"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Vatican & CSVN

Posted by Lien Mang Viet San Sunday, December 20, 2009

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong mấy tuần lễ gần đây, dư luận bàn tán khá xôn xao về hiện tượng Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nhà nước CSVN yết kiến Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 tại Vatican từ ngày 09 đến ngày 12-12-2009 vừà qua.Với sự kiện này, một số người cho rằng Triết sang Vatican để “cầu hoà”, xin lỗi về những xung đột với Giáo hội Công giáo Việt Nam về vấn để tài sản, đất đai như sự việc Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội; Thánh địa La Vang; Giáo Hoàng Học Viện ở Đà Lạt; Dòng Thánh Giuse, Nha Trang; Giáo xứ Thái Hà; Nhà thờ Tam Tòa ở Quảng Bình,Tu viện thánh Phaolô ở Vĩnh Long ,v,v... Ngược lại, đại đa số lại nhìn đây chỉ là dấu hiệu của những thỏa thuận, tương nhượng từ một số quyền lợi tương quan song phương giữa hai quốc gia, mặc dù không có bất cứ một sự tiết lộ nào từ cả hai bên.

Nhận định về sự kiện, phía CSVN ông Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo tại Hà Nội cho biết  
“Tôi nghĩ mối quan hệ đó đang trong lộ trình. Sau khi Thủ tướng Việt Nam đến Vatican thì nay chuyến đi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến gặp Giáo hoàng thì hai phía đang trong lộ trình thiết lập quan hệ đầy đủ giữa Vatican và Việt Nam”.
Trong khi đó, Gs Nguyễn Đăng Chúc thuộc Phân khoa Thần học, Đại học Strasbourg, Pháp hầu như cũng đồng quan điểm với ông Dương trong nhận định:
“Chắn chắn có thiện chí từ phía hai bên, dù cả hai bên không ai tiết lộ, đến bây giờ cũng chưa có những gì cụ thể cả.” 
Từ những nhận định trên, một số người tỏ ra rất phẩn khởi cho rằng, dù sao Vatican cũng là một Trung tâm quyền lực có ảnh hưởng rất nhiều trên toàn thế giới, và dù ít hay nhiều CSVN cũng không nằm ngoài quỹ đạo. Như vậy, họ cho rằng hai chữ “thiện chí” cuả Gs Chúc ở đây mang ý nghĩa CSVN sẽ phải nhân nhượng bày tỏ thiện chí bằng cách trả lại một số tài sản của Giáo hội Công giáo Việt Nam đã bị CSVN cướp đi từ nhiều năm qua, ít nhất là những vụ việc gần nhất. Tuy nhiên, cũng nhiều nguồn dư luận lại cho rằng thế giới ngày nay đã khác xưa, ảnh hưởng của giáo quyền cũng không còn tồn tại, do đó ảnh hưởng của Vatican chỉ có thể đứng trên giá trị tinh thần tại một số quốc gia có nhiều tín đồ Công giáo, lãnh đạo của họ biết tôn trọng đạo đức và lẽ phải. Ngược lại CSVN là một loại phi nhân tính, cộng thêm chủ nghĩa tam vô. Do đó, CSVN sẽ không bao giờ bị chi phối bởi ảnh hưởng giá trị đạo đức và tâm linh. Có chăng là những giá trị kinh tế và chính trị khi có lợi cho họ. Hơn nữa, theo chủ trương của Vatican cũng chỉ muốn cố gắng thực hiện một sự "hợp tác lành mạnh" tìm một sự "sống chung hoà bình giữa Giáo hội và cộng đồng Chính trị" CSVN, hầu có thể tạo nên một "xã hội công bằng". Ngoài ra Vatican cũng không chủ trương đối kháng với CSVN và cũng "không chủ trương tìm cách thay thế những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước và chỉ mong muốn trên một tinh thần đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau để thực hiện vai trò của mình nhằm phục vụ mọi tầng lớp người dân..." như lời Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã tuyên bố trong lần gặp phái đoàn Công giáo tại Vatican cách đây không lâu. Do đó, hai chữ “thiện chí” cuả Gs Chúc ở đây chắc chắn phải được áp dụng cho cả hai bên trong tinh thần “Dĩ hoà vi qúy”, để có thể tiến đến một hệ thống bang giao trong hài hoà. Như vậy, trong cái “Dĩ Hoà Vi Qúy" ấy, chắc chắn hai bên sẽ phải thông qua một số khúc mắc, không thể làm khó nhau và chuyện trả lại tài sản cho Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng rất khó có thể xẩy ra.

Nói về việc CSVN trả lại tài sản cho giáo hội Công giáo Việt Nam, thiết nghĩ nên đi trở ngược dòng lịch sử từ khi CSVN xuất hiện trên đất nước đến nay, có bao giờ CSVN có “thiện chí” ăn năn, hối lỗi, trả lại cho khổ chủ những gì họ đã cướp hay không, ngoại trừ lấy lại từ sức mạnh của vũ lực, nếu có. Do đó, muốn lấy lại được những gì đã mất, người Công giáo Việt Nam không thể tin tưởng vào những thoả hiệp hay tương nhượng từ Vatican trong lãnh vực bang giao với CSVN. Ngược lại phải đoàn kết tập trung sức mạnh đấu tranh, lúc đó mới có thể đạt được kết qủa như mong muốn. Tuy nhiên, dù sao chăng nữa dư luận cũng hy vọng Vatican không vì quyền lợi riêng của Toà Thánh mà quên đi sự đau khổ của toàn dân Viện Nam nói chung và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam nói riêng như lời Lm Trần Công Nghị đã nhận định:
“Giáo Hội lo phần linh hồn, Giáo Hội lo cho sự tốt đẹp của một giáo hội khác, không thể Giáo Hội Vatican đi trên đầu trên cổ Giáo Hội Việt Nam đang khi người Việt Nam ở khắp nơi đều mong muốn một giáo hội có sự yên bình"...

