"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Tôn Giáo & Cộng Sản

Posted by Lien Mang Viet San Monday, August 03, 2009

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)
________________________________________
Theo bản tin thông tấn AP, trong lần gặp gỡ phái đoàn Linh mục đến từ Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 cho biết Toà thánh sẽ cố gắng thực hiện một sự “hợp tác lành mạnh” với nhà cầm quyền CSVN, hầu có thể tạo nên một “xã hội công bằng”, một sự sống chung hoà bình giữa “Giáo hội và cộng đồng Chính trị” CSVN. Tuy nhiên Ngài cũng nhấn mạnh rằng, Toà thánh
“không chủ trương tìm cách thay thế những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước và chỉ mong muốn trên một tinh thần đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau để thực hiện vai trò của mình nhằm phục vụ mọi tầng lớp người dân..."...(VOANews, 2009)
Một câu nói đầy lòng nhân từ, ôn hòa, thể hiện một khát vọng hoà bình, nhân bản từ một vị chủ chăn tối cao Thiên Chúa Giáo, nhưng cũng lại là một câu nói khó hiểu để tạo ra nhiều trăn trở ưu tư cho giáo dân Thiên Chúa Giáo nói riêng và toàn thể dân tộc nói chung.

Suy nghĩ về câu nói của Đức Giáo Hoàng, có lẽ phải đi ngược dòng lịch sử CS, để thấy rằng Tôn giáo và CS không bao giờ có thể sống chung trong hoà bình với tinh thần hài hoà tương kính. Theo học thuyết CS, một luận điểm nổi tiếng của Mark đã trở thành “Kim Chỉ Nam” cho tất cả những chế độ CS, và ngày nay những chế độ và con người CS tồn tại trên thế giới này vẫn đang cố gắng thực hiện. Mark đã cho rằng ”Tôn giáo là ma túy, là liều thuốc phiện của nhân dân”. Tôn giáo chỉ tạo ra được một hình thức làm suy giảm những mất mát, đau khổ của đời người, nhưng trong thực tế, Tôn giáo chỉ là một chất ma túy, đưa loài người đi lạc vào cõi vong thân, có Tôn giáo loài người sẽ mất tự tin nơi chính mình, không thể tiến bộ và thiên đường CS cũng sẽ khó có thể đạt đến. Vì vậy, Tôn giáo đối với CS là một kẻ thù nguy hiểm cần phải tiêu diệt...

Với một luận điểm sắt máu bịp bợn nêu trên, thử hỏi làm sao có thể có một sự “sống chung hoà bình trong tương kính” giữa tôn giáo và CS mà “không tìm cách thay thế những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước” như Đức Giáo Hoàng mong muốn. Cũng với câu nói này, nhiều người cho rằng, là một vị lãnh đạo tối cao của Thiên Chúa Giáo, với lòng vị tha và tư chất thông minh sẵn có, hơn nữa luôn được soi sáng từ ngôi ba thiên Chuá, chắc chắn Ngài hiểu rất rõ bản chất CS. Tuy nhiên, trong một thiện chí thiết lập bang giao, Đức Giáo Hoàng không thể nói thẳng những gì muốn. Vì thế, nên hiểi câu nói theo phương pháp “phản đề” như một sự nhắn nhử khéo léo đến con chiên phải hiểu ngược lại để dũng cảm kết hợp tất cả mọi thành phần dân tộc, tạo sức mạnh, chống lại những bất công xã hội, đòi hỏi công lý và công bằng, đòi hỏi cái quyền làm người trong nhân bản. Có như thế mới mong có một “xã hội lành mạnh” để Tôn giáo mới có thể “sống chung hoà bình” trong tương kính với tất cả toàn dân và kể cả “Cộng đồng chính trị”. Ngược lại, dưới chế độ độc tài toàn trị dã man CSVN, nếu Công giáo Việt Nam chỉ nhìn vào nghĩa đen của câu nói, quên đi việc tập hợp sức mạnh dân tộc trong đấu tranh, cố gắng tìm một sự “sống chung hoà bình” dựa trên “tinh thần đối thoại, hợp tác” như những nhóm “quốc doanh” hiện tại, thì chẳng khác nào cúi đầu làm tay sai cho giặc và hậu quả bi thương sẽ rất khó có thể đo lường đuợc như thế nào.

