"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Miến Điện & Việt Nam

Posted by Lien Mang Viet San Wednesday, October 17, 2007

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Với chính sách hà khắc, dã man của tập đoàn Quân Phiệt Miến Điện từ nhiều năm qua đã biến một đất nước nhiều tài nguyên, giầu có, trở thành một đất nước nghèo hèn, lạc hậu một cách thảm hại và biến người dân Miến trở thành một thứ nô lệ giống như người dân Viện Nam trong chế độ CS hiện tại. Tuy nhiên trong cái thế “tức nước vỡ bờ”, người dân Miến đã được một số đông Tăng Ni hướng dẫn và kết hợp, mạnh dạn bày tỏ sự phẫn uất bằng một biến cố mang tính lịch sử trong mấy tuần lễ vừa qua. Biến cố này cũng đã thức ngộ được lương tâm nhân loại phần nào, nên họ đã được sự ủng hộ từ quốc tế và làm cho chế độ Quân Phiệt phải lúng túng đến rạn nứt, mặc dù tình hình an ninh tạm thời đã lắng đọng. Cũng trong biến cố này, dư luận cộng đồng người Việt hải ngoại bàn tán rất xôn xao và cũng có một số người đã đưa ra những so sánh rất khập khễnh, có thể tác hại đến công cuộc đấu tranh chung của dân Việt trong cục diện hiện tại.

Sự so sánh so le, ôi! kệch cỡm
Là hành vi của kẻ thiếu lương tâm
Lịch sử ghi, đâu phải dễ bị lầm
Sao nhắm mắt, để đánh đồng sự kiện.


Một số người cho rằng, cuộc nổi dậy của Tăng Ni và dân Miến cũng giống như cuộc nổi dậy của Phật Giáo tại Việt Nam năm 1963. Nh?ng ?đ?i đa số cho rằng sự so sánh này mang tính lệch lạc, đánh đồng sự kiện một cách khập khễnh, khó có thể chấp nhận. Đi ngược dòng thời gian để có thể thấy rõ nền Đệ Nhất Cộng Hòa của Việt Nam lúc bất giờ là một chế độ có đầy đủ những quyền tự do, dân chủ căn bản, phù hợp với tính chất nhân bản của thế giới. Khác hẳn với chế độ Quân Phiệt hà khắc, dã man như Miến Điện và CSVN hiện nay. Cuộc nổi dậy của Phật Giáo lúc ấy không mang mục đích, đấu tranh cho toàn dân mà chỉ mang tính riêng rẽ đòi sự đối xử bình đẳng như các tôn giáo khác. Hơn nữa nếu nghiên cứu lại lịch sử, chắc chắn không ai có thể phủ nhận cuộc đấu tranh của Phật giáo VN lúc ấy đã bị một số thế lực khuynh tả lơi dụng. Vì vậy, sự so sánh này đã cho thấy một một cái gì đó thiếu lương thiện, và dù vô tình hay cố ý, luận điệu này cũng đã bóp méo lịch sử, nhằm bôi nhọ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa nói chung và cá nhân cố Tổng thống Ngô Đình Diệm nói riêng, rất có hại cho công cuộc đấu tranh trong hiện tại.

Song song với những bình luận trên, một số khác lại lạc quan cho rằng, cuộc biểu tình của dân Miến sẽ là một nhân tố quan trọng để tạo nên một biến cố tương tự cho Việt Nam và lớn tiếng kêu gọi, gần như một sự quy trách nhiệm là Phật Giáo Việt Nam cũng phải đóng một vai trò then chốt như các Tăng Ni của Miến để tạo nên một cục diện mới. Tuy nhiên, khi nhìn vào xã hội Miến có lẽ ai cũng biết, tập đoàn Quân Phiệt Miến tuy cũng bóc lột dã man, nhưng chắc chắc không thủ đoạn bỉ ổi, tàn nhẫn như CSVN. Hơn nữa, Phật Giáo tại Miến được coi như quốc giáo, và cũng không bị quốc doanh hóa như VN. Vì thế các Tăng Ni Miến mới có cơ hội khởi xướng, kết hợp, để tạo được biến cố quan trọng vừa qua.

