"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

“Giải Phóng & Thống Nhất”

Posted by Lien Mang Viet San Thursday, November 26, 2009

Kể từ ngày 09-11-2009, khi Âu Châu bắt đầu kỷ niệm 20 năm “Bức Tường Ô Nhục” tại Đức sụp đổ. Từ đó đã kéo theo các chế độ CS khác tại Đông Âu hàng loạt rủ nhau cáo chung. Nói đến sự cáo chung của các chế độ CS tại Đông Âu có lẽ ai cũng hiểu, cái xác thối XHCN đã được những dân tộc Đông Âu nói chung và dân tộc Đức nói riêng dùng ánh sáng văn minh của nhân bản để đào sâu, chôn chặt trong tận cùng của lịch sử nhân loại. Vì vậy, trong dịp kỷ niệm này, dư luận trên toàn thế giới đã bày tỏ một sự quan tâm đặc biệt, và những người dân Việt Nam chân chính lại càng tỏ ra quan tâm hơn. Thiết nghĩ, những ngưuời Việt Nam chân chính, khi nhìn lại sự kiện thống nhất của nước Đức cách đây 20 năm, có lẽ không mấy ai thoát khỏi sự chạnh lòng, ngậm ngùi, xót xa cho dân tộc mình, ngoại trừ bọn tội đồ CSVN và những kẻ đã vì một lý do nào đó nhân tính của họ đã bị khánh kiệt

Nói về sự  thống nhất của nước Đức cách đây 20 năm, không ai có thể phủ nhận là một cuộc giải phóng dân tộc đúng nghĩa, đưa đến một niềm an vui, ấm no trong hoà bình. Toàn  thể người dân Đức hai miền Đông - Tây đã cùng nhau nô nức reo hò theo từng nhát búa mang nặng tình nhân loại, nghĩa chủng tộc, hoà chung với những dòng nước mắt hạnh phúc của bao nhiêu năm trời cách biệt, chờ đợi trong đau xót, buồn tủi chỉ vì một chủ thuyết huyền hoặc không tưởng CS. 

Nói đến sự sụp đổ cuả ”Bức Tường Ô Nhục”, nhiều người cho rằng, yếu tố then chốt quan trọng hàng đầu là do sự ảnh hưởng của cố Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Regan và cố Đức Giáo Hoàng John Paul II. Nhưng một số nhận định khác cho rằng, mặc dù không ai phủ nhận của cố Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Regan và cố Đức Giáo Hoàng John Paul II là hai nhân vật có sự ảnh hưởng sâu đậm trong việc thống nhất nước Đức. Tuy nhiên, nếu người dân Đức không có những nỗ lực từ nhiều năm và những nhà lãnh đạo Đức đã bị thối rữa lương tri như CSVN, thì chắc chắn sự thống nhất này không thể xẩy ra để giải phóng con người trở về đúng nghĩa của nhân bản... 

Tưởng nhớ cuộc thống nhất của nước Đức, đại đa số người Việt Nam có lẽ không mấy ai không chạnh lòng nghĩ đến sự thống nhất của Việt Nam vào năm 1975. Tuy hình thức cũng là một sự thống nhất, nhưng nước Đức đã thống nhất bằng tình tự dân tộc và nhân bản, giải phóng con người từ bóng tối lạc hậu, máu lửa, hận thù ra ánh sáng tự do và văn minh của hạnh phúc. Ngược lại, cuộc thống nhất của Việt Nam năm 1975 đã được xây dựng bằng máu lửa, hận thù, khủng bố, chết chóc và tù tội. Cũng từ sự thống nhất quái đản này đã đưa đến uất nhục, sầu hận cho cả một dân tộc. Và cũng kể từ giây phút thống nhất ấy, biết bao nhiêu linh hồn đã phải tức tưởi ra đi nơi các trại tập trung nơi rừng thiêng nước độc, hay trong rừng sâu, trên đại dương của  những đoạn đường di tản, vượt biên, vượt biển để tự giải thoát cho chính bản thân và gia đình... 

Sau 20 năm thống nhất, toàn thể người dân Đức ăn mừng tưởng nhớ cái ngày bắt đầu của ánh sáng và niềm tin, tình yêu và hy vọng, họ được cả thế giới ngưỡng mộ, nô nức chia sẻ. Ngược lại, mỗi lần người dân Việt Nam nhắc tới ngày thống nhất 30 -4-1975, đều ngậm ngùi xót xa cho kiếp người với uất nhục của tổ quốc, và mơ ước một ngày “Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời” của quê hương...
 