Không cần đi ngược dòng lịch sử CS, chỉ cần nhìn vào bằng chứng thực tế sự kiện đàn áp giáo dân tại Toà Khâm Sứ Hàn ội, giáo xứ Thái Hà và mới nhất đây là sự kiện đàn áp giáo dân tại giáo xứ Tam Toà Quảng Bình thuộc địa phận vinh vào ngày 20-7-2009 vừa qua. Ngoài ra, sự kiện Tu sĩ Làng Mai tại tu viện Bát Nhã tại Lâm Đồng, cũng là một bằng chứng hùng hồn để chứng minh được Tôn gi áo và CS không bao giờ có thể có được “sự sống chung hoà bình” “trong tinh thần đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau”

Riêng sự kiện Tu sĩ Làng Mai, không cần dài dòng, có lẽ ai cũng biết, Tu viện Bát Nhã do “Thiền sư” Nhất Hạnh sáng lập, được sự chấp thuận và cho phép của CSVN. Hơn nữa, “Thiền sư” Nhất Hạnh là một nhân vật đã dày công “hãn mã” với CSVN không phải chỉ mới đây, mà từ cả gần nửa thế kỷ qua khi ông còn trẻ tại miền Nam Việt Nam... Vì mục đích tạo công “hãn mã” với CSVN, chính ông đã phải tự bóp nát lương tri để phạm giới “vọng ngữ” qua tác phẩm “Hoa Sen Trong Biển Lửa”. Trong tác phẩm này, “Thiền sư” Nhất Hạnh đã phải dựng chuyện để bôi nhọ cuộc chiến chính nghĩa cuả VNCH qua câu chuyện 300 ngàn dân Bến Tre bị tàn sát chỉ vì vài tên du kích CS bắn bậy. Trong khi đó, cả thế giới đều biết dân số tại tỉnh Bến Tre khi ông viết chưa tới con số 50 ngàn người... Sau năm 1975, ra hải ngoại ông tiếp tục dựng chuyện bôi nhọ chế độ đã từng cưu mang ông một cách tàn nhẫn, mà nay đã ngủ yên trong một góc trên dòng của lịch sử.

Trong mấy năm gần đây, lúc các Tôn giáo tại Việt Nam đang bị khống chế, trù dập và khủng bố thê lương, nhưng để bồi đáp thêm công “hãn mã”, “Thiền sư” Nhất Hạnh cũng đã nhiều lần đưa những phái đoàn Phật giáo quốc tế về, đi từ Nam ra Bắc, mở nhiều cuộc nói chuyện về tu học, gặp gỡ, thảo luận với các giới, từ học giả, văn nghệ sĩ, cho tới giáo hội Phật giáo “quốc doanh” và cả những quan chức cao cấp trong tập đoàn lãnh đạo CSVN. Từ những hoạt động ấy, “Thiền sư” Nhất Hạnh cũng đã thành công rất “hoành tráng” qua những lễ hội Tôn giáo mang tính quốc tế do ông tổ chức. Những thành công này chính là những yếu tố quan trọng để làm thay đổi cái nhìn của quốc tế đối với CSVN qua lãnh vực ‘Tự Do Tôn giáo”. Thực sự mà nói, công “hãn mã” của “Thiền sư” Nhất Hạnh chính là chiếc chìa khóa “vạn năng” đã đưa CSVN ra khỏi danh sách CPC và cũng làm cho Hoa Kỳ hài lòng, để ông Đại sứ Michael Michalak có thể mạnh dạn tuyên bố “CSVN đã cởi mở về tôn giáo rồi," những trù dập, khủng bố chỉ là những sai sót mang tính cách địa phương của từng cá nhân, không còn gì đáng quan ngại. Tuy vậy, cái công “hãn mã” to lớn ấy của “Thiền sư” Nhất Hạnh đã được CSVN đền đáp bằng sự kiện đàn áp, khủng bố 400 Tu sĩ Làng Mai tại tu viện Bát Nhã đã xẩy ra mới đây. Thực sự, không biết “Thiền sư” Nhất Hạnh nghĩ sao? Ông có có cảm giác như thế nào? Một điều đáng tiếc là khi sự kiện xẩy ra, ông không có mặt để cùng chia sẻ những đau thương tủi nhục cùng 400 Tu sĩ đã đặt trọn niềm tin nơi ông.

