"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

“Tam Quyền Phân Lập” ??

Posted by Lien Mang Viet San Monday, July 19, 2010

Sau nhiều ngày với những phiên họp “sôi nổi”, nay Quốc hội CSVN đã có quyết định bác bỏ dự án đường sắt cao tốc từ nhà nước đưa ra. Sự kiện này đã xuất hiện như một cơn lốc xoáy, cuốn hút dư luận vào một đề tài khá sôi nổi kể cả trong và ngoài nước, đặc biệt đối với một số người quan tâm, hay nghiên cứu xã hội Việt Nam dưới chế độ độc tài toàn trị của CS. Nhìn vào sự kiện, một số người phấn khởi cho rằng Quốc hội CSVN hiện tại là những người rất sáng suốt và can đảm, họ đã tạo được một sự đột phá có thể nói là ưu việt, chưa từng xẩy ra trong lịch sử CSVN. Đồng thời sự đột phá này đương nhiên sẽ trở thành một khởi điểm tạo ra một tiền lệ, đưa đến một nền dân chủ đích thực, mang tính minh bạch bạch với hệ thống “Tam quyền phân lập” rõ ràng cho Việt Nam trong một tương lai gần, mặc dù đất nước vẫn nằm trong tay một chế độ độc đảng CSVN. Ngược lại, đa số lại cho rằng sự kiện này chỉ là một vở tuồng “dân chủ” được coi như là một tấm bình phong làm giảm bớt sự căng thẳng từ mọi áp lực, từ nhiều mặt trong cũng như ngoài nước.  Để đi vào sự kiện, ông Lê Đăng Doanh, một cựu cố vấn nhà nước CSVN cho biết:”Họ tin rằng đây là vụ việc chưa từng có và có thể tạo ra tiền lệ hoạt động của quốc hội trong tương lai. Họ đã lầm, bởi lẽ bản thân của dự án đường sắt cao tốc là một vụ việc rất hiếm hoi, mà ngay trong Bộ Chính Trị đảng CSVN, một cơ quan quyền lực tối cao cũng đã không ủng hộ và đó là lý do quốc hội bác bỏ dự án”. Như vậy, quốc hội CSVN có thực sự “can đảm” đột phá để đưa đến sự độc lập trong thế “Tam quyền phân lập” chưa, hay vẫn là một công cụ của đảng CSVN trong chính sách “Tam quyền phân công” như từ xưa đến nay?
Cũng trong sự kiện này một số người cho rằng, do sức ép của quốc hội Hoa kỳ trong tiến trình “dân chủ hoá toàn cầu” và sức ép từ nhiều phiá của toàn dân Việt trong và ngoài nước, nhất là những phản ứng mạnh mẽ từ những nhân vật tầm cỡ trong đảng CSVN dù đã hồi hưu hay tại chức, kể cả những phản ứng mạnh mẽ của các Bloggers rải rác khắp hệ thống Internet. Vì vậy, đảng và nhà nước CSVN đành phải nhượng bộ, chỉ thị cho quốc hội để có quyết định “can đảm” bác bỏ dự án này. Ngược lại đa số lại cho rằng, bản chất CSVN là một loại độc tài lỳ lợm, “cưỡng từ đoạt lý”, không thể giác ngộ “đột xuất” biết lắng nghe tiếng nói trung thực cuả bất cứ ai hay vì quyền lợi chung của đất nước để có một sự thay đổi với thiện ý ích quốc, lợi dân. Hơn nữa, có lẽ ai cũng hiểu Hoa kỳ là một nước kinh tế, đang o bế CSVN vì quyền lợi của họ, những khuyến cáo hay lên án CSVN chỉ là hình thức, không đủ sức tác dụng để CSVN phải “bóp bụng” tuân theo. Bằng chứng cho thấy, những sự kiện đàn áp tôn giáo, xử dụng bạo lực để tước đoạt nhân quyền, nhân phẩm của dân tộc Việt từ xưa đến nay thì sao, tất cả cũng đã có phản ứng mạnh mẽ từ nhiều phía, trong thời gian dài liên tục, nhưng kết quả ra sao có lẽ ai cũng rõ. Ngay cả hiện tượng Boxite tại Tây Nguyên và những uất nhục trên biển đông hiện tại cũng không ngoại lệ. Vì thế, nếu nói rằng vì quyền lợi của đất nước và dân tộc hay với những sức ép nào đó từ nhiều phiá để CSVN phải thay đổi là một điều không thể xẩy ra, trừ khi sự thay đổi ấy tạo được những cơ hội “chấm mút” làm giàu của từng cá nhân trong guồng máy cai trị. Do đó đa số cho rằng, có thể sau khi nghiên cứu, đảng và nhà nước nhận thấy dự án quá bấp bênh, phải thuê mướn quá chuyên gia và qua nhiều trung gian ngoại quốc, bản thân những nhân vật then chốt của đảng và nhà nước cảm thấy không chấm mút được bao nhiêu, ngược lại có khi còn đổ nợ, hoặc cũng có thể vì số tiền quá lớn, không nơi nào dám cho vay khi họ nhìn thấy sự bồi hoàn chỉ là một viễn tượng. Do đó, đảng và nhà nước phải ra chỉ thị cho quốc hội “đồng thuận” tuyên bố bác bỏ để xếp lại dự án một cách danh chính, ngôn thuận để che mắt thế gian qua chiêu bài dân chủ.  
Cũng trong sự kiện này, đại biểu quốc hội CSVN Nguyễn Minh Thuyết đã nói với hãng thông tấn AFP rằng: “đã thể hiện xu hướng “dân chủ hơn” trong hàng ngũ đại biểu”. 
