"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Một Quyết Định Ngu Xuẩn-Phi Dân Chủ

Posted by Lien Mang Viet San Saturday, February 14, 2009

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Theo nhiều tin tức và thống kê cho biết, trong những năm gần đây, số lượng xử dụng nhôm trên trế giới đã tăng vọt lên gấp bốn lần với các thập niên trước, và Bauxite là một loại khoáng sản dùng tinh luyện nhôm, đang được ưa chuộng trên thế giới. Tuy nhiên khi khai thác loại khoáng sản này, nếu không tính kỹ và đủ điều kiện kỹ thuật an toàn, tất nhiên sẽ để lại một hậu quả tai hại cho môi trường và có thể nguy hại đến nhân mạng trong đường dài. Do đó, một số Quốc gia tiền tiến trên thế giới không muốn khai thác, mặc dù trữ lượng Bauxite có rất nhiều trên quốc gia của họ. Cũng trong vấn đề này, sự kiện Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã quyết định cho phép Nga và Trung Cộng vào khái thác khoáng sản Bauxite tại vùng Tây Nguyên đang tạo ra một làn sóng dư luận trong và ngoài nước, tỏ ra rất lo ngại và bàn tán xôn xao.

Theo dõi sự kiện, đa số nhận định từ những chuyên gia khoa học và kinh tế cho biết, thực sự nhôm tại Việt Nam không phải là một nhu cầu cần thiết đến độ cần phải khai thác một cách điên cuồng, không tính toán đến hậu qủa. Hơn nữa, trữ lượng Bauxite tại Tây Nguyên cũng không nhiều đến nỗi phải chấp nhận hy sinh những lãnh vực khác và nguy hiểm đến cả đời sống của người dân. Ngoài ra, những chuyên gia cũng cho biết, nếu khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, tất nhiên phải phá huỷ một vùng đất rất lớn, trong khi tình trạng đất tại Việt Nam hiện nay rất khan hiếm không đủ cung ứng cho cư dân cư trú và canh tác. Một yếu tố khác khá quan trọng mà các chuyên gia tỏ ra rất lo ngại, là Bauxite là một loại kháng sản để luyện nhôm, cứ 4 tấn bauxite sẽ luyên được một tấn nhôm còn lại 3 tấn chất thải mang dầy độc tính sẽ làm ô nhiễm không gian và đất. Một khi chất thải đã thấm vào đất, muốn xử dụng lại đề trồng trọt ít nhất cũng phải mất vài chục năm để hoang. Hơn nữa, khi khai thác bauxite, số cây rừng để hút khí độc trong không gian và ngăn nước lũ tràn xuống đồng bằng sẽ không còn, tất nhiên nguy cơ ô nhiễm môi sinh và ngập lụt nơi đồng bằng sẽ gia tăng nhiều hơn.

Nói về sự tác hại của bauxite, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng cho biết,
"Bùn đỏ chứa 70% nước và 30% chất thải quặng thì rất nguy hại về môi trường, vì 70% còn lại chất NAOH, tức là xút." [1]
, nếu lượng nước và chất thải này không có chỗ tiêu hủy, tất nhiên sẽ tràn xuống đồng bằng, ô nhiễm sông ngòi và đất đai. Từ đó, đời sống người dân Việt đã nghèo khó lại thêm bệnh hoạn, như vậy đất nước sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề tác hại rất to lớn mà CSVN đã có một quyết định có thể nói là rất ngu xuẩn chỉ vì lòng tham và bản chất vong nô không dám làm trái ý đàn anh Nga, Tàu là những nước đang khan hiếm nhôm. Ngoài ra, một số nguồn tin cho biết, tại Nga, Tầu cũng có rất nhiều quặng bauxite, nhưng họ không muốn khai thác chỉ vì sự tác hại của nó, khi không đủ phương tiện tiêu hủy chất thải để vô hiệu hoá những độc tố trong không gian hay trên mặt đất và nguồn nước từ sông ngòi. Vì vậy, tại sao Nga Tầu đã tỏ ra rất “Hồ hởi, phấn khởi” với những quặng bauxite tại Tây nguyên Việt Nam.