Qua những sự kiện nêu trên cho thấy, dù “Thiền sư” Nhất Hạnh đã tận dụng khả năng lập công trong nhiều năm, nhưng cũng không thể nào thay đổi chính sách và cái nhìn của những con người CS về Tôn giáo, để có thể tạo dựng một khung cảnh “sống chung hoà bình trong tương kính” như sự mong muốn trong câu nói của Đức Giáo Hoàng vừa qua.

Tóm lại, tất cả những cá nhân, tổ chức, đảng phái nào có manh tâm hoặc đang hợp tác với CSVN, tạo công “hãn mã” để mong tìm một quyền lợi nào đó, có lẽ cũng nên nhìn vào vai trò “Thiền sư” Nhất Hạnh mà thức tỉnh, hãy bình tâm suy nghĩ để trở về với chính nghĩa dân tộc trong cuộc đấu tranh chung đòi lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho đất nước. Cái bẫy hoa mỹ này của CSVN cũng không phải là một sáng kiến mới lạ để có thể lầm lẫn. Nó đã quá cũ và dược xử dụng trong suốt chiều dài lịch sữ của đảng. Như vậy, những kẻ đang hợp tác tạo công “hãn mã” với CSVN qua những chiêu bài giao lưu, về nguồn, canh tân đất nước, phải chăng họ chỉ là một loài tương cận với CS qua câu tục ngữ “Đồng thanh tương ứng- Đồng khí tương cầu- Đồng bệnh tương lân” mà thôi.

Sau cùng, hy vọng khối Công giáo tại Việt Nam nói riêng và các Tôn giáo nói chung, cũng nên suy nghĩ đến sự “phản đề” trong câu nói của Benedicto thứ 16, để có thể kết hợp được sức mạnh dân tộc đi tìm cho được tự do, dân chủ và nhận quyền cho quê hương. Ngoài ra, cũng hy vọng các tu sĩ Làng Mai tại Tu Viện Bát Nhã cũng sáng suốt nhận rõ được chân dung đích thực cuả “Thiền sư” Nhất Hạnh và CSVN để có thể dũng cảm đứng lên cùng toàn dân đấu tranh đòi cho được chân lý, công bằng trong thực tế.

• Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Tài Liệu Tham Khảo:

VOANews, 29/06/2009 ,Ðức Giáo Hoàng tin tưởng 'sự hợp tác lành mạnh' với VN, nguồn http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2009-06/2009-06-29-voa10.cfm?moddate=2009-06-29

RadioVatican, 20/02/2009, Holy See-Vietnam Meeting Goes Well (Hội thánh và Việt Nam có Sự Đàm Thoại Tốt) , nguồn
http://www.radiovatican.org/en1/Articolo.asp?c=267592
" Holy See Under-Secretary Monsignor Pietro Parolin,... emphasised the Holy See’s policy to respect independence and sovereignty of Vietnam, by which the Church’s religious activities would not be conducted for political purposes. He also stressed that the Church in its teachings invites the faithful to be good citizens, working for the common good of the country"
tạm dịch:
thứ trưởng của Tòa thánh, Monsignor Pietro Parolin...nhấn mạnh rằng chính sách (của) tòa thánh của Đức Giáo Hoàng, coi trọng độc lập và quyền tối cao (của Nhà Nưóc ) Việt nam, bởi (do) Nhà thờ /Hội Thánh sẽ không tiến hành trong/vì mục đích chính trị . Ông ta cũng nhấn mạnh Giáo Hội với những sự giảng dạy chung thủy để là mời gọi những công dân tốt, làm việc cho ợi ích chung (của) đất nước.

0 Responses to Tôn Giáo & Cộng Sản