Trong khi đó ông David Koh, một chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á Châu nhận định: “Tiến bộ dân chủ? Tôi không biết chúng ta có thể đưa ra lập luận xa đến như vậy hay không?”. Đồng thời ông Lê Đăng Doanh và ông David Koh cũng nhận định dù sao chăng nữa “Đây thực sự là một ảnh hưởng tâm lý mạnh”.
Thực sự mà nói, sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử CSVN, quốc hội đã bác bỏ một dự án đã được đảng và nhà nước “hồ hởi, phấn khởi” cho là một việc làm siêu việt để phát triển đất nước chắc chắn đã tạo được “một ảnh hưởng tâm lý mạnh” hầu có thể ru ngủ người dân ngộ nhận “đã thể hiện xu hướng “dân chủ hơn” trong hàng ngũ đại biểu” mặc dù đất nước vẫn nằm trong một chế độ độc tài toàn trị. Từ hiện tượng “ảnh hưởng tâm lý mạnh” này, rất có thể sẽ làm suy giảm hoặc triệt thoái niềm tin nơi người dân trong công cuộc đấu tranh chung tìm tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Đồng thời hiện tượng “ảnh hưởng tâm lý mạnh” này cũng sẽ là một cơ hội để một số con buôn chính trị dễ dàng tuyên truyền, lợi dụng cơ hội nối kết với CSVN một cách danh chính ngôn thuận, hầu có thể “dây máu, ăn phần” chia chác chút lợi nhuận trên xương máu của dân tộc và uất nhục cuả quê hương.  
Tuy nhiên đa số người dân Việt Nam đã sáng suốt nhận ra, sự bác bỏ dự án của quốc hội CSVN cũng chỉ là một vở tuồng “Nhất cử lưỡng tiện” do đảng và nhà nước CSVN dựng sau khi nhận thấy nhiều điều bất lợi, khó có thể chấm mút như ý muốn. Với vở tuồng “Nhất cử lưỡng tiện” này, một mặt dùng lừa bịp cho thế giới thấy được, mặc dù trong chế độc đảng cai trị, nhưng dưới sự lãnh đạo anh minh của đảng và nhà nước CSVN, đất nước lúc nào cũng có dân chủ, quốc hội lúc nào cũng độc lập và là một cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, không phải là những con rối do đảng thao túng như những nhận định sai lầm của thế giới từ xưa đến nay. Mặt khác, chứng tỏ được mặc dù dự án tầu cao tốc là một dự án thiết thực, với uy tín và sự lãnh đạo anh minh của đảng tất nhiên thừa khả năng thực hiện. Nhưng vì tôn trọng dân chủ, nên đảng và nhà nước đành phải tuân theo ý dân qua quyết định của quốc hội. Tuy nhiên có một điều mà chắc chắn ai cũng biết, dưới chế độ CSVN không có gì là chắc chắn, hôm nay có thể xanh, mai có thể đỏ và rất có thể khi đảng và nhà nước cảm thấy tìm ra khe hở để “chấm mút” một cách khả quan, tất nhiên quốc hội sẽ phải tái nhóm họp để thay đổi ý kiến. Do đó, thông tín viên Ian Timberlake thuộc AFP Hànội đã nhận định “Quốc Hội Việt Nam biến chuyển, nhưng vẫn là CS”.  
Tóm lại sau 35 năm cưỡng chiếm toàn bộ đất nước, CSVN vẫn không thể  thống nhất được nhân tâm để tìm được sự ủng hộ của toàn dân. Ngược lại, người dân càng ngày càng xa lánh chế độ và sự phản kháng mỗi ngày một phát triển, mặc dù CSVN đã cố gắng dùng tất cả những thủ đoạn bỉ ổi nhất để khống chế. CSVN luôn cố gắng dùng bạo lực biến người dân Việt Nam trở thành những thần dân ngoan ngoãn của chế độ. Riêng cộng đồng người Việt tị nạn CS tại hải ngoại, không thể dùng bạo lực khống chế bằng bạo lực, nhưng  CSVN cũng đã tốn rất nhiều công sức, tài chánh và một lực lượng việt gian khá hùng hậu, xâm nhập chiêu dụ và ru ngủ qua nhiều hình thức. Tuy vậy, tất cả cũng thất bại bởi những hành xử dã man, tàn bạo phi nhân bản một cách trắng trợn đã và đang xẩy ra hàng ngày trên khắp nẻo đường đất nước. Ngoài ra, những sự kiện buôn dân, bán nước một cách hèn hạ cũng chẳng che giấu được ai. Từ đó, các phong trào đấu tranh tại hải ngoại cũng gia tăng nối kết với quốc nội. Vì vậy, CSVN luôn phải tạo ra những hiện tượng hoả mù bịp bợm trong nhiều lãnh vực, mong rằng sẽ làm giảm thiểu tới mức tối đa ngọn lửa đấu tranh trong toàn dân kể cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dù đảng và nhà nước CSVN có bịp bợm gì chăng nữa, những người quan tâm đến đất nước đều biết CS lúc nào cũng là CS, là một loại quái thú của thể kỷ, không bao giờ có thể lột xác để đứng thẳng làm người... Một ngày CS còn ngự trị trên quê hương, một ngày dân Việt còn đau khổ và đất nước sẽ tan hoang trong tay ngoại bang. Do đó, đừng bao giờ vì một lý do nào đó mà quên đi câu di ngôn của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu “Đừng tin những gì CS nói, hãy nhìn kỹ những gì CS làm” để phải bị chệch hướng đấu tranh như mộ số hiện tượng từ cá nhân hay phe nhóm đã thể hiện.  

  • Phạm Thanh Phương (SGT-Úc Châu)

0 Responses to “Tam Quyền Phân Lập” ??