"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Yêu Nước& Thương Dân?

Posted by Lien Mang Viet San Saturday, March 20, 2010


Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Trong thời gian gần  đây, sự kiện CSVN ký hợp đồng để  Đài Loan, Hồng Kông và Trung cộng thuê 300 ngàn Hecta thuộc10 tỉnh phiá Bắc đã tạo lên một làn sóng dư luận khá xôn xao trong và ngoài nước. Trong đó, hầu như đa số tập trung vào sự lên tiếng cuả hai nhân vật Nguyễn Trọng Vĩnh và Đồng Sĩ Nguyên, những người được mệnh danh là “Nhà Cách mạng lão thành”, và từng là Ủy viên Trung ương Đảng CSVN. Nói về sự lên tiếng của hai nhân vật “Cách mạng lão thành” này cũng có hai chiều hướng nhận định khác nhau, một số cho đây là một màn kịch tung hứng hầu giảm bới sự phẫn nộ trong dư luận của toàn dân. Ngược lại, số khác cho rằng đây là những nhân vật yêu nước, tiếng nói của họ là tiếng nói của nhịp tim, đang thổn thức thở dài theo vận nước nổi trôi bởi sự vong nô hèn nhược từ bè lũ lãnh đạo CSVN.  Trải qua hơn 30 năm, kể từ ngày CSVN “thống nhất” lãnh thổ 30-4-1975, cả một dân tộc đã “được” vùi sâu trong vũng lầy nhơ nhớp của nhân loại trong màn đêm tam tối nhẫn nhục. Tuy nhiên, trong khoảng một thập niên gần đây, những tiếng nói phản kháng đã xuất hiện từ một số nhà “Cách mạng lão thành” như Trần Độ, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, và đến nay là Nguyễn Trọng Vĩnh và Đồng Sĩ Nguyên. Mỗi lần họ lên tiếng là một lần dư luận ngạc nhiên, ồn ào, trong đó có cả những ca tụng, tâng bốc, thậm chí tôn vinh những nhân vật này như những tâm hồn yêu nước đặc biệt, rất tha thiết với quê hương, dân tộc. Khi một người trong họ qua đời, cũng có kẻ còn làm lễ truy điệu họ như những anh hùng vị quốc vong thân mới là điều khó nghĩ. Nếu những sự kiện này được đảng và nhà nước CSVN thực hiện thì cũng chẳng có gì đáng nói, nhưng rất tiếc trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng có một số người thổi phồng một cách rất ồn ào mới là một điều cần suy nghĩ. Một số câu hỏi được đặt ra là những nhân vật này có thực sự yêu nước thương dân không, hay họ chỉ là những diễn viên của một vở tuồng tung hứng do CSVN đạo diễn, hầu có thể chứng tỏ CSVN cũng có dân chủ, có tự do ngôn luận. Đảng và nhà nước tuy độc tài, tàn ác, dã man, nhưng vẫn sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng những tiếng nói dị biệt, những “bất đồng chính kiến” hay “phản hồi’ về những hành xử của CSVN trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại ???  Một vấn đề khác được đại đa số nêu ra là những nhân vật này lên tiếng có đúng lúc để thay đổi hoàn cảnh, hay chỉ là một sự vuốt đuôi khi sự kiện đã rơi trong hoàn cảnh “Ván đã đóng thuyền” ???... Nếu nói rằng họ là những người biết yêu nước thương dân, thì tại sao họ lại không thương lúc đang đương quyền tại vị mà phải đợi đến khi về hưu, không còn quyền lực mới lên tiếng, để rồi kết qủa những sự lên tiếng ấy cũng chỉ nằm trong cái cảnh “Đấm bùn sang ao” chẳng có chút ảnh hưởng nào đến thời cuộc hay sự việc. Những việc họ nói không phải là những gì người dân không biết, người dân biết rất rõ, nhưng không dám lên tiếng bởi những tàn bạo, dã man mà CSVN luôn đe dọa mạng sống của họ. 

