"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Nô Lệ Mới ...

Posted by Lien Mang Viet San Sunday, August 23, 2009

Phạm Thanh Phương


Theo tin RFA, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã ký một văn bản, đề nghị UBND Thành Phố Hànội xem xét và nghiên cứu, lấy tên 36 thủ đô các nước hay danh nhân trên thế giới, để đặt tên cho 36 đường phố tại Thử đô Hànội theo đề nghị của Công ty Hữu hạn Truyền thông Tiêu điểm đưa ra. Mặc dù sự kiện này chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng trong dư luận cũng đã biết, và cũng đã có những ưu tư, để trở thành một đề tài cho ngưòi dân Hànội băn khoăn bàn tán xôn xao. Cũng trong sự kiện này, khi được phỏng vấn, ông Nguyễn Minh Phúc, một Nhà Hànội học và là thành viên của Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố Hànội cho biết:

“Tôi vẫn chủ trương Hànội phải có tên của các danh nhân, các thủ đô, các thành phố lâu đời trên hế giới...”
Riêng về con số 36, ông Phúc cho biết
“đó là chỉ là một con số tiêu biểu, không có nghĩa là dựa theo Hànội 36 phố phường, nó chỉ mang ý nghĩa là nhiều và có thể 40, 50 hay nhiều hơn nữa...”.

Xoay quanh sự kiện, một số dư luận tại Hànội nhận định, Lịch sử Việt Nam là một tranh đấu sử, một lịch sử oai hùng với hàng ngàn năm chống Tàu và một trăm năm chống Pháp. Như vậy, chắc chắn Việt Nam không đến nỗi thiếu danh nhân và anh hùng, liệt nữ để phải mượn tên danh nhân, thủ đô hay thành phố lâu đời trên thế giới để đặt tên cho đường phố trên thủ đô của đất nước mình. Hơn nữa, việc xử dụng tên các thủ đô hay danh nhân nước ngoài để đặt tên cho các đường phố tại Hànội, chắc chắn sẽ tạo rất nhiều trở ngại cho đại đa số người dân, nhất là những người lớn tuổi, giới bình dân, buôn thúng bán bưng. Một khi xử dụng tên thành phố, danh nhân hay thủ đô các nước thì sẽ phải viết như thế nào, phát âm ra sao cho dễ đọc và dễ nhớ. Một điều cần ghi nhớ là người dân Việt Nam, không phải ai cũng biết tiếng ngoại quốc, nhất là khi dùng nhiều tên từ nhiều quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau.


Ngoài ra, dư luận cũng nhận định việc lấy tên các thủ đô, thành phố và danh nhân các nước đặt tên cho đường phố Hànội cũng là một việc nhục quốc thể, không có gì có thể gọi là hãnh diện hay vinh quang. Ngược lại, nó chỉ thể hiện cho thế giới thấy được một sự nịnh bợ trơ trẽn rất ấu trĩ, và phơi bày rõ rệt hơn cái bản chất vong nô, vong bản của đảng và nhà nước CSVN trước nhãn quan quốc tế. Và tất nhiên, nó sẽ ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc Việt Nam rất nhiều, nhất là giới trẻ, rường cột của quốc gia trong tương lai. Như vậy tại, sao Nguyễn Tấn Dũng lại đưa ra văn bản đề nghị này? Đây là một điều khó hiểu và không thể chấp nhận. Cũng trong sự kiện này, ông Nguyễn Minh Phúc cho biết thêm:

“Hiện nay, Hànội mỗi năm chỉ có vài con phố mới thôi... Hànội còn nợ nhiều tên các danh nhân, anh hùng liệt nữ của dân tộc như Huyền Trân Công Chúa của đời nhà Trần cũng chưa có con phố nào mang tên của bà”
Như vậy, chắc chắn có điều gì đó bất ổn mà đảng và nhà nước không thể minh bạch cùng toàn dân....Để đi tìm nguyên nhân, dư luận đưa ra hai lý do: Lý do thứ nhất, có thể đảng và nhà nước nghĩ rằng lấy tên thủ đô hay danh nhân các nước đặt tên cho thành phố Hànội, sẽ tạo được sự thuận lợi trong bang giao, tạo được cảm giác “hữu nghị thắm thiết” đến các lãnh tụ và viên chức quốc tế khi đến thủ đô Việt Nam.Từ đó, một khi ký kết hay xin sỏ điều gì cũng sẽ được dễ dàng hơn. Đồng thời nó cũng như một thông điệp ngầm cho biết thế giới biết, đảng và nhà nước CSVN lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện vai trò nô bộc một cách trung thành triệt để, nếu được một quốc gia nào đó chấp nhận.


Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, có lẽ ai cũng biết, sự tương quan giữa các nước trên thế giới đều đặt quyền lợi là tối thượng, chắc chắn không vì sự nịnh bợ ấu trĩ, mang tính trẻ con này mà có thể khiến họ phải hy sinh một số quyền lợi nào đó trong bang giao. Hơn nữa, với tình trạng mất vệ sinh, cống rãnh “ùn tắc ”, rác rến ứ đọng, ngập lụt xảy ra thường xuyên, e rằng khi lấy tên thủ đô hay danh nhân của họ đặt tên đường cho Hànội sẽ tạo cho những vị quốc khách hay phái đoàn, viên chức của họ khi đến Hànội lại có một cảm giác như đang bị sỉ nhục, thay vì “hồ hởi, phấn khởi” như đảng và nhà nước đã nghĩ.


