"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

“Đem Con Bỏ Chợ”

Posted by Lien Mang Viet San Sunday, October 18, 2009

-Phạm Thanh Phương-

Theo dõi sự kiện Bát Nhã trong nhiều ngày qua, hình ảnh 400 tu sĩ thuộc Pháp môn Làng Mai bị đánh đập, sỉ nhục và hiện tại đã bị đuổi ra khỏi tu viện, lang thang đó đây như những kẻ không nhà, đã tạo nên một nỗi thương tâm, chấn động đại đa số dư luận từ trên khắp thế giới.Sự kiện được đại đa số dư luận bình luận và lên án là một hiện tượng dã man bỉ ổi nhất đối với tôn giáo từ hơn bao mươi năm qua. Tuy vậy, với những thực tế đã xẩy ra, hầu như trong nước cũng ít người được biết đến, ngoại trừ một số người địa phương, cư ngụ quanh hiện trường. Tuy nhiên, điếu đáng nói ở đây là ngay những nhân vật có trách nhiệm trong vụ việc như Thiền sư Nhất Hạnh và nhà cầm quyền CSVN cũng không thấy lên tiếng, tất cả bao trùm một sự im lặng rất khó hiểu, để dư luận mỗi ngày càng thêm trăn trở, băn khoăn.

Trải qua một thời gian khá dài gần bốn tháng, có lẽ trước làn sóng xôn xao của dư luận trong và ngoài nước. Ngày 30-9-2009, một bức thư của “vị thầy khả kính” Nhất Hạnh gởi Nguyễn Minh Triết xuất hiện trên trang Web Phù Sa với nội dung xin Chủ tịch nhà nước CSVN ra tay can thiệp, nhưng rất tiếc không có một sự hồi đáp nào. Do đó, đến ngày 02-10-2009, một lá thư thứ hai của Thiền sư Nhất Hạnh tiếp tục bung ra trên trang Web Phù Sa, với nội dung kêu gọi tất cả nhân sĩ, trí thức ký tên vào thỉnh nguyện thư để cứu giúp 400 đệ tử cuả “thầy” đang ngộ nạn. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý và khó hiểu là cả hai bức thư trê n trang Web Phù Sa, “vị thầy khả kính” Nhất Hạnh không xử dụng tên tuổi của ông một cách chính danh, mà ông chỉ ký với hai chữ Nguyễn Lang, một cái tên mà rất ít ai được biết đến, nó chỉ là một bút hiệu được ký trên tác phẩm “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” xưa kia. Ngoài ra trong bức thư, với cái tên Nguyễn Lang, thiền sư Nhất Hạnh tỏ ra vẫn tin tưởng vào “đạo đức và liêm sỉ” của CSVN qua câu văn "các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng...". Nói như thế, nếu đám Công an này là con cháu “Cánh Mạng” thật sự như Thiền sư Nhất Hạnh nghĩ thì họ sẽ có đầy đủ đạo đức, liêm sỉ và trách nhiệm bảo quốc, an dân hay sao? Đây mới chính là điểm then chốt trong cái lập lờ của Thiền sư Nhất Hạnh. Chính sự lập lờ này đã làm tăng thêm sự nghi ngờ về chính bản thân ông và những bí ẩn của vụ việc trước dư luận.

Xoay quanh sự kiện Bát Nhã đa số nhận định, Thiền sư Nhất Hạnh một người có công rất lớn với CSVN từ xưa đến nay mà ai cũng biết. Điển hình mới nhất là ông đã đưa một phái đoàn Làng Mai về làm lẽ cầu siêu từ Nam ra Bắc rất rình rang với sự đón tiếp rất “hồ hởi, phấn khởi” của đảng và nhà nước CSVN. Hơn nữa, sự tham gia của phái Làng Mai vào hoạt động lễ Phật Đản 2007 do CSVN đăng cai tổ chức, cũng đã được “quốc tế” nhìn nhận như một sự khởi sắc đạc biệt về tự do tôn giáo tại Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sữ hơm ba mươi năm qua kể từ khi CSVN cưỡng chiếm toàn thể đất nước. Sự kiện này cũng đã được Nguyễn Minh Tríết, Chủ tịch nhà nước CSVN ghi nhận là “những đóng góp tích cực vào hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.... Sự việc này đã cho thấy Thiền sư và các thành viên trong đoàn đã có ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam, về chính sách tôn giáo cởi mở của Nhà nước Việt Nam...". Từ đó, các nước Tây phương đang bang giao với Việt Nam như Mỹ cũng đã dùng hình ảnh này làm lý do chính đáng để giải toả cho CSVN ra khỏi danh sách CPC một cách danh chính, ngôn thuận. Như vậy, tại sao Thiền sư Nhất Hạnh không dám dùng tên tuổi thật của mình một cách chính danh mà phải dùng một cái tên Nguyễn Lang.