Một câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là, sự khai thác này có lợi gì cho quốc gia dân tộc, hay chỉ làm lợi cho ngoại bang và một thiểu số cầm quyền CSVN? Theo đa số nhận định, dưới chế độ tham nhũng, bóc lột của CSVN, chắc chắn lợi điểm đầu tiên là “quan thầy” Nga, Tầu, họ giải quyết được phần nào sự khan hiếm nhôm tại quốc gia của họ. Kế đến là đám lãnh đạo CSVN có dịp lươn lẹo, tham nhũng làm giàu. Còn lại người dân sẽ lại bị mất nhà, mất đất và về thời gian lâu dài sẽ phải chịu những độc chất đi dần vào cơ thể qua thực phẩm và môi sinh để sinh ra bệnh hoạn, kể cả hiện tượng quái thai sẽ xuất hiện nhiều trong tương lai. Lúc đó CSVN lại được dịp công bố đó là sự tác hại di truyền từ “chất độc màu da cam” để lại sau chiến tranh.

Liên quan vấn đề, theo RFA (9.2.2009) cho biết, thực sự vấn đề thác bauxite đã có từ đầu năm 2007, chính Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 167 với nội dung
"phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 đến 2015”.[2]
Tiếp đến là những chuyến đi Nga, Trung cộng của đám lãnh đạo CSVN, nhằm xúc tiến việc ký kết khai thác bauxite. Tuy nhiên tất cả đều không được công bố cho toàn dân, kể cả tiến trình khai thác, và cũng không thấy nói gì đến vai trò của Quốc Hội CSVN trong vấn đề này. Như vậy, dưới con mắt CSVN, quốc gia, dân tộc kể cả Quốc hội có một giá trị gì hay không? Sự quyết định khai thác bauxite này rất nghiêm trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến đất nước trong nhiều mặt. Và cho đến nay, sự kiện đã làm xôn xao cả nước, nhưng Quốc hội cũng vẫn giữ một thái độ im lặng. Như vậy, Quốc hội CSVN là cái gì ? Phải chăng chỉ là những con rối, dùng trang trí cho thêm phần màu sắc của đảng CSVN.

Với những sự kiện nêu trên, có lẽ tất cả mọi người Việt Nam kể cả trong và ngoài nước, có thêm một vài yếu tố để có một cái nhìn chính xác hơn về bản chất CSVN. Đối với cái nhìn của CSVN, không có gì quý hơn những cơ hội làm giàu cho bản thân và làm hài lòng những quan thầy của họ như Nga, Tàu. Còn lại những chữ Quốc gia, dân tộc có chăng chỉ là những bình phong che đậy những thủ đoạn tham lam và đớn hèn của bản chất. Như vậy, những ai cho rằng con người CS cũng yêu nước, thương dân, chỉ là những kẻ ngu xuẩn đang làm con rối, tuyên truyền không công cho đám hình người dạ thú CSVN mà thôi. Và đây cũng là câu trả lời là tại sao người dân hải ngoại không ủng hộ đường lối canh tân của đảng Việt Tân, mà ngược lại đa số lại chống đối, tẩy chay.

Tóm lại, với tất cả kinh nghiệm xương máu của người dân Việt dưới chế độ CSVN từ hơn nửa thế kỷ qua đối với miền Bắc và hơn 30 năm qua đối với miền Nam, có lẽ chẳng ai còn có thể lầm cái tình “yêu nước, thương dân” đốn mạt của CSVN, ngoại trừ một số thành phần chỉ vì những danh lợi cá nhân, cam tâm bóp chết lương tri, cúi lưng, cong lưỡi ngụy biện tung hô, hoặc một vài nhóm đang lợi dụng danh nghĩa VNCH, nhi nhô quấy rối, tạo nhiễu loạn, để tất cả người dân thiếu cảnh giác với những việc quan trọng có hại đến Quốc gia, dân tộc mà CSVN đang thực hiện. Vì thế, trong cộng cuộc đấu tranh tìm tự do, dân chủ cho Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn với những trận hỏa mù do CS và thành phần tay sai tung ra. Mong rằng tất cả nên người bĩnh tĩnh, sang suốt nhận định, cố gắng mọi nỗ lực, hầu có thể nhanh chóng đạt thành sở nguyện.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Tài liệu tham khảo:
[1]
Thiện Giao, phóng viên RFA, 2008 Vụ bô-xít: Ai đã quyết, và Ai sẽ phủ quyết?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bloggers-with-the-government-decision-of-exploring-bauxite-TGiao-02112009161003.html

[2] Quyết định 167/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 01/11/2007 Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
www.moi.gov.vn/LDocument/Upload/2007111310501594999330.doc

0 Responses to Một Quyết Định Ngu Xuẩn-Phi Dân Chủ