Nói về sự yên bình trong một cộng đồng, có lẽ không ai có thể phủ nhận điều kiện tiên quyết là hoà giải những tị hiềm, hận thù, và hoà hợp trong tình yêu nhân bản. Tuy nhiên, hoà giải như thế nào mới là một điều đáng quan tâm, hoà giải không có nghĩa là phải khuất phục để trở thành một thứ nô lệ hay tay sai như lời Lm Nguyễn Văn Khải đã xác định:
"Chúng tôi được mời gọi để hòa giải chứ không phải để khuất phục trước các thế lực, sự dữ, trước các bất công, trước việc cá lớn nuốt cá bé, hình thức lấy thịt đè người. Cái đó tùy thuộc vào thái độ của chính quyền đối với chúng tôi. Vấn đề là chính quyền có tôn trọng công lý và sự thật hay không. Chính quyền có tôn trọng tự do tôn giáo hay không. Chính quyền có tôn trọng quyền lợi của cộng đồng linh mục tu sĩ và giáo dân Thái hà hay không. Tùy thuộc vào thái độ ứng xử của chính quyền mà chúng tôi phải biết đáp lại thế nào cho đúng, đúng với tư cách là một công dân và tín hữu Công giáo.".
 Cùng một quan điển với Lm Khải, trong đêm khái mạc lễ Năm Thánh, Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã xác định trong bài giảng "... Đã đến lúc người Việt Nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và quyền lợi”. Như vậy, thiết nghĩ muốn có một sự “sống chung hoà bình” để tạo “một xã hội công bằng”, đương nhiên người Việt Nam nói chung và người Công giáo nói riêng phải có một sự đoàn kết vững mạnh trong đấu tranh, tận diệt những “bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và quyền lợi”... Không thể chỉ dựa “trên một tinh thần đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau” như Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã mong ước. Bởi lẽ CSVN không phải là một loại còn nhân tính và tâm linh, họ không bao giờ có được cái “thiện chí” biết lắng nghe, để có thể thấu hiểu được sự hơn thiệt của Tổ quốc và dân tộc. Ngược lại, họ là những kẻ mang dòng máu lạnh, chỉ biết dùng thủ đoạn gây tang thương, máu lửa, cướp bóc, lọc lừa. Vì vậy, tin vào “thiện chí” của CSVN coi như tự sát, để muôn đời sẽ luẩn quẩn mãi trong cái màn đêm đau khổ tận cùng của nhân loại.

Tóm lại, việc Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyễn Minh Triết có sang yết kiến, bàn bạc, tương nhượng hay thoả hiệp gì với Vatican chăng nữa, thì bổn phận của người dân Việt nam nói chung và khối Công giáo Việt Nam nói riêng vẫn phải giữ vững niềm tin, đoàn kết gây sức mạnh, tiếp tục công cuộc đấu tranh đòi công lý, sự thật. Đòi lại tự do, dân chủ và quyền tự quyết của dân tộc. Riêng hàng giáo phẩm "Giáo Hội cũng luôn luôn kêu gọi rằng Giám mục là một vị mục tử luôn luôn phải nói tiếng nói của công lý, của chân chính, của sự thật, mà ví dụ phải chết chăng nữa để nói sự thật...". Vì thế nếu các Giám mục, Linh muc Việt Nam triệt để thi hành chức năng của mình, can đảm đặt quyền lợi tổ quốc, dân tộc lên trên quyền lợi của Tôn giáo và giáo quyền như Đức Giáo Hoàng Jean Pau lI đã thực hiện đối với tổ quốc và dân tộc Balan của ngài. Nếu được như thế, thiết nghĩ Giáo hội Công giáo Việt Nam sẽ là một yếu tố quan trọng dùng vực dậy sức mạnh truyền thống của dân tộc, để cùng đứng lên tận diệt những “phe nhóm độc tôn”, tận diệt những độc ác, những thủ đoạn gian manh lừa bịp của CSVN, đòi lại tự do, dân chủ cho, nhân quyền đất nước. Đồng thời, với sức mạnh ấy cũng có thể tẩy rửa được cả những uất nhục của non sông do đảng CSVN gây ra. Chỉ khi nào dân tộc có được tự do và quyền tự quyết, lúc đó mới có thể tìm được một đòi sống an bình thực sự trong tương kính giữa tình người với nhau. Ngược lại, một khi chế độ dã man tàn bạo CSVN còn ngự trị trên quê hương, dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục còn đau khổ, Tổ quốc sẽ còn nhiều nỗi đắng cay, uất nhục, và Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng không thể nằm ngoài qũy đạo.

• Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to Vatican & CSVN