Trước hành xử bất minh của Thiền sư Nhất Hạnh đa số cho rằng, với tiếng tăm, uy tín và công cán sẵn có, nếu Thiền sư về nước, trực tiếp gặp bọn côn đồ Trung Uơng Đảng CSVN để bàn luận, can thiệp ngay từ đầu, có lẽ 400 đệ tử của ông sẽ không đến nỗi phải chịu cảnh đau khổ, uất nhục như thế này. Ngược lại, ông đợi cho đến lúc sự việc qúa tồi tệ, tan tác thê lương ông mới dám viết hai lá lên tiếng, mà cũng chỉ dám lên tiếng với một cái tên lạ hoắc như vây. Thực sự mà nói, với cái tên Nguyễn Lang, có lẽ nếu CSVN có đọc được thư chăng nữa, họ cũng vất vào xọt rác vì chẳng cần biết ông là ai và quốc tế cũng chẳng thèm quan tâm. Cũng trong sự việc này, theo nhiều nguồn tin cho biết, hiện nay một số nhân sĩ và trí thức cũng đang lưỡng lự khi quyết định ký tên và “thỉnh nguyện thư” do Nguyễn Lang kêu gọi, vì hầu như đã nhìn thấy một điều gì đó bất ổn từ một sự vướng mắc nào đó với CSVN mà Thiền sư Nhất Hạnh rất khó giải bày. Sự vướng mắc này có thể rất quan trọng, nó quan trọng đến nỗi một Thiền sư nổi tiếng, uy tín như ông Nhất Hạnh mà phải bóp chết lương tri, quên đi cái tinh thần “Vô Úy” cuả nhà Phật, để phải chấp nhận cái cảnh “Đem con bỏ chợ”, hy sinh gần 400 đệ tử của mình một cách tức tưởi, tàn nhẫn chưa từng thấy trong lịch sử Tôn giáo.

Song song với sự lên tiếng không chính danh của Thiền sư Nhất Hạnh, ngày 6-10-2009, Thông Tấn Xã CSVN cũng đưa ra lời tuyên bố của Võ Ngọc Hiệp, Phát Ngôn Viên tỉnh Lâm đồng cho biết "Đây là việc tranh chấp nội bộ giữa Phật tử tu viện Bát Nhã do Thượng Tọa Thích Đức Nghi làm viện chủ và số người tu theo pháp môn Làng Mai. Nhà nước CSVN không muốn can thiệp vào nội bộ của tôn giáo””. Để phụ hoạ cho luận điệu này, CSVN cho một số tay sai tuyên truyền trong dư luận rằng “TT Đức Nghi chỉ là một kẻ bất chính đội lốt thầy tu, nên sau khi Thiền sư Nhất Hạnh đã đổ vào trên một triệu USD xây dựng, nới rộng Tu viện, TT Đức Nghi động lòng tham nên đã thuê côn đồ, du đãng tạo ra sự kiện đánh đuổi những tu sĩ thuộc Pháp môn Làng Mai hầu chiếm đoạt tài sản về làm của riêng”. Tuy vậy, đa số dư luận cũng sáng suốt nhận ra đây chỉ là những lý luận o ép, cưỡng từ, đoạt lý, thiếu hẳn đi sự khả tín để có thể thuyết phục, vì nó chẳng khác gì luận điệu tuyên truyền gán tội của nhà nước CSVN, hầu trút bỏ trách nhiệm, ít nhất cũng là trách nhiệm đối với trật tự, an ninh trong xã hội.
Nhìn sâu vào sự kiện, để thấy được một điểm gian mà không ngoan của Võ Ngọc Hiệp, những là khi bọn “côn đồ, du đãng” tấn công các tu sĩ tại Bát Nhã, tại hiện trường lúc ấy có sự hiện diện của Công an và giới chức lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng như Tỉnh ủy, huyện ủy, nhưng không có thấy một hành động nào can thiệp để ổn định trật tự. Ngược lại, họ còn chỉ huy đám “côn đồ, du đãng” bắt giữ người này, đánh đập người kia, và tống lên xe chở đi. Như vậy chức năng của đảng và nhà nước CSVN là gì? Là một hệ thống “chính quyền” bảo vệ dân hay là một hệ thống côn đồ, du đãng, đánh đập cướp bóc dân, có lẽ ai cũng có thể nhìn ra.

