng quân ngày đêm quấy nhiễu, Tuy vậy, hai chữ nhân quyền vẫn được tôn trọng một cách đúng đắn. Do đó người dân miền Nam ít ai nhắc nhở đến hai chữ này, họ không quan tâm lắm bởi vì tất cả họ đã có và đang được hưởng cái quyền làm người một cách trân qúy. Để chứng minh cho điều này, trong tác phẩm “Tù binh và Hòa bình“ của nhà văn Phan Nhật Nam cũng có nhắc đến hình ảnh hai thái cực của hai chế độ VNCH và CSBV, để thể hiện rõ nét hai chữ Nhân quyền qua tâm trạng tù binh của hai bên khi trao đổi vào năm 1973. Phía quân đội Quốc Gia bị bắt làm tù binh của CS thì lo sợ không có tên trong danh sách trao đổi, còn ngược lại cán binh CS bị bắt làm tù binh tại miền Nam thì lại rất sợ có tên trong danh sách trao đổi. Vì những cán binh CS này thừa biết rằng nếu họ được trao đổi để phải trở lại kiếp sống tệ hơn trâu bò mà họ đã được CS ban bố trong những năm dài đen tối trước khi bị bắt làm tù binh trong chế độ miền Nam tự do. Họ muốn ở lại miền Nam dù là một tù binh nhưng họ vẫn được hưởng đầy đủ no ấm và ý nghĩa của hai chữ nhân quyền theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong cục diện hiện tại, CSVN đang bước vào thế lúng túng kể cả đối nội cũng như đối ngoại. Vì thế để giảm thiểu sức mạnh đấu tranh của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, CSVN đang cố gắng dùng một số tay sai len lỏi lũng đoạn trong các cơ chế sinh hoạt đấu tranh, tạo ra những phi lý, nghịch lý làm mất niềm tin của người dân. Đồng thời tung ra những trận khói mù nhằm tập trung dư luận vào những tranh cãi vô bổ, hầu ru ngủ lực lượng người Việt lưu vong tại hải ngoại trên mọi ngõ ngách. Do đó, đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất của chúng ta. Chúng ta cần xiết chặt tay nhau trong sáng suốt để đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho đến khi chế độ CS phải biến mất trên Quê hương, trả lại quyền làm người thự sự cho dân tộc như các quốc gia tự do trên thế giới.

* Phạm thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to Nhân quyền