Nhìn vào sự kiện CSVN cho Đài Loan, Hồng Kông và Trung cộng thuê 300 ngàn Hecta đất, tất nhiên có thể thấy được một sự đồng bộ, tựa như những nhạc công đang hoà tấu một nhạc khúc rất nhịp nhàng, lên xuống theo chiếc đũa của người nhạc trưởng. Đa số lý luận rằng, việc cho thuê 300 ngàn Hecta đất không phải là một chuyện nhỏ, nó không phải một sự lạm quyền, cướp một vài mảnh đất của người dân làm của riêng, để cho rằng do địa phương làm bậy. Ngược lại, đây là vấn đề mang tính đại sự, không thể nói rằng trung ương không biết, mà chắc chắn là do chính sách từ trung ương, hay cũng có thể đảng và nhà nước đang đáp ứng sự đòi hỏi từ quan thầy Trung cộng trong chiến thuật xâm lăng hợp pháp và hợp lý qua chiêu bài “hữu nghị” với “quyền lợi song phương” nào đó. Như vậy, đã gọi là những nhà “Cách mạng lão thành” quan tâm, tha thiết đến đất nước tất nhiên họ phải biết sớm hơn dân, biết để lên tiếng ngăn chặn ngay từ khởi điểm vì họ là những nhà “Cách mạng lão thành”, dù về hưu nhưng bạn bè, tay chân vẫn còn trong Trung ương đảng và các nơi trong guồng máy cai trị. Nhưng rất tiếc hai nhân vật Nguyễn Trọng Vĩnh và Đồng Sĩ Nguyên cũng chỉ lên tiếng khi “gạo đã nấu thành cơm”“ván đã đóng thành thuyền”. Tuy vậy, sự lên tiếng này cũng được Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN lắng nghe và thi hành với công văn số 405/TTg-KTN, chỉ đạo “không cấp giấy giấy phép đầu tư và không ký tiếp hợp đồng cho thuê đất trong một thời gian tới”. Câu văn “một thời gian tới” là thời gian nào không ai có thể xác định, và như thế thì 300 ngàn Hecta đất kia nằm trong một sự đã rồi. Hơn nữa, từ nay đến “một thời gian tới” kia sẽ còn cho muớn thêm bao nhiêu đất nữa thì cũng không ai biết. Như vậy, phải chăng sự lên tiếng và bản công văn của Nguyễn Tấn Dũng chỉ là một trò tung hứng với hai mục đích. 
Thứ nhất, sự tung hứng nhằm chứng minh CSVN dù là một đảng vong nô, hèn nhược bán nước, hại dân, cướp của giết người như một loài thú. Tuy nhiên, vẫn có những tâm hồn “yêu nước thương dân”, vừa giết dân vừa thương dân, vừ bán nước vừa yêu nước. Nhưng rất tiếc, giết dân rồi mới thương dân, bán nưóc rồi mới bày tỏ lòng yêu nước, như vậy đây có phải đây là chiến thuật “Nước vỏ lựu, máu mào gà” mà Tú bà đã dạy cô Kiều của cụ Nguyễn Du xưa kia hay không? Câu trả lời xin để độc giả suy xét tìm hiểu.  
Thứ hai, sự kiện tung hứng này chứng tỏ dưới chế độ độc tài toàn trị vong nô CSVN vẫn tôn trọng tự  do ngôn luận và ý thức. Bằng chứng khi hai nhân vật “lão thành cách mạng” vừa lên tiếng, lập tức Thủ tướng ra công văn đình chỉ ngay. Trường hợp này chưa từng xẩy ra với bất cứ ai, dù đó là những đóng góp rất chính đáng như “Viện Nghiên Cứu Khoa Học”. Ngược lại còn ra nghị định 79 bịt miệng họ, để họ thất vọng phải tự  ý giải thể. Một điều khó hiểu là tại sao biết bao nhiêu người cũng tỏ lòng yêu nước, lên tiếng về sự tồn vong của đất nước giống như hai “nhà cách mạng lão thành” Nguyễn Trọng Vĩnh và Đồng Sĩ Nguyên thì lại họ được hồi đáp bằng nhà tù với những bản án mơ hồ cưỡng từ đoạt lý như trường hợp của Ls Lê Công Định, Thầy giáo Vũ Hùng, Blogger Điếu Cày, cô Phạm Thanh Nghiên,v,v... Như thế, đây có phải là một vở tuồng tung hứng hay không, trong mỗi người Việt Nam chúng ta đã có câu trả lời. 
Nếu nói rằng không phải là một vở tuồng tung hứng, thì chẳng lẽ chỉ có những kẻ đã từng “dầy công hãn mã” trong “sự nghiệp” bán nước hại dân, hay cướp của giết người của CSVN mới có quyền yêu nước, thương dân hay sao??? Ngược lại, nếu cho rằng đây là một vở tuồng tung hứng thì thiết nghĩ người Việt tỵ nạn CS cũng không nên ca tụng, tung hô, mà chỉ nên coi đó là một hiện tượng, một bản tin để suy gẫm.  
Tóm lại, trong hoàn cảnh đấu tranh của toàn dân hiện nay, trong cái thế vàng thau lẫn lộn, tất cả nên bình tĩnh suy xét. Hiện tượng chỉ là hiện tượng, hiện tượng có thể thể hiện bản chất và cũng có thể chỉ dùng che đậy bản chất trong một mục đích nào đó, Do đó, sự cẩn trọng không có nghĩa là đánh mất niềm tin, mà ngược lại dùng củng cố niềm tin, hầu có thể tránh được những thái quá và bất cập với bất cứ hiện tượng nào và trong bất cứ tình huống nào. Đồng thời có thể tránh được những lực cản hay sự tác hại đến công cuộc đấu tranh chung đi tìm dân chủ, tự do cho quê hương. 



  • Phạm Thanh Phương (Úc Châu).



  • 0 Responses to Yêu Nước& Thương Dân?