Cũng trong vòng sự kiện, một nhận định khác được dư luận đưa ra, mang mức độ khả tín cao và thuyết phục hơn cho rằng, đây là vấn đề thuộc về lãnh vực chính trị và là chủ trương của đảng và nhà nước CSVN. Với nhận định này đa số cho rằng, dưới chế độ độc tài toàn trị như CSVN, chắc chắn không thể có bất cứ hội đoàn, đoàn thể nào có thể đứng ngoài hệ thống kiểm soát của đảng và nhà nước kể cả những lãnh vực thuộc từ thiện hay Tôn giáo. Như vậy, dù cho cái công “Hãn mã” của Thiền sư Nhất Hạnh có cao đến đâu chăng nữa cũng không thể bảo vệ cho 400 đệ tử của “thầy”đang ngộ nạn. Hơn nữa, Tu viện Bát Nhã đã được Thiền sư Nhất Hạnh đổ vào hơn một triệu USD, và như thế lại càng không có lý do nào có thể để được nằm ngoài bàn tay đảng và nhà nước. Do đó sự kiện dùng “côn đồ. du đãng” xử dụng bạo lực, đánh đuổi tu sĩ, chiếm lĩnh Tu viện là một chuyện dĩ nhiên đảng và nhà nước phải thi hành, nó cũng chẳng khác gỉ những hiện tượng đã từng xẩy ra với Toà Khâm Sứ Hànội, Giáo sứ Thái Hà và mới nhất là Giáo sứ Tam Tòa, đó là chưa nói đến những sự kiện người dân bị chiếm đoạt nhà cửa, ruộng vườn đã và đang xẩy ra trên khắp nẻo đường đất nước.

Tóm lại, sự kiện đàn áp tăng ni tại Tu viện Bát Nhã cũng là một chất liệu bạch hoá và tô đậm thâm cho cái bộ mặt bỉ ổi đầy thú tính của đảng và nhà nước CSVN, đồng thời cũng cho thấy một cái gì đó mang đầy tính khuất lấp giống như một tên “Việt gian” qua hành xử của Thiền sư Nhất Hạnh trong cái cảnh đau lòng “Đem co bỏ chợ” cuả “thầy”. Đồng thời, đây cũng là một tấm gương sáng cho những người nghĩ rằng, nếu lập công giúp CSVN tất nhiên sẽ được một sự ưu ái nào đó hay một đặc quyền, đặc lợi đều là những ảo tưởng, không thể có trên thế gian. Ngược lại, kết quả chỉ là những niềm đau trong ân hận. tủi nhục. Ngoài ra cũng trong sự kiện này, một điểm đặc biệt, như một ánh sáng của niềm tin trong công cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo nói riêng, và đòi dân chủ, nhân quyền cho toàn dân nói chung, qua sự “Hiệp thông” của Dòng Chuá Cứu Thế Việt Nam, đã chia sẻ và giao cảm với nỗi đau cuả 400 tăng ni tại Tu viện Bát Nhã bằng những chân tình trong tinh thần “Vô Úy” mà hiện tại Thiền sư Nhất Hạnh đã lãng quên hay đánh mất.

• Phạm Thanh Phương

0 Responses to “Đem Con Bỏ Chợ”