Cũng trong sự kiện này, đại đa số người dân Việt Nam nhận định, “Bức Tường Ô Nhục” của nước Đức được xây bằng những viên đá rất kiên cố, nhưng đã được san bằng cách đây 20 năm trong tình yêu nhân bản. Ngược lại cách đây 34 năm, Việt Nam thống nhất để dựng nên một “Bức Tường Ô Nhục” ngay trong lòng dân tộc mà chỉ có người dân Việt Nam có thể nhìn thấy rõ nhất nó là biểu tượng cho cái ô nhục trên tất cả các loại ô nhục trên thế gian. “Bức tường Ô Nhục” của Việt Nam không đuợc xây bằng những viên đá kiên cố như nước Đức, nhưng nó đã được xây bằng sự ngu xuẩn, vong tình, bội nghĩa của những con người đã khánh kiệt nhân tâm và thối rữa tâm hồn như CSVN. Chính vì thế mà đất nước Việt Nam ngày nay không khác nào một đống rác bầy hầy của thế kỷ. Sự thống nhất cuả CSVN đã không mang lại hạnh phúc, ấm no cho người dân mà ngược lại chỉ đem đến những đau khổ, uất nhục. Chính sự thống nhất này là cơ hội để CSVN đưa toàn thể người dân Việt Nam đi vào một nhà tù vĩ đại không cửa sổ, tạo ra một tổ quốc lở loang, có nguy cơ mất dần trong tay Tầu cộng. 

Để chia sẽ sự thống nhất hạnh phúc của dân Đức, từ giáo xứ Thái Hà, Lm mục Nguyễn Ngọc Nam Phong bày tỏ:
"Chúng tôi chia xẻ với người dân Đông Âu, nói chung là người dân Đức đã phá đổ được một bức tường ngăn cách mà do cái chủ nghĩa vô thần đó nó tạo nên."
Và để nói lên sự mơ uớc chung của cả một dân tộc đang đắm chìm trong đau khổ, nhục nhã của thế kỷ hôm nay, Lm Phong chia sẻ: 
"Là người dân trong một đất nước đang ở trong một chế độ kiềm kẹp thì không chỉ chúng tôi mà tất cả mọi người đều mong ước được giải thoát một cách nào đó để con người được hưởng trọn vẹn cái quyền mà Thượng Đế đã ban tặng cho mỗi con người, như là quyền sống, quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do diễn tả những cảm nghĩ, những suy nghĩ của bản thân mình. Tiếc rằng là ở Việt Nam thì cho đến bây giờ những quyền lợi đó nó cũng chưa có."... 
Tuy nhiên, mơ ước vẫn chỉ là mơ ước, khát khao, nếu những người mơ ước không có những nỗ lực tạo nên nó. 

Sự hạnh phúc của người dân Đông Âu nói chung và dân Đức nói riêng có được hôm nay, không phải là ngẫu nhiên từ trời cao rơi xuống hay từ một thế lực nào ban phát cho họ, mà họ đã lấy về từ chính trái tim, khối óc, máu và nước mắt của họ. Từ đó, họ đã kết hợp được lòng người thành sức mạnh và cũng là chất liệu thức ngộ được những con người lãnh đạo đã một thời sắt máu, lầm lũi trong u tối. 

Để chứng minh cho điều này, đi ngược dòng tất nhiên sẽ thấy được sau Đệ nhị Thế chiến 1945, biên giới Đông-Tây nước Đức được phân định cũng giống như  bối cảnh của Việt Nam sau năm 1954. Họ cũng có những đắng cay cực nhục, họ cũng có những làn sóng tỵ nạn CS như Việt nam chúng ta, nhưng họ khác chúng ta là sự ý thức đấu tranh một cách can đảm và mạnh dạn hơn. Điển hình một số phong trào tiêu biểu tại các quốc gia Đông Âu như  Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc, nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị đàn áp đẫm máu như cuộc nổi dậy của thợ thuyền tại cảng Poznan, Ba Lan năm 1956, cuộc cách mạng mùa thu Budapest 1956, và cuộc cách mạng mùa xuân thành Praha 1968..v..v Tất cả đã là những chất liệu đưa đến hạnh phúc của hôm nay.

Tóm lại, Trông người mà nghĩ đến ta, người dân Việt Nam chúng ta cũng không thể ngồi mơ ước xuông. Ngược lại, muốn có được một ngày hạnh phúc như Đông Âu nói chung và nước Đức nói riêng, người dân Việt Nam cần phải vứt bỏ những vị kỷ thấp hèn của hạ ngã, quan tâm trong mọi lãnh vực của đất nước, phát huy triệt để tinh thần “Uy vũ bất năng khuất” truyền thống của lịch sử, hầu có thể tạo được một sức mạnh đoàn kết. Lúc đó mới mong thực hiện được những khao khát của ước mơ. Riêng khối người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại cũng nên ”ép mình”, xóa bỏ những tị hiềm vô bổ để đi về một niềm tin chung, một ý chí chung. Đồng thời cảnh giác vạch mặt, tẩy chay những thần phần “thối rữa lương tri và khánh kiệt tâm hồn” đang chui luồn phá hoại trong các cơ chế hội đoàn, đoàn thể và các tổ chức Cộng Đồng. Những chiêu bài nối kết giao lưu với CSVN để cùng canh tân đất nước, hầu cảm hoá bọn tội đồ CSVN chỉ là những chiếc bánh vẽ lừa bịp, bởi lẽ Việt Nam không phải là Đông Âu. Được như vậy thì chắc chăn ngày hạnh phúc đất nước sẽ không còn xa.
·         Phạm Thanh Phương

0 Responses to “Giải Phóng & Thống Nhất”