"...trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng..."

Đoàn Kết Dân Tộc & “Niềm Tin Cách Mạng”

Posted by Lien Mang Viet San Tuesday, October 13, 2009


Phạm Thanh Phương

Trong nhiều ngày qua, sự  kiện CSVN dùng những biện pháp côn đồ thô bỉ  nhất trong vụ đàn áp tu sĩ tại Tu Viện Bát Nhã  - Lâm Đồng đã trở thành một vấn đề nóng bỏng, tạo ra một làn sóng dư luận khá mạnh mẽ  trong nhiều chiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, dù chiều hướng nào chăng nữa, cũng không một ai có thể chấp nhận sự tàn bạo, dã man và thô bỉ trong hành xử của CSVN qua sự kiện này. Đồng thời, qua sự kiện Bát Nhã, cũng thấy dấu hiệu một sự đoàn kết trong tình tự dân tộc đã xuất hiện như một ánh sáng của niềm tin trong đấu tranh.  
Nhìn vào sự kiện Bát Nhã một số cho rằng, có lẽ những vị lãnh đạo tại Bát Nhã đã qúa tin tưởng vào sự tương quan có thể gọi là tốt  đẹp giữa Thiền sư Nhất Hạnh và nhà cầm quyền CSVN, vì thế nên các vị đã thiếu đi sự cẩn trọng đề phòng và uyển chuyển, từ đó khi sự kiện xẩy ra qúa bất ngờ không kịp trở tay để đưa lại sự tan tác đau thương cho tu sĩ như hôm nay. Với nhận định này cũng không phải là hoàn toàn vô lý, bởi lẽ theo sư cô Chân Không trả lời trong một cuộc phỏng vấn của RFA trước đây cho biết, trước khi xây dựng, nới rộng Tu viện, Thiền sư Nhất Hạnh cũng đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc, bàn thảo rất cởi mở và hoà thuận với nhà cầm quyền CSVN, từ địa phương đến trung ương. Vì vậy theo sư cô Chân Không nhận định, có thể sự đàn áp thô bạo này chỉ là những “hiểu lầm” giữa “chính quyền địa phương” và Tu viện. Sư cô Chân Khong cũng hy vọng Thiền sư Nhất Hạnh sẽ giải toả sự kiện này một cách êm đẹp. Tuy nhiên, chờ đợi cả tháng qua, sự “hiểu lầm” này không thấy một dấu hiệu nào có thể gọi là khả quan trong việc giải toả, ngược lại mỗi ngày một gia tăng mạnh hơn để đi đến tình trạng bi đát như hôm nay. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là từ khi xẩy ra sự kiện đàn áp Tu viện Bát Nhã không biết Thiền sư Nhất Hạnh đang ở đâu, mà mãi cho đến hôm nay, trải qua một thời gian khá dài, sự việc đã đi đến tồi tệ có cả máu và nước mắt, mới thấy được sự lên tiếng của Thiền sư.  
Một điều đặc biệt mà có lẽ ai cũng thấy, trong sự  lên tiếng của Thiền sư Nhất hạnh hình như cũng đồng thuận với sư cô Chân Không chỉ nhìn sự việc là một sự “hiểu lầm” của địa phương, đồng thời cũng thấy được niềm tin của Thiền sư Nhất Hạnh đối với CSVN qua danh xưng “Cách Mạng” hình như vẫn còn đậm đà thắm thiết. Vì thế sự lên tiếng của Thiền sư cũng chỉ là một đề nghị Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết “ngăn chặn hành động trái luân thường đạo lý của công an, cảnh sát tỉnh Lâm Đồng” mà thôi. Thiền sư không dám nghĩ xa hơn, để nhận định đây là chính sách ăn cướp của đám thổ phỉ vô luân CSVN. Do đó, Thiền sư đã thu hẹp đối tượng để trách móc rằng "các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng...".
Thực sự mà nói, niềm tin của Thiền sư Nhất Hạnh cũng không có  gì gọi là vô lý như một số  dư luận nhận định. Bằng chứng cho thấy có lẽ Thiền sư Nhất Hạnh rất tin tưởng vào công cán của ông đối với CSVN như  BBC đã đưa ra “ Đặc biệt các đại lễ cầu siêu từ Nam ra Bắc và sự tham gia của phái Làng Mai vào hoạt động lễ Phật Đản 2007 mà CSVN đăng cai tổ chức được nhìn nhận như sự khởi sắc về tôn giáo..”. Điều này, vô tình hay cố ý phái Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh đã có công rất lớn trong việc giúp CSVN thay đổi cái nhìn của quốc tế về tình trạng “tự do tôn giáo” tại Việt Nam, dù đó chỉ là một sự lừa bịp, ngõ hầu tạo sự dễ dàng trong bang giao và tiếp tục gia tăng đàn áp tôn giáo và nhân quyền, buôn dân, bán nước. 
Để nới rộng thêm dư luận, BBC cho biết sau cuộc gặp tại Phủ Chủ Tịch tháng 5-2007. Thông Tấn Xã VN trích lời Nguyễn Minh Triết nhận định "Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Đoàn tăng thân Làng Mai đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động tôn giáo ở Việt Nam". Đồng thời Triết cũng nhấn mạnh  thêm điều này "cho thấy Thiền sư và các thành viên trong đoàn đã có ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam, về chính sách tôn giáo cởi mở của Nhà nước Việt Nam.". Không những thế, theo AFP cũng cho biết “Làng Mai đã đầu tư trên một triệu USD vào việc tổ chức, xây dựng, mở rộng tu viện Bát Nhã cho các khoá tu tập...”. Điều này chứng tỏ, Thiền sư Nhất Hạnh đã có những thoả hiệp và đặt niềm tin vào CSVN khá cao. Do đó, tu sĩ tại tu viện Bát Nhã cũng tin tưởng không chuẩn bị để rơi vào những tình huống bất ngờ là một chuyện quá bình thường. Và sư cô Chân Không nhận định sự kiện đàn áp dã man này chỉ là sự “hiểu lầm” cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên.  