Ngược lại, nhìn vào hoàn cảnh VN hiện tại, Phật Giáo Việt Nam vốn dĩ không phải là quốc giáo, lực lượng “Phật Giáo Quốc Doanh” do CSVN tạo ra lại quấy phá rất mạnh và khối Phật Giáo VN Thống Nhất cũng đang bị CSVN bao vây, cô lập và trù dập một cách rất bỉ ổi, thì thử hỏi làm sao có thể tạo được những biến động như Miến Điện bây giờ, ngoại trừ có một sự kết hợp của nhiều lực lượng tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, sự hiểu biết về biến cố lịch sử của Miến vừa qua đối với người dân VN rất mù mờ, bàng bạc. Đã thế, họ còn bị những văn nô, ký nô và những tên cò mồi Việt Gian xuyên tạc, bóp méo sự thật. Có chăng chỉ một số người được mệnh danh là “nhà đấu tranh dân chủ” mới có thể có được những tin tức tương đối chính xác để lên tiếng ủng hộ chính nghĩa cuộc nổi dậy của Tăng Ni và người dân Miến bằng một số tuyên ngôn, tuyên cáo rất hạn hẹp. Họ không có phương tiện nào có thể truyền đạt sự thật đến toàn dân, hầu có thể vực dậy sự ý thức và sức mạnh của dân tộc đã bị tập đoàn CSVN đè ém trong nhiều thập niên qua. Do đó, nếu lạc quan cho rằng biến cố của Miến là nhân tố tại nên một cuộc nổi dậy tại VN và đặt Phật Giáo VN vào vị trí lãnh đạo then chốt là một điều bất khả thi, ít nhất ở trong giai đoạn này. Sự bình luận và so sánh khập khiễng này không có lợi và có thể sẽ tạo thêm khó khăn cho khối Phật Giáo VN Thống Nhất nói riêng và công cuộc tránh đấu của người dân trong nước nói chung.

Ôi! sự thật, phơi giữa vừng nhật nguyệt
Nhưng tại sao, lắm kẻ giả bộ lầm
Tung trái mù, nhân thế lạc cõi âm?
Giúp Cộng Sản, dễ bề thêm thao tác

Tóm lại, với những điểm nếu trên, thiết nghĩ chúng ta nên bình tĩnh, nhìn vào những sự kiện lịch sử một cách trung thực hơn và sâu xa hơn, để có thể tránh được sự so sánh khập khiễng, kệch cỡm, có hại cho công cuộc đấu tranh chung trong và cả ngoài nước. Hơn nữa, sự nhận định chính xác sẽ giúp cho chúng ta tránh được âm mưu bỉ ổi của CSVN trong mọi chiến dịch và tạo niềm tin trong toàn dân để vực dậy được sức mạnh thực sự của dân tộc, một sức mạnh vô biên dùng làm vũ khí tiêu diệt tập đoàn tham tàn bạo ngược CSVN, lấy tại tất cả tự do, hạnh phúc cho toàn dân trong một ngày thật gần. Một điều cần ghi nhớ “Dân là nước, chế độ là thuyền. Nước có thể đưa thuyền và cũng có thể lật thuyền” như di ngôn của anh Hùng Nguyễn Trãi đã để lại. Vấn đề còn lại là chúng ta sẽ khai dụng được sức “nước” như thế nào mới là then chốt của cục diện đấu tranh hôm nay.

Nhắn Người Lạc Bước

Nhìn thế cuộc nhấp nhô đầy trắc trở
Sóng thời gian, khuấy động đáy tâm hồn
Chốn “lưu đầy” lắm kẻ thích luồn trôn
Nay đối thoại, mai kết minh, hòa giải

Ôi! quê hương, mỗi ngày thêm nhợt tái
Từng niềm đau, nỗi nhục kín non sông
Con mất cha, mất mẹ, vợ mất chồng
Cơn đói lạnh, tấm thân gầy khô héo

Sao chẳng thấy, lại diễn trò lươn lẹo
Dùng niềm đau dân tộc để câu mồi
Ôi! nhân tình thế thái bạc tựa vôi
Cao giọng hót, hiến thân cùng yêu đạo

Liêm sỉ mất, bởi mù lòa cơm áo
Quên non sông, quên xương máu bạn bè
Quên tình người, lạc lõng giữa bùa mê
Tâm vất vưởng, đành quên luôn nguồn cội

Thôi đi nhé, tránh xa vùng tội lỗi
Lợi danh kia, cũng chỉ trái hỏa mù
Đã bao người ôm mối hận nghìn thu
Chỉ vì lỡ, cả tin loài quỷ đỏ

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

0 Responses to Miến Điện & Việt Nam