Lý do thứ hai, đảng và nhà nước CSVN cũng muốn nhân cơ hội này, đánh bóng thêm cho cái “Tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững” hay xiển dương “Mười sáu chữ vàng” bằng cách giải toả được sự khó chịu, nhục nhã khi lãnh tụ và viên chức Tầu cộng sang Việt Nam. Lúc ấy họ không còn phải đi trên những con đường mang tên những vị anh hùng, liệt nữ đã một thời oanh liệt dạy cho Trung Hoa những bài học đích đáng trong tham vọng xâm lăng của họ theo suốt dòng lịch sử cả ngàn năm, như Hai Bà Trưng; Bà Triệu; Hưng Đạo Đại Vương; Vua Lê Lợi hay Quang Trung Đại Đế,v,v... Ngược lại họ sẽ có được cảm giác thật thoải mái và tự tin như đang đi trên chính đất nước của họ với những tên đường như Mao Trạch Đông; Đặng Tiểu Bình; Chu Ân Lai; Bắc Kinh; Thượng Hải, hay Càn Long, Khang Hy,v,v....


Cũng trong sự kiện này, đại đa số nhận định, đây không phải là một sáng kiến mới lạ, nó chỉ là một hành động nối tiếp, lập lại cái “tư tưởng” vong nô của Hồ mà thôi. Bằng chứng trước đây, khi còn sống, Hồ đã từng hãnh diện khi đặt tên suối Karl Marx, núi Lenine ngay trên đất nước Việt Nam, và các tượng đài lãnh tụ CS cũng vẫn còn nhan nhản trên đất nước. Vì thế, dư luận cũng cho rằng, sự đề nghị của Công ty Hữu hạn Truyền thông Tiêu điểm chỉ là một tấm bình phong, đang thực hiện chỉ thị của đảng. Công ty Hữu hạn Truyền thông Tiêu điểm sẽ thay thế đảng để nhận lãnh trách nhiệm, nếu một khi gặp những phản ứng mạnh từ nhiều phía trong mọi tầng lớp dân tộc.

Qua sự việc nêu trên, đại đa số dư luận nhận định, sự kiện này cũng là một trong những hành động bán nước đốn mạt một cách gián tiếp của CSVN, nó được xuất hiện nhằm bổ xung cho nhịp cầu “Xâm lăng Hữu Nghị” đã và đang được đảng và nhà nước CSVN thi hành như việc ưu tiên cho Trung cộng trong mọi dịch vụ đầu tư tại Việt Nam, người dân Trung cộng sang Việt Nam không cần Visa và hiện tượng khai thác Boxite tại Tây Nguyên trong hiện tại.


Tóm lại, trải qua hơn ba mươi năm “thống nhất đất nước”, tiếp cận nhiều với thế giới văn minh và nhân bản. Nhưng rất tiếc bản chất của những con người CSVN trước sau vẫn như một, người dân không thấy được một sự thay đổi nào khả dĩ có thể tin rằng những con người của đảng CSVN biết nghĩ đến danh dự của Tổ Quốc và hạnh phúc người dân, để có thể tạo dựng đất nước có được một xã hội tươi sáng, dù đó chỉ là một ánh sáng le lói trong con đường hầm tăm tối từ hơn nửa thế kỷ qua với miền Bắc và hơm 30 năm qua với miền Nam. Riêng một điều có lẽ không ai có thể phủ nhận là kỹ thuật buôn dân, bán nước, cướp cuả, giết người của CSVN đã thay đổi mỗi ngày một tinh vi hơn. Chính vì tinh vi hơn, nên CSVN vẫn có thể lừa bịp, chiêu dụ một số người tại hải ngoại, khiến những người này bị “chệch hướng”, cam tâm cúi đầu làm tay sai, hy vọng bắt tay với tập đoàn vong nô, hèn nhược CSVN, hầu có thể chia chác chút quyền lợi nào đó trên vết thương lở loét của dân tộc qua chiêu bài “xóa ngăn cách, vượt thử thách”, để nối kết, hoà đồng cùng CS canh tân đất nước.


Sau cùng, trước ý đồ đen tối Nguyễn Tân Dũng đã đưa ra, mong rằng các giới chức, ban ngành trong guồng máy CSVN hãy phổ biến rộng rãi đến toàn dân, và cùng toàn dân đánh tan cái ý đồ đốn mạt này. Đồng thời hãy cùng toàn dân đứng lên lất đổ cái chế độ thối nát, vong nô CSVN càng sớm càng tốt. Chỉ khi nào không còn bóng dáng CS trên quê hương, lúc ấy mới mong có thể bảo vệ được danh dự Tổ Quốc, giữ vững biên cương, xây dựng lại một nước Việt Nam tự do, hạnh phúc trong niềm tự hào của dân tộc.

· Phạm Thanh Phương

0 Responses to Nô Lệ Mới ...