Cũng có thể với niềm tin ấy, nên sự lên tiếng, kêu gọi của Thiền sư vẫn còn mang tính cách nội bộ, chưa thấy một  sự lên tiếng nào với các cơ quan truyền thông hay chính giới ngoại quốc. Như vậy phải chăng Thiền sư cũng đang cố gắng củng cố niềm tin để tránh cái cảnh “vạch áo cho người xem lưng” ? Và cũng đang nuôi một hy vọng cuối cùng là với công lao của ông từ nhiều năm qua, CSVN sẽ nghĩ lại để thay đổi thái độ khá hơn với Tu viện Bát Nhã và các môn sinh Làng Mai của ông.  
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn sơ vào sự lên tiếng của Thiền sư Nhất Hạnh, thì thấy Thiền sư vẫn tin vào sự sáng suốt của lãnh đạo đảng CSVN để mong vãn hồi sự việc. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì hình như “niềm tin cách mạng” của Thiền sư cũng không còn được vững chắc cho lắm. Vì thế, ngày 2-10-2009, Thiền sư Nhất Hạnh đã viết một lá thư kêu gọi các nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước hãy cùng lên tiếng "kịp thời lên tiếng để che chở cho 400 người trẻ đang bị bao vây và đàn áp tại chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc.".  Trong lá thư Thiền sư Nhất Hạnh cũng nhấn mạnh "Lên tiếng bảo vệ cho họ không phải là quý liệt vị yểm trợ cho một tôn giáo là Phật giáo mà quý vị che chở cho những mầm non xanh tốt của tương lai không để bị dẫm nát bởi bạo hành.". Nếu nói như vậy, thì sự “bạo hành” dã man này ở đâu ra Thiền sư Nhất Hạnh có biết không? Hay ông chỉ nghĩ đó là từ một sự kích động nơi đám cộng an côn đồ địa phương. Trong khi ai cũng biết nó chính là chủ trương của hai chữ “Cách Mạng” mà ông đã trân trọng tin tưởng qua câu trách móc "các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng...".  
Nói về dấu hiệu một sự đoàn kết trong tình tự dân tộc đã xuất hiện như một ánh sáng của niềm tin qua sự kiện Bát Nhã, ngày 6-10-2009 vừa qua, Văn Phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tuyên bố "Hiệp thông với tu sĩ Phật Giáo đang gặp nạn từ Tu Viện Bát Nhã.", văn thư hiệp thông này  đã được Linh Mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đại diện  các tu sĩ của dòng ấn ký. Trong bức thư Hiệp thông có đoạn "Chúng tôi biết quý vị đang đứng trước một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, ước muốn tu hành đã bị ngăn trở và bị buộc phải rời khỏi tu viện của mình." Đồng thời trong thơ cũng có đoạn nhận định sự kiện "Sự dữ luôn tung hoành, nhưng lần này cường độ xúc phạm ở mức quá sức tưởng tượng. Chúng tôi rất lo lắng cho cuộc sống và việc tu hành của quý vị. Không gian tôn giáo và bầu khí tôn giáo của công dân đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng.". Lm Phạm Trung Thành cũng gởi lời cầu chúc đến gần 400 tăng sinh tại Bát Nhã và mong rằng các vị hãy "vững lòng trước những đánh phá của thế gian." "mọi người thành tâm thiện chí đang hướng về những tăng sĩ Phật Giáo”. Ngoài ra, một Thông báo khác của Văn Phòng Tỉnh Dòng, do chánh văn phòng, Linh Mục Giuse Đinh Hữu Thoại công bố xác định, vụ Bát Nhã "không đơn thuần là việc nội bộ của Phật Giáo." như nhà nước CSVN tuyên truyền, mà là vấn nạn của toàn thể dân tộc. Dòng Chuá Cứu Thế phải lên tiếng bày tỏ quan điểm, lập trường vì qua sự kiện Bát Nhã "đã thấy sự vi phạm trầm trọng đối với các giá trị tâm linh, với nhân phẩm và nhân quyền.". Nhận định về việc Công an giả dạng du đãng hành hung các tu sĩ tại tu viện Bát Nhã, thông báo có đoạn "Việc lăng mạ, ném đá, ném phân, xúc phạm đến các tăng ni và đông đảo Phật tử đến viếng thăm Bát Nhã và mới đây những biện pháp thô bạo, đập phá, hành hung khủng bố đối với các tu sĩ đang tu tập tại đây là không thể chấp nhận được”.
Với những sự kiện nêu trên đa số nhận định, muốn đấu tranh để tìm được sự an bình cho tôn giáo nói riêng và toàn dân tộc nói chung, điều quan trọng là sự đoàn kết. Sự Hiệp thông của Dòng Chuá Cứu Thế với Tu viện Bát Nhã là một điểm son được ghi nhận để đánh dấu cho sự xuất hiện ánh sáng của niền tin trong đoàn kết. Nếu tất cà mọi thành phần dân tộc có thể đi đến sự hiệp thông với nhau, chia sẽ chung một niềm đau, đó chính là sức mạnh cuả dân tộc. Chỉ có sức mạnh dân tộc mới có thể thắng được tất cả những gian trá, bịp bợm, dã man, tàn bạo của CSVN. Tất cả mọi thoả hiệp hay hoà hợp với CSVN sẽ chỉ mang lại sự uất hận, thương đau cho chính bản thân và dân tộc mỗi ngày một thêm đau khổ, đất nước sẽ mỗi ngày một tồi tệ, tan hoang.  

Đoản Khúc Lưu Vong
(Thương về Hoàng Sa)


Đêm vắng lặng, tìm em không định hướng
Vùng mây mù che khuất nẻo chiêm bao
Sóng âm vang uất hận tự phương nào
Từng tuyến lệ rơi đều ru giấc mộng

Tiếng em khóc quyện tròn cơn biển động
Khối tình chung, đành đoạn nước non nhà
Em đi rồi cho thêm trắc trở đời ta
Thương cảnh ngộ, những mảnh đời cô quạnh

Ôi đắng cay, một phương trời giá lạnh
Nhìn non sông, tan tác dáng hao gầy
Thương quê nghèo, tăm tối giữa trời mây
Sóng quằn quại, lời biển Đông phẫn nộ

Ta còn đây, thuyền đời chưa bến đỗ
Mãi lang thang ôm khắc khoải tình nhà
Nợ nước buồn, chưa trọn kiếp phong ba
Ta thúc thủ, nhìn em đi biền biệt

Em ở đâu, phương nào em có biết
Ta còn đây ôm giấc mộng miệt mài
Tận sức người, vượt nguy khó chông gai
Diệt ngạ qủy, đưa em hồi cố quốc

Hãy chờ ta, như một lời định uớc
Cùng dân mình tiêu diệt lũ đảo điên
Khi quê hương không còn bóng bạo quyền
Ngày quật khởi, niềm vui tràn sông núi
 

·  Phạm Thanh Phương

0 Responses to Đoàn Kết Dân Tộc & “Niềm Tin